Top 15 # Khuyên Líu Chuyện Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Topcareplaza.com

Tiếng Vành Khuyên Líu Mp3

Chim Vành Khuyên, loài chim có vóc giáng nhỏ nhắn xinh xắn, nhanh nhẹn, hót hay. Do có hình dáng đẹp, tiếng hót lại hay nên nhiều người chọn làm nuôi cảnh, thuần hóa để chơi, đấu, nghe hót. Vành khuyên rất đa dạng về họ nhưng ở Việt Nam chúng ta có 3 họ Vành khuyên: Vành Khuyên nâu, Vành Khuyên xanh, Vành Khuyên vàng mỗi họ đề có đặc điểm nhận dàng và vùng phân bố khác nhau.

Chim Vành Khuyên Xanh

Vành Khuyên nâu, do có hình dáng to, giọng hót không hay nên ít người nuôi, Vành Khuyên xanh, có hình dáng nhỏ nhắn, đẹp, hót hay, phân bố phổ biến rộng nên nhiều người thích nôi, Vành Khuyên vàng, có giọng hót hay, màu lông đẹp nhưng không có tinh thần hiếu chiến, hót đấu giống như Vành Khuyên xanh nên cũng ít người chọn nuôi hơn so với Vành Khuyên xanh.

Và thấy nhiều bạn nuôi Vành khuyên cần tiếng chim Vành Khuyên hót, líu nên chúng tôi đã tìm kiếm và chia sẻ lại cho bạn, link trên bạn có thể tải về điện thoại và máy tính để dùng mồi, kích Vành Khuyên hót…

5

/

5

(

101

bình chọn

)

Luyện Khuyên Líu Điên Đảo

– Cảm ơn các bạn đã xem video của chúng tôi hãy: – Đăng ký kênh để nhận được nhiều video hữu ích hơn tại: http://bit.ly/2NCnFVi – Tham gia nhóm CLB chim cảnh đất Việt để nhận được nhiều hơn kinh nghiệm nuôi và chăm sóc chim cảnh tại: http://bit.ly/2L3BRVt + Kỹ thuật nuôi chim cảnh hót hay nhất trong lịch sử Việt Nam Những năm gần đây thú chơi chim cảnh rộ lên tại nhiều ở địa phương và các tỉnh thành phố. Nhưng dù là nuôi loại chim cảnh nào, để bắt đầu chúng ta nên tìm hiểu kĩ cách chọn và cách chăm sóc phù hợp với từng loại để mang lại chất lượng tốt nhất khi nuôi chim cảnh. + Nuôi chim cảnh – thú vui cầu kì, tinh tế +Người chơi chim cảnh thường rất tinh tế, điều này thể hiện qua cách chọn nuôi chim. Người đam mê chim cảnh thường căn cứ vào giọng hót, cách nhảy, cách chuyền uyển chuyển, nhanh nhẹn để đánh giá một con chim. +Mỗi loài chim có những giọng hót đặc trưng mà có lẽ chỉ người chơi chim mới nhận ra được, ví như chim họa mi sẽ có giọng hót lảnh lót, khiếu thì hót giọng trầm hùng, vành khuyên thì hót nhẹ nhàng, thanh thoát, giọng vang xa. + Tiêu chí để đánh giá tiếng hót của mỗi loài chim cũng khác nhau, với chim gáy thì tiếng hót phải đủ ba loại tiếng gáy gọi, gáy trận, chu; chích chòe khi hót phải phải vừa xoay cánh và đánh đuôi,… + Không những thế, người chơi chim cũng phải rất tinh tế khi chỉ cần nhìn qua màu lông, cách sải cánh, mỏ,… là biết được giá trị của từng con. + Nuôi chim cảnh – thú vui tỉ mỉ, kiên trì + Nuôi chim cảnh rất cần sự tỉ mỉ và kiên trì bởi muốn chim hót hay thì phải chăm sóc cực kì kĩ lưỡng từ khâu thức ăn, tắm nắng hay cách thuần dưỡng cũng phải phù hợp với từng loại chim. + Về thức ăn cho chim, không đơn thuần chỉ là mua cám ăn sẵn cho chim mà phải chế thêm thức ăn bột được pha chế tỉ mỉ từ những nguyên liệu như bột gạo, bông cỏ, trứng gà, lạc, mật, chất đất, chất sắt cùng với một số loại thuốc để chim có giọng hót hay hơn. + Để thuần được một con chim có giọng hót hay thì người chơi chim phải cần ít nhất 2 năm, phải kiên trì từng ngày. Chim thường bắt chước những âm thanh xung quanh rất nhanh, nên những người chơi chim thường tụ họp lại một nơi nào đó, treo lồng chim cạnh nhau để chúng bắt chước giọng hót của nhau. + Cái khó nữa trong quá trình nuôi chim là cách chăm sóc sao cho chim không bị bệnh, gãy cánh, làm mất giọng hót khi những lúc thời tiết thất thường. Mỗi năm chim thay lông một lần, và thường sẽ vào mùa mưa. Trong thời gian thay lông này, sức khỏe chim sẽ rất yếu, vì vậy thời gian này cần có một chế độ chăm sóc đặt biệt về thức ăn, nước uống cho chim. + Ngoài việc nuôi chim cảnh, thì việc chọn lồng phù hợp với từng loại chim cũng rất quan trọng. Nên chọn loại lồng bằng tre với kích thước cao, rộng để tránh việc gãy lông chim, xây xước da. Tuy nhiên cũng không nên chọn loại lồng rộng quá vì chim sẽ nhát và khó thuần. Với chim mới đem về nuôi nên có áo lồng, áo lồng sẽ từ từ được mở ra khi chim bạo dạn.

