Chào mào chơi theo lối thưởng thức giọng ở Vùng Hóc Môn mà anh em trong nước thường biết đến với cái tên rất Nam bộ ” Mòng giọng Hóc MÔn” Xin được chia sẻ Lược sử mòng giọng Hm:
Mòng giọng Hm theo cá nhân X là một thành ngữ nhằm chỉ những chú chào mào đã được ép giọng Bàu Công ( Long An ) Thái Mỹ ( Củ Chi ) …còn giọng Hm tương đối giống giọng Bàu Công nhưng đã lâu lắm rồi ít người được thưởng thức …có lẽ đã tuyêt chủng.
Xưa kia ở HM và các vùng lân cận khu vực HM là Bàu Công và Thái Mỹ chim hót rất to , dài hơi , thanh và độ vang rất xa , đặc biêt chim càng già mùa giọng càng đanh lại …. Người dân HM phát hiện chỉ có ỏ các vùng trên chim mới có chất giọng như vậy nên đã duy trì và bào tồn giọng bằng nghệ thuật ép ( dạy) giọng , nên nghệ thuật chơi mòng giọng ở Hóc Môn càng ngày càng phát triển và luôn được giử gìn
Theo lời các bác lớn tuổi thì thời trước con nào cũng chơi như thế ……( tạm gọi là không lẹo giọng ) , không hiểu vì lý do gì số chim ấy càng ngày càng ít đi …có thể do họ đánh bắt ráo riết , chim già không còn nữa để dạy chim con chơi chất giọng đặc trưng để tre già măng mọc …. hay chim ở các vùng khác đến lây ,, do đấu giọng lâu ngày với chim vùng khác nên chim bản địa không còn chơi theo tông của mình nữa…..mà thỉnh thoảng lại hót giọng của chim kia ( vướng lẹo)
Thấy được nguy cơ mất giọng đặc trưng , người dân HM đã giử các chim già lại nuôi dưỡng ở một mức cao hơn ( cách ly với chim vùng khác và hạn chế nuôi các chim khác loại ) và phát triển kỷ thuật ép giọng đặt trưng ấy
Vì sao chim mòng ở Hm lại bị tuyêt chủng giọng HM trong khi vùng Bàu Công vẫn còn ?
Theo suy luân của X thì do tốc độ phát triển đô thị , rừng thưa đi nhà cửa mọc nhiều hơn , khu đô thị phát triển mạnh chim bỏ xứ đi vùng khác sinh sống , còn Bàu CÔng và Thái Mỹ do tốc độ phát triển chậm hơn nên vẫn còn rải rác giọng đặc trưng ..
Cho nên nói là mòng giọng HM thật ra chỉ là hư danh mà thôi , mà đúng hơn vẫn là : mòng giọng bàu công ( Long An )+ mòng giọng Củ chi ( Thái Mỹ)…Nhưng vì tự hào với cái tên đó nên người thời nay vẫn gọi là : Mòng Giọng HM hay là MÒng Giọng.
Như tôi đã từng tao đổi , do vị trí địa lý của mỗi quốc gia , vùng miền mà chim có lối chơi và bản sắc riêng
Như trường hợp của bạn là chào mào ép giọng Bình Dương.
Cũng như mòng giọng Hóc MÔn ( Bàu Công , Thái Mỹ , Ba làng , Bến long , Bò Con , Suối Sâu , Tây Ninh , Gò Dầu….v.v) chim ở Vùng BD cũng có nhiều giọng cùng gu thưởng thức như ( Cây khế , Lèo Nhà Đỏ , Khánh Bình… ) được biết như là không còn tồn tại ngoài thiên nhiên . Muốn chơi giọng theo gu ở đia phương mình thì phải ép ( dạy giọng), mua từ những ngừoi nuôi ép giọng ở vùng
Qua trình ép giọng đòi hỏi nhiều công phu , thời gian , tiền bạc và xác xuất có được chim ưng ý thì rất thấp. Chim được gọi là thành phẩm đòi hỏi phaỉ mất thời gian khaong từ 1-2 năm nuôi dưỡng , chim thuần người , nết chơi hay , giọng gắt và nhiều lắm những tiêu chuẩn….
