Cập nhật thông tin chi tiết về Tỷ Lệ Tạo Chất Khoáng Trong Thức Ăn Cho Chim mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thức ăn cho chim là một phần quan trọng để chim cảnh hót hay đối với chim cảnh hót, màu sắc, sức khỏe,…..Vì thế chúng ta không được chủ quan. Chất khoáng cũng là phần không thể thiếu cho chim trong thức ăn, vậy tạo chất khoáng cho chim theo tỷ lệ nào?
Khoáng chất giúp bổ sung các loại chất oxit sắt,muối Kali,canxi,silic…Cho những chú chim nhốt trong lồng lâu năm, làm cho chim khỏe mạnh,ít bệnh tật và sinh sản tốt thành viên trong hội chim cảnh hải phòng chia sẻ. Để tạo khoáng chất cho chim anh em cần chuẩn bị các nguyên liệu sau :
Với 1 kg hỗn hợp khoáng chất, bạn làm theo tỉ lệ sau :
Bột than củi : 350 Gram ( 35%).
Cát : 250 Gram ( 25%).
Đất đỏ ba zan : 250 Gram ( 25%) – Dùng đất đỏ các vùng Tây Nguyên,Bình Phước,Biên Hòa.
Vỏ Hàu ( hào) : 100 Gram ( 10%),Có thể thay thế bằng vỏ nghêu,vỏ trứng.
Đường cát : 10 Gram (1%).
Muối hột : 10 Gram ( 1%).
Muối bọt : 10 Gram ( 1%).
Bột Cam Thảo : 10 Gram ( 1%).
Bột Cỏ Cú : 10 Gram ( 1%).
Tạo khoáng chất như thế nào?
Cát sàng sạch lấy những hạt mịn.
Đất đỏ phơi khô,sau đó sấy lấy bột.
Than chết (than đã cháy hết ),giã nát lấy bột.
Cho hỗn hợp cát,đất đỏ,than chết lên bếp rang để khử trùng.
Muối,vỏ hàu xay nhỏ.Sau đó trộn tất cả 9 hỗn hợp trên cho chim ăn dần,có thể để dành 1 năm,và bảo quản nơi khô ráo.
Thành phần dinh dưỡng có trong các nguyên liệu trên :
Bột than củi ( nên chọn than gỗ ổi,trong ổi ít độc tố ) : Chứa nhiều muối Kali,muối này kết hợp với Natri trong muối nhằm tạo Canxi giúp xương chắc khỏe.
Đất đỏ BaZan : Chứa đa số O6xit Sắt giúp cho việc tạo hồng cầu trong máu.
Bột vỏ hàu,mai mực,vỏ trứng gà : Chứa nhiều canxi giúp chắc xương.
Cát : Chứa hợp chất của silic và nguyên tố Aluminium.
Muối : Chứa đa số chất Natri Clorua.
Đường cát,cam thảo,bột cỏ cú : Chứa đường Glucose,Vitamin B1,vitamin C và các chất khác.
Dinh dưỡng của chim là vô cùng quan trọng cả đối với những loài chim cảnh dễ nuôi đến khó nuôi vì thể bạn cần chú ý để có được chú chim ưng ý và khỏe mạnh.
chúng tôi
Khoáng Chất Cho Chim Họa Mi
Nhiều người chơi Mi chưa biết dùng khoáng chất cho chim và cũng không coi trọng việc đó. Đó là một cách nghĩ rất sai lầm. Bởi vì sự suy giảm thể lực của mỗi con chim theo thời gian là rất chậm nên đại đa số người nuôi chim không biết đó là bệnh. Con chim ở ngoài thiên nhiên ăn thức ăn rất phong phú và tự điều chỉnh thức ăn cho bản thân, khi sống trong điều kiện nuôi nhốt dù ta có chăm chút thế nào cũng không thể so với khi nó sống tự do bên ngoài được nên thường thiếu rất nhiều chất trong khẩu phần thức ăn mà người nuôi chim không biết hoặc không quan tâm.
