Cập nhật thông tin chi tiết về Tuổi Thọ Của Chích Chòe Lửa? Góc Tò Mò Giải Đáp mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lần đầu tiên tôi nhìn thấy loài chích chòe lửa là khi ba tôi mang nó về nuôi. Thú thực là tôi không thích việc con người nuôi nhốt một chú chim trong chiếc lồng (kể cả nó có xinh đẹp đến đâu). Nó quá tàn nhẫn. Và rồi điều gì đến cũng đã đến. Chú chim nhỏ bị nhốt trong lồng một ngày kia nằm cứng đơ. Nó chết trong lạnh lẽo và cô độc.
Gạt đau buồn qua một bên, tôi chợt tự hỏi nó chết vì lý do gì? Vì bệnh? Vì buồn? Hay đơn giản là vì nó quá già.
Tìm Hiểu Về Chích Chòe Lửa
Chích chòe lửa – một loài chim thuộc giống Chích chòe ( giống này chủ yếu gồm các loại như: chích chòe Lửa, chích chòe Đất, chích chòe Than ) . Tên khoa học của Chích chòe lửa là Copsychus malabaricus. Trong tiếng Anh, nó được gọi là White – Rumped Shama. Chiều dài của nó khoảng 23 – 28 cm, cân nặng dao động từ 28g – 34g. Vì vậy, bạn có thể nâng niu chú chim nhỏ này chỉ bằng môt bàn tay.
Chúng được phát hiện lần đầu vào những năm đầu thế kỉ XX tại Hawaii. Hiện nay, khu vực phân bố của chúng cũng khá rộng rãi, nếu là trong tự nhiên thì hầu như có mặt tại các khu rừng rậm ( nhưng đôi khi chúng cũng có thể sinh sống ở các rừng tre, bụi cây cao tương đối… ) ở các vùng Nam Á, Đông Nam Á… Tuy nhiên có một thời gian chích chòe lửa bị con người bắt giữ quá nhiều mà trở nên khan hiếm, khiến cho một số quốc gia trong khu vực phải nhập loài chim này.
Trong tự nhiên ở Việt Nam, Chích chòe lửa có mặt tại các tỉnh miền Trung và Nam Bộ, chúng cũng rất ưa thích sống trong các khu rừng, nông thôn…
Ngoài tự nhiên ra, nơi ở còn lại của nó chính là trong những cái lồng nuôi nhốt.
Loài chim này tuy thuộc giống Chích chòe với một số đặc điểm chung là nhỏ và nhẹ, khá lanh lợi tinh nghịch, màu sắc đen xám… nhưng bản thân chúng lại rất dễ nhận biết. Ở con trống thường là một màu lông đen bóng với phần bụng màu nâu hạt dẻ, phần đít và đuôi ngoài thì lại có màu trắng. Con mái thì khác biệt hơn – đa phần có màu nâu hơi xám, thân hình cũng ngắn và lông không mượt như con trống. Với những con chim non mới nở thì chúng màu lông giống như con mái nhưng phần ức thì có đốm lấm chấm.
Tuy khác biệt về phần thân nhưng nếu cần phân biệt với các loại Chích chòe khác thì riêng Chích chòe Lửa cả trống vài mái đều có mỏ đen, cái chân màu hồng. Đặc biệt, trong thời gian thay lông , lớp lông mới nổi lên rực rỡ với một màu đỏ cam ( có con thì ánh vàng ) ở phần ức và bụng. Vậy nên, chúng mới được gọi là Chích chòe lửa.
Ưu điểm nổi trội nhất của Chích chòe lửa chính là giọng hót này. Chúng có âm giọng rất cao, thánh thót, quãng rộng. Đặc biệt, giọng hót của Chích Lửa rất giàu âm điệu, lại có biệt tài bắt chước được nhiều âm thanh khác nhau : tiếng loài chim khác, tiếng suối chảy, tiếng con người… Khi con người bật nhạc chuông điện thoại ở gần Chích chòe, chúng cũng có thể hót theo gần như là tương tự. Nhiều con rất hay, có thể hót một bản nhạc mà chúng tự hòa trộn các âm điệu đã nghe được trong suốt thời gian qua.