Cho nên giá một chim mòng giọng rất đắt .Gấp mấy chục , thậm chí hơn cả vài trăm lần chim bán ngoài vựa vài chục ngàn đồng một con…mà có khi thừa tiền không mua được chim ưng ý …Nguyên nhân vì ngoài sở thích sở hưu chim đẳng cấp ngừoi chơi còn thu lợi từ cách dạy chim con như một nghề tay trái…mõi chim học trò giá bán cũng được 2 . 3 triẹu đồng
Tên giọng của chim thường xuất phát từ nơi có chim ấy sinh sống và chơi giọng đặc biệt vùng khác không có , thường là nơi bẩy được ..v..v
tìm hiểu cách chơi giọng của chim Mòng giọng Hóc Môn.
Âm tiết mòng giọng có thể được gói gọn trong 2 tiêu chuẩn sau:
1/ Âm lực : khi chim ra giọng phải to như người khi người ta thét , miệng thường mở hết khẩu độ …để đạt độ phóng thanh cao nhất…. tuyệt đố không hót trong miệng ( trừ khi chim nói gió )
2/ Âm tiết : theo tiêu chuẩn trên … thì ra 2 âm ( 1 giọng ) trở lên âm phải rời , không chồng chất khiến người nghe không theo kip là lý tưởng nhất.
người ta thường mô tả : ra giọng dứt khoát
theo cá nhân tôi chim ra giọng dứt khoát là khi quan sát có thể thấy được khi chim trử âm ở họng và mở hết khẩu độ hàm , phóng âm mạnh đồng thời đóng miệng lại ở tốc độ nhanh , ép âm thanh về phía trước nghe chói tay
Ở HM giọng dài nhất là giọng 7 âm tiết:
ện nay chưa ai thống kê được là chim ở HM chơi bao nhiêu giọng ( khác nhau một âm , tông ..được xem là một giọng ) …từ giọng 3 đến giọng 5 chim thường thay đổi âm sắc hoán đổi vị trí , tông cao thấp nên theo cá nhân Cent vẫn chưa tóm được đâu là giới hạn….
Đôi khi có cảm nghĩ như chào mào vừa là nhạc sĩ , vừa là ca sĩ thường hay sáng tác trong lúc nghĩ ngơi ở hình thứ nói gió ( hót giọng lí rí ) sau quá trình nói gió nó sẻ chơi theo phần biên soạn lúc ấy….
Có thể đó là sai lầm của nhiều người vẫn hay nhầm rằng chim Hm ít giọng ! Duy chỉ 2 giọng 6 và 7 là đỉnh cao nên sự thay đổi không nhiều ..
iếp theo là một giọng 5 rất hay nữa của Bàu CÔng
Giọng này luận về lối chơi xưa… kim , thổ , đồng , thiết …v.v Kim và thổ đều đủ cả.
Quạch… pí ……..a ..quách….chọ……..!
khi đi giọng chử Pí. chúng tôi chói tai vì tông quá cao…
Nếu cao hơn nữa thì tai ngừoi không thể nghe được , một dạng siêu âm hay máy thâu chất lượng cũng thâu không được.
.ở Vn mình chưa có vùng nào có chim chơi thanh , trong trẻo và cao như vậy.
quét! .tẻo …téo chúng tôi chúng tôi …tèo ( sắc huyền đầy đủ …như suối tuôn trào , giòn rôm rả)
Chim Học trò lò nhà tôi cách đây hơn 5 tháng. tên thuộc vần G học trò của Vần F (fire) và B ( bàu Na)
không cần chim đấu , búng tay là chơi! Nết chẻ giờ còn kinh hơn xưa nhiều lần… ra giọng hay hơn cả chim Thầy , hiện chim chưa đầy 1 tuổi trong cuộc đời hơn 20 năm của nó !
