Cập nhật thông tin chi tiết về Tỷ Phú Đi Lên Từ Nghề Nuôi Chim Cảnh mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khởi nguồn từ sự đam mê
Sau khi loay hoay khắp nơi với nghề buôn bán đồ gia dụng nhỏ lẻ, cuộc sống gia đình cũng không khá lên là bao. Năm 2010, anh Nguyễn Văn Hưởng quê tại Yên Mỹ, Hưng Yên đã quyết định thay đổi mô hình kinh doanh. Anh kể: Có lần, anh sang thăm người bạn bên Nam Định, nhận thấy tiềm năng trong mô hình chăn nuôi chim cảnh, phù hợp với điều kiện của mình, lại sẵn có đam mê với chim, anh Hưởng đã mạnh dạn đầu tư con giống và bắt đầu kinh doanh. Hiện nay, gia đình anh gồm anh chị em, con trai, con dâu đều đang cùng anh mua bán chim cảnh tại khắp cả nước.
Tình yêu thì sẵn có nhưng để bắt đầu đưa chúng vào mô hình kiếm ra tiền thì không hề đơn giản. Anh Hưởng đã vượt qua không ít khó khăn. Anh chia mô hình này ra hai mục là: buôn bán chim qua tay và nuôi chim khi còn non. Nuôi chim cảnh không khó nhưng đòi hỏi người thợ phải có tự tỷ mỉ và kiên trì. Để chim được khỏe mạnh, hót hay, đấu khỏe sẽ đều có bí kíp riêng. Huấn luyện chim qua từng giai đoạn, lựa chọn thức ăn phù hợp với từng loại chim, hay khi thời tiết thất thường và bệnh cúm gia cầm diễn biến phức tạp,…tất cả đều đòi hỏi công sức sự chăm chút của chủ nuôi.
Top 10 loài chim cảnh được ưa chuộng tại Việt Nam
Bình chọn 10 giống chó cảnh đẹp nhất tại Việt Nam
Đến lợi nhuận tiền tỷ
Chính mô hình tưởng chừng đơn giản lại đem đến lợi nhuận 500 – 700 triệu đồng/năm, con số này không hề nhỏ với một hộ gia đình nông thôn. Hiện tại, anh Hưởng đang sở hữu 1.000 con chim cảnh các loại, tạo công việc cho 5 lao động với thu nhập 3-4 triệu đồng/tháng. Giá bán chim thấp từ 100-200 nghìn đến mức cao hơn 7-9 triệu đồng/con. Chim khi chưa được thuần hóa chỉ từ 30-100 nghìn đồng/con, nhưng khi bỏ công thuần hóa để chim dạn người và thích nghi với điều kiện nuôi nhốt thì giá sẽ tăng lên gấp 5-6 lần, nhiều loài gấp đến 10 lần.
Người nuôi chim cũng chính là người chơi chim cảnh thực thụ, có nhiều kinh nghiệm trong lựa chọn và chăm sóc chim cảnh. Chỉ cần nhìn qua dung mạo của chim, màu lông, vảy chân, sải cánh, mỏ… là biết được “tính cách”, giá trị của từng con. Năm 2012 ngoài nuôi chim tại nhà anh Hưởng còn thuê thêm cửa hàng 90m2 ngay mặt đường Quốc Lộ 39 để kinh doanh chim, lồng chim và phụ kiện. Anh thường nhập nhiều loại lồng chim tre, lồng đấu, lồng chim inox và phụ kiện như áo, cóng, thức ăn chim…để bán kèm.
Ngồi một buổi với anh Hưởng mà chúng tôi được chia sẻ rất nhiều điều thú vị từ mô hình kinh doanh chim cảnh của anh. Đây là mô hình đã được biết đến từ rất lâu nhưng đến nay vẫn có nhiều hộ tiếp tục lựa chọn kinh doanh. Với anh Hưởng, kiếm tiền trên chính đam mê quả thực rất tuyệt vời.
Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Chim Cảnh
Từ sự đam mê
Sau khi loay hoay với nghề buôn bán nhỏ lẻ, chạy chợ khắp Thái Bình, Hà Nam, Nam Ðịnh, thấy cuộc sống của gia đình vẫn không khá lên, năm 2003, anh Trần Mạnh Tưởng (thôn Trà Khê, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư) quyết định trở về quê sinh sống và nghĩ cách làm giàu ngay trên quê hương của mình. Anh Tưởng tâm sự: Ở vùng quê thuần nông như Tân Lập, với nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào mấy sào đất trồng lúa, hoa màu thì mỗi năm để dành được 5-10 triệu đồng đã là chuyện khó, nói gì đến con số vài chục triệu/năm. Trong một lần sang Nam Ðịnh, nhận thấy mô hình nuôi chim cảnh hoàn toàn phù hợp với điều kiện của mình, anh quyết định lựa chọn nghề này để kinh doanh. Anh bật mí rằng, cái thú mê chim có từ thuở bé. Có lẽ vẻ đẹp vóc dáng, màu sắc toát ra từ bộ lông của các loài chim cũng như tiếng hót đặc trưng của từng loài đã khiến anh ngẩn ngơ để rồi “sống chết” vì chim, “chìm nổi” cũng vì chim. Hiện cả gia đình anh gồm anh chị em, con trai, con dâu đều chuyên mua, bán chim cảnh ở khắp mọi miền từ miền ngược Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái… đến Huế, Ðà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi… và những tỉnh lân cận như Hà Nam, Nam Ðịnh, Thành phố Hà Nội.
Tình yêu với các loài chim thì đã có sẵn nhưng để khởi đầu, rồi gắn bó với chúng, gia đình anh cũng phải vượt qua không ít thăng trầm, khó khăn. Muốn chim luôn khỏe mạnh và có giọng hót hay đòi hỏi người chơi phải mất nhiều thời gian và công sức chăm sóc. Chị Hường (vợ anh Tưởng) tâm sự: Nuôi chim cảnh không khó nhưng lại đòi hỏi người nuôi phải có tính tỉ mỉ, kiên trì và chịu khó tìm tòi, học hỏi từ người chơi khác. Ðể thuần dưỡng được một con chim hay, người nuôi phải mất ít nhất 2 năm. Cái khó trong quá trình nuôi chính là cách chăm sóc chim sao cho không bị bệnh, không bị gẫy cánh, làm mất giọng hót. Trong thời gian thay lông, chim thường yếu, nhạy cảm với thời tiết, vì vậy cần phải chăm sóc với chế độ đặc biệt, nhất là thức ăn, nước uống. Lúc thời tiết thất thường và bệnh cúm gia cầm diễn ra phức tạp thì sau khi mang chim từ vùng khác về phải cách ly và cho uống thuốc phòng bệnh đầy đủ…
Ðến thu nhập tiền tỷ
Con số lợi nhuận 500 triệu đồng/năm không hề nhỏ đối với kinh tế hộ gia đình ở nông thôn như anh Tưởng. Anh đã tạo việc làm cho 6 lao động với mức thu nhập từ 2 – 3 triệu đồng/người/tháng. Hiện anh đang sở hữu trên 1.000 con chim cảnh, từ loại có giá thấp 100 – 200 nghìn đồng/con đến loại giá cao 5 – 7 triệu đồng/con. Từ năm 2012, ngoài kinh doanh tại nhà, gia đình anh đã thuê một gian hàng rộng 60 m2 ven quốc lộ 10 để kinh doanh chim cảnh. Ðể có thể mang bán, hầu hết các loại chim nói trên đều phải qua quá trình thuần hóa, chăm sóc bằng chế độ đặc biệt trong thời gian từ 2 đến 3 tháng hoặc hàng năm tùy theo loại chim. Khi chim chưa qua thuần dưỡng thường có giá từ 30 – 100 nghìn đồng/con, nhưng khi được thuần dưỡng, chăm sóc để chim thích nghi với điều kiện nuôi nhốt và chế độ ăn thì giá tăng lên gấp 4 – 5 lần, thậm chí có con lãi gấp chục lần. Chim sơn ca được chuyển từ Ðà Nẵng về nuôi tập trung đến khi tách riêng ra lồng có giá từ 500 – 550 nghìn đồng/con; chào mào có giá từ một đến vài triệu đồng/con, đặc biệt chào mào Huế có giá cao hơn rất nhiều; chim cu gáy nuôi từ bé có giá từ 1-2 triệu đồng/con; chích chòe nếu nuôi được hai năm cũng có giá khoảng 800.000 – 1 triệu đồng/con… Mỗi loại chim có tiêu chí đánh giá riêng. Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh xã Tân Lập – Phạm Văn Tiếm cho biết: Tùy theo giọng hót hay, dở, lông đẹp, xấu, hình dáng, cách di chuyển của các loại chim mà định giá. Ðiển hình như chích chòe lửa, người chơi chim thường để ý đến độ dài ngắn của đuôi mà ra giá, đặc biệt những con chim “lạ” như có cườm khít, có lông đốm… thì giá trị càng cao. Mỗi loài lại có một giọng hót đặc trưng, như họa mi có giọng hót lảnh lót, bay bổng; khiếu thì trầm hùng; chích chòe líu lo, duyên dáng; vành khuyên thì nhẹ nhàng, thanh thoát, vang xa.