Mùa sinh sản của chúng thường kéo dài từ mùa Xuân cho đến Thu, nhưng hoạt động duy trì nòi giống tích cực nhất lại là từ tháng Tư đến tháng Chín. Con đực thường bay lượn xung quanh con mái và cất giọng hót du dương để thu hút các nàng. Nếu chàng nào có vẻ trổ mã, giọng hát hay truyền cảm thì con mái sẽ đồng ý để con trống đậu lên mình giao hợp. Nếu nàng không thích đối tượng đó hoặc chàng chim trống không đẹp trai, hát không hay thì nàng sẽ kêu và cắn, xua đuổi dữ dội.
Mỗi một cặp chim thường sinh khoảng 4 – 5 trứng đặt trong một cái tổ làm từ lá, vỏ cây khô, có khi là dương xỉ được chúng kết lại, đặt trong hốc cây khá kín đáo và ở một độ cao nhất định để an toàn cho con chúng. Thời gian ấp trứng là khoảng hai tuần, cả chim bố lẫn chim mẹ sẽ làm nhiệm vụ ấp và canh chừng kẻ thù tự nhiên. Nhưng khi trứng sắp nở và lúc chim con nở ra, chim bố sẽ đi kiếm mồi và bay về tổ đưa cho chim mẹ để chim mẹ mớm mồi cho con ăn. Chim non ở với bố mẹ cũng hơn mười ngày rồi sau đó mới tự lập.
Tuổi Thọ Của Chích Chòe Lửa
Thông thường, một con Chích chòe lửa tùy theo môi trường sống mà thời gian tồn tại của chúng trong khoảng từ 10 năm trở lên. Đa phần ở ngoài tự nhiên, chúng khá thọ. Nhưng nếu nuôi nhốt, chăm sóc cẩn thận với điều kiện lí tưởng, gần gũi với thiên nhiên thì chúng cũng có thể sống lên đến 15 năm.
Đặc biệt, Chích chòe lửa nếu được nuôi nhốt từ khi mới nở thì phải mất hai năm – có khi là ba, bốn năm, chúng mới có thể hót như ý muốn của con người. Ở trong tự nhiên, sống cùng đồng loại và nhiều loại chim khác thì chúng đã phát triển kĩ năng này sớm hơn.
Cách Nuôi Chích Chòe Lửa
Chính vì có khả năng ” ca hát ” trời phú mà Chích chòe lửa là đối tượng được con người săn lùng nhiều nhất. Nuôi để làm cảnh là một phần, nuôi để nghe chúng hót và đem đi thi đấu lại còn nhiều hơn. Việc nuôi Chích chòe lửa không còn là điều khó khăn nữa. Nhiều người đã trở thành dân chơi chim sành sỏi – biết lựa con chim nào có thể hót tốt, thậm chí họ còn tìm cách huấn luyện giọng cho chim.
Tôi không rành và cũng không hứng thú với việc nuôi chim cho lắm, nên chỉ xin góp nhặt một số kiến thức nho nhỏ khi nuôi Chích chòe lửa này.
Vậy nên ai muốn mua chim phải biết rõ dấu hiệu về loài và giới tính của chúng, và phải quan sát kĩ lưỡng dưới chân chim. Bởi chim non và chim đã trưởng thành, hót hay thì sẽ có những đặc điểm khác nhau. Những con lâu năm bắt chước được nhiều thứ tiếng – kể cả tiếng người, sành sõi hót hay thì có đôi chân khá dẹt, dưới chân có lớp vảy màu trắng. Những con còn non thì đôi chân của chúng tròn trịa, màu hồng và chưa có vảy nào.
Đáng chú ý thêm là, chim nếu được nhuộm lông ( thường không phải là chim Chích chòe lửa ) thì rất thích tắm. Bởi lớp sơn trên lông luôn khiến chúng có cảm giác nặng nề. Khi tắm chúng cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng bởi gột rửa bớt được lớp sơn đó.
Lồng nuôi cho Chích chòe Lửa cần phải đủ cao và rộng. Bởi giống này khi trưởng thành cái đuôi của chúng khá dài ( hơn 20 cm ).