Sự đa dạng và độ luyến láy của chào mào giọng ở Hm :
Với cách dợt và đấu giọng ở Chào mào giọng thường tiến triển theo một trình tự thường gọi là : đối- đáp!
Con này thách thức đố con kia , đôi khi doạ nạt áp đảo ( chẻ) thể hiện bản lĩnh buộc đối phương im lặng … từ đó hình thành lối đấu giọng .
giọng ( quách!… que! ) truyền thống khi đối đáp lại biến chuyển trên cách luyến âm làm đối phương khó lòng bắt chước và nhường thế thượng phong cho nó.
thí dụ : quách que khi được biến chuyển và luyến láy sẻ trở thành : quách ..quét !, quách.. quyết! , quách ..bìu! , quách..xò! , quách..quạch!….v.v. ( giọng quách…quiuuuu ! giống giọng mái nên không được ưa chuộng có người còn ghét cay ghét đắng … )
Khi khởi động 2 câu đầu giản dị mà đối phương đáp trả tận tình thì có chiều hướng em nó sẻ chơi giọng 3, 4, 5, 6..7 để vặn vẹo đối phương
hỉ cho ăn cám và trái cây , bổ sung cào cào vài hôm một lần hoặc mỗi ngày sẻ giúp chim đạt phong độ tốt nhât trong mùa
Các chim ăn sâu qui thường xuyên có có triệu chứng :
giòn lông , dể gãy…
Chim hay kéo đuôi , vuốt cong đuôi , cắn cánh , phá bụng…v.v thường là do nóng trong cơ thể.
Chất giọng thường khô khan , khàn….giọng không được thanh thao hoặc trầm rền như bản chât của chim.
Cent sẻ viết một bài về phương pháp chọn lựa chim theo khoa học trong thời gian tới . Kinh nghiêm do Cent tìm hiểu và phát triển .
chào bạn
tùy theo cách bạn muốn bắt chim trậnthế nào mà có cách bẩy bắt khác nhau.
Bẩy chim bằng mồi , nếu phát hiện nơi chim sinh sống chỉ cần dùng Lụp và móc trái cây như chuối , bình bác dây ..hoặc sâu qui vào lụp…..khi nào đó chim sẻ ăn
Xác xuất bẩy được chim khá thấp tuy nhiên lại tiện lợi vì khong cần đâu tư chim mồi
Bẩy bằng chim mái.
Bẩy bằng chim trống
Bẩy bằng nhựa bôi trên cây , để chim mồi trong lồng chúng tôi chim trận đến dính nhưa coi như đã bắt được
Bẩy bằng lưới bén để bắt cả đàn
thông thường người đi bẩy chim hầu hết xuất phát từ tâm lý muốn bắt chim hay ngoài thiên nhiên nên thường bẩy bằng chim môi trống ở nhà , qua hình thức bẩy ngừoi chơi cảm thấy vui sướng , hồi hội trong qua trình chim mồi đấu giọng , đá với chim trận , cho tới khi chim trận nhảy vào cầu tử thì hạnh phúc mới thật sự dâng cao , tuy nhiên cũng không ít lần đi xa , dầy công chuẩn bị lại ra về trong thảm hại….Đó là nghệ thuật thưởng thức chim chào mào!
Nhưng hình thức bẩy bằng nhựa và lưới bén bắt cả đàn được xem là phi nghệ thuật , chỉ đáp ứng như cầu kiếm tiền rất tầm thường.
