Top 10 # Vì Sao Chào Mào Múa Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Topcareplaza.com

Vì Sao Giá Chào Mào Bông Lên Đến Hàng Trăm Triệu?

Vì sao giá chào mào bông lên đến hàng trăm triệu?

Chào mào bông hay còn gọi là chào mơ cũng là loại chào mào mà mọi người vẫn nuôi cảnh hót đấu, tuy nhiên điểm khác chính là những lông bình thường vốn có màu đen sẽ là màu trắng (bông). Thông thường bông xuất hiện ở đầu, cổ, lưng và cánh chim. Ngoài ra một số con đột biến còn có mắt đỏ, mí đỏ, mỏ hồng, chân hồng.

Những con chào mào có phần rìa lông xuất hiện màu trắng sẽ không được gọi là chào mào bông, trong giới nghệ nhân chơi chim gọi đó là vảy cá.

Chào mào bông toàn thân (có bộ lông hoàn toàn là màu) trắng đi kèm mắt đỏ, mí lửa, chân hồng mỏ hồng được gọi là chào mào bạch tạng và có giá trị rất cao.

Chào mào bông được đánh giá là đẹp hay không dựa vào phần bông xuất hiện ở đâu? Nhiều ít như thế nào? Bên cạnh đó một tiêu chí đánh giá về độ đẹp của chào mào bông đó là độ trắng của bông. Thông thường bông xuất hiện ở mào sẽ được đánh giá cao hơn là phần bông xuất hiện ở các phần khác. Vì chiếc màu chính là điểm nổi bật và là đặc trưng của chim chào mào. Những con chào mào có bông bao phủ cả đầu cũng được giới nghệ nhân truy lùng không kém gì chào mào bạch tạng.

Chim chào mào được yêu thích nhiều cũng bởi khả năng hót đấu mang đậm phong cách của một đấu sĩ, vì vậy những con chào mào bông được cho là đẹp cũng cần phải hót hay và đấu tốt. Vì vậy chắc chắn đó phải là chim trống. Chào mài mái dù là bông hay bạch tạng vẫn không có giá trị cao có chăng cũng chỉ dành để nuôi phong thủy hoặc ghép đẻ, tạo ra thế hệ chào mào bông non. Tuy nhiên chào mào bông non cũng không được giới chơi chim chuyên nghiệp yêu thích vì không thể sổ bọng như những chào mào bổi rừng già mùa.

Những con chào mào bông có bộ lông màu cà phê sữa cũng là loại đột biến và hiếm so với các con bình thường, tuy nhiên để đánh giá đẹp hay không vẫn phải dựa và tiếng hot và phong cách đấu. Nếu không hot đấu được cũng chỉ có thể dùng để nuôi cảnh.

Cách phân biệt chào mào bông nhuộm và thật

Xuất phát từ giá trị cao và sự quý hiếm và nhiều người quan tâm, nhiều thành phần cơ hội đã nhuộm các con chào mào bình thường sau đó lừa bán với giá rẻ hơn so với giá thị trường. Những người không am hiểu về chào mào bông và tham của rẻ rất dễ trở thành đối tượng bị lừa gạt. Hiện nay các đối tượng thực hiện hành vi nhuộm chim rất tinh vi, kể cả công nghệ bắn thêm lông giả vào da. Chúng sử dụng những công nghệ nhuộm nếu bằng mắt thường các dân chơi chim khó mà phân biệt được thật giả, kể cả những dân chơi lâu năm.

Những con chào mào bông khi còn má trắng sẽ có bông hơi đục, nếu trắng toát rất có thể là chim nhuộm. Đối với chào mào bạch tạng không có mắt đỏ, mí đỏ, mỏ hồng, chân hồng chắc chắn đó là chim nhuộn.

Chào mào bông nhuộm thường có bộ lông xơ

Để có thể biết được đó là chào mào mơ thật hay là chào mào công nghệ, chính xác nhất nên nhổ một cọng lông bông trên thân chim và quan sát. Thông thường nếu là bông thật thì lông sẽ mượt và trắng đến tận gốc, lông nhuộm sẽ xơ và gốc lông có màu đen vì thuốc nhuộm không ăn vào gốc lông được. Tiếp theo lấy lông đó nhúng vào xăng, nếu là bông thật sẽ không có hiện tượng loang màu, ngược lại đó chính là chào mào nhuộm.