Cách Nuôi Khuyên Từ Mộc Đến Líu

Phần 1: Cách vào cám và thuần dưỡng chimKhi đã chọn được chim ưng ý bạn nên mua cho chim 1 chiếc lồng tiêu chuẩn là loại lồng có đường kính đáy 21cm, chiều cao tính từ đáy lên nóc lồng 35cm, lồng có 48 – 50 nan chỉ sử dụng tối đa 2 cóng thức ăn 1 ống thủy tinh đựng nước nắp ở ngoài lồng. Nên sử dụng đĩa CD hoặc miếng nhựa trong được gắn vững chắc lên đỉnh lồng ở phía trong có tác dụng ngăn cho chim nhảy lộn (Chim càng hay càng có nhiều tật ngoái tiện lộn)Để chim vào cám các bạn nên mua chuối tây bỏ vỏ, cắt miếng nhỏ bóp với cám đậu xanh trứng gà (Cách làm cám sẽ được viết vào mục sau) có thể cho thêm Sâu Quy, Sâu gạo, hoặc Châu chấu non (nhớ bỏ càng) cho chim ăn như vậy sau 3 ngày bạn từ từ giảm bớt chuối, sâu, châu chấu đến khi còn cám không (thời gian khoảng 10 ngày). Những ngày này chim còn yếu hay hoảng loạn bạn nên treo chim ở chỗ cao yên tĩnh, tránh nắng, gió.Sau 13 ngày bạn đã có 1 con chim mộc đã biết ăn cám và sức khỏe tạm ổn định. Bạn mới bắt đầu chuyển sang cách thuần dưỡng chim.1. Bạn nên chọn chỗ treo chim nơi đông người qua lại khoảng cách treo ngang mặt người.2. Hàng ngày bạn dành cho chim khoảng nửa tiếng vào lúc chiều tối để ôm chim vào lòng hai tay thỉnh thoảng vỗ nhè nhẹ vào lồng. Sau 15 ngày bạn đã có 1 con chim mộc thuần.Về phần dưỡng bạn nên cho chim 1 cóng cám đủ ăn trong khoảng 1 -2 ngày (sau hết ngày thứ 2 nếu chim ăn không hết nên đổ bỏ để tránh mốc cám)buổi sáng khoảng 5 con sâu, buổi chiều khoảng 4h cho tiếp 5 con. Nếu không có sâu bạn có thể thay bằng châu chấu. Hai ngày bạn cho ăn 1/2 lát chuối tây mỏng khoảng 1/2cm (có thể thay bằng các loại hoa quả khác được nhưng những loại thay thế phải mang tính ôn ấm), cách 1 ngày cho chim tắm 1 lần.Nếu sử dụng loại cám có chất lượng tốt tôi đảm bảo sau 3 tháng bạn có 1 con chim líu khá hay.