Mòng và chức năng của MÒng ở loài chim chào mào. theo cá nhân Cent thì mòng chim đẹp là mòng chim thể hiện được tốt chức năng của nó . Mòng chim dùng để biểu cảm tâm lý của nó , khi nhát , sợ ….thì mòng cụp chúng tôi tâm lý ổn định thì mòng đứng thẳng chót vót , lúc sung tột độ trong thời gian dài mòng có khuynh hướng chồm về phía trước như một cái sừng ….những biểu hiện đó giúp nó giao tiếp với đồng loại mà không cần dùng lời hay tiếng hót . Hiện có các kiểu mòng thường gặp : Mòng lân , loại chim có mòng này khá hung dữ , phong cách chơi lăng xăng sung mãn , được ví như võ tướng . Thường thì chiếm rất nhiều cảm tình đối với người chơi chim chào mào …và được xem là loại mòng đẹp nhất
Mòng Đinh , loại chim có loại mòng này , phong độ ổn định quanh năm , phong cách chơi đầm tính , thanh thoát…nếu mòng lân là quan võ thì mòng đinh ắt hẳn là quan văn
Mòng dê , loại chim có dạng mòng này ít được ưa chuộng , ít khi mòng dựng đứng lên được ….có khả năng chim bị khiếp sợ trong một thời gian dài , khi tỉnh táo trở lại chim vẫn không thoát khỏi kiếp mòng dê chúng tôi nhiên theo Cent thì loại chim có mòng này vẫn thường có những cá thể xuất chúng , đặc biệt có thể huấn luyện thành một chim mồi đẳng cấp
Vì giống chim chào mào dùng mòng để biểu cảm , nên chú chim có mòng dê luôn khiến đối thủ nhầm tưởng rằng anh ta đang run sợ …thường sau khi gặp mặt sẻ lao vào đá ngay …thế là xập bẩy! Được xem là Quan mưu sĩ . Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ về lối chơi của mỗi cá thể hoặc sựt hay đổi của các kiểu mòng trên 1 cá thể , như mùa này mòng lân , mùa sau thành mòng đinh …và ngược lại phần nhiều sự thay đổi này là do nghệ nhân chăm sóc than
Mỏ chim và chức năng của mỏ
Mỏ chim dùng để mổ thức ăn , cắn lộn và quan trọng nhất là điều chỉnh giọng hót
Người chơi chào mào thông thường không dựa vào nét đẹp của mỏ chim mà chỉ cần mỏ chắc chắn không bị tật … yếu tố quan trọng nhất khi lựa chim hót giọng là cần chim có mỏ mỏng. Mỏ chim và loa phóng thanh có điểm giống nhau là càng mỏng thì âm thanh càng trong treo …như câu rùng rỗng thì kêu to. Khẩu độ mở của mỏ càng lớn cho âm đi càng vang , muốn khẩu độ mở lớn thì mép phải sâu , và mép phải mỏng . Nên khi lựa chim cần quan sát thật nhiều , nếu có thể bắt được chim cầm trên tay thì càng tốt , thử cho chim mổ vào tay nhiều lần để lượng được lực cắn và sức khỏe chim
***Nhìn dáng vóc có thể đoán chú chim này có gốc gác sinh sống ở Vùng Bàu Na. Chim dáng nhỏ con , lông mịn ôm sát thân…tướng chim hài hòa. Đặc điểm chim ở Vùng này , nhỏ con nhưng lớn tiếng …đặc biệt nết chẻ rất uy lực…thường chẻ âm đơn ….tét..tét..tét, tét…..dòn âm chúng tôi già mùa có âm chẻ khaong 10-12 âm trong một lần chẻ khiến nhiều đối thủ nao núng Mòng cao , dạng mòng đinh…có khuynh hướng chồm về phía trước …nếu chăm sóc tốt dinh dưỡng và dợt cội thường xuyên có khả năng mòng sẻ lân và gọn hơn ở phần đỉnh. Mỏ nhỏ , khóe sâu có khả năng là chim nhanh miệng …nết chơi bền ngực nở và nhô rất đẹp Kiềng dầy nhưng chưa sâu lắm Đuôi dài hài hòa thân , xếp gọn gàng chứng tỏ chim đã thuần Chim đang C , cong ngừoi…hứa hẹn một chú chim chơi đuôi… Móng ngắn được gọi là móng mèo…loại móng này rất dễ chăm sóc , ít khi rớt móng Chân nhuyễn , có thể chú chim này khoảng 2 mùa Dáng chim chưa được cao và thanh thoát.
