Top 9 # Youtube Chim Khướu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Topcareplaza.com

Cách Dạy Khướu Làm Chim Khướu Mồi

Chỉ những người sống bằng nghề bẫy Khướu chuyên nghiệp hoặc tài tử mới cần nuôi Khướu mồi. Dân chuyên nghiệp thì bẫy Khướu bổi làm kế mưu sinh, còn dân tài tử là những nghệ nhân nuôi chim, thỉnh thoảng đem chim mồi vào rừng một chuyến, hy vọng bắt được vài con Khướu hay để về nuôi nghe hót.

Tùy theo nhu cầu mà có ngưừi nuôi một vài con Khướu mồi, hoặc nuôi với số lượng nhiều hơn. Thật ra, một lần vào rừng bẫy Khướu bổi, dù là đi trong ngày, không ai lại chỉ mang theo một con Khướu mồi đã cho là đủ được!

Khướu mồi cũng có con hay con dở. Con Khướu mồi gọi là hay là con có tài… sát thủ, hễ vào rừng lần nào nó cũng lập được nhiều thành tích đáng kể khiến chủ nuôi phải hài lòng, còn nếu nuôi phải con Khướu mồi dở thì “hành nghề” có lúc thành lúc bại. Nhiều khi nó làm cho chủ nuôi phải phát cáu, bực mình, muốn… phóng sanh cho khuất mắt!

Với con chim mài thật hay thì khi vừa vào đến cửa rừng, nó tài tình đến độ phát hiện ngay được sự hiện diện của một con Khướu bổi nào gần đó nên cất tiếng hót vang. Tiếng hót của con Khướu mồi đã báo cho chủ nuôi biết tin vui, và tùy đó mà lo hành sự. Nó có khả năng “làm việc” bất cứ giờ giấc nào trong ngày, và có thể theo chủ vào rừng ba bốn ngày liền mà cơ hồ như không biết mệt! Nghĩa là đến góc rừng nào mà còn chim bổi là mồi sẵn sàng hót lên thúc đá…

Ngược lại với con Khướu mồi dở, nhiều khi tỏ ra đỏm lược ở nhà, nhưng khi vào rừng lại tỏ ra nhát như cáy, miệng kín như ngậm tăm! Có con cũng tỏ ra dạn dĩ, nhưng đánh được một hai còn bổi rồi thì nó trở chứng so đầu rụt cổ! Nhiều khi con bổi đến cận bên, chỉ cần con mồi can đảm hót giục thêm vài ba câu nữa là chim bổi vào ngay bẫy rập, nhưng nó lại… lặng thinh khiến con bổi phải lãng ra xa…

Vuột mất một con Khướu bỗi đôi khi chủ nuôi không tiếc, mà chỉ giận con chim mồi quá dại, của ngon dâng ngay tận miệng mà lại dại dột không ăn!

Vậy, đặc tính cần có của một con Khướu mồi là gì? Nó phải là con chim thật dữ, nhưng đồng thời cũng là con chim thật khôn! Chữ khôn ở đây xin được hiểu theo nghĩa… nghề nghiệp: siêng hót và hót hay để rủ rê chim bổi đến gần, và biết hót thúc đúng lúc để “chọc tức” con chim bôi hăng tiết nhào vào lưới rập ngay…

Chim mồi mà hay như vậy thì ai cũng chuộng, dù trả mua với giá nào chắc chắn chủ nó cũng không chịu buông.

Muốn tạo một con Khướu để làm mồi thật hay, ta phải làm những việc sau đây:

Chọn chim dữ và khôn: Chim Khướu dùng làm mồi phải là con chim dữ. Nó là con Khướu thuộc, được nuôi ít ra cũng được vài mùa, dừ đó là chim bổi hay chim con nuôi lên cũng được, cần nhất là con chim đó phải dạn người, phải siêng hót, và phải… khôn: không những đi đến đâu cùng có thể mau mồm mau miệng hót ngay được, mà còn biết dụ con mồi đúng lúc!

Con chim đã dữ thì không hề biết sợ một con bổi nào, bao giờ nó cũng biết tự tin vào tài năng của chính nó. Mà dù đức tính tự tin của nó yếu thì chủ nuôi cũng có cách bổ khuyết, bằng cách năng đi tập dượt luôn tại các tụ điểm chơi chim…

Tập cho chim sống trong lục: Ai cũng hiết bẫy chim là phải dùng lục. Lục là một cái lồng đặc biệt dùng để nhốt chim mồi, và bên trên là lưới rập để bắt chim bổi. Lục để bắt Khướu tuy to, nhưng cũng chật hẹp hơn lồng nuôi rất nhiều.

