Top 4 # Xem Bán Chích Chòe Lửa Bổi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Topcareplaza.com

Cách Nuôi Chích Chòe Lửa Bổi

Chim bổi là chim đã trưởng thành, là chim già đã sống lâu năm trong rừng, đã quen với cuộc sống tự do, và rất nhát người. Có nhiều con chim bổi nhát đến độ vừa gỡ ra khỏi bẫy rập nó đã chết khiếp ngay trên tay!

Người ta bắt chim bổi bằng lục. Bắt chim này được quanh năm (trừ mùa chúng thay lông bắt được ít) vì chúng rất háu đá. Hễ gặp chim mồi hót lên là Chích Chòe Lửa rừng trong thung đã có mặt sau đó.

Lục đánh bắt Chích Chòe Lửa cũng như lục đánh bắt chim Chích Chòe Than, có điều phải làm rộng hơn một chút, vì tránh cho lông đuôi dài khỏi bị gãy.

Khi bẫy được hay mua chim bổi, nên lựa chọn những con bọng đen (mép và khoag miệng đen thui) tức là những chim đang còn “lửa rừng” mà nuôi. Vì chim này dạn hơn chim bổi họng trắng (hết lửa, chim suy), nuôi dễ sống và mau thuộc.

Gặp con còn căng lửa rừng, đem về nhốt lồng độ vài ba ngày nó đã chịu hót. Nếu nuôi dưỡng đúng phương pháp độ sung của chim sẽ kéo dài thêm nhiều tháng nữa. Và đến chừng đó thì nó đã thích ứng được với môi trường sống mới rồi!

Nếu nuôi chim hết lửa (họng trắng) nuôi dễ chết mà có sống được cũng lâu thuận thuộc.

Nuôi chim bổi người nuôi chỉ ngại hai điều:

– Nuôi cách nào cho chim sống được.

– Thuần dưỡng cho chim mau trở thành chim thuộc.

Hai công việc này thực hiện rất khó khăn. Nhưng, nếu thực hiện được thì đó là điều mừng vì ta đã có con chim quí. Chim bổi tất nhiên là có giọng rừng. Giọng nó hay hơn giọng chim con nhiều, dù là chim con nuôi được vài mùa. Khi chim bổi đã chịu đứng lồng mà hót, tập dượt thêm, giọng nó sẽ hay hơn gấp bội. Chính vì vậy nhiều người thích nuôi chim nhưng vẫn không thể không nuôi chim bổi. Nhất là ai cũng biết chim bổi Chích Chòe Lửa nuôi mau dạn hơn, và dễ nuôi hơn Chích Chòe Than bổi nhiều lần.

– Nuôi cho chim sống: Chim bổi nào mà nhốt vô lồng chịu ăn mồi là chim đó nuôi sống được. Thường thì những con còn lửa rừng như đề cập ở đoạn trên đều chịu ăn mồi trong môi trường sống chật hẹp cả. Những chim bổi không chịu ăn mồi, chỉ đứng ở dưới bố lồng (không dám đậu trên cầu) là những chim quá nhát. Chúng biết mồi để trước mặt nhưng không dám lại ăn uống nên sức khỏe suy kiệt dần mà chết. Chim chỉ cần nhịn khát một ngày, nhịn đói hai ngày là đủ kiệt sức rồi.

Muốn cho chim ăn mồi thì phải tìm loại mồi thích khẩu với nó để kích thích cơn thèm:

– Mấy hôm đầu cho ăn trứng kiến.

– Mấy hôm kế tiếp, trộn ít bột đậu phộng trộn trứng vào trứng kiến để chim tập ăn quen dần thức ăn bột. Thức ăn bột là thức ăn lạ đối với các loại chim rừng.

– Những ngày tiếp theo chim sẽ biết ăn bột, và lúc đó bớt dần trứng kiên và sâu tươi (chỉ cho ăn với lượng vừa phải).

Trong trường hợp không có trứng kiến thì thế vào cào cào non. Nuôi Chích Chòe Lửa nên chọn cào tào nhỏ con, thứ cào cào lớn chim nuốt không được, nó chỉ ngậm vào mỏ rồi rảy qua rảy lại, kết cuộc là văng tuốt ra khỏi lồng khiến chim bị đói.

Tóm lại, nuôi chim bổi, bước đầu là phải dụ cho con chim ăn đúng loại mồi mà nó thích. Nếu chim chịu ăn là nó sống được.