Tại sao chim chào mào bông có giá trị cao đến vậy?

Cũng chỉ là một con chim bình thường, tại sao chào mào bông lại có giá cao hơn bình thường rất nhiều lần, thậm chí những con chào mào bạch tạng giá đến hàng trăm triệu đồng?

Chào mào bạch tạng có giá lên đến hàng trăm triệu đồng

Theo giải thích của những nghệ nhân chơi chim có kinh nghiệm, chào mào bạch tạng là giống vô cùng độc là và quý hiếm. Ai cũng muốn sở hữu để khẳng định đẳng cấp của mình. Để mua được một con chào mào bông hoặc bạch tạng đẹp, hót hay không phải cứ có tiền là mua được, phải thời gian, công sức tìm kiếm và thương thảo mới thuyết phục thành công được người bán.Bên cạnh đó theo quan niệm phong thủy, nuôi chào mào bạch tạng trong nhà sẽ mang đến những điều may mắn và tài lộc cho gia chủ.

Do đó chào mào bông được định giá rất cao, hiện tại chim bạch tạng đắt nhất Việt Nam đang có giá hơn 300 triệu đồng.

Nguyên Nhân Chim Yến Chết Vì Sao ?

Các bạn có biết vì sao mình làm bài viết tại sao chim yến chết không ? Vì vấn nạn nhức nhối, một số chủ đầu tư chưa hiểu các thông tin kiến thức nuôi chim yến và tình trạng thế nào của nhà chim cũng như các yếu tố bên ngoài tác động liền sử dụng các cách chưa được kiểm chứng vào nhà chim. Hậu quả nếu áp dụng không đúng, nhà nuôi yến đó sẽ không còn chim ở lại.

Ảnh tổng hợp từ Facebook

Nhiều thông tin tràn lan cần được đánh giá đúng, ghi chú lại, kiểm chứng một cách khoa học bằng những kết quả thực tế từ các thế hệ đi trước, chuyên gia dẫn dụ yến sẽ giúp người nuôi yến thoát khỏi tình trạng hoang mang nguyên nhân chim yến chết vì sao cùng nhiều thứ vô vàn lý do khác làm cho cho chim yến con, chim bố mẹ chết

Có rất nhiều câu hỏi gần đây đến từ cộng đồng mạng xã hội Facebook, Youtube, Google được mình tổng hợp cho mọi người xem coi mình có rơi vào tình trạng đó không rồi đưa ra phương pháp nhận diện, cách khắc phục chim yến chết nhiều thế nào :

Tại sao chim yến non lại chết trong mấy ngày qua ?

Vì sao cứ vào mùa mưa bão và lạnh thì chim yến con có tình trạng chết ?

Có ai cho biết chim yến nhà em giảm sút một cách trầm trọng, chim non chết hàng loạt ?

Vì sao chim yến chết nhiều từ tháng 8 đến tháng 12, có ai khắc phục chim yến chết hàng loạt như hiện nay không ?

Nhà yến bên tôi mới xây xong được 6 tháng đã có chim con và quẹt được 18 tổ nhưng chưa hiểu vì sao đến tháng 8 trở chim của tôi mất đi đâu không biết, chim yến non lại rơi xuống sàn chết theo ?

Chim yến mình đang bị dơi và chim cắt bắt chim bố mẹ rất nhiều. Chim yến con trong nhà mình chết theo. Có cách nào khắc phục được các con thiên địch này không ?

…. Đang cập nhật

Theo thống kê các câu hỏi, mình có được một số chi tiết đúc kết lại vì sao nguyên nhân chim yến chết và hướng khắc phục chim yến giảm số lượng chết hàng loạt không kiểm soát

🔥 Nguyên nhân chim yến chết

Thiếu nguồn thức ăn : Tỉ lệ chim non chết thường xảy ra ở cặp bố mẹ có 2 chim con. Đỉnh điểm rơi vào từ tháng 8 đến 12 do chim bố mẹ đi xa kiếm mồi.