Nếu mua chim non thì cần chú ý thức ăn cho chúng qua nhiều giai đoạn tới lúc trưởng thành. Có những con quá nhỏ còn chưa học được cách chủ động lấy thức ăn thì người chăm cần phải mớm mồi cho nó. Hãy để ý chúng thường xuyên, đừng để chúng đói hay khát nước. Thức ăn cho Chích chòe lửa tuy số lượng không nhiều nhưng cũng nên đa dạng, phù hợp với từng thời kì của chúng. Ngoài bột đậu phộng trộn với trứng theo tỉ lệ 70 – 30 là thức ăn dặm thì ta có thể cung cấp thêm cho chúng những thức ăn tươi trong tự nhiên : giun đất, cào cào châu chấu, trứng kiến, sâu quy… Những thức ăn tươi này chính là những nguồn dinh dưỡng quan trọng cho chúng trong thời kì thay lông, trưởng thành và giúp chúng có được giọng hót hay.
Đa phần người nuôi chim thì chỉ quan tâm tới giọng hót của chúng. Như đã nói ở mục 2, Chích chòe lửa trong điều kiện nuôi nhốt thì không thể nào hót hay trong vòng 1 năm đầu, sớm lắm là hai năm – có khi trễ hơn. Vậy nên nếu muốn thúc giọng và rèn cho chim nó hót hay lão luyện càng sớm càng tốt thì cần phải cho nó nghe nhiều âm thanh khác nhau, cho nó đi tiếp xúc với đồng loại và các loài chim khác. Bởi trong một cuộc thi đấu chim – người ta sẽ cho các con chim dự thi cùng hót với nhau xen lẫn với nhiều con khác nhằm tìm kiếm xem thử trong môi trường ” hỗn loạn, ồn ào ” ấy, con nào hót khỏe nhất, lâu nhất và giọng hót hay nhất thì con đó mới là chim chiến thắng.
Nuôi chim là một thú vui, nghe chúng hót cho vui cửa vui nhà không xấu. Nuôi chim để đi thi đấu cũng không phải là việc làm tệ hại gì ( Bởi người nuôi nhằm mục đích thi hót thì họ chăm sóc chim rất kĩ lưỡng, cẩn thận ). Tuy nhiên, sự săn tìm khiến cho các loài chim trong tự nhiên ngày càng hiếm đi lại là điều Góc tò mò không khuyến khích. Bởi cái gì cũng cần phải có chừng mực giới hạn. Chúng sinh ra trong tự nhiên, sống tốt trong tự nhiên thì cuộc đời chúng cũng thuộc về nơi đó.
Tuổi Thọ Của Các Loài Chim
10. Tuổi thọ của các loài chim
Việc tìm hiểu tuổi đời của các loài chim hoang dại, dù đã được chú ý nghiên cứu hơn nửa thế kỷ qua, nhưng cho đến nay người ta cũng chưa biết được gì nhiều lắm. Đây là một vấn đề khá phức tạp, vì chim sống tự do trong thiên nhiên, nay đây mai đó, biết chúng chết lúc nào mà theo dõi, ghi chép. Dùng phương pháp đeo vòng, người ta cũng đã biết được ít nhiều, nhưng lúc bắt lại được chim đeo vòng có phải đã là lúc chim già nhất chưa thì cũng còn phải bàn cãi. Để biết được tuổi đời của các loại chim hoang dại một cách chính xác, phương pháp chắc chắn nhất vẫn là theo dõi chúng ở các vườn nuôi. Nhưng tiếc thay số loài chim hoang dại đã được nuôi từ trước đến nay không phải là nhiều, vả lại do điều kiện sinh sống của chúng trong vườn nuôi, không hoàn toàn giống với điều kiện thiên nhiên, nên tuổi thọ của các cá thể sống trong vườn nuôi cũng có phần sai khác với tuổi thọ của đồng loại của chúng sống trong thiên nhiên. Trong thiên nhiên có lẽ chim gặp nhiều khó khăn hơn ở vườn nuôi về điều kiện khí hậu, về thức ăn, kẻ thù và bệnh tật v.v…, và cũng vì vậy mà tuổi thọ của chim nuôi có lẽ dài hơn so với chim sống trong thiên nhiên. Nói chung, chim có kích thước lớn thường sống lâu hơn chim có kích thước bé, nhưng cũng không phải chim lớn nhất đã có tuổi thọ cao nhất. Đà điểu châu Phi, loài chim hiện đại có cỡ lớn nhất nhưng chỉ sống được khoảng 30 – 40 năm, trong lúc đó dù dì, nhỏ hơn đà điểu nhiều mà thọ đến 68 tuổi.
Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu mấy lâu nay thì tuổi thọ trung bình của các loài chim cùng một nhóm phân loại, không khác nhau nhiều lắm. Tuổi thọ trung bình của chim thuộc bộ Sẻ và bộ Vẹt là 20 năm, của Cú 15 năm, của chim cắt 21 – 24 năm, vịt, ngỗng 20 năm, rẽ giun 10 năm, mòng biển 17 năm, bồ câu 12 năm và gà 13 năm. Đây tuổi thọ của gà rừng, còn gà nhà thì có thể sống 24 – 25 năm và thậm chí có con sống được 30 năm.
Tuổi thọ của một số loài cụ thể được xem như cao nhất đối với loài đó có thể kể như sau. Trong bộ Sẻ thì quạ sống được lâu nhất, có một con đã sống đến tuổi 60 và một con khác đến tuổi 69. Các loài chim sẻ bé có tuổi thọ thấp hơn: chim chích đầu đen 24 năm, hoét 20 năm, sơn ca 20 năm. Trong bộ Cú thì dù dì sống lâu nhất 34, 53 và 68 năm. Trong bộ Vẹt, có vẹt mào châu Úc sống đến 56 năm, và vẹt đỏ Bắc Mỹ 64 năm. Về nhóm chim ăn thịt ban ngày đã có những số liệu như sau: diều hâu châu Phi sống được 55 năm, kền kền Nam Mỹ 52 và 65 năm, đại bàng đầu trọc 38 năm. Trong bộ Ngỗng, ta biết được tuổi thọ của vịt Canada là 33 năm và thiên nga nhỏ 24 năm rưỡi. Trong nhóm sếu có sếu châu Úc sống được 47 năm, sếu xám 43 năm, sếu cổ trụi 42 năm. Bồ nông hồng sống được đến 51 năm và một số loài bồ câu sống đến 30 năm.
Bằng phương pháp đeo vòng người ta cũng đã thu được một số kết quả khả quan như đã bắt được rẽ lớn 9 tuổi, nhạn sống 16 tuổi, nhạn biển 20 tuổi rưỡi, nhạn Bắc cực 14 tuổi, chim cánh cụt trán trắng 22 tuổi, diệc 20 tuổi, cò 11 tuổi, diều mướp 13 tuổi, quạ xám 14 tuổi, sáo 12 tuổi, yến đen 9 tuổi, sẻ nhà 11 tuổi rưỡi, đớp ruồi xám 12 tuổi rưỡi, và nhạn 9 tuổi. Nhóm vịt tuy bị săn bắt rất nhiều nhưng người ta cũng đã bắt được những con sống đến 18 – 20 năm.
Trong thiên nhiên hầu hết các loài chim đều có tỷ lệ tử vong khá cao nhất là vào tuổi chưa trưởng thành, lúc chim chưa đầy một năm tuổi. Hiện tượng này đã ảnh hưởng rõ ràng đến tuổi thọ của chim và việc chim kéo dài được tuổi đời của chúng đến mức tối đa trong thiên nhiên là điều hiếm có. Ở các loài chim thuộc bộ Sẻ, tỷ lệ tử vong vượt quá 50%, như loài đớp ruồi lưng đen chỉ trong năm đầu đã chết 60%, đớp ruồi trán trắng đến 79%. Ở Cộng hòa dân chủ Đức người ta đã đeo vòng cho 77 chim nhạn non, trong năm thứ nhất đã có 51 con bị chết, năm thứ hai 17 con, năm thứ ba 6 con, năm thứ tư 2 con và chỉ còn 1 con sống sót đến năm thứ năm.
Khí hậu khắc nghiệt, nhất là lạnh, cũng đã làm chết khá nhiều chim. Ví dụ, loài chim cánh cụt chúa ở vùng Nam cực là loài chim chịu lạnh giỏi nhất, thế mà có đến 77% chim non bị tử vong vì lạnh. Đối với loài mòng biển, chỉ trong năm đầu đã có đến 0,5% chim non chết, nhưng tỷ lệ tử vong của chim non trong năm đầu chỉ chiếm 17,2% toàn đàn. Vì vậy mà (nếu không kể chim non) thì phần lớn thành viên của đàn chim có tuổi đời từ 3 đến 5 năm.