Với những người chơi chim lâu năm, có kinh nghiệm thì chỉ nhìn qua dung mạo của chim như màu lông, vảy chân, sải cánh, mỏ… là có thể biết được “cá tính”, giá trị của từng con. Ngoài ra, tô điểm thêm cho chim là lồng chim. Gia đình anh Tưởng đã nhập nguyên liệu, mẫu mã ở Huế và làng Vác (Hà Nội) để làm ra những chiếc lồng chim vừa đẹp mắt vừa có giá trị từ vài trăm, đến tiền triệu, thậm chí 10-15 triệu đồng một chiếc lồng cổ và có hoa văn cầu kỳ, độc đáo. Ðối với nhiều khách chơi chim, chiếc lồng chim như một bảo vật. Có được chiếc lồng “độc” trong nhà mà khoe với bạn bè cũng là một niềm vui – anh Tưởng vừa cười vừa chia sẻ với chúng tôi. Mô hình nuôi chim cảnh của anh Trần Mạnh Tưởng đang hứa hẹn nhiều thành công, góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp của quê hương Tân Lập. Ðã có rất nhiều khách hàng đến mua cũng như thăm quan mô hình của anh. Anh còn tích cực tham gia các câu lạc bộ chơi chim trong huyện, tỉnh và nhiều nơi khác để thỏa mãn thú chơi tao nhã cũng như học kinh nghiệm của các bạn hàng.
Ép Chào Mào Lên Lửa Trước Khi Đi Thi ⋆ Chim Cảnh Việt
Điều kiện để kích lửa : chào mào đã thay lông xong và đã khô lông. Chim phải đang trong quá trình sung mãn. Về cách ép chào mào lên lửa có 4 cách, mình sẽ thống kê cách ít có hại cho chim theo thứ tự từ trên xuống dưới.
+ Cách 1 : Cách này cần phải thực hiện trước khi thi 1 tháng. Cho chim sống ở 1 nơi riêng biệt, không thấy chim khác hoặc nghe chim khác hót. Có thể để trong phòng kín hoặc gửi nhà nào không nuôi chim chào mào. Và phải chăm sóc chim đều đặn, bổ sung mồi tươi, trái cây, tắm nắng và tắm nước. Với cách này thì an toàn tuyệt đối cho chim, làm cho chim bực tức và khi chim đi thi chim sẽ chơi căng.
+ Cách 2 : Cách này cũng rất an toàn cho chim đó là kè chim mái, cách này nhanh hơn, kè trước ngày thi khoảng 10 ngày. Cần chọn chim mái già có tiếng gọi trống hay để kích thích chim đực. Mỗi ngày kè gần chim mái khoảng 30 phút rồi tách ra. Làm vậy trong 10 ngày chim sẽ chơi sung hơn, nhưng cách này hiệu quả không cao.
+ Cách 3 : Dùng nhiệt làm cho chào mào nóng ( chim nóng thì căng lửa nhanh ). Làm trước ngày đi thi khoảng 1 tuần. Sau khi cho chim tắm xong thì trùm áo lồng lại, và treo chim ở gần trần nhà tôn, hoặc treo ngoài nắng. Mỗi ngày làm khoảng 1h, cách làm này rất hiệu quả. Mình đã làm với em chim nhà, sau 1 tuần em nó chơi như máy,mở áo lồng chơi với chim khác ché 1 phát 6 âm liền.
+ Cách 4 : Dùng mồi tươi và các loại thức ăn có chất nóng, cay. Cách này hiệu quả cao nhất nhưng cũng dễ hư chim.
Trong quá trình nuôi thường cho ăn các loại cám có hàm lượng nóng, cay và tanh ít. Nên chúng ta cần thêm chất cay, nóng, tanh vào với cám đang ăn. Cách này dùng cho chim trước khi đi thi 1 tháng.