Khí hậu thời tiết : Do chim sinh trường trong môi trường nhiệt độ từ 26 đến 28 độ C. Vì chim con chưa có đủ bộ lông cần thiết để giữ ẩm sẽ xảy ra hiện tượng chim chết. Nhất là các chim nào rơi vào khí hậu miền Bắc mùa Đông hoặc xảy ra tình trạng mưa lạnh kéo dài. Hiện tượng bão tố mưa giông bố mẹ đi xa 4 đến 5 ngày hoặc di trú sang vùng khác.

Môi trường sống : Bị ảnh hưởng có quá nhiều khí gây hại như hoặc các chất tạo mùi, vi sinh do con người tạo ra chưa được kiểm chứng tạo ra khi độc không thể kiểm soát tác động chim đang sống trong nhà chết bất thường. Độ ẩm, nhiệt độ nhà yến không được vận hành đúng theo điều kiện sinh sống nên chim chết bất thường không phải là không có.

Thiên địch chim yến : Mối nguy hại từ các loài thú ăn thịt (rắn, tắc kè, chim cú, chim cắt, rắn mối), ký sinh trùng, mạt gà, bọ làm cho chim yến chết hàng loạt rất khó nhận ra.

Con người : Nguyên nhân chim yến non chết hàng loạt trên diện rộng nghe nói đến tư con người thật buồn nhỉ. Bạn cũng phải hiểu rõ vì sao lại có. Nạn trộm tổ yến vì giá trị cao của nó mang lại hàng triệu đồng mỗi đêm. Hơn thế nữa, nạn săn bẫy giăng lưới chim yến hàng loạt lấy thịt mà chỉ bán với . Bạn cũng ngờ câu hỏi tưởng chừng ngu ngơ lại có nguyên nhân “Vì sao đến tháng 7 âm lịch chim yến chết nhiều ?” . Tình trạng nguyên nhân chim yến chết cứ đến tháng 8 tới tháng 12 dương lịch chết hàng loạt ở rất nhiều nơi không riêng bất cứ khu vực nào. Lý do chính con người săn bắt chim bố/mẹ giá hàng loạt phóng sinh (hay còn gọi là phóng sanh) vào các chùa.

Ảnh internet Video Youtube nạn bẫy săn bắt chim cập nhật

Nguyên nhân chim yến chết do sinh lý tự nhiên vốn có : Tuổi thọ yến từ 12 đến 15 năm do vậy hàng năm theo quy luật sẽ có một lượng chim chết nhất định nên không có gì là lạ khi rơi vào trường hợp nay. Đây có thể nói là quy luật tự nhiên sinh, lão, bệnh, tư như bao loài sinh vật khác trên thế giới

Còn nhiều khả năng khác không thể bỏ qua nếu mọi người chịu khó theo dõi quan sát chim trong nhà

【Đang cập nhật】

🔥 Cách khắc phục hạn chế chim yến chết trong và ngoài nhà nuôi

Có nhiều người nói rằng hãy cứ theo thuận tự nhiên đi thì “Nghề nuôi yến chúng ta sẽ gặp đại nạn thật”. Tự nhiên không phải ở đây, các bạn tham gia làm hại quá trình sinh trưởng của yến. Các bạn có quyền nghiên cứu các công trình công nghệ, đưa ra thêm giải pháp giảm tình trạng số lượng chim yến ngày càng xuống dốc để cái thiện phát triển đi lên.

Bản thân kinh nghiệm của mình phải có 1 kế hoạch cụ thể theo dõi thường xuyên định kỳ quan sát tình hình xảy ra chim chết trong nhà yến hoặc sự giảm bất thường só lượng đàn thất thường không bằng những cách đơn giản sau :

Theo dõi thường xuyên chủ động quan sát qua camera các hành động tập tính thất thường của chim

Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm định kỳ có khớp với môi trường của chim đang sống không

Nắm bắt số lượng đàn chim có trong nhà yến, số lượng chim non rớt tổ, mất trứng, chết v.v… để có biện pháp xử lý.

Dọn dẹp vệ sinh, phân nhà yến sạch sẽ thoáng mát

Chủ động tạo nguồn thức ăn có sẵn xung quanh nhà yến như một số cây thu hút một số loài côn trùng có cánh hoặc tự tạo côn trùng ruồi giấm phục vụ chim yến trong những giai đoạn khó khăn

Chịu khó tham gia vào các hội nhóm nuôi yến tuyên truyền tại địa phương giáo dục phổ biến săn đến bà con, các chùa chiềng bắt chim yến là trái pháp luật và phóng sanh không đúng ý nghĩa. Tích cực cùng hội nhóm tham gia bảo tồn phối hợp cùng cơ quan chức năng săn bẫy, trộm chim.