Đối với các loài chim ở nước, nhất là những loài sống tập đoàn thì tuổi thọ trung bình cao hơn ở chim sẻ và dĩ nhiên tỷ lệ tử vong của chim trưởng thành cũng thấp hơn.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
Tác phẩm: Đời sống các loài chim
Tác giả: Võ Quý
Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội – 1978
Đôi dòng về tác giả: GS. Võ Quý: Ông dành cả cuộc đời say sưa nghiên cứu các loài chim và có nhiều đóng góp lớn cho khoa học môi trường Việt Nam và thế giới. Ông là người Việt Nam đầu tiên ở Châu Á giành được giải thưởng Blue Planet Prize về môi trường.
Mùa Sinh Sản Của Chích Chòe Lửa
Trong đời sống hoang dã, chim sinh sản theo mùa. Mỗi năm chim chóc có mùa đẻ và mùa thay lông.
Mùa sinh sản của chim thường là mùa khí hậu ấm áp mát mẻ trong năm. Vì vậy, dù là trong một nước, nhưng vùng này chim sinh sản tháng này, nhưng vùng khác lại trễ hoặc sớm hơn chút đỉnh. Tại miền Nam, mùa sinh sản của chim hắt đầu từ giữa tháng ba đến đầu tháng tư Âm lịch, tức là đầu mùa mưa. Nhưng, cũng do sự thay đổi khí hậu, mà sự sớm trễ thời hạn của mỗi vùng cũng có khác. Bằng chứng là con Chích Chòe Than ở vùng Bà Rịa mùa sinh sản trễ hơn những nơi khác.
Trước mùa sinh sản độ vài tháng, chim trống mái bắt đầu tìm đến nhau và bắt cặp với nhau thành vợ thành chồng. Vào tháng giêng, hai, tiết trời ấm áp, chim trống chim mái từ đâu kéo về nơi mà năm trước chúng làm tổ để kết đôi với nhau.
Ở loài chim, chính chim mái chủ động chọn chồng cho mình. Chỉ những con chim hót hay nhất, có dáng hùng dũng nhất mới được các nàng để mắt xanh đến, còn những anh chàng giọng yếu ớt như chim con, chưa đủ lửa thì khó lòng tìm được vợ!
Giọng hót của chim trong trong thời gian này nhằm vào việc khoe khoang tài nghệ của mình để các nàng chim mái quanh vùng nghe thấy mà lựa chọn. Gặp con trống hót căng, chim mái say mê đứng nghe, và sau đó tự nàng tìm đến không một chút e thẹn để kết đôi. Nếu gặp trống hót dở, chim mái dù nghe thấy cũng làm ngơ, rồi bay qua vùng khác, không hề phân vân tiếc nuối gì.
Chim trống thì trước tết đã thay lông xong, anh nào trên mình cũng có bộ áo mới, sức khỏe được phục hồi nhanh và giọng hót căng. Chim mái cô nào cũng mập mạ, bộ lông mướt mát ép sát vào mình, bụng dưới hơi sệ vì đang rụng trứng.Chúng đã sẵn sàng bước vào mùa sinh sản hàng năm.
Chích chòe lửa làm tổ trên cây, nơi vắng bóng người qua lại. Giống chim này rất nhát người và không thích sống gần người. Thỉnh thoảng mới gặp một vài cặp dạn dĩ dám về vườn cây trái trong vườn nhà đẻ làm tổ mà thôi.
Ngày nay tìm được ổ Chích Chòe Lửa để bắt là cả một chuyện khó khăn. Do nhiều nơi gặp nạn phá rừng làm rẫy nên chim muông sợ hãi rút vào rừng sâu, tìm được nơi chúng ở thật vô cùng vất vả.