mắt và chức năng của mắt
một chú chim có kiềng dầy và sâu hiếm có – gọi là Liên Kiềng
mắt chim dùng để nhìn sự vật chúng tôi nên khi lựa chim bao giờ ta cũng cận thận ở khâu này , và tự hỏi rằng ….nó có thấy đường không? thử phản ứng nheo mắt , đưa ngón tay cho chim mổ ….nếu chim thấy đường thì mổ trúng….bằng ko thì …hichic Sở dĩ mà Cent hơi nghiêm trọng vấn đề này vì kinh nghiệm đã từng trải qua với một con có đôi mắt sáng ngời tinh anh , nhưng bị mù …chẳng hiểu sao mắt không hư nhưng không thấy được sự vật…? Với một con chim có mắt đẹ p đòi hỏi hình dáng của mắt phải sếch ngược lên trên , đặc điểm này cũng có thể phân biệt chim trống chim mái….khiến khuôn mặt chim trở nên cộc cằn , hung tàn hơn Hốc mắt và con người nên nằm sâu trong hộp sọ , gọi là mắt sâu……vì chim thường hay mổ , cào xé nhau trong khi đấu đá ….khả năng đuôi mắt cũng rất cao …..những chim có hốc mắt sâu thường hạn chế được rủi ro này Mí mắt cần mỏng , phản ứng nheo mắt nhanh Nhân tiện xem trên mí mắt có cọng lông màu đỏ nào không , nếu có hàng mi màu đỏ là chim rất quí hiếm …loại chim đột biến màu này gọi là MI HÔNG , hay Mây Hồng….giá trị rất nhiều
hân tiện đang xem phần mặt chim , Cent có bài chia sẻ về Bệnh Ké ở chim chào mào Bênh Ké ở chim chào mào Bênh ké ở chim thường do nhiễm trùng khi chim va đặp mỏ vào nan lồng chúng tôi lành , lớp da mỏng bên ngoài nhưng bên dưới lớp da vẫn âm ỷ phần mô tổn thương ….thồng thường sẻ hóa mủ nhọt nếu lớp vỏ không bong ra để giải phóng phần mủ nhọt này sẻ khiến chim suy nhược rất nhiều. Một số chim sẻ cào hoặc cạ vào vật khác để làm vỡ lớp da bên ngoài để tự chửa ….một số khác lại không thực hiện được đành chịu bệnh này Bênh ké thường khiến chim khó chịu , không sung mãn….ít khi nguy hiểm đến tính mạng Khi quan sát ta thấy gần phần mỏ , mủi chim có khối nhịt to phồng , khiến lông nơi đấy không rậm hoặc mất đi nhiều lông. Nắm chặt chim trogn tay , dùng dao bén cắt một đường thẳng đủ mở miệng bọc ké …tiếp theo dùng nhíp thọc sâu vào trong lấy cùi Sau đó sát trùng , sau khi chim phẩu thuật 2 bên bỏ ra vẫn hót bình thường Qua trình mổ ké của chim nhà Cent , chia sẻ cùng anh em
hông thường người thường chọn chim có hầu to , hầu co giản lúc xẹp lúc phồng ….lúc trử âm ở miệng , hầu nở to tròn …..nên hầu hết ngừoi chơi cho rằng hầu càng to thì chim hót càng lớn tiếng. Để phân biệt hầu to người ta thường căn cứ vào kiềng , kiềng càng sâu thì khả năng hầu chim càng to……..Vì kiềng là nơi phân chia giửa ngực và hầu ….kiềng càng lấn sâu xuống bụng ( trể ) thì khả năng hầu càng to