Cách đưa trứng chim ra khỏi tổ ấp sau đó thả chim ra ngoài lại tự nhiên mà các tổ chức yến sào khánh hoà, yến sào Malaysia đang nghiên cứu vào những giai đoạn nguồn thức ăn khan hiếm. Gợi ý này thường sử dụng những tổ chim có 2 trứng lấy ra 1 trứng ấp nuôi lớn lên. Cách này chưa được rộng rãi và chỉ trong quá trình nghiên cứu. Có gì mọi người góp ý thêm có nên dùng không nhỉ ?

Dấu hiệu nhận biết tình trạng chim chết không

Ảnh tạo nguồn thức ăn ruồi giấm – Doan Vinh

Nhận diện chim yến bố mẹ về không, bạn để 1 vài tấm giấy nhỏ có màu sắc dưới các tổ yến có chim non. Sau 1 đến 2 ngày kiểm tra hàng loạt coi có phân trên giấy không. Nếu có phân chim thì chim bố mẹ về ngược lại là không có.

Chim yến mất đầu thường thiên địch do dơi ăn thịt, tắc kè gây ra

Mùi nhà yến đậm đặc khác so với bình thường

Xem xét khu vực xung quanh gần nhà yến có lưới bắt chim không

…..

Nói đến đây, chủ đầu tư đã hiểu rõ hơn vì sao chim yến chết nhiều tháng 8 đến tháng 12 rồi nhỉ. Còn nhiều câu hỏi khác đồng hành cùng sự chia sẻ anh em góp ý hướng dẫn cách khắc phục nguyên nhân chim yến chết

⚠ Lưu ý : Mình rất thích học hỏi từ các anh em kỹ thuật trên các diễn đàn. Mọi người có thể xem phù hợp với mình không rồi coi có khả thi không mới áp dụng và nhà yến. Hoặc liên hệ mình cùng các anh em kỹ thuật viên dưới trao đổi thông tin xử lý. Còn các kinh nghiệm có thể đúng có thế sai tuỳ quan điểm mỗi người. Thông tin mang tính chất chia sẻ nên cùng nhau góp ý nhẹ nhàng, tránh sự tranh luận mang tính thái quá mích lòng nhau.

📚 Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa có độ ẩm không khí cao tạo điều kiện cho các ký sinh trùng phát triển , nhất là miền nam trong trong thời tiết mùa mưa này .

@VÌ SAO CHIM NON CHẾT NHIỀU MÙA NÀY – Anh Lam le @

Cũng như trên các vật nuôi khác trên chim yến cũng có 2 dạng ký sinh trùng là nội ký sinh trùng( sống trong cơ thể )và ngoại ký sinh trùng( sống trên lông và da như : rận ,rẹp ,ve và mạt)

Ký sinh trùng thường phát triển trong thời gian chim yến đẻ, ấp và chim non nằm tổ ( giai đoạn này mùa sinh sản nào cũng có nhưng mùa này ẩm thấp này nên kst phát triển mạnh nhất ) tác hại là chim non ngứa ngáy tự rỉa mổ vào cơ thể , xù lông … làm cho chúng hay cục cựa nằm không yên dễ rơi tổ ( mấy chú chim non này đã rơi tổ rồi thì cho dù bà con có nhặt lên bỏ vào tổ chục lần nó cũng rơi xuống)

Vào mùa chim sinh sản thuờng mật độ chim ở nhà nhiều , xong rồi tới chim non nở ra nên lượng phân thải ra rất nhiều ( hệ tiêu hoá chim non chưa hoàn toàn pt nên phân chim non ỉa ra còn rất nhiều chất đạm nên mùi hôi thối rất nhiều nên độc tố cao , thiếu oxi … còn nhiều yếu tố khác

1 số anh em và bà con cứ nghỉ chim thiếu thức ăn ,độc tố từ thức ăn chim mẹ mang về do người dân phun thuốc … xin thưa rằng mùa này nông dân phun thuốc gì độc và nhiều bằng bà con Tây Ninh phun thuốc rầy cho trái mãng cầu không , độc bằng bà con phun thuốc rầy cho xoài không? ….( mùa này côn trùng nhiều nhất )

Anh Lâm Lê – Người có kinh nghiệm lâm năm trong nghề yến

Những loại thuốc diệt cỏ , diệt côn trùng các nhà sản xuất đã nghiên cứu cho từng đối tượng , liều lượng thích hợp … độc hại ntn và tác động môi trường ntn chứ ảnh hưởng thì mấy cty đó bán cả nhà máy còn không đền bù thiệt hại nổi .