Chẳng hạn độ mười năm trước đây, lên Bến Cát (Bình Dương) đi sâu vào vài ba cây số đã gặp rừng và đã đánh hắt được Chích Chòe Lửa. Nay thì phải lặn lội xa hơn mới gặp chúng, và cũng không thấy xuất hiện nhiều như trước đây. Mồi trường sống của chim bị đe dọa thì chúng càng rút vào sâu, sâu hơn nữa…
Chim trống và mái khi bắt cặp với nhau thì sống kề cận bên nhau. Ban ngày chúng “chim liền cánh” đi tìm mồi, tối về ngủ chung một chỗ. Không như trước đó, anh chị mỗi con sống riêng một phương.
Chim con để trong mùa trước, nay đã thật sự trưởng thành, chúng cũng kết đôi với nhau thành vợ thành chồng, để lập làm cha làm mẹ.
Tuần trăng mật của Chích Chòe Lửa kéo dài chừng vài tháng thì đã đến mùa sinh sản. Chúng bắt đầu bay đi chỗ này chỗ nọ để tìm một nơi vừa ý để làm tổ. Sau đó chàng và nàng cùng lo tha rác…
Mỗi lứa, chúng cho ra đời được bốn năm trứng. Và sau mười sáu ngày nằm ấp, vài ba chim con được ra đời. Tuần đầu, chim mái không ra khỏi tổ vì phải ủ ấm cho con, mọi việc cung cấp lương thực hằng ngày cho vợ, con chim trống một mình đảm nhận hết. Sau thời gian đó, chim mẹ cũng đi tha mồi về đút thêm chim còn, vì chim con càng lớn càng đòi ăn liên tục. Chim con nằm trong ổ độ hai mươi ba ngày thì ra ràng. Chim ra ràng là chim đã đủ lòng đủ cánh, hình dáng chẳng khác gì một con chim trưởng thành, trừ phần đuôi mọc chưa đủ dài mà thôi.
Chim vừa ra ràng thì chưa hề biết bay. Chúng chỉ đứng ở tổ mà quạt cánh vù vù. Chim cha mẹ hướng dẫn bầy con bay từng quãng ngắn, từ cành này sang cành khác. Bước đầu chim con bay rất khó khăn và vụng về. Nhiều con do yếu sức, hoặc nở sau nên non ngày. Thế nhưng, chỉ cần một buổi tập bay, chim non đã bay được quãng xa, chuyền cành đã thông thạo…
Chim cha mẹ cứ bay theo đàn con, thỉnh thoảng tìm mồi đút cho chúng. Vì những ngày đầu mới ra khỏi tổ, chim con chưa biết tìm mồi mà sống. Nhưng, chúng lớn rất nhanh và khôn cũng rất nhanh, chỉ mấy hôm sau là chúng đã biết tự tìm mồi. Và từ đó con nào khôn sớm thì tự tách xa cha mẹ sớm… Đời sống của thú rừng là vậy, đủ lông đủ cánh là cứ tự lập thân.
Mỗi mùa sinh sản, mỗi cặp chim cũng đẻ được vài ba lứa.
Nếu nuôi chim con đủ cặp trống mái, Chích Chòe Lửa vẫn có khả năng sinh sản tại “chuồng” được. Muốn nuôi chim đẻ, quí vị nên vây một cái lồng lớn bằng lưới kẽm mắt nhỏ. Đây là một cái chuồng đúng nghĩa của nó: làm trên nền đất, diện tích ít ra cũng vài thước vuông, bên trên lợp mái. Vách chuồng nên vây lưới kẽm cao khoảng hai thước, nhưng hai phần ba phía trên của vách nên che kín mít, mục đích là hạn chế tầm nhìn của chim với quảng cảnh chung quanh để chim khỏi nhát sợ.
Điều này cũng có nghĩa là chuồng chim này nên làm xa nhà, để cho chim sống được yên tĩnh. Ngay chủ nuôi cũng nên hạn chế việc tới lui, trừ những lúc cần phải cho chim ăn uống…
Giữa chuồng nên “trồng” một cây khô để chim lấy chỗ mà làm tổ. Chim nuôi đẻ cách này thường phải nuôi hai mùa trỏ lên chúng mới chịu sinh sản. Nuôi chuồng thì chim đẻ ít khi trùng với mùa của chúng ngoài thiên nhiên, do cách nuôi và chăm sóc của ta biến cuộc sống của chúng trở thành chim nhà.