Con chim đã quen ở trong lồng, nay cho qua lục mười con như một đều không thích ứng, chúng cứ tìm đủ mọi cách để cố thoái thân. Vì vậy, muốn tập cho Khướu làm chim mồi, thì trước hết ta phải tập cho nó đứng trong lục cho quen đã. Cách tập này không phải chỉ trong một tuần hoặc năm ha bữa là xong! Có con Khướu phải tập nửa năm hoặc cả năm mới thuần thuộc.

Phải tập làm sao cho con chim có thói quen ở trong lồng cũng được mà ở trong lục cũng dễ dãi bằng lòng thì mới xách đi làm mồi được. Thí dụ khi đi rừng thì cho chim sang lục, mà khi về lại cho chim sang lồng nghỉ ngơi cho rộng rãi. Việc từ lục sang lồng hay từ lồng sang lục, hai chỗ ở một rộng một hẹp mà con Khướu mồi vẫn dễ dãi chấp nhận thì lúc đó nó mới thực sự là con chim mồi!

Việc này tuy khó nhưng chim cũng quen dần. Trước tiên là nuôi con Khướu mà mình muốn tập làm chim mồi trong lục. Nuôi cho đến một ngày nào đó nó chịu đứng yên như cách sống trong lồng, rồi xách lục đến các tụ điểm chơi chim mà tập dượt cho chim quen đi…

Sau một thời gian, ta phải tập cho chim có một thói quen khác là: hễ đi dượt thì sang chim qua lục, mà về nhà phải sang chim trở về lồng. Việc sang qua sang lại chỗ ở như vậy mà chim tỏ ra không hề sốc, thì đó là lúc làm mồi được.

Tập làm mồi: Hãy chim thì bẫy ở rừng nên phải có thời gian để tập cho chim mồi làm quen với không khí của rừng, với quang cảnh của rừng, nếu không nó sẽ bở ngỡ và sinh ra sợ sệt. Phải tập làm sao cho con chim dù ở nhà hay ở rừng, lúc nào cũng dạn dĩ hót được: tức là chịu hót trong mọi hoàn cảnh, treo đâu hót đó thì mới có thể làm mồi.

Muốn tập được như vậy thì không cách nào hơn là cho chim “đi thực lế” nhiều lần ở rừng để nó quen dần và dạn dần… Nếu ở gần rừng thì việc này thực hiện dễ, nhưng nếu ở xa rừng thì chỉ có cách mỗi lần đi bẫy chim, nên cho những con “học trò” này theo. Nó theo mãi rồi quen, và khi đã quen thì nó giữ được sự tự tin, không còn phập phồng lo sợ nữa…

Cũng có nhiều con Khướu thuộc, không qua việc tập luyện nhưng vẫn làm mồi được. Nhưng, dù sao có thời gian để tập luyện “đúng sách vỏ”, đúng bài bản thì con mồi đó vẫn tốt hơn, vẫn có giá trị hơn.

Tập làm mồi cũng còn có nghĩa dạy cho con chim mồi biết cách tập hót đúng lúc để dụ chim bổi về, và cách hót giục để dụ chim bổi vào đá mà sập bẫy.

Đây là công việc tế nhị, khó khăn, chủ nuôi phải đích thân tập luyện nhiều lần cho “học trò” thuộc bài như cháo thì mới trở thành con mồi giỏi được.

Chẳng hạn, vào rừng, sau khi tìm chỗ thích hợp để treo lồng chim mồi lên, chủ chim liền tìm chỗ giấu mình gần đó rồi huýt gió giả tiếng Khướu mái ro ro để con chim tập sự hót ngay.

Cần phải tập đi tập lại việc đó rất nhiều lần, bằng cách giờ này treo lục ở điểm này, giờ sau lại đem treo qua bụi lùm khác. Và cứ mỗi lần treo lục xong là ta phải giả tiếng mái ro ro để con mồi tập sự hiểu mà cất tiếng hót ngay. Chỉ khi nào việc hót “liền tức thì” đó trở nên một thói quen quí giá thì con chim đó mới có thể làm mồi được.