Từ năm 1817 nhà điểu học Pháp Louis Vieillot đã nhận thấy có một số chim nuôi trong nhà như họa mi, yến hót (yến kanari), sơn ca… sau mấy năm tự nhiên có con rơi xuống chết. Sau đó ông nghiên cứu và biết rằng những con chim nuôi nhốt trong nhà thường bị thiếu một số nguyên tố vi lượng nên sức khỏe dần dần bị suy giảm, đến một lúc nào đó nó bị đột quỵ do suy tim, suy hô hấp, rối loạn thần kinh do thiếu calcium. Sau này tiến sĩ Paul Walton trong hiệp hội bảo vệ chim hoàng gia Scotland đã khẳng định quan điểm của Louis Vieillot là hoàn toàn đúng. Từ đấy người ta mới đặt vấn đề bổ sung nguyên tố vi lượng cho chim cảnh trong điều kiện nuôi nhốt. Mãi đến thập kỷ 70 của thế kỷ XX, Việt Nam ta mới bắt đầu có người chú ý đến vấn đề này, tuy nhiên đại bộ phận người chơi chim ở Việt Nam vẫn chưa biết gì về nó cả. Trong vòng vài ba chục năm gần đây mới có nhiều người biết đến việc này. Đầu tiên là những người nuôi yến hót sinh sản (đúc yến). Khi được bổ sung khoáng chất, yến đẻ đều, yến con ít chết, yến đực chóng căng. Tiếp theo đó là những người chơi họa mi chiến ở Hà Nội. Con họa mi chiến được nuôi đủ khoáng chấtt có thể lực dẻo dai và gan lỳ hơn rất nhiều vì bộ khung xương của nó cứng vững nên không ngại va chạm. Chim hót có khoáng chất sẽ xung mãn thể lực nên luôn hót gọi bạn. Có một điều đáng tiếc là các bạn biết dùng khoáng chất lại coi đó là một độc chiêu bí truyền nên thường giữ kín không phổ biến rộng rãi cho mọi người, mặc dù khoáng của họ mới dạng rất đơn giản.
Vậy khoáng chất cho chim là gì?
Khoáng chất cho chim là một loại bột được chế biến từ một số hợp chất có chứa những nguyên tố hóa học cần thiết cho đời sống sinh lý và cơ thể của loài chim.
Mỗi một loài chim cần có một loại khoáng chất phù hợp với yêu cầu của nó. Có loại rất đơn giản như đối với chim cu gáy chỉ cần cát vàng cộng đất đỏ với một ít Vitamin B1 và bột Cacium là đủ. Có loại rất phức tạp như đối với yến hót Kanari hay Họa mi, chích chòe chẳng hạn. Do ở đây đang nói về Họa mi nên tôi đưa ra công thức chế biến khoáng cho chim họa mi. Trước đây tôi đã đưa ra công thức khoáng chất có 8 thành phần nhưng do yêu cầu của nhiều bạn cần biết đủ 11 thành phần của khoáng chất hiện dang sử dụng nên trong công thức này tôi sẽ giới thiệu đủ 11 thành phần. Tuy nhiên 3 thành phần cuối cùng rất khó kiếm nên bạn nào làm 8 thành phần như công thức cũ cũng rất tốt rồi.
Công thức 11 thành phần như sau:
1- Đất đỏ ba zan 25% (Mình thường dùng loại đất đỏ Tây Nguyên lấy từ Buôn Mê Thuột, rất giầu Oxit sắt III (Fe2O3), Mg, kẽm, Senennium, Brom …rất cần cho cơ thể sống của động vật. Ngoài bắc có đất đỏ Lục Ngạn cũng tốt tuy ko bằng đất Tây Nguyên nhưng dùng tạm được, trong nam có đất đỏ Biên Hòa gần được như đất đỏ Tây Nguyên). Mình thường chuyển đất đỏ ở Tây Nguyên ra Hà Nội theo đường bưu điện hoặc đường hàng không.
2- Bột than củi 20% (Tốt nhất là bột than gỗ ổi, nên tránh than xoan và than lim vì có độc tố. Trong bột than có một lượng muối Kaly rất lớn. Nguyên tố này cùng với Natri trong muối ăn điều chỉnh ổn định thần kinh, gắn kết Calci tạo ra kết cấu mô xương làm cho xương cứng vững)
3- Bột đá hoặc bột mai mực càng tốt 20% (Đây là chất giàu Calci, thành phần chính cấu tạo mô xương)
4- Cát đãi sạch 9% (Dùng cát đen đãi sạch nước bẩn, khi nào thấy nước thật trong thì được, đem phơi khô. Trong cát có hợp chất của nguyên tố Silic và nguyên tố Alominhium cùng với nhiều nguyên tố khác)
5- Đường Glucoza 8% (Mua ở hiệu thuốc tây. Tăng năng lượng cho chim)
6- Calcium loại viên 400đv (Tỷ lệ loại này 3200đv/kg khoáng chiếm khỏang 2%. Mua ở cửa hàng thuốc tân dược)
7- Vitamin B1 5% (mua ở cửa hàng thuốc tây về giã nhỏ ra. B1 có tác dụng ổn định thần kinh, giảm đau và làm tăng cường sự trao đổi chất, tăng cường đào thải các Acid có hại trong cơ thể động vật)
8- NatriClorua 1% (Cái này là muối ăn nhà ai cũng có)
9- Bột long cốt 3 %, là bột xay nhỏ của thực, động vật cổ hóa thạch. Cái này phải liên hệ với những người làm công tác khảo sát địa chất sẽ mua được.