Việc nuôi đẻ lại chuồng vẫn cho kết quả tốt, nhưng ít người chịu nuôi vì thực tế không lợi được bao nhiêu, có chăng chỉ là để… giải trí cho vui.
Tuổi Thọ Của Thạch Sùng Và Thạch Sùng Sống Được Bao Lâu
Tuổi thọ của thạch sùng và thạch sùng sống được bao lâu, đây là loài bò sát gần gũi nhất với mỗi gia đình, chính vì vậy câu hỏi chúng sống được bao lâu trở thành thắc mắc…
Tuổi thọ của thạch sùng và thạch sùng sống được bao lâu, đây là loài bò sát gần gũi nhất với mỗi gia đình, chính vì vậy câu hỏi chúng sống được bao lâu trở thành thắc mắc của không ít người. Mới đây, một thông tin trên mạng cho biết có con thạch sùng sống tới 10 năm.
Tuổi thọ của thạch sùng và thạch sùng sống được bao lâu
Thạch sùng là loài bò sát bản địa Đông Nam Á. Thạch sùng thường bò trên tường nhà để tìm thức ăn như nhện, ruồi muỗi, kiến, gián… Nhờ tàu biển và các hoạt động hàng hải, ngày nay thạch sùng đã di chuyển đến nhiều nơi như miền nam Hoa Kỳ, khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Úc, cũng như nhiều quốc gia thuộc Nam Mỹ, Trung Mỹ, châu Phi, châu Á và Trung Đông. Con trưởng thành có chiều dài khoảng 7,5 cm đến 15 cm. Tuổi thọ của thạch sùng khoảng 5 năm.
Tuổi thọ của thạch sùng và thạch sùng sống được bao lâu: Thạch sùng là loài bò sát bản địa Đông Nam Á
Trên thực tế việc xác định tuổi thọ của các loài động vật hoang dại trong đó có lớp bò sát là rất khó. Người ta ít có điều kiện để biết một con vật ngay từ lúc mới nở đến khi con vật chết bình thường trong hoàn cảnh sống trong thiên nhiên.
Thông thường, tuổi thọ của nhiều loài bò sát chỉ là số liệu tương đối: tắc kè khoảng 7 năm, cá sấu 56 năm. Rùa cạn sống lâu nhất. Tuy nhiên đôi khi cũng có những trường hợp ngoại lệ khiến một số loài có thể sống đến 100 năm.
Tuổi thọ của thạch sùng và thạch sùng sống được bao lâu: Tuổi thọ của thạch sùng khoảng 5 năm
Thạch sùng săn mồi vào ban đêm, thường hoạt động ở những khu vực có ánh đèn. Đôi khi người ta thấy thạch sùng “ăn vụng” thức ăn hoặc nước uống không được đậy kỹ trong nhà, nên mặc dù là loài động vật rất có ích nhưng chúng vẫn gây ác cảm đối với một số người. Cũng có khi phân của thạch sùng làm nhiều người khó chịu.
Tuổi thọ của thạch sùng và thạch sùng sống được bao lâu: Hình tượng thạch sùng
Thạch sùng là hình tượng giản dị gần gũi với người dân Việt Nam, trong dân gian Việt Nam cũng có sự tích con thạch sùng, bắt nguồn từ tiếng kêu “chách chách” của thạch sùng nghe giống như người than thở “tiếc của”. Ở miền nam Việt Nam, thạch sùng được gọi là thằn lằn. Tuy nhiên tên gọi này có thể khiến chúng bị nhầm lẫn với một vài loài thằn lằn khác.
Tuổi thọ của thạch sùng và thạch sùng sống được bao lâu: Thạch sùng là hình tượng giản dị gần gũi với người dân Việt Nam
Ở một số nước phương Tây và Mỹ thường là những vùng có khí hậu không phù hợp với thạch sùng, thạch sùng được nuôi như “thú cưng” cho trẻ em, bởi người ta ấn tượng với khả năng bám được trên những bề mặt hoàn toàn bằng phẳng của chúng.