ngực và chức năng . Ngực chim rất bình thường và giản dị , ngừoi chơi thường lướt nhanh qua bộ phận này chúng tôi nhiên chúng ta cũng nên nêu lên ở đây để lần mò tìm được cái ngực tốt ….cái ngực đẹp Cũng như những loài chim khác , khung ngực của chim che chở cho nội tạng bên trong như buồng phổi …v.v Chọn thế nào để ngưcj làm tốt chức năng của nó là ổn. Cho nên ngực chim cần nở nang , rắn chắc nhưng vẫn uyển chuyển nhịp nhàng khiến chim thanh thoát dễ dàng xoay sở. Ngực chim cần nhô ra phía trước , bầu bĩnh như 1/2 quả trứng vịt căt dọc …và nở bề ngang nhìn trực diện với chim. Chim có ngực nở nang có khả năng chứa được phổi to hơn , hoặc ngược lại chim có phổi to cần có ngực rộng…. .Nêu ngực chim nở nang có 2 cái lợi so với chim có ngực lép. 1/ thần khí của chim khi đấu giọng thường là : nhô cao ngực , chân ( ở vị trí góc tù đến 180 độ ) thanh thoát lúc nào cũng sẳn sàng . mắt trừng , mòng lân rỏ rệt….vừa tỏ ra anh hùng hiên ngang không sợ ….khiến đối thủ e dè trước uy lực của mình. 2/ Nhờ có ngực nở có thể tăng độ co giản của buồng phổi , khiến hơi chim nhiều hơn….ra giọng lực hơn…to hơn ( xin bàn yếu tố hót to ở mọt bài khác ) Cho nên dù thế nào , chúng ta cũng nên chọn chim có ngực nở nang vẫn hơn một con có ngực lép!
Nhưng con bị lỗi về gien như các chủng loại trên sẻ rất khó sinh tồn tong thiên nhiên ….vì thiên nhiên chọn lọc rất khắc khe và tạo ra con chim chào mào với màu sắc như thế mục đích để ngụy trang trước kẻ thù hoặc dễ tìm mồi là sinh vật nhỏ hơn ….v.v Cho nên kiềng của chim rất quan trọng trong mắt ngừoi chơi , họ chọn con chim có gien tốt, Đồng nghĩa với chon con chim có kiềng dầy , sâu và đen sậm
cánh và chức năng Cánh chim thì có gì đâu để nói…có ai khen chim có cánh đẹp bao giờ…hihi
Tuy nhiên người chơi cần chú ý xem cánh có làm tốt chức năng của nó không mà lựa chọn Cánh chim gồm nhiều lông vũ , mục đích giúp chim bay nên đòi hỏi sự cân bằng ở 2 cánh….nếu chim bị tật một cánh thì chim sẻ xấu lắm , di chuyển bập bẹ ngã nghiêng , chay lảo đảo….nên chú ý xem chi có tật không thì coi như đã ổn một phần Phần tiếp theo là vì cánh ôm thân để giử ấm những khi giá rét , nên cánh có cở lông rộng , chặt , dầy….ôm gon thân thì quá tốt cho chú chim mình. Một số chim bị điếc lông , ở góc chân lông ấy đáng lẻ có một cọng thì lại không mọc được ….khiến chim vĩnh viễn bị thiếu 1 cọng trên cánh chim chúng tôi thiếu mọt cọng ở vị trí đó không làm chim chết đi , nhưng đó là một lỗi nếu người tinh ý quan sát sẻ hạn chế được học phí này Cách thử khá đơn giản , khi kè chim đấu …2 chim bung cánh chúng tôi quan sát sẻ thấy thiếu ngay ….nên chú ý ở chổ thiếu đó để có hướng giải quyết nên mua hay tìm con khác…có thể chim đang thay lông , có thể chim bị điếc…Như anh em đã biết , ngoài chức năng giử cân bằng cơ thể , làm bánh lái cho chim bay lượn , giảm tốc độ …v.v. chào mào thể hiện trạng thái tâm lý qua đuôi góp phần không nhỏ trong khi giao đấu. Khi một con chim chưa thuần , còn sợ con ngươì , sợ chủ thì đuôi chim sẻ xoè rộng đồng thơì cụp mòng …đôi khi đuôi te tua nhăn nhúm nhìn rất mất cảm tình ….ngưòi chơi chim lâu năm chỉ cần nhìn đuôi