– Thuần dưỡng chim bổi: Chim bổi là chim quen sống tự đo giữa trời cao đất rộng, nay bị nhốt vào chiếc lồng tù túng chật hẹp, lại phải sống gần người nên chúng không tránh được sự lo âu sợ hãi. Chính vì vậy, nuôi chim bổi phải có phương pháp riêng:

– Phủ kín áo lồng trong suốt tuần lễ đầu. Những ngày sau đó, hé áo lồng rộng ra từ từ để cho chim tập quen dần với quang cảnh chung quanh.

– Treo lồng vào nơi thật yên tĩnh, khỏng có tiếng người cười nói ồn ào quá mức, tránh tiếng động cơ nổ ầm ĩ, tránh chó mèo lui tới làm cho chim sợ…

– Thức ăn nước uống thật đầy đù.

Trong trường hợp chim quá dơ bẩn mới cho tắm sớm, nêu không phải chờ qua tuần đầu cho chim bớt sự hãi mới tắm được. Khi cho chim bổi tắm, ta nên tìm cách lánh mặt để chim bớt sự, và khi sang lồng phái cố gắng làm nhanh gọn để chim khỏi hốt hoảng.

Phải nuôi cách nào cho con chim bổi nhận ra được một điều: chủ nuôi chính là ân nhân của nổ, là kẻ không mang dà tâm hại chết nó, tức là ta đã thành công. Vì con chim thuộc là con chim đã dạn người, đã coi chủ nuôi là bạn của nó.

Cách trình bày này mới nghe qua có vẻ… cường điệu, nhưng sự thật nó là vậy.

Chích Chòe Lửa bổi tuy là con chim ở miệt rừng, sống xa người thường với khoảng cách năm bảy cây số trở lên, thế nhưng nuôi nó mau thuộc hơn Chích Chòe Than bổi. Nếu con Chích Chòe Than bổi nuôi một hai năm mới thuộc (dạn dĩ) thì Chích Chòe Lửa chỉ mất nửa thời gian đó là nhiều. Chính vì lẽ đó nên nhiều nghệ nhân thích nuôi chim bổi hơn là chim con. Chim bổi khi đã thuộc thì hổt căng không thua chim con nuôi lên. Nó cũng ngẩng cao đầu, xệ cánh, giựt đuôi, miệng kêu pặc pặc trông rất oai hùng…

Chích Chòe Lửa bổi (thường được gọi tắt là Lửa bổi) giá bán cao gấp đôi, có khi gấp ba Chích Chòe Than bổi (thường gọi tắt là Than bổi), và nhiều người nuôi Lửa bổi lâu năm kinh nghiệm thấy rằng giống Lửa bổi vùng Tân Uyên (Biên Hòa) hót hay nhất.

Nuôi chim bổi nên chọn những chim có vóc dáng đẹp ít ra phải đúng với ý thích của mình. Thường thì những chim đầu nhỏ, mình thon, đuôi dài, chân cao là chim đẹp.

Khi mua chim bổi nên lựa những chim mạnh, mập, dáng vóc đẹp. Những chim cảnh có dáng khù khờ không phải là chim dạn mà là chim suy, do đã bắt về lâu ngày lại nuôi thiếu thốn nên sức lực suy kiệt. Chim này mua về mười con nuôi khéo lắm cũng sống được phán nửa là may.

Cách Thuần Chích Chòe Lửa Bổi Nhanh

Cách thuần chích chòe lửa bổi để trở thành một chú chim hót hay và đẹp dáng được rất nhiều dân chơi chim quan tâm. Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ với các bạn vấn đề này.

Cách thuần chích chòe lửa bổi

Chích chòe lửa là loài chim được nuôi rất nhiều trong các loại chim cảnh. Chúng có dáng vẻ bề ngoài bắt mắt với hai màu lông rất đẹp. Điểm thêm chiếc đuôi dài cong vút rất đẹp. Bên cạnh đó giọng hót líu lo rất vui tai của chúng mới là lý do chính khiến chúng được yêu thích nhiều.

Chích chòe lửa khi mới bắt về bạn phải nhốt chim trong lồng tre hoặc mây lớn, cao, bên trong có cóng nước, một cóng sâu tươi hay trứng kiến, cóng châu chấu, cóng đựng đậu phộng trộn lòng đỏ trứng. Sau đó xem chim ăn nào thì cho ăn tiếp.