Cám dùng cho chim ăn 1 tháng cần 25 trái kỳ tử + 4 trái ớt chỉ thiên. Xay nhuyễn ớt chỉ thiên, kỳ tử và trộn vào cám cho chim ăn. Trong quá trình ăn cám cần kết hợp với các loại thức ăn sau:
Mồi tươi : Mồi tươi có vị tanh giúp chào mào căng lửa rất nhanh : cào cào và cá cảnh ( loại cá 7 màu nhỏ). Ngày hôm nay cho ăn cào cào thì ngày mai cho ăn 3 con cá cảnh. Rồi ngày mốt lại cho ăn cào cào. Cứ cách ngày thay đổi 2 loại này. Có những con ăn cá,có con không ăn, nếu không ăn thì chỉ cho ăn cào cào cũng được.
Trái cây :Kỳ tử + táo tàu + mật ong kết hợp lại giúp kích dục con chim đực và làm cho chim nóng. Khi gặp chim khác thì chim đấu khỏi chê luôn.
Cách làm : Cho khoảng 20 trái kỳ tử + 1 trái táo tàu ( táo khô dùng ngâm rượu thuốc, hoặc để hầm với gà ác đó). Hai loại này có thể mua ở tiệm tạp hóa hoặc tiệm thuốc bắc. Ngâm 2 loại này vào nước nóng khoảng 5 phút cho mềm rồi xay nhuyễn. Cho vào chén và trộn với 1 muỗng cafe mật ong rồi bỏ 1 cóng riêng cho chim ăn, cho ăn ngày 1, qua ngày đổi cái mới nha. Cho ăn trong vòng 1 tuần. Nếu chim ăn chỉ 1 mình hỗn hợp kỳ tử, mật ong, táo tàu thường đi phân nước. Nếu muốn phân không bị nước thì cho ăn ít và trộn thêm tí cám cho chim ăn.
Đó là 1 số cách kích lửa chào mào đi thi, nhưng không nên lạm dụng quá. Những cách ép trên cũng giống như con người vậy, khi sử dụng ” đá” ( ma túy tổng hợp ) thì rất hưng phấn và không biết sợ ai (hậu quả có lẽ các bạn biết rồi đó ). Quan trọng ở cách nuôi và tố chất con chim chơi bền hay không. Và hơn hết là niềm đam mê, đừng nên đặt nặng quá vấn đề thi cử. Các bạn chơi chim với cách thuần túy thì tham khảo bài này : chăm sóc chào mào lên lửa
Nghề Nuôi Chim Yến Trước Thách Thức Từ Biến Đổi Khí Hậu
Trong bối cảnh nghề nuôi chim yến lấy tổ đang phát triển mạnh trong cả nước, các nhà nghiên cứu khoa học đã lên tiếng dự báo về sự biến đổi khí hậu đang diễn ra, sẽ tác động xấu đến đời sống sinh trưởng của loài chim này.
Tiềm năng lớn
Tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến là rất lớn, khi nước ta có bờ biển dài trên 3.440 km (kể cả các đảo), có gần 4.000 hòn đảo và nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh, đầm phá, là những lợi thế để phát triển quần thể chim yến Hàng (yến đảo). Bên cạnh đó, mười năm trở lại đây, nghề nuôi yến trong nhà để lấy tổ với mục đích thương mại đã phát triển mạnh mẽ. Cả nước hiện có 42 tỉnh, thành phố hình thành, phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà với tổng số trên 8.540 nhà yến; nhiều nhất là tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, tiếp đến là khu vực Đông Nam Bộ, khu vực duyên hải miền Trung.
Đến cuối năm 2018, sản lượng yến sào của cả nước đạt khoảng 63.400 kg. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học, như quy trình kỹ thuật ấp nở chim yến nhân tạo, dẫn dụ chim yến, xây nhà nuôi yến… ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người nuôi. Bên cạnh đó, việc bảo tồn, phát triển các đàn chim yến sống trên các đảo tự nhiên đã được chú trọng, với sản lượng khai thác năm 2018 đạt khoảng 4.500kg. Chỉ riêng vùng duyên hải Nam Trung Bộ, nơi tập trung phần lớn các đàn chim yến tự nhiên, đã có 223 hang yến đảo tự nhiên.