10- Bột bã cao Ban Long 6,7 %. Là bột xay sừng hươu, nai sau khi đã nấu cao Ban Long. Cái này liên hệ với những cơ sở nấu cao Ban Long sẽ mua được.
11- Dung dịch Long Duyên Hương 0,3 %. Đây là chất keo thải từ cơ quan tiêu hóa của cái voi. Người ta vớt lên để làm thuốc, rất đắt. Dùng cồn 90 độ hòa tan rồi phun vào khoáng dưới dạng sương mù.
Chất này làm thuốc tăng giới tinh nam, và sử dụng trong công nghệ chế biến nước hoa. Bạn nào muốn mua phải sang Trung Quốc hoặc gửi người đi Bắc Kinh đến hiệu thuốc Đồng Nhân Đường, phố Vương Phủ Tỉnh, Bắc Kinh sẽ có. Thỉnh thoảng tôi gửi mua ở bên đó hoặc tiện đi du lịch thì mua một ít vì nó đắt lắm.
Tất cả tán nhỏ trộn đều với nhau, phơi thật khô, bảo quản chống ẩm tốt có thể để dùng trong nhiều năm không hỏng. Tỷ lệ trộn khoáng vào cám là 1% nghĩa là cứ 1kg cám trộn vào 10g khoáng. Đối với chim chích chòe, sáo, yểng, khuyên và chào mào… dùng khoáng này cũng rất tốt. Riêng đối với chim yến Kanari đẻ công thức hơi khác một chút. Bạn cũng có thể dùng công thức này cho chim yến Kanari đẻ nhưng tăng thêm 10% mai mực. Với chim thay lông dùng khoáng/cám =1,7 đến 2 %.
“Tất cả chim nuôi nhốt trong lồng, trong chuồng trại đều phải có khoáng chất, thiếu khoáng, chim sẽ gầy còm, sinh sản kém rồi sẽ tàn lụi dần.
Công thức:
Cát…………………………….25phần trămĐất đỏ BiênHòa………..25 phần trămThan chết………………..35 phần trămMuốibọt…………………….01 phần trămMuốihột…………………….01 phần trămĐườngcát………………….01 phần trămVỏhàu……………………….10 phần trămBột cỏ cú………………….. 01 phần trămBột cam thảo……………. 01 phần trăm
Cát sàng sạch rác rếnĐất đỏ đập nhỏ phơi khô rây bộtThan chết tức than đã chụm rồi giã nát rây lấy bột.(Ba thứ trên bỏ vào chảo rang lên để khử trùng)Muối hột đâm nhỏVò hàu nướng lên rồi đâm nhỏ, rây kỹTất cả 09 vị, đem cân theo đúng tỷ lệ của công thức rồi trộn đều nhau, đem cất ăn dần.Một lần trộn có thể ăn cả nămTránh nơi ẩm ướt.”
Thức Ăn Cho Chim Cút Từng Giai Đoạn. Giá Thức Ăn Cho Chim Cút
Các loại hạt: Ngô, lúa, các loại đậu nhỏ, kê, cao lương, bo bo
Thức ăn bổ sung: Khoáng Premix, bột cá, bột xương (bột vỏ sò), bột đậu, vitamin ADE
Các loại thức ăn này có thể được phối trộn và phân chia theo khẩu phần ăn thích hợp trong từng giai đoạn phát triển của chim cút, với tỉ lệ có thể thay đổi.
Chim cút mới nở (1 – 25 ngày tuổi)
Ngô – tấm – cám – bột đậu các loại theo tỉ lệ 2 – 2 – 1 – 1 ( + bổ sung khoáng Premix và vitamin ADE)
Ngô – lúa – cám – bột cá – bột đậu xanh theo tỉ lệ 2 – 2 – 1 – 0.5 – 0.5 ( + bổ sung khoáng Premix và vitamin ADE)
Giai đoạn này, chim cần ăn thức ăn hỗn hợp 5-10g/ngày/con và 30ml nước/ngày/con.