Ngoài lồng phủ áo kín rồi treo nơi yên tĩnh vài ngày. Đến khi nào chim bớt nhát thì bạn có thể hé áo lồng và treo chim nơi có người qua lại để chim quen dần.

Một điều quan trọng trong cách thuần chích chòe lửa mới bẫy là luyện cho chúng hót. Đem chim của bạn đi tập dợt với những chú chim khác để nó nhanh dạn và học hỏi được nhiều tiếng hót hay. Cũng có thể cho chim nghe nhạc có tiếng sáo, đàn vĩ cầm,…

Chim Chích Chòe Lửa Ăn Gì? Cách Nuôi? Giá Bao Nhiêu? Mua, Bán?

Có thể nói trong các loài chim thì Chích Chòe Lửa (COPSPYCHUS MALABARIOUS INDICUS) là một trong những giống chim có vóc dáng hoàn hảo nhất. Bên cạnh đó thì loài chim này cũng có giọng hót làm say đắm lòng người.

Có thể nói việc nuôi chim không những chỉ để thưởng thức âm thanh thông qua tiếng hót của những chú chim mà còn đặc biệt chú ý tới vóc dáng, màu sắc và điệu bộ của con chim đó.

Điều này không khác gì thù chơi cây kiểng.

Chích chòe lửa là loài chim có thân hình tương đối nhỏ , nhỏ hơn nhiều so với chích chòe than.

Đầu nâng cao, thân hình tương đối mảnh và có đuôi phượng. Nên dáng nhìn rất sang không quê mùa như một số giống chim rừng khác

Về cơ bản Chích chòe lửa có 3 màu lông nổi bật

+ Màu đen: Trải dài từ đầu, lưng cánh tới đuôi của chim.

+ Màu trắng: Thường dễ dàng nhìn thấy ở phần dưới của đuôi chim.

+ Màu nâu: Thường xuất hiện ở phần ức cũng như bụng dưới.

Bởi các mảng màu được bố trí vô cùng hài hòa, giúp tạo cho chú chim một vẻ khác biệt hoàn toàn.

Thông thường việc thay lông của chim diễn ra vào khoảng tháng 7 âm lịch. Tùy vào sức khỏe của chim mà việc thay lông có thể diễn ra sớm hoặc muộn hơn.

Khi chim thay lông, phần lông màu nâu ở ức chim đỏ ửng lên, chính vì vậy nên chúng được gọi là Chích chòe lửa.

Điều này giúp mọi người dễ dàng nhận biết và phân biệ chúng với người anh em cùng họ Chích Chòe Than

Qua tìm hiểu rất nhiều tài liệu, sách báo ở Việt Nam thì chưa có bất kỳ sách bào nói nói cụ thể về nguồn gốc ra đời của Chích chòe Lửa.

Nếu chích chòe Than thích sống bên cạnh con người cũng như làm tổ trên các cành cây thì Chích chòe Lửa lại hoàn toàn ngược lại.

Chúng rất nhạy cảm với con người nên thường chọn những nơi yên tĩnh như trong rừng sâu hoặc các khu vực hẻo lánh , khu vực có nhiều thác suối, xa khu dân cư.

Chúng đặc biệt thích làm tổ ở những nơi có độ cao khoảng bốn năm thước.

Điều này cũng giúp chúng tránh khỏi sự dòm ngó của con người và những mối nguy hại khác tới từ thiên nhiên.

Đối với loài chim thì mùa sinh sản thích hợp nhất trong năm thường là mùa Xuân. Bởi vào mùa Xuân thì khí hậu thường mát mẻ và tương đối ấm áp.

Đặc biệt, dưới sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sự nóng lên của trái đất mà mỗi vùng miền thì Chích chòe Lửa lại có sự sinh sản không giống nhau.

Chích chòe Lửa mái thường chủ động chọn chồng cho mình. Tiêu chí lựa chọn thường dựa vào giọng hót hay, cùng dáng vẻ bệ vệ, cuốn hút mới được các cô Chích chòe Mái để ý.

Còn những anh chàng Chích chòe Lửa có giọng hót yếu ớt , lửa nhỏ thì khó lòng tìm được cô bạn đời ưng ý.

Mỗi lần Chích chòe Lửa đẻ khoảng 4-5 trứng, quá trình ấm trứng diễn ra khoảng 2 tuần.