Mặt khác, quí vị cũng cần biết, con chim làm mồi tuy đã biết rõ công việc của nó làm, nhưng chỉ dùng được trong thời gian nó thực sự căng lửa. Con mồi giỏi mà bị thay lông, hay bị suy, dù đem ra rừng cũng không làm được trò trống gì. Ngay cả thời gian tập luyện cho con chim làm mồi cũng phải chọn thời điểm sung súc nhất của nó, tức là sau mùa thay lông xong. Con chim thay lông xong thì đủ lửa, hót căng. Chim đó mới dạn dĩ, mới có được bản lĩnh đóng trọn vai trò con mồi trứ danh được.

Con Khướu mồi, dù tập sự mà vào rừng treo lục lên chịu hót ngay là có thể cho “hành quân” được. Hãy cho nó xâm nhập trận địa và tập cho nó đánh bắt những con bổi đầu tiên để mở đầu “sự nghiệp” rở ràng của nó sau này.

Lần này treo lục lên, chủ chim lại tìm chỗ lý tưởng để núp rình. Hễ chim mồi trong lục hót thúc lên thì thế nào Khướu bồi ngoài trời cũng kéo đến. Đây là lúc chủ chim có cơ hội tốt để tìm hiểu sự thông minh tài trí của con chim mồi tập sự của mình hay dở ra sao.

Nếu thấy con chim bổi lại gần, tức là đậu trên một cành cây nào gần dó, mà nó vẫn bình tĩnh hót rân lên như có ý thách thức con chim rừng bên ngoài vào lục đấu đá thì nó đã xứng đáng là chim mồi thực thụ rồi. Tất nhiên, thấy chim lạ mà dám hiên ngang đứng hót là chứng tỏ con mồi tập sự đã có thừa bản lãnh rồi. Nhưng, ngược lại, khi nhác thấy chim bổi lại gần mà đứng trong lục nó tỏ ra mất tự nhiên, nghĩa là ra vể sợ sệt, thì đó là lúc chủ chim phải giả dạng giọng con Khướu mái kêu ro ro để “nhắc nhở” cho con mồi tập sự bình tĩnh, để hót lên dụ kẻ thù vào bẫy sập…

Tuy nhiên, việc đó không phải dễ dàng, vì ít có con mồi lập sự nào lại “khôn” đến mức đó. Thường việc này tập đi lập lại nhiều lần, nghĩa là phải đành để sảy chim bổi nhiều lần thì mới mong chim mồi “thuộc bài” được.

Chắc quí vị cũng biết, khi chim bổi rất dữ, dính lưới nó vùng vẫy (chỉ trừ những chim quá dữ, tuy bị lâm cảnh nguy khốn, nhưng nó vẫn liếp tục hướng vào chim mồi mà tiếp tục đấu đá) để cố thoát thân. Hành động hoảng loạn này của chim bổi đôi khi làm cho chim mồi bên trong cũng sợ hãi theo. Vì vậy, khi bắt chim bổi ra khỏi lưới rập, ta phải làm cho thật nhanh gọn, tránh cho con bổi giãy giụa mạnh, và nhất là đừng kêu toáng lên như heo sắp chọc tiết vậy.

Với chim mồi lập sự lần đầu, sau khi hắt được con bổi đầu liên là nó đã hoảng hồn, ít con có thể còn hình tĩnh để tiếp tục đánh bắt những chim bổi khác. Tuy nhiên lần đầu “ra quân” mà nó đạt được chiến tích đó cũng đủ làm cho chủ nuôi hả dạ lắm rồi!

Nên cho con mồi đó nghỉ ngơi để nó định tĩnh lại tinh thần. Nhưng, không nên để nghỉ lâu ngày vì nó có thể dễ dàng quên hết bài vở đã học lâu nay.

Việc đời “trăm hay không bằng lay quen”, nghề gì cũng phải “văn ôn võ luyện” cho thành thạu mới chóng giỏi tay nghề. Con Khướu mồi cũng vậy, nếu không thường xuyên đi rừng thực tập, nó khó lòng trở thành con chim sát thủ nổi danh được!

Các cụ ngày xưa khi chọn Khướu làm chim mồi, thường lựa ra những con có tướng đẹp, siêng hót mới chịu nuôi. Các cụ còn chọn Khướu mắt thau (mắt màu vàng), hoặc Khướu mắt đỏ (mắt hột lựu) cho là giống tinh khôn nhất, dễ dạy bảo nhất. Những chim như vậy là chim quí, cả trăm con may ra chọn được một!