@@@ nên bà con nhà nào nhiều chim mùa này nên vệ sinh thường xuyên , cho thông thoáng chuồn nuôi , tạo đk đối lưu và trao đổi không khí ( lấy kk tươi ngoài vào và hút độc tố ra) Liên hệ cơ sở thú y mua những sản phẩm tiêu độc khử trùng ( loại không mùi) hãy thực hiện phun xịt vào ngày trời nắng tầm từ 10 -11h

Mình đã làm việc và nhờ sự hướng dẫn của viện chăn nuôi , nếu có gì sai mong đóng góp thêm

Xin cám ơn bà con đã đọc ( Thông cảm cho câu từ , văn phong nghệch ngoạt)

Một số khả năng khác không thể loại trừ trong lúc theo dõi nhà chim

NHIỀU YẾU TỐ BẤT LỢI GỘP LẠI TRONG MỘT THỜI ĐIỂM VÀ CÁI KẾT …

Một số nguyên nhân yến chết nhiều trong nhà yến

1/ Do thời tiết trời chở gió, ban đêm gió độc lùa vào nhà yến,khi chim con chịu kh được 👉 dẫn đến yến con chết

Anh NGUYỄN KIÊN CƯỜNG FACEBOOK

2/ Nhà yến bế khí,mùi phân yến nồng nặc 👉 dẫn đến thiếu oxi và chim con đuối và chết

3/ Thiếu nguồn thức ăn cho chim,chim mẹ về không kịp 👉chim con chết do đói4/ Một số loại mạc gà tấn công yến con 👉 vì đau mà té xuống

5/ Khi cặp chim bố mẹ khác về cho chim con ăn,chim con tưởng đâu bố mẹ minh đã về 👉 nhốn nháu vì đói và nhào lộn xuống đất

6/ Chim đi ăn về trể(trời tối sậm),thiếu nguồn thức ăn cho chim con,khi chim bố mẹ vào nhà yến đều cùng một thời điểm nhiều 👉 chim con đói nhốn nháu,loạn xạ,kêu hét lên nhiều cá thể dẫn đến yến con rơi xuống và chết nhiều và dẫn đến trường hợp chim bố mẹ bay loạn xạ theo và cứ thế chim con chết càng nhiều.

7/ Do một số tác động bên ngoài như( giăng lưới bắt yến ,chúng độc do côn trùng,thiên dịch tấn công…)

8/ Vào nhà yến nhiều gây náo động…

9/ Mưa giông chim bố mẹ đi 4-5 ngày ko thấy về

10/…..

Hiện tượng chu kỳ chim yến chết ở miền tây vào tháng 8 đến 9 âm lịch hàng năm đã diễn ra ở Kiên Giang 4 đến 5 năm nay. Sau đó là Bạc Liêu, mới đây nhất là Cà Mau (2020) và vài tỉnh khác cũng có hiện tượng chim con chết. Làm sao khắc phục những nhà có chim chết và phòng ngừa để không lặp lại và không lan rộng ra những khu vực khác ?

Cần một hội đồng nghiên cứu và giải pháp KPPN.

Mùa mưa bão đã đến !

Năm nào vào mùa này cũng vậy, nên lần này em quyết định thử và có lẽ cũng tạm ổn (em kg dám lấy nhà khách thử nghiệm) Năm ngoái nhà em hơi ít chim và ít tổ nên em kg xác định chính xác được, năm nay lượng bầy đàn và chim có nên em lấy nhà mình ra thử.