Trong 1 tuần đầu tiên, chim mái sẽ ở trong tổ và ấp trứng cho đàn con bé nhỏ của mình. Nhiệm vụ, tìm kiếm thức ăn cho Chích chòe Lửa Mái và đàn con sẽ được chim Trống đảm nhiệm.

Về cơ bản, trong các giống loài ở động vật thì giống đực bao giờ cũng bệ vệ và có hình dáng đẹp hơn giống mái.

Chích chòe Lửa Trống: Toàn bộ thân chim được bao phủ một màu đen óng trên thân mình.

Chích chòe Lửa Mái: Lông ở ức là màu xám tro đậm, có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường

Cả Chích chòe Lửa Trống và mái đều có khả năng hót. Đối với Chích chòe Lửa con thì giọng còn nhỏ và hơi chưa đủ dài nên khi mới tập hót thì rất khó phân biệt đâu là trống đâu là mái.

Tuy nhiên, khi trưởng thành khoảng 5-6 tháng mới nhận thấy sự thay đổi rõ rệt: Chích chòe Lửa Trống có tiếng hót to và cột hơi dài hơn mái.

Chim mái có giọng hót tương đối đơn điệu, khả năng luyến láy còn kém.

Thường họ sẽ chọn mua Chim Trống để nghe hót bởi vậy mức giá của Chích chòe Lửa Trống có thể cao gấp 10 lần chim mái.

✅✅✅ TÌM HIỂU: Vẹt Uyên Ương

Có nên nuôi Chích chòe Lửa Mái để Chim Trống hót hăng hơn ?

Câu trả lời là Rất Nên. Bởi khi có 1 chim Mái sẽ giúp cho 1 đàn chim Trống hót căng lửa hơn. Tuy nhiên, cần phải đặc biệt chú ý không nên quá lạm dụng cách này bởi.

Nếu thúc nhiều Chích chòe Lửa Trống sẽ nhờn tiếng mái và tiếng hót sẽ không còn được căng như ban đầu nữa.

Cũng giống như các loài chim cảnh khác, chim chích chòe lửa con thường rất dễ thuần hóa và quen hơi người.

Nếu được chăm sóc và nuôi dưỡng cẩn thận tuổi thọ của chúng có thể cao hơn rất nhiều chim bối

Tuy nhiên, việc nuôi dưỡng những chú chim chích chòe lửa non lại không hề đơn giản. Chúng tiêu tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc của chủ nhân.

Đối với những chú chim non thì việc tự tìm kiếm thức ăn là không thể. Nên người nuôi phải hết sức kiên nhẫn đút từng miếng mồi nhỏ cho chim thì chúng mới có thể sống được.

Trong lúc cho chúng ăn bạn nên cho chúng uống kèm một chút nước để thức ăn dễ tiêu hơn.

Sau một thời gian khi chim đã có nhận thức thì bạn nên cho chúng tập ăn dặm thức ăn của chim chích chòe lửa trưởng thành là bột trộn trứng.

Đặc biệt lưu ý luôn phải chuẩn bị nước cho chim uống tránh trường hợp bị chết khát. Đây cũng là một trong những lỗi sơ đẳng khi chăm sóc chim bạn cần lưu tâm.

Số bữa: Mỗi giờ bạn nên cho chúng ăn một lần với một lượng thức ăn vừa đủ, bởi vì là chim non nên chúng sẽ luôn há mồm đợi mồi mỗi khi đói.

Chim chích chòe Lửa còn non nên lông cũng chưa mọc đầy đủ nên khả năng chịu lạch của chúng là rất kém.

Rất đơn giản chỉ cần chuẩn bị một chiếc hộp giấy cứng vừa đủ, bên trong cho một chút rơm hay quần áo cũ cho chim nằm. Vừa tạo cảm giác ấm cúng vừa giúp chim được êm ái.

Đặc biệt chú ý không nên cho chim tắm nước bởi chim còn nhỏ sức đề kháng còn tương đối yếu nên dễ bị chết yểu nếu gặp gió độc.

Bên cạnh đó vấn đề vệ sinh bạn cũng cần phải lưu tâm, do chim non được bổ sung thức ăn hằng giờ nên việc phóng uế ra tổ là không tránh khỏi.

Bởi vậy, những vật liệu lót tổ chỉ nên dùng 1 lần và thay đều hằng ngày để tránh bệnh tật cho chim.

Khi đêm xuống, nhiệt độ giảm dần bạn nên chuẩn bị một chiếc bóng đèn sưởi nhỏ chiếu vào tổ để chúng cảm thấy ấm áp hơn.