Tập con Khướu làm mồi, ai cũng biết, tốn rất nhiều công sức, và mất nhiều thời gian. Có khi nhờ con hay dẫn dắt con dở, con lâu năm dẫn dắt con mới nhập môn, thế nhưng cũng tốn cả vài ba năm mới tạo được một con mồi xuất sắc. Nhưng nếu trời ngó lại luyện được con mồi hay thì có thể nuôi mình đến cả chục năm. Cho nên sức của mình bỏ ra tuy nhiều cũng không thấm tháp gì so với những lợi lộc quá lớn do con Khướu mồi mang lại.

Có một con Khướu mồi tốt trong tay, là một điều quí hiếm, cho nên chỉ khi nào thực sự giải nghệ, không còn đi bẫy chim nữa, người ta mới chịu “buông” nó ra. Đôi khi việc làm đó không phải vì tham tiền (vì bán được giá rất cao) mà vì không muốn tài năng của con chim quí vì mình mà mai một với thời gian. Mình không còn dùng thì nên giao lại cho người khác nuôi, để con mồi không “lục” nghề, uổng phí của trời.

Nói như vậy để quí vị thấy, có nhiều ông cụ quí mến con chim mồi chẳng khác nào quí mến đứa con ruột thịt của mình! Đỏ là đứa “con nhờ con cậy” của ông ta, đã sống với ông một phần cuộc dời, và có nhiều kỷ niệm sâu sắc với ông diễn ra từ khu rừng này sang khu rừng khác. Nếu con mồi lỡ ra bị chết, ông ta có thể vì buồn mà ngã bệnh suốt tháng và chuyện buồn chán này có khi cũng kéo dài đến mấy năm… mới khuây khỏa được.

Chim Khướu Ăn Gì? Thức Ăn Cho Chim Khướu. Kỹ Thuật Nuôi Chim Khướu

Khướu được chia làm 3 loại căn bản dựa vào màu lông của nó: Khướu ô (hay Khướu mun), Khướu ô lờ và Khướu bạc má. Tên gọi phản ánh chính xác màu sắc lông của chúng.

Khướu ô/ Khướu mun thì đen từ đầu đến chân như quạ.

Khướu ô lờ cũng có lông đen nhưng bên má sẽ có màu bạc.

Khướu bạc má thì có lông đen hoặc xanh, hai bên má có màu trắng. Sở dĩ nó có tên là Khướu Bạc Má là vì hai bên má của loài Khướu này có vệt lông trắng che phủ ngoài tai, kích cỡ bằng móng ngón tay cái người lớn.

Kỹ thuật nuôi chim Khướu

1. Chuẩn bị lồng nuôi

Lồng nuôi chim Khướu phải là lồng lớn (kích thước chim Khướu khoảng 23-30cm), đan bằng tre hoặc mây đều được. Bạn nên chọn lồng vuông, bề mặt nhẵn, có nan khít, sơn hoặc phủ vec-ni bên ngoài để tránh nấm mốc gây hại đến sức khỏe của chim, lồng cần được phủ kín để tránh chim dễ bị kích động, hoảng hốt.

Phía trong lồng, bạn cần bố trí cầu lớn bằng ngón tay người lớn để chim có thể đậu vững trên đó. Khi chim lớn hơn thì bạn nên bố trí sẵn nước và thức ăn, thỉnh thoảng hạ lồng xuống và thay một lần.

2. Chú trọng môi trường sống

Môi trường xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của chim Khướu. Mua chim về bạn nên treo lồng ở 1 nơi yên tĩnh, ít người qua lại rồi đặt chim Khướu vào đó. Bởi khi mới về Khướu rất nhát, nếu gặp người hoặc môi trường ồn ảo nó sẽ bay loạn xạ vì hoảng sợ dẫn đến dập đầu, gãy móng.

Chim Khướu khoảng 6 tuần tuổi sẽ bắt đầu biết bay nhảy. Chúng bắt đầu tập hót những tiếng đầu tiên sau 2 tháng, ban đầu chỉ là những âm sắc đơn điệu, chưa có độ trầm bổng đa sắc. Phải mất khoảng 4 tháng chim Khướu mới quen dần với môi trường xung quanh, và qua nửa năm thì chim mới thuần thục.

3. Vệ sinh cho chim Khướu

Khướu là loài chim rất thích tắm, điều này dễ thấy trong tự nhiên, chim Khướu thường chọn sống ở những nơi mát mẻ như khe, suối.