Hiện tại nhà em hơn 2 năm (mở máy 09/09/2018) hiện có khoảng 1000 tổ, nhưng chim non chết 9 con (7 con còn nguyên xác, 2 con thối rữa). Hiện đã mất khoảng 300 chim (đi 2-3 ngày chưa thấy về, em kg đếm được nhưng khoảng tầm đó). Để giảm tình trạng chim non chết em đã làm cách này và cảm thấy cũng Ok nên em đăng lên cho mọi người tham khảo (hình 1,2,3 là tình trạng chim chết, hình 4,5 và cách thử nghiệm) :

Bước 1 : Dọn dẹp vệ sinh nhà thật sạch;

Bước 2 : Bịt các ống thông hơi phía gió thổi nhiều và mạnh (ngoài trời mưa + gió lạnh lùa vào nhiều dễ gây bệnh cho chim non), các ống thông hơi phía mưa và gió kg thổi nhiều nên giữ lại kg bịt;

Bước 3: Giảm phun sương tối đa đối với nhà nhiều chim, tắt phun sương đối với nhà ít chim hoặc kg có chim;

Bước 4 : Sử dụng chai Nano Bạc HAKI 500PPM pha với 75 lít sạch xịt đều tất cả các sàn nhà (nhà nhỏ nên chia làm 2-3 lần, thiếu thì pha tiếp tránh lãng phí)

Bước 6: Chờ đợi khi nào qua mùa lên gỡ bọc thông gió và tăng phun sương từ từ. Hết bão chim sẽ về sớm thì chim non đỡ chết thôi !♡ Chúc tất cả cô bác và anh chị giữa được lượng chim và giảm thiểu chim non chết

Hôm trước lên bài tính không nói lý do chính xác chim non chết hàng loạt mùa này. Nhưng vì sự chăn chở của anh bẩy béo với ngành yến.

Hôm nay em sẽ đưa ra chi tiết lý do và cách sử lý triệt để để mọi người tham khảo.

Trên hình là con chim non ở tp bạc liêu đang bò ra khỏi tổ chắc chắn nó đang đói. Vì không thấy bất kỳ chim bố mẹ nào trong nhà. Nó rơi thì đương nhiên chết.

Vậy thì việc chim non chết đầu tiên là do đói. Nhưng không phải vì chim bố mẹ không kiếm được ăn cho chim non. Nó đói vì chim bố mẹ không muốn về nhà cho nó ăn. Vào mùa mưa bão tốc độ hại khuẩn nấm mốc sinh ra nhanh bất thường. Tạo ra môi trường bất ổn không đủ điều kiện cho chim ở. Nên chim bố mẹ lười về cho con ăn. Điều này có thể kiểm trứng bằng việc bà con vào nhà yến mùa này mùi mốc xộc thẳng vào mũi. Có thể so sánh như sau: khi 1 nhà yến bị mốc ván. Tức là trong không khí nhà yến đó có nhiều bào tử nấm và hại khuẩn. Nên những nhà yến như vậy không có chim ở. Môi trường nhà yến trong thời điểm mưa bão áp thấp cũng vậy.

Anh TUAN HO NGOC Facebook

Special vip có 5 chủng vi sinh diệt khuẩn diệt bào tử nấm diệt độc tố trong phân yến còn có 6 chủng vi sinh ngủ đông nâng nồng độ lợi khuẩn mô phỏng bầy đàn nhà full chim để cưỡng bức môi trường. Đã bán cho ae kỹ thuật dùng để khử độc gỗ. Chống mốc gỗ rất tốt hơn 1 năm nay. Khi sử lý vi sinh ngủ đông xong đưa môi trường về mức trong sạch nên tránh được hiện tượng chim bỏ nhà bỏ tổ từ đó hạn chế được chim non chết trong nhà.

Bên em là vi sinh ngủ đông nên không cạnh tranh với mấy loại men vi sinh trên thị trường …..

【Trả lời】 ➽ Các nguyên nhân chim yến chết sẽ được cập nhật tiếp cùng sự đồng hành khắc phục hỗ trợ thiện chí của anh em, bà con, chủ đầu tư hội nuôi chim yến thông qua bài viết này. Cảm ơn mọi người góp ý.

Anh tuấn ngọc hồ – Bán vi sinh chim yến

Yến Huyết Có Màu Đỏ Là Vì Sao?

Thông thường chúng ta biết trong tự nhiên có ba loại tổ yến cụ thể là: bạch yến, hồng yến và huyết yến trong đó huyết yến có màu đỏ được cho là do rất quý hiếm, chất lượng cao nhất. Do đó, yến huyết được bán với mức giá cao nhất. Câu hỏi đặt ra là vì sao yến huyết có màu đỏ, có phải từ máu của chim yến?