Việc chim có lớn nhanh và phát triển tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự tỉ mỉ và cẩn thận của người chủ.

+ Luyện giọng cho chích chòe lửa căng lửa

Khi chim tròn 1 tháng tuổi đã có thể tự phát ra những âm thanh đầu tiên dù không thực sự rõ ràng. Khi càng trưởng thành, giọng hót sẽ càng to, trong trẻo và rõ ràng hơn, cột hơi dài hơn.

Đây là thời điểm hoàn hảo để chúng cọ xát và học hỏi giọng hót của các Chim chích chòe Lửa đàn anh.

Chỉ sau 1 vài lần như vậy bạn sẽ thấy tiếng hót của chim phát triển hơn rõ rệt.

Khi đã có một chút chim đẹp, hót hay thì việc bạn cần là chuẩn bị một chiếc lồng thật đẹp để nhốt chúng. Lồng cơ bản có 2 loại là lồng chợ và lồng ngoại

Là những loại lồng giá rẻ bạn có thể tìm mua ở các chợ chim trên toàn quốc.

Tuy nhiên, đây là những chiếc lồng có sẵn, còn đối với những chiếc lồng tự đặt thiết kế thì mức giá có khi lên đến 1, 2 triệu là bình thường

Đây là loại lồng được thiết kế và trạm trổ vô cùng tinh xảo, độc, thường chỉ giành cho những người có khả năng tài chính dồi dào:

Hầu hết các lồng cho chim Chim chích chòe Lửa đều được sơn vec ni và dầu bóng cẩn thận.

Không thể phủ nhận rằng những chú Chim chích chòe Lửa có đuôi dài khi bay trong chiếc lồng rộng rãi dáng vẻ của chúng không khác gì những loài chim công, trĩ thu nhỏ.

Dáng vẻ thướt tha, sang trọng, thiêu đốt ánh mắt người xem

Người nuôi chim chắc hẳn ai cũng muốn chú chim mình nuôi không những đẹp mà giọng hót phải hay, mê mẩn người nghe.

Chim đẹp mà hót yếu, không hay thì chẳng khác nào có hoa mà không có nhụy, đàn bà đẹp mà vô duyên.

Bởi vậy nên không lấy gì làm lạ khi bạn nghe một chú Chim chích chòe Lửa có giọng chim Họa Mi hay Khướu, tiếng mưa rơi tí tách, tiếng gà kêu…

Những âm thanh trên khi hòa quyện vào nhau chẳng khác gì một bản nhạc dương cầm du dương. Qua tiếng chim người ta có thể dễ dàng nhận biết được những nơi chim đã từng sinh sống

Có rất nhiều cách để Chim chích chòe Lửa hót hay như: Rước các chú chim Chim chích chòe Lửa

Trưởng thành hót hay về dạy cho chim ở nhà hoặc một số nghệ nhân còn nghĩ ra cách sử dụng tiếng kèn, vilon, piano để cho chim bắt chiếc và hót theo.

Bên cạnh việc luyện giọng cho chích chòe Lửa thì bạn cũng cần đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống để chúng có sức mà căng lửa.

Chim là giống thích “ăn no nằm mát” nên khoảng giữa trưa bạn nên tắm cho chúng với nước 2-3 ngày/lần để chúng mát mẻ và loại bỏ các ký sinh trùng còn lưu lại trên lông.

Ngoài ra khi tắm buổi trưa sẽ giúp chúng hấp thụ Vitamin D từ ánh nắng mặt trời từ đó giúp tránh được bệnh còi xương và loại bỏ được rận, vi khuẩn…

12. Chim chích chòe lửa giá bao nhiêu tiền 1 con?

Theo chia sẻ của nhiều nghệ nhân chơi chim thâm niên thì hiện chủ yếu ở Việt Nam phân ra làm 2 dòng chim chích chòe Lửa là chim miền Bắc và Chim chích chòe lửa Miền Nam

Tuy nhiên, tùy thuộc vào đơn vị cung cấp mà mức giá bán sẽ khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chỉ đưa ra mức giá chung nhất.

Với những giống chim như chích chòe lửa, bạn có thể tìm mua chúng ở rất nhiều shop chim cảnh, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội và chúng tôi

Các vị trí như mặt, cánh, mỏ của chim phải cân đối, không bị khiếm khuyết hay mắc tật. Phần chân của chim vẫn còn đầy đủ móng.