Khi nuôi Khướu được khoảng 2 tuần thì bắt đầu tập cho Khướu tắm. Bạn cần chuẩn bị 1 lồng riêng để tắm cho chim. Mở 2 cửa lồng rồi áp sát vào nhau để Khướu chui qua, tuyệt đối không bắt Khướu bằng tay, rồi dùng nước tắm vẩy nhẹ nhàng đủ làm ướt lông Khướu.

Đồng thời bạn để một chậu nước phía dưới lồng, sau đó bạn cầm lồng tắm và chậu nước ra đặt ở nơi có ánh nắng, bản năng của Khướu sẽ biết tự dùng nước để tắm và rỉa lông. Trong lúc Khướu tắm bạn kết hợp chà rửa lồng chính cho chúng, bạn cứ duy trì thói quen vài lần như vậy Khướu sẽ quen và thích được tắm thường xuyên, không còn sợ người nữa.

Chim Khướu là loài dễ ăn, dễ nuôi. Bạn cũng cần tạo thói quen cho ăn với chim Khướu non, cách một giờ đút thức ăn một lần vì Khướu tiêu hóa thức ăn rất nhanh, lý do chính là để tạo cho chúng thói quen khi đói sẽ há mỏ ra chờ người đến mớm (như phản xạ của chim con với chim mẹ vậy)

1. Khi chim Khướu còn non

Khi mới về, thức ăn của chim Khướu nên là: gạo rang bột trộn trứng. Bạn có thể mua ở tiệm hoặc tự làm ở nhà.

Hoặc bạn có thể chuẩn bị thức ăn cho Khướu từ những nguyên liệu đơn giản như: bột ngô xay nhỏ, tép khô, bột dinh dưỡng em bé, trứng gà. Bạn để lửa nhỏ, rồi đổ bột ngô lên chảo đảo đều tay sao cho bột ngô không bị cháy, khi ngửi thấy thơm thì đổ ra. Tiếp tục cho tép vào chảo, rang vàng và giòn thì đổ vào đống bột ngô. Sau đó trộn bột dinh dưỡng em bé vào chung rồi đảo đều tất cả. Cuối cùng bạn cho trứng gà vào, trộn đều tay để đảm bảo bột không vón cục, không dính rồi vào lọ, để dành cho chim ăn dần.

Đây là món ăn dễ làm và rất tiết kiệm, có thể dùng cho chim Khướu ở mọi độ tuổi.

2. Khi chim lớn hơn

Khi chim lớn hơn, ngoài thức ăn dạng bột như trên bạn nên cho Khướu ăn thêm thức ăn tự nhiên như cào cào, thằn lằn, dế, thịt bò thái nhỏ, gián… Nhớ phải cho chim ăn no đủ thì chim mới đủ khỏe mạnh, hót nhiều và hót hay. Ngoài ra, thỉnh thoảng bạn có thể bổ sung thêm một vài loại trái cây như chuối, trứng cá… vào khẩu phần ăn của Khướu.

Kết luận

Tóm lại, để nuôi được một chú khướu khỏe mạnh, hót hay và hay hót cần một người chủ kiên nhẫn, khéo léo và cẩn thận trong việc thuần dưỡng, cho ăn, chăm sóc và vệ sinh cho Khướu.

Tìm Hiểu Cách Nuôi Chim Khướu

Chim Khướu có nhiều ở Việt Nam ta, Bắc Trung Nam vùng nào cũng có. Có hai loai đặc biệt là Khướu Bạc Má và Khướu Mun.

Hình dáng :

Chim khướu có thân hình lớn hơn chim Họa Mi, lớn hơn Chim Sáo, có đuôi dài .Từ mỏ đến chót đuôi, trung bình dài khoảng 25 đến 30 phân, và thường thì Khướu Bạc Má nhỏ hơn Khướu Mun chút đỉnh.

Khướu Bạc Má toàn thân hung hung đỏ, hai bên má có hai đốm lông trắng bằng cái móng tay. Còn Khướu Mun thì toàn thân có lông màu xám đen, trông có vẻ tối, nhưng sạch.