– Yến Huyết lần đầu tiên được tìm thấy trong các hang động tự nhiên ở các nước chủ yếu nằm ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Indonesia. – Một số nói rằng các chim yến trộn nước bọt và máu của nó khi xây tổ, một số ý kiến khác nói rằng do chim yến bị già yếu nên chim yến làm việc quá sức nên thổ huyết trong quá trình xây tổ. Cũng có ý kiến cho rằng chim yến vừa làm tổ chuẩn bị đẻ trứng thì con người thu hoạch tổ của nó, vì vậy chim phải làm lại tổ thật nhanh để đẻ trứng vì làm gấp mà chim bị thổ huyết. Thực tế là máu chim yến khi đông cứng sẽ có màu đen, và nếu yến huyết có chất lượng tốt là do máu của chim yến trong đó thì có lẽ người ta đã sử dụng máu chim yến rồi.

– Theo quan sát của các nhà khai thác yến sào kinh nghiệm, chim yến gần lối vào của các hang động có tổ yến màu trắng. Đi sâu hơn vào trong hang động, người ta có thể tìm thấy tổ yến màu vàng và gần cuối sâu nhất là tổ yến màu đỏ (yến huyết).

– Bất chấp tất cả những giả thuyết khác, yến huyết màu đỏ tự nhiên này về bản chất là một sản phẩm cuối cùng của quá trình lên men. Khi ban đầu được tiết ra từ tuyến nước bọt của chim yến, tổ yến vẫn có màu trắng giống như tổ yến trắng. Tuy nhiên, với sự kết hợp các yếu tố khí hậu trong các hang động (hay trong nhà yến) khác nhau, từ nhiệt độ của nó đến độ ẩm, một quá trình lên men hữu cơ xảy ra đã hình thành nên 1 loại yến đặc biệt có màu đỏ mà chúng ta gọi là yến huyết hay huyết yến.

– Ở Việt Nam chưa có nhà nuôi yến nào tạo ra được yến huyết, vì vậy đảm bảo rằng yến huyết chỉ có trong tự nhiên, trong các hang động mà loài yến làm tổ. – Vậy làm sao phân biệt được yến đảo tự nhiên và yến nuôi sau đây SAMYEN sẽ chỉ ra cho các bạn cách phân biệt.

– Yến huyết đảo nguyên tổ chưa sơ chế, về hình dạng tổ hình tròn ovan rất đẹp, không có chân, rất ít lông vì lý do sau đây. Chim yến làm tổ ngoài đảo trên vách đá, ngoài môi trường thiên nhiên luôn có gió thổi, nhiệt độ ngoài đảo cũng thấp vì vậy khi làm tổ chim thiết kế tổ sâu, tròn để tránh gió cho con, nhiệt độ thấp vì vậy chim không nhổ lông hoặc rụng lông trong quá trình xây tổ.

– Ngược lại với yến nuôi làm tổ trong nhà, chủ yếu nhà betong rất nóng, không có gió thổi cho nên tổ chim xây rất ẩu và rất nhiều lông, chim làm tổ trên tường hoặc trên gỗ cho nên lúc thu hoạch người ta lấy được cả phần chân yến. – Vì vậy khi các bạn chọn lựa mua yến nguyên tổ mà người bán nói yến đảo, các bạn cầm tổ yến lên nhìn hình dạng, chân tổ, lượng lông nhiều hay ít? là biết đó là yến gì?

KS. Lê Duy Tường

Nguyên Nhân Vì Sao Chim Yến Đến Ở Rồi Lại Bỏ Đi

Nguyên nhân chim yến bỏ đi đang là thắc mắc của rất nhiều chủ đầu tư nuôi chim yến. Vừa qua cũng có rất nhiều khách hàng gọi điện thoải hỏi Yến Sào Trọng Tín về nguyên nhân chim yến nhà mình bỏ đi. Làm thế nào để chim yến không bỏ đi.

Hôm nay Yến Sào Trọng Tín xin có một vài chia sẻ về nguyên nhân chim yến bỏ đi cho quý vị. Những người đã và đang chuẩn bị gặp phải trường hợp này được biết.