Trong giai đoạn sinh sản, hỗn hợp thức ăn cho chim cút có thể được phối trộn theo một trong hai công thức sau:
Lượng thức ăn trung bình khoảng 20 – 25g/con/ngày và 50ml nước/ngày.
Ngô- tấm- cám- bột cá- bột đậu theo tỉ lệ 2.5 – 1 -1 – 1 ( + khoáng Premix và vitamin ADE hoặc bột )
Ngô – lúa – cám – bột cá theo tỉ lệ 2 – 1 – 1 – 1 ( + khoáng Premix và vitamin ADE hoặc bột )
Chim cút thịt ( từ 25 – 40 ngày tuổi)
Là giai đoạn ăn thúc nên bà con cần cung cấp thức ăn với hàm lượng tinh bột cao (để chim tăng nhanh khối lượng) và để chim ăn tự do cả ngày lẫn đêm. Hỗn hợp thức ăn có thể được trộn theo một số công thức như:
Mỗi cá thể chim sẽ uống khoảng 80ml nước và ăn hết 25g thức ăn/ngày trong giai đoạn này.
Ngô – tấm – cám – bột cá – bột đậu xanh theo tỉ lệ 4 – 1.5 – 1 -1 – 0.5 (+ vitamin và khoáng)
Ngô – bột đậu xanh – cám – bánh dầu đậu phộng theo tỉ lệ 4 – 1 – 1 – 0.5 ( + vitamin và khoáng)
Tùy mục tiêu lợi nhuận, tiết giảm chi phí và độ khéo léo của người nuôi, bà con có thể nuôi chim cút hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp hoặc tự phối trộn thức ăn cho chim cút.
Trên thị trường hiện nay có nhiều hãng cung cấp thức ăn cho chim cút với các loại cám chuyên dụng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của chim (cám cho cút sinh sản, cút hậu bị, v.v.), giá cả thường rơi vào trên dưới 300.000 đồng/ bao 25kg. Bà con nên liên hệ với cơ sở cung cấp thức ăn chăn nuôi để có giá chính xác nhất và mức chiết khấu hợp lý (nếu có).
Cụ thể: công thức phối trộn lên men 1 tạ ngô bột, 20 kg đậu tương nghiền, 5 kg bột cá và 30 kg cát sạch để tạo ra 2 tạ cám đã giúp giảm giá thành khoảng 4.000 đồng/kg cám so với mua của nhà máy. Chim cút ăn loại thức ăn này cũng có vẻ như vừa dễ tiêu hóa vừa bảo đảm phân chim không có mùi hôi như dùng thức ăn công nghiệp.
Từ khóa tìm kiếm:
Thức Ăn Cho Chim Bồ Câu Gồm Những Gì? Cách Pha Trộn Thức Ăn Cho Chim
Bồ câu không kén chọn trong việc ăn uống. Những loại hạt như gạo, ngô. cao lương, đậu phộng, hạt kê, bo bo. hướng dương,… đều là thức ăn yêu thích của chim. Không giống với gà, vịt, ngan, ngỗng,… bồ câu ăn ăn ít hơn nhiều. Vì vậy cũng sẽ tiết kiệm một lượng lớn thức ăn.
Đa dạng về thực phẩm nhưng nguồn thức ăn chính của bồ câu đến từ 2 loại lương thực là ngô và gạo. Khi chọn thức ăn cho chim bạn nên chú ý để tránh lấy phải những thức ăn bị ẩm mốc, mọt phá hoại. Vì khi ăn phải những thức ăn có những hiện tượng trên thì chim dễ bị tiêu chảy và mắc một số bệnh về đường ruột khác.
Để cung cấp thêm , khoáng chất, chất xơ cho chim thì bạn nên bổ sung cho chim các loại hạt như đậu đen, đậu xanh, đỗ tương, hướng dương,… Những loại hạt này có chứa hàm lượng chất béo cao hơn so với các thực phẩm khác của chim nên bạn chỉ cho chúng ăn ở mức độ vừa phải.
Bên cạnh đó, thức ăn của chim phải sạch sẽ, không có bụi bẩn. Nếu trong thức ăn của chim có bụi thì khi chim ăn rất dễ bị bay vào mắt gây một số bệnh như đau mắt,… Chuẩn bị thức ăn cho chim bồ câu là một việc quan trọng và cũng là điều đầu tiên cần chú ý khi nuôi chim bồ câu.