Tuổi thọ của thạch sùng và thạch sùng sống được bao lâu: Sự tích con thạch sùng
Chuyện kể rằng có hai vợ chồng một người nghèo khó tên là Thạch Sùng, sống bằng nghề ăn xin và góp nhặt được một số vốn. Một hôm Thạch Sùng nhìn điềm trời đoán biết sẽ mưa lụt to, nên đem tiền lên đong gạo tất cả. Tháng Tám năm ấy trời làm một trận lụt lớn, làm giá gạo tăng vọt. Thạch Sùng đem số gạo tích trữ của mình ra bán, trở nên giàu có và thôi nghề ăn xin.
Tuổi thọ của thạch sùng và thạch sùng sống được bao lâu: Sự tích con thạch sùng
Thạch Sùng trở thành một phú ông, lại nhờ tài buôn bán và cho vay lãi, gia tài của ông ngày càng lớn, và mua được địa vị, vua phong tước cho ông tước quận công.
Em hoàng hậu họ Vương cũng là tay cự phú và tiêu tiền phí vào bậc nhất, khi gặp Thạch Sùng trong một bữa tiệc hai bên đều muốn khoe của. Ai cũng khoe mình nhiều tiền của và tự cho mình là giàu hơn. Các quan thấy vậy bèn nói:
Hai ngài cãi nhau như thế không ích gì cả. Cần phải có chứng cớ thì chúng tôi mới tin. Hai ngài hãy trưng của cải ra cho chúng tôi xem. Ai thua phải nộp cho bên được mười thúng vàng. Chúng tôi sẽ làm chứng cho…
Tuổi thọ của thạch sùng và thạch sùng sống được bao lâu: Thạch sùng săn mồi vào ban đêm, thường hoạt động ở những khu vực có ánh đèn
Hai bên nhận lời và ký vào giấy giao ước, nếu ai thua cuộc thì mất toàn bộ gia sản. Hai bên mang đủ thứ tài sản trong nhà ra khoe: gấm vóc, sừng tê, ngói thuỷ tinh, đá lát nhà, san hô, ngựa thiên lý, ngọc, bạc, vàng… Vẫn không ai chịu kém ai.
Hoàng hậu lo cho em mình thua cuộc, đã phái mấy viên hoạn quan nhiều mưu trí đi theo để giúp sức bày kế cho Vương Khải nên thách Thạch Sùng đưa ra mẻ kho.
Vì mẻ kho là thứ nồi đất mẻ mà chỉ nhà nào cùng khổ lắm mới dùng để nấu thức ăn, mà lúc đó Thạch Sùng đã quá giàu có, bỏ đi từ lâu không dùng nữa, không có nên đành thua cuộc.
Tuổi thọ của thạch sùng và thạch sùng sống được bao lâu: Hoa hậu thạch sùng
Thạch Sùng cay đắng nhìn thấy tất cả gia sản cho đến vợ con, nàng hầu, nô tỳ… đều chạy sang tay họ Vương, ông tắc lưỡi tiếc cho cơ nghiệp tự tay mình gây dựng trong bao năm đến nay lại hoàn tay trắng. Rồi ông chết, hóa thành con thạch sùng. Thạch sùng thỉnh thoảng lại chắt lưỡi kêu lên mấy tiếng chép miệng vì tiếc của.
Tuổi thọ của thạch sùng và thạch sùng sống được bao lâu: Thạch sùng có độc không
Theo chúng tôi Bùi Công Hiển, Trung tâm Ứng dụng Côn trùng học: Thạch sùng không phải là loài côn trùng gây nguy hiểm cho con người. Bình thường chúng không tự dưng cắn người. Thạch sùng tấn công con người chỉ là để tự vệ. Khi bị thạch sùng cắn không nên quá hoảng sợ vì nó không có nọc độc như nhiều loài côn trùng khác.
Tuổi thọ của thạch sùng và thạch sùng sống được bao lâu: Thạch sùng không phải là loài côn trùng gây nguy hiểm cho con người
Tuy nhiên, về mặt cơ học, tùy thuộc vào vết cắn của thạch sùng, có thể người bị cắn sẽ cảm thấy bị đau. Ngoài ra, tuy không có nọc độc, nhưng người bị cắn cần vệ sinh vết thương để tránh bị nhiễm trùng.
Bạn đang xem bài viết Tuổi Thọ Của Chích Chòe Lửa? Góc Tò Mò Giải Đáp trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!