Loại Khướu nào ở dưới cằm và ức cũng có một vệt lông đen, trung bình dài khoảng vài phân .Nhưng cũng có con, vệt đen đó lan xuống đến phần ngực.Theo những người nuôi chim Khướu lâu năm thì con nào có vệt

Cách nuôi chim khướu bổi :

Chim khướu bẩy về đem nhốt trong lồng thường thì rất nhát, hễ thấy người lại gần là nó bay nhảy tùm lum.Vì vậy ta phải biết cách thuần hóa chung.Khướu bổi chỉ chịu ăn chuối, ăn cào cào, chứ không chịu ăn thức ăn gì khác.

Vì vậy, trong mấy ngày đầu, ta để những thức ăn đó vào lồng, với nước uống đầy đủ để chim Khướu tạm thời thích nghi được với cuộc sống mới.Trước khi treo lồng vào một nơi thật yên tỉnh, ta cũng phải phủ áo lồng cẩn thận để Chim Khướu không nhảy hoảng loạn làm tróc trán gãy đuôi…

Khi thấy chim khướu chỉ ăn gạo trộn trứng, thì từ đây trở về sau ta chỉ cần cho chim khướu ăn thức ăn mới. Nói chung thì chim khướu rất dễ nuôi, dễ thuần hóa. Có nhiều con vừa thay lông xong, ta bắt về nuôi độ vài ngày là hót ngay. Đó là những con còn lửa rừng, ít nhát hơn những con khác.

Vì nó dễ nuôi, chỉ cho ăn gạo và chuối cũng sống, nên nhiều nhà ở vùng quê miền trung, miền bắc vẫn nuooi một con chim khướu trong lồng tre treo trước hiên nhà, để thỉnh thoảng được nghe năm ba câu hót vui tai.Giọng chim khướu to, vang nên nhà nuôi con chim khướu cũng vui cửa vui nhà.

Nhiều người nuôi chim ở thành phố không thích nuôi khướu, một phần họ không liệt khướu vào loại chim quí, phần nữa họ chê giọng chim Khướu quá to, lấn át giọng của các loài chim hót khác, có khi làm các chim khác “rót” luôn.Chỉ những ai có vường rộng, họ mới nuôi thêm chim khướu.

Thức ăn:

Ta nên nuôi chim Khướu ăn gạo rang bột trộn trứng, ta có thể mua ở tiệm hoặc tự chế biến. Đó là thức ăn mà hầu hết người nuôi chim Khướu đang áp dụng và có kết quả tốt.Ngoài ra, mỗi ngày ta nên cho chim Khướu ăn thêm cào cào, hoặc thằn lằn, dế, gián đất, hoặc thịt bò thái nhỏ.Nói chung là nuôi chim khướu rất dễ. Có điều là cho chim ăn no đủ thì chim sung, hót nhiều, đói khát thì chim suy, hót ít.

Lồng chim và cách chăm sóc :

Chim khướu là giống chim lớn nên ta phải chọn loại lồng lớn mà thôi.Lồng bằng tre hay bằng mây đều thích hợp cả.Với chim khướu, ta nên dùng cầu lớn cớ ngón tay cái để chim khướu đứng vững vàng.Độ hai ngày, ta cho chim khướu tắm một lần, và nên tắm vào lúc nắng ráo.Dịp này ta cọ sơn quét sạch đáy lồng.Sau đó, châm thêm thức ăn và nước uống đẩy đủ, trước khi cho chim sang lồng.

Trong thời gian chim khướu thay lông, cũng như các loại chim khác, chim khướu không hề hót.Chỉ khi thay lông xong, đủ lửa, chim khướu mới siêng hót và giọng lớn dần lên.

Nguồn: sưu tầm

Cách Thuần Dưỡng Chim Khướu

Muốn thuần dưỡng chim khướu có hiệu quả phải mất rất nhiều thời gian và phải có lòng kiên nhẫn.