Dễ bị tổn thương
Theo các nhà khoa học, đàn chim yến tại Việt Nam chia làm 2 nhóm, nhóm tự nhiên được phân bố ngoài các đảo, hoàn toàn hoang dã vì chúng chỉ cư trú ở trong hang và nơi kiếm mồi phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên; nhóm bán hoang dã vì chúng cư trú trong các ngôi nhà do con người xây dựng nên, nhưng nơi kiếm mồi vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường tự nhiên. Vì vậy, cả hai nhóm đều rất nhạy cảm trước sự thay đổi môi trường sống, rất dễ bị tổn thương từ biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đã, đang được các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà quản lý và cả người nuôi chim yến đặc biệt quan tâm. chúng tôi Nguyễn Duy Thịnh, Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho biết: Theo đánh giá hàng năm về những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan giai đoạn 1997 – 2016, Việt Nam là nước dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu, đứng thứ 5 về Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2018 và đứng thứ 8 về chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn.
Thạc sĩ Lê Hữu Hoàng – Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Yến sào Khánh Hòa cho rằng: Biến đổi khí hậu là vấn đề đã, đang diễn ra, ngày càng gay gắt hơn, tác động không nhỏ đến sự sinh trưởng trong từng đàn chim yến đảo, còn ảnh hưởng xấu đến cả quần thể chim yến. TS Nguyễn Cử, Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học, nêu rõ: Sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai, cả về tần số, cường độ do biến đổi khí hậu là mối đe dọa thường xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực. Biến đổi khí hậu làm suy thoái môi trường sống của các loài sinh vật, trong đó có quần thể chim yến, vốn rất dễ bị tổn thương.
Cùng quan điểm này, TS Đặng Thúy Bình – Viện Công nghệ sinh học và môi trường, Trường Đại học Nha Trang mô tả: Biến đổi khí hậu được biểu hiện qua các hiện tượng nóng dần lên của khí quyển và trái đất nói chung, lượng mưa thay đổi, nước biển dâng… đang phá vỡ tập tính sinh học của loài chim yến và các hệ sinh thái hỗ trợ chúng. Đặc biệt, chim yến thiên nhiên làm tổ ven biển, là một trong những loài bị đe dọa nhất bởi biến đổi khí hậu; mực nước biển dâng cao làm giảm các khu vực làm tổ, cùng những cơn bão thường xuyên và mạnh hơn làm tăng thêm hàng loạt áp lực cho loài chim này.
Nâng cao khả năng thích ứng
Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, Đại học Bách khoa Hà Nội, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến khu vực kiếm mồi và sức khỏe của chin yến, gió bão làm ảnh hưởng đến tốc độ làm tổ của chim; mưa quá to, kéo dài cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh sản, phát triển và sản lượng tổ yến… Vì thế, muốn bảo tồn, phát triển đàn yến, không còn cách nào khác là phải tìm các giải pháp nâng cao khả năng thích ứng. Quản lý, phát triển, khai thác tổ từ quần thể chim yến để lấy tổ được đánh giá là nghề có nhiều triển vọng tại Việt Nam về hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học.
Các nhà khoa học cho rằng, các bộ, ngành ở trung ương, chính quyền các địa phương có thế mạnh trong nghề nuôi yến cần hợp sức với giới nghiên cứu, đưa ra những giải pháp hữu hiệu hạn chế những tác động tiêu cực của biến đổi khi hậu ở cấp vĩ mô đến vi mô nhằm bảo vệ sự sinh trưởng của chim yến và phát triển nghề nuôi chim yến.
Nhiều ý kiến cho rằng cần có cảnh báo sớm, kịp thời tác động biến đổi khí hậu đối với vùng ven biển, hải đảo, nhất là tại các đảo yến trọng điểm. Bên cạnh đó, các đơn vị có chức năng quản lý, khai thác yến sào tại các đảo, cũng như người nuôi chim yến nhà cần mở rộng thêm các hoạt động đã thực hiện trước đây như xây đập chắn sóng, làm mái che lòng chảo hang yến, nhà trú đông cho chim yến; căng lưới làm giảm áp lực sóng biển và thực hiện chương trình “Trồng một triệu cây xanh” góp phần tạo thêm nguồn thức ăn cho chim yến…
Về vấn đề này, theo TS Nguyễn Cử, Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học cho rằng: “Việt Nam cần mở rộng giao lưu, hợp tác trao đổi khoa học với các nước trong vùng Đông Nam Á và châu Á về khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm, trong đó có các hoạt động bảo tồn xuyên biên giới trong bối cảnh các quốc gia cùng hứng chịu những tác động của biến đổi khi hậu đối với đa dạng sinh học, bao gồm các quần thể chim yến.”
Bạn đang xem bài viết Tỷ Phú Đi Lên Từ Nghề Nuôi Chim Cảnh trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!