Ngoài ra, bạn cũng cần quan sát kỹ bộ lông, màu sắc lông phải chia rõ ràng các phần đen, đỏ thì khi lớn chim mới đẹp được.

Cách Nuôi Chích Chòe Lửa Căng Lửa

Bản chất chích chòe lửa đã có giọng hót hay rồi nên trong quá trình chăm nuôi bạn không cần phải mất quá nhiều công sức để luyện tập cho chúng có giọng hót hay nữa. Cốt làm sao trong quá trình nuôi chim của bạn được khỏe mạnh là đươc.

1. Hướng dẫn nuôi chim chòe lửa nhanh lên

Thức ăn của chích chòe lửa không khác so với thức ăn của chính chòe đất hay chính chòe than. Ngoài thức ăn là cám đậu phộng thì bạn cũng nên bổ sung thêm đồ ăn tươi cho chúng.

Tuy nhiên, cám một số anh em chưa rõ lắm thì nhân đây mình cũng hướng dẫn luôn. Các anh em lấy bột đậu phộng trộn với trứng theo tỷ lệ 30% và 50%. Cách làm cám này đơn giản nhưng đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho chích chòe lửa đấy!

Dế: Loại thức ăn này có tính mát nên anh em cho chích chòe ăn trong thời kỳ thay lông. Nếu chim bị căng lửa quá thì anh em cho chích chòe lửa ăn dế để điều chỉnh. Mỗi lần ăn từ 5 tới 10 con.

Giun đất: Nguồn thực ăn vo cùng dinh dưỡng cho chích chòe lửa của bạn. Loại thức ăn này nên cho chim ăn trong thời kỳ thay lông. Thỉnh thoảng cho ăn từ 1 đến 2 con để bổ sung dinh dưỡng. Giun chỉ cần lấy sạch đất bên ngoài là có thể cho chim ăn được rồi. Không cần rửa sạch.

Sâu quy: Hay còn được gọi với cái tên khác là sâu gạo. Loại thức ăn này rất dồi dào và được cái có thể tụ nuôi được. Đây là loại thức ăn giúp chim lên lửa và giữ lửa tốt. Và thức ăn này không cho chim ăn trong thời kỳ thay lông. Mỗi lần cho ăn thì bạn lấy 1 tới 2 cóng nhỏ là được.

Cào cào, châu chấu: Thức ăn này rất thông dụng cho chim chích chòe lửa cũng như các loại chim khác. Các bạn có thể cho chim ăn vào bất cứ thời kỳ nào mà không lo chim bị tác dụng phụ. Cào cào non chưa mọc cánh là thức ăn bổ nhất dành cho chim đấy!

Khi tắm cho chim các anh em để chim ở nơi ít người qua lại và có cửa lồng tắm vào cửa lồng nuôi. Bên lồng tăm thì ban đầu anh em chưa đổ nước vào vội mà cho vào đấy mấy cơn sâu thì chim sẽ bay sang ăn.

Dần dần anh em mới cho ước vào. Như vậy chim sẽ tắm sa 1 vài ngày.

Tắm nước xong xuôi thì các anh em cho chim ra tắm nắng chừng 25 tới 30p cho khô lông rồi mới mang vào nơi thoáng mát.

Muốn giọng hót của chích chòe lửa hay thì em em phải tìm cho nó được thằng thấy tốt và cho nó học theo giọng thắng thầy ấy! Ưu điểm của em nó là học rất nhanh và chỉ học theo giọng thầy. Tuy nhiên nhược điểm là bạn phải kiếm được cho nó người thầy tốt.

Anh em mang chim đến khi dợt chim. Cách này sẽ khiến chim của bạn học được nhiều giọng và tiện thể có sát luôn với những con chích chòe lửa khác.

Hoặc các anh em cũng có thể cho chim của mình học theo giọng hót của chim chích chòe lửa trên mạng. Cách này hiện nay được nhiều anh em áp dụng. Bởi nó rất đơn giản và chi phí gần như l à 0 đồng.

Đương nhiên trong vòng 1 năm đầu thì bạn khó lòng tìm được 1 con chim chích chòe có giọng hót tốt. Thường thì giọng hót của chim đạt đến độ chín là khi chúng từ 2 đến 4 tuổi. Và khi thi đấu giọng hót của con nào hay thường rất khó nổi bật ở môi trường ồn ào.