Cách thả khướu ra khỏi lồng mà khướu không bay

“Chim lồng cá chậu”, nếu cá thả ra sông, hồ thì nó sẽ bơi đi, chim trong lồng cũng thế, thả thì sẽ bay về rừng. Khướu thì khác. Khướu nuôi lâu năm sẽ giống như chim con nuôi lên vậy, có nhiều con khướu nuôi lâu khi thấy chủ đi đến gần là vẫy vẫy đôi cánh, miệng kêu nhỏ như chim con đòi ăn. Có nhiều con khác thì nhảy bám vào lồng. Những con như vậy nuôi thả thì tỉ lệ thành công là rất cao. Muốn nuôi chim thả thì đầu tiên bạn phải thử “lòng trung thành” của khướu. Bạn có thể đóng hết tất cả các cửa sổ và cửa chính. Nói chung là tất cả các đường chim có thể bay ra ngoài trời, sau đó kéo cửa lồng, có thể thả ở ngoài vài con cào cào để dụ nó bay ra khỏi lồng. Và khoảng 80% khướu nuôi lâu không muốn bay ra khỏi lồng, vì thế phải nhờ đến sự can thiệp của chủ. Khi chim đã bay ra khỏi lồng rồi thì không nên chạy theo hay rượt đuổi chim, nhốt chó hay mèo lại, có thể do lần đầu nó mới ra khỏi lồng nên bay còn yếu, hoặc lười bay. Khướu sẽ tìm những nơi nào thuận tiện cho nó để đậu. Bạn có thể để cửa lồng mở, treo lồng lên. Khi đói hay khát nước thì chim sẽ bay vào lồng ăn. Cho chim bay nhảy một lúc, bạn cầm lồng tiến lại gần, để cửa lồng trước mặt chim xem chim có bay vào hay không, nếu chim bay vào là ổn. Có thể thả chim từ 2 – 3 lần trong 1 tuần, khi thả khướu thì bạn có thể cho khướu ăn cào cào, đưa tay lại gần để gãi cổ cho khướu, cho khướu ăn thêm một số loại thức ăn khác như cơm, dế… nói chung nhằm tăng mối quan hệ giữa chủ và khướu. Bạn nên dùng tay gãi nhẹ ở phần đầu và cổ của chim, khướu thích gãi nhẹ ở những chỗ đó, đặc biệt là ở đám lông hai bên má, cổ, phía dưới mỏ, và ở chỗ giữa cánh cà cổ. Không nên gãi mạnh. Làm như vậy nhiều lần. Khoảng 2 tuần sau là có thể tập cho khướu thích nghi với môi trường bên ngoài.

Nếu khướu được thả ra ngoài vườn, treo một con khướu mái gần đó, và bạn đến bên khướu trống, mỏ tiếng chim hót trong máy di động, bạn sẽ thấy con khướu của bạn hót và khẹc rất nhiều, nhảy quanh lồng khướu mái và múa như muốn thể hiện vùng đất này nó là chủ. Khi khướu thả ra khỏi lồng thì bạn nên tăng mối quan hệ giữa bạn và khướu hơn. Chỉ thả chim ra khi bạn có ở nhà, nên thả trong một khoảng thời gian nhất định. Phần lớn tất cả những người nuôi khướu thường thả khướu ra sau khi nhốt khướu trong lồng tắm, vẩy cho nó một ít nước, và ở ngoài nên để một cái chậu nước nhỏ, đổ vào đó một ít nước để cho khướu tắm, chỉ thả vào những ngày nắng nhẹ và đẹp trời.

Thuần dưỡng khướu

Muốn thuần dưỡng chim khướu có hiệu quả phải mất rất nhiều thời gian và phải có lòng kiên nhẫn.

Chim non tại ổ chưa đủ lông đủ cánh (chưa ra ràng) chúng chưa đủ trí khôn để nhận ra mồi, chưa bay được thường chỉ là nhờ vào chim bố mẹ đút móm.

Hãy làm cho chúng một chiếc tổ nhân tạo mô phỏng theo tổ thật của chúng, giữ không khí ấm nhưng thoáng. Cách một giờ đút mồi một lần vì chúng tiêu hóa thức ăn nhanh để mau lớn. Khi đói, thấy người, chúng há mỏ ra chờ…Còn khi no, dù có cạy mỏ vẫn không hé. Chừng 6 tuần tuổi chúng biết bay nhảy. Khoảng 2 tháng, chúng tập hót, ban đầu là đơn âm, không đa âm trầm bổng. Chúng ta có thể thả như nuôi gà vịt, tối chúng biết vào lồng ngủ.

Chim trưởng thành khó nuôi hơn. Chúng bay nhảy tứ tung để thoát thân nên dễ bị tổn thương. Vì vậy, để hạn chế phản ứng, ta nuôi trong lồng được phủ kín có để sẵn nước, sâu, chuối chín. Lồng chim phải treo nơi thanh vắng hạn chế việc chim hốt hoảng. Vài ba hôm, hạ lồng xuống thay thức ăn rồi treo lên chỗ cũ… áo phủ lồng hé dần cho chim quen với bên ngoài. Thường thì mất 4 tháng chim mới quen, nửa năm chim mới thuần thục.