thôi cũng đủ biết con chim đó đã thuần đến mức độ nào. Thông thường anh em chơi chim thường nói , khi con chào mào đuôi xếp gọn gàng , người nhìn quan sát trực diện với chim thâý 12 cọng lông đuôi nằm gọn như còn 1 cọng thì đó chính là con chim hay , gọi nôm na là ” đuôi chuột” Những con đuôi chuôt thường là chim khôn và nước đấu hay…? Theo Cent thì vẫn còn tuỳ vào các yêú tố khác , chỉ có thể nói rằng ” Nó đã hay hơn , khôn hơn khi đuôi chưa xếp gọn gàng mà thôi” Ngẫm như câu nói người xưa ” đừng so sán mình với người khác , hãy so sành mình hôm nay với mình của ngày hôm qua” Như vâỵ con chim có đuôi đẹp là con chim có đuôi là tốt chức năng của nó . Về độ dài . Có thể tính từ phau câu của là trung tâm di ngược về vai , cổ cánh đến cuối đuôi . Khi này đuôi sẻ làm tốt chức năng giử cân bằng giử phần trên đế phần cuối của đuôi. Rất nhiêù chim có đuôi ngắn ( ngắn so với cơ thể ) , nhìn rất cục mịch , thiêú cân đối khiến chim dường như chậm chạp rất nhiêù , không toát nên cái hồn của loài chào mào , loại chim được người Thái Lan tôn thành loài
chim Vua đội vương miện của xứ họ , nơi mà mỗi lần thi đấu qui tụ cả ngàn con , khiến thế giới nghiêng mình ngưỡng mộ môn nghệ thuật xứ người …. Độ nhuần nhuyễn của chim sử dụng đuôi. Khi chim giáp mặt giao đấu , thường bung cánh , xoè đuôi ….mục đích làm cho cơ thể to hơn ( như xừng lông bờm lưng ở chó , và lông cổ , phệ cánh ở gà .v.v.)…..Khiến đối thủ nao núng e dè khi lâm trận…. Cho nên Một con chim khi xoè đuôi thật rộng , cong người đẻ lộ phần lông đỏ ở hâụ môn , mục đích thể hiện được sự khoẻ khoắn trong cơ thể , như việc con ngưoì hay khoe con chuột đẻ thể hiện độ rắn chắc và khoẻ mạnh của mình…. Vì lông ở hâụ môn càng đỏ , càng rậm , càng nhiêù thì chim đang ở trạng thái cơ thể sung mãn nhất … thông thường con chim nào khi kè lồng thâý mặt điều xoè đuôi , cong người ( dáng chử C ) ……… Tuy nhiên chỉ có những con giao đấu bằng tất cả điệu bộ của cơ thể thì mới thực sự là chim đẳng cấp . mắt trừng , miệng hót to , mòng lân chỉa về phía trước , cánh rung , chân di chuyển lăng xăng các vị trí và đuôi xoè rộng , co nở từng cơn khiến ngươì thưởng ngoạn không khỏi trầm trồ hãnh diện. Một yêú tố nữa là chim dùng đuôi để giảm tốc độ bằng động tác co đuôi về phía trước , kết hợp với cánh vỗ ngược khiến đuôichim góp phần không nhỏ vào bản năng sinh tồn của loài chim này , tuy nhiên ở môi trường nuôi nhốt , chức năng này không cần thiết chúng tôi nhiên điều đó khiến người tìm hiêủ có thêm lý do đẻ tin rằng . Chim có đuôi dang thật rộng và cong về phía trước tạo dáng chử C là chú chim hay