Cách tốt nhất để chim có thể hấp thụ tốt tất cả các chất dinh dưỡng mà các loại hạt mang lại thì bạn nên rang chúng trước khi cho chim ăn. Nếu có những con bồ câu quá gầy yếu thì bạn bạn có thể bổ sung thêm một số khoáng chất cho chim có bán ở ngoài tiệm thuốc thú y.
Trong quá trình tiêu hoá, chim bồ câu cần ăn một số lượng sỏi nhất định. Trong mỗi bữa ăn hàng ngày bạn nên trộn chung sỏi với thức ăn rồi cho chim ăn, tốt nhất nên bỏ thêm những hạt sỏi có đường kính dưới 0.5 cm. Thêm vào đó muối và khoáng premix cũng không thể thiếu trong khẩu phần ăn của bồ câu.
Để nuôi chim nhanh phát triển, khỏe mạnh thì cám con cò hay một số ngũ cốc, gạo lứt,… là một điều không thể thiếu. Nhất là vào những giai đoạn chim con tách mẹ, chim sinh sản, thay lông thì loại thức ăn này càng cần thiết. Chọn được nguồn thức ăn phù hợp cho chim là một bước quan trọng trong việc nuôi chim bồ câu.
Trong tình trạng nuôi nhốt thì thức ăn bổ sung cho chim bồ câu là 1 điều cần thiết. Tuy nhiên pha trộn như thế nào để cung cấp đủ dinh dưỡng cho chim, với chế độ ăn như thế nào thì hợp lý không phải ai cũng nắm rõ. Để pha trộn thức ăn chính cho chim một cách tốt nhất thì bạn có thể là theo 1 trong 2 cách sau:
Cách 1: Bất kể chim bồ câu hay một loài chim nào khác thì ở mỗi thời kỳ khác nhau thì chim sẽ có chế độ ăn khác nhau. Đối với bồ câu mùa sinh sản bạn có thể cho chim ăn theo chế độ 55% ngô, 20% gạo hoặc thóc và 25% còn lại là các loại đậu.
Còn với chim con tách mẹ thì 50% ngô, 15% gạo hoặc thóc và 35% các loại đậu. Với công thức cho chim ăn như trên thì người ta thường cho chim ăn thêm gạo lứt, cao lương, hạt kê,.. Cho chim ăn với công thức này thì đã đủ cung cấp chất dinh dưỡng cho chim để phát triển và sinh trưởng
Cách 2: Công thức pha chế cho chim ăn ở cách này thì có kết hợp với thức ăn tinh như cám con cò, ngũ cốc viên trong khẩu phần ăn của chim. Đối với những con chim bồ câu sinh sản thì cho chúng ăn 50% cám kết hợp với 50% ngô, những con chim sắp tách mẹ thì nên cho chim ăn 35% cám với 65% ngô.
Bên cạnh thức ăn chính thì thức ăn bổ sung cho chim bồ câu cũng là một loại thực phẩm cần thiết. Đối với thức ăn cho chim bồ câu bạn nên chuẩn bị một máng ăn riêng biệt cho loại thức ăn này.
Theo kinh nghiệm nuôi chim bồ câu lâu năm thì khi bổ sung thức ăn cho chim bồ câu có thể làm theo công thức 80-85% khoáng Premix, sạn sỏi 10-15% và khoảng 5% Nacl.
– Thời gian: Mỗi ngày cho chim ăn 2 bữa là đủ. Khoảng 8 đến 9 giờ thì bạn cho chim ăn sáng, và buổi chiều lúc 14 đến 15h bạn cho chim ăn 1 bữa nữa là được.
– Liều lượng: Mỗi con chim cần lượng thức ăn bằng khoảng 1/10 trọng lượng cơ thể của nó. Bạn không nên cho chim ăn nhiều quá, vì chim ăn không hết sẽ gây lãng phí.
Thức ăn còn sót lại sau mỗi ngày ăn bện nên dọn sạch sẽ và thay vào thức ăn mới cho chim ăn. Hàng ngày bạn nên vệ sinh sạch sẽ máng ăn và máng uống cho chim để tránh 1 số bệnh về đường ruột.
Bạn đang xem bài viết Tỷ Lệ Tạo Chất Khoáng Trong Thức Ăn Cho Chim trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!