Như vậy thì những con có thể bắt chước giọng của loài khác hay có tông giọng cao và tự do ngay cả trong môi trường ồn ào thì được đánh giá cao hơn nhiều.

2. Cách chọn chim chích chòe lửa hót hay

– Khi chọn chim chích chòe thì cần chọn em có mỏ thẳng, dài và không có dị tật ở mỏ. Anh em thấy con nào có mỏ dưới càng mỏng thì càng tốt.

– Họng chim phải có màu đen. Nếu em nào có họng trắng ngà thì nhưng em này đang bị mất lửa rừng, mua về vực lại giọng rất khó.

– Chim chích chòe tốt là những con có mắt méo dài và lõm sâu vào bên trong. Còn con nào mắt lồi ra thì anh em có thể bỏ qua.

– Chim cần là những con ngực to. Có như vậy mới khi thế, khi hót mới mạnh mẽ và có lực.

– Chân chim thì anh em bắt chim bật ngửa ra để xem chim có bị dị tật gì không? Nhiều con rất hay bị dị tật ẩn ở chân và khi đi thì nó bóp chân lại. Hơn nữa cách làm này còn giúp anh em kiểm tra được xem chân chim có khỏe hay không, phản ứng của chim có nhanh hay không. Cứ con nào khỏe và bấu víu mạnh thì chọn.

Hơn nữa theo kinh ngiệm của các anh em nghệ nhân thì nên chọn chim màu trắng và không nên chọn chim có chân màu đen.

3. Kỹ thuật thuần hóa chích chòe lửa bổi

Thuần hóa chim chích chòe bổi cũng khác cách thuần hóa những con chim chính chòe khác. Khi mới mang chim chích chòe bổi về thì chúng sẽ lạ nước lạ cái, không quen môi trường và thức ăn. Do đó anh em cần cho chúng học cách làm quen với môi trường và cám cho chúng ăn hằng ngày.

Vào cám cho chím chích chòe bổi thì anh em để trong csong sâu gạo, cào cào và 1 ít cám. Cần chú ý là cho vào 1 ít và tăng từ từ. Mục đích là để khi chích chòe ăn sâu có dính càm và dần quen với mùi cám.

Khi đó chúng có thể ăn cám thừng xuyên. Mục đích của việc cho chim chích chòe lửa ăn cám là do không phải lúc nào cũng có mồi tươi để cho chim ăn. Còn cám thì lại sẵn có. Nhất là khi chích chòe than thay lông thì nhwuxng thức ăn tươi có tính nóng như sâu gạo hay cào cào thì không được.

Khi mới bẫy được chim chích chòe hay khi mới mua chúng về thì chúng sẽ không quen với môi trường xung quanh. Nhất là những con chích chòe bổi. Khi đó chúng thường sợ hãi và nhảy nhót lung tung. Do đó việc cho chúng làm quen với môi trường xung quanh là điều quan trọng và vô cùng cấn thiết.

Muốn chích chòe hay những loại chim khác là quen với môi trường xung quanh thì các anh em trùm kín lồng tron 2 ngày đầu. Và đương nhiên cần chuẩn bị đầy đủ đồ ăn và nước uống trong khoản thời gian đấy!

Được chừng 2,3 ngày thì bạn mở 1/4 áo lồng ra cho chim quen dần với xung quanh. Tầm khoảng 6, 7 ngày thì mới mở hết áo lồng. Rồi sau đó cho chúng đến nơi vắng người dần dần mới đến những nơi đông người cho quen.

Nếu bạn có 1 em mái dạn dĩ thì bạn cho chúng cặp với em bổi này là tuyệt nhất. Khi chim chích chòe lửa bổi có lửa cặp với 1 em chim mái kè thêm 1 em trống thuộc khác ra đấu thì nó sẽ quên hết mọi thứ xung quanh luôn đấy!

Đây là những kinh nghiệm nuôi chim chính chòe lửa mà mình và 1 số anh em nghệ nhân đã đúc kết được qua 1 thời gian nuôi. Thú vui này cần nhiều thời gian và nhiều công sức. Do đó nếu anh em nào mà đi theo con đường trở thành nghệ nhân thì cần phải tìm hiểu thật kỹ để tránh đến khi nuôi giữa chừng lại bỏ cuộc.

Hi vọng các anh em sẽ có niềm vui và động lực bên người bạn hay hót của mình.

Cập nhật 14/06/2020