chân ở vịt rí góc tù hoặc hết góc tù 180 độ , khiến chim cao và thanh thoát ….ngưòi chơi chim đánh giá đây là thế đứng đẹp nhất. Vì ngược lại với thế suy yêú là thế đúng này , khiến chim cao hơn và luôn ở tư thế sẳng sàng di chuyển . Một số chim khá hay nhưng bộ thế đứng không thanh thoát khiến giá trị chim mất đi rất nhiêù . Chân và vãy. Chân chim cần vững chắc , khoẻ khoắn và đồng đều. chân chim đóng vâỹ trắng đục: Khi chim già chân thường đóng vãy để lưu lại một năm tuổi đời , có con có vãy trắng đục nhìn rất già cổ ….như phải trải qua rất nhiêù năm tháng thăng trầm của cuộc đời. Một số người muốn thông qua đôi chân trắng đục âý để thể hiện được đẳng cấp của chim mình , số khác lại lột đi lơp vãy kia để giúp chim trẻ mãi không già ….Nêú muốn bán ngay chim có giá trị cao thì để vâỵ cho oai , nêú muôn nuôi làm của thì lột vãy cho chim nhanh nhẹn… Chân chim đóng vãy đen. Loại chân này nhìn rất oai vệ , 2 chân to và nhô cao vãy đen nhánh như 2 bắp tay to lực lưỡng của ngươì lực sỹ , một số anh em gọi là Vãy Rồng. Loại chân này nết chơi Cent không bàn chắc chắn được , tuy nhiên có khuyết điểm là vào mỗi độ chuyển mùa , khi thơì tiết từ nóng bước sang những ngày lạnh , chim thường bị buốt , tê giò chúng tôi hay co giò hoặc khập khiểng ….vì lớp sừng ở vãy không đàn hồi theo kịp lớp da mỏng kia cấn vào chân….Cent có nuôi 2 con dạng này và đều bị thế. Và loại vãy này không thể ngâm nước muối , trà để lột ra giúp chim đuoc , hiên nay với kiến thức của mình xem như bất trị Quá trình hình thành lớp vâỹ rồng này là do ngươì chủ chăm sóc không chu đaó , dơ ở đáy lồng là chính hoặc khả năng tích luỹ canxi và khoáng chất của cá thể này tốt hơn những con khác… Chân khô Chim có chân khô là chim có màu chân không nhất định có thể là chân bạc ( chân trắng ) chân huyết ( chân đỏ ) chân đen , chân nâu , chân mốc …..v.v. Tuy nhiên anh em gọi vâỵ là vì loại chân khô là loại chân không lên vãy ! Dù 20 năm tuổi thì chân vẫn cứ như trai tơ lúc trưởng thành , loại chân này đuocự đánh giá là chim hay và khôn nhất…. Chim hay thì Cent cũng không chắc , nhưng khôn thì có Vì ăn ở sạch sẻ thì chân mới sạch , hoặc cứ lên lớp vãy nào là nó dùng mỏ rỉa cho đôi chân được sáng mới…ít nhiêù cũng là khôn hơn những con ở dơ và không chăm sóc cơ thể mình mảu sắc chân Về màu sắc chân thì duyên may được con nào thì rước con đó thôi Nêú bạn có được chú chim có đôi chân bạc trắng thì quá hiếm và quí Nêú bạn có đuoc chú chim có đồi chân đỏ giống như chim bạch đề ” bạch tạng ” cũng không thể nào là chú chim thường đuoc và chân đen thì thế nào?
Chân đen nhánh là chim có sắc tố mạnh , là con giống tốt ….nêú ở ngoài thiên nhiên thì nó đã là một con chim có nhiêù con chim mái theo đuổi vì khả năng di truyền nòi giống tốt của nó….( ở chim không phân biệt đẹp xâú mỹ thuật mà chim mái sẻ chon con có khả năng duy trì nòi giống tốt nhất qua cơ thể hoặc điẹu múa , hót …) mà có nhiêù con mái theo đuổi cũng đồng nghĩa nó cần có bãn lĩnh hơn người để luôn bảo vệ vợ trước những tên xâm lấn ….ít nhiêù cũng có bộ gien không lỗi và tố chất đấu đá ko tồi .