Việc đầu tư Cạnh tranh về số lượng nhà nuôi chim yến: xây dựng nhà nuôi chim yến đang được phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh về số lượng nhà chim. Chim yến sẽ có nhiều sự lựa chọn ở nhà này hoặc nhà kia. Nếu nhà yến nào được thiết kế tốt, kỹ thuật dẫn dụ tốt thì sẽ thu hút được lượng chim đến ở và làm tổ.

Thế nên nếu nhà chim của mình đang gặp phải vấn đề chim bỏ đi thì quý vị nên tìm hiểu nhà nuôi yến của mình đang gặp phải các tình trạng sau:

Thiết kế nhà yến đang gặp vấn đề

Việc thiết kế nhà nuôi chim yến sao cho tốt nhất là yếu tố cực kỳ quan trọng. Nó là yếu tố chính quyết định đến việc chim có đến tìm hiểu hay khám phá ngôi nhà của mình hay không? Các vấn đề về thiết kế nhà yến mà quý vị cần chú ý như: Hướng nhà, lỗ thu chim, chuồng lượn, đường bay của chim, ngăn phòng trong nhà chim…

Thi công phần kỹ thuật yến

Chim yến ở và làm tổ ở những vị trí an toàn cho chúng, vì vậy yếu tố thi công kỹ thuật yến như đóng gỗ, bắt loa là yếu tố cực kỳ quan trọng để quyết định việc giữ chim ở lại hay bỏ đi nhà khác. Công việc cơ bản như đóng gỗ, bắt loa tưởng chừng như rất đơn giản, ai cũng có thể làm được. Nhưng việc đóng gỗ như thế nào, quy cách ra sao, bắt loa như thế nào đó là ý đồ của người kỹ thuật. Mỗi kỹ thuật có những cách làm khác nhau, không ai giống ai cả, tuy nhiên việc sử dụng âm thanh như thế nào? Làm sao để chim phát triển tốt đòi hỏi vào kinh nghiệm của từng kỹ thuật. Chỉ cần một vài lỗi nhỏ trong thiết kế cũng ảnh hưởng rất lớn đề việc chim có ở hay không.

Sử dụng âm thanh nhà nuôi yến

Âm thanh nhà nuôi yến cực kỳ quan trọng. Nó quyết định đến việc tăng trưởng và phát triển bầy đàn của nhà chim. Tùy vào cách sử dụng âm thanh của từng kỹ thuật vào từng thời điểm. Ví dụ: Nhà mới phát loa thì nên sử dụng âm thanh nào để dẫn dụ chim (Thông thường việc phát triển của nhà nuôi chim yến mới từ 0 đến 50 chim cực kỳ lâu, nhưng sau đó từ 50 lên 100 chim sẽ nhanh hơn, hoặc 100 lên 300 chim). Với kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm, nắm bắt được âm thanh nào tốt, sử dụng ở vùng nào hiệu quả. Thời điểm nào sử dụng âm thanh để chim ở, thời điểm nào sử dụng âm thanh để chim làm tổ hoặc phát triển bầy đàn tùy thuộc vào kinh nghiệm của kỹ thuật + thời điểm phát triển của nhà yến.

Sử dụng mùi nhà yến có hiệu quả không?

Tóm tắt lại nguyên nhân chim yến bỏ đi hoặc không ở thì quý vị nên chú ý một số vấn đề sau đây: Thiết kế nhà yến, thi công kỹ thuật yến, sử dụng âm thanh. Đó là những yếu tố cơ bản để tìm ra nguyên nhân tại sao chim không ở, hoặc bỏ đi.

Với những kiến thức và kinh nghiệm của mình, chúng tôi hy vọng những chia sẻ của mình sẽ giải đáp những thắc mắc của những chủ nhà nuôi chim yến chưa thành công.

Nếu quý vị nào đã và đang gặp trường hợp như trên, có thể liên hệ trực tiếp với Yến Sào Trọng Tín. Chúng tôi sẽ khảo sát cụ thể, đưa ra những tư vấn chính xác nhất cho hiện trạng nhà yến của quý vị.

Địa chỉ: 118/55 Đường Tân Thới Hiệp Q.12 TP. HCM

Điện Thoại: 097 662 5859

Email: yensaotrongtin@gmail.com

Website: yensaotrongtin.com