Luận bàn: Nên sử dụng loại cám nào cho những chú chim yêu dấu của bạnKhi lập ra topic này tôi đã biết sẽ có 1 ngày nào đó phải viết ra bài luận này nhưng không nghĩ rằng nó nhanh đến như vậy tại vì để đi được đến bài luận này một trang mạng khác chúng ta (cũng về SVC) phải đi mất 18 tháng. Điều đó chứng tỏ rằng ngày càng có nhiều bác rất yêu thích chim Vành Khuyên và trình độ nuôi chim của các bác tiến bộ rất nhanh chóng, vượt bậc. Bài viết này của tôi không mượn ý tưởng của bất cứ ai và nội dung của nó hoàn toàn là của riêng tôi.Hiện tại trên thị trường có bán rất nhiều loại cám nhưng theo tôi nó được chia làm 3 chủng loại sau: 1- Cám nuôi thông thường (Cám đậu xanh trứng)2- Cám sử dụng cho chim căng (Cám líu)3- Cám công kích (Được sử dụng cho chim đi thi đấu)cả 3 loại này đều có của Việt Nam và Trung Quốc1- Cám nuôi thông thường là loại cám mà trong Topic này tôi đã viết trên những trang trước.Của Trung Quốc cũng có với giá thành khoảng 80.000VND/5 lạng sử dụng tốt để nuôi chim mộc và chim trong thời kỳ thay lông. Ưu điểm: Chim cho ra mầu lông đẹp, khỏe mạnh, phòng chống tốt các bệnh thường gặp như đi ỉa hoặc cúm.Nhược điểm: Không có2- Cám sử dụng cho chim căng (Cám líu): A: Của Việt Nam được chế tạo dựa trên cám nuôi thông thường nhưng được tăng thêm hàm lượng đạm (Ví dụ: Đưa thêm cật gà – Ngọc kê gà không phải quả tối gà – với tỷ lệ 10%, cộng thêm không quá 5% kỳ tử, khởi tử hoặc tam thất – Đây là những vị thuốc bắc – có tác dụng bổ dương ích khí. Ưu điểm: Chim líu khỏe hơn nhiều đạt được độ căng đỉnh điểm, thời gian đỉnh điểm kéo dài. Nhược điểm: Thời gian nên đỉnh điểm của chim lâu, người nuôi phải chuyển từ cám nuôi thông thường sang cám líu một cách từ từ bằng cách trộn đều 2 loại cám trên từ 30% – 50% – 90% tránh sốc cám dẫn đến chim mắc bệnh đi ỉa.B: Của Trung Quốc được chế tạo như cám nuôi thông thường ( Tất nhiên là cám nuôi của họ không phải là đậu xanh trứng mà là đậu lành và các loại hoa quả được sấy khô tán nhỏ trộn đều và ép hạt) được tăng thêm thuốc kích dục với tỷ lệ bí mật chỉ có nhà sản xuất mới biết được. Ưu điểm: Chim líu rất khỏe đạt được độ căng đỉnh điểm rất nhanh khoảng 21 ngày kể từ ngày chim thay lông xong và chuyển từ cám nuôi của họ sang cám líu cũng của họ. Nhược điểm: Thời gian chim ở đỉnh điểm ngắn, mầu lông chim ở vụ thay lông sau xấu, thời gian thay lông kéo dài.3- Cám công kích: Của Việt Nam và Trung Quốc đều tăng mạnh hàm lượng thuốc kích dục. Ưu điểm: Chim líu đến điên cuồng. Nhược điểm: Nếu sử dụng quá 20 ngày chim bị bó lông, xoắn lông, hóc lông, dẫn đến chim không thay được lông, có thể dẫn đến hỏng chim ( Những người sử dụng loại cám này là những kẻ háo danh vô lương tâm và độc ác ).Bài luận này chắc không tránh khỏi những thiếu sót mong các bác cứ thoải mái phản biện.

Chu kỳ sinh lý của chim Vành KhuyênChim Vành Khuyên đực sử dụng tiếng hót để dụ chim Vành Khuyên cái trong mùa giao phối, Vành Khuyên đực là giống chim có trách nhiệm cùng con chim cái ấp trứng và cùng nuôi con trong suốt mùa sinh sản. Thông thường mùa giao phối của chim Vành Khuyên là từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm (dương lịch) và đấy cũng là mùa chim căng trong tự nhiên cũng như nuôi nhốt. Và cũng đã có người hỏi tôi rằng tại sao chim của tôi vẫn hót trong những tháng 10 đến tháng 2 sang năm, tôi đã giải thích và lý giải rằng đấy là chim căng trái vụ trường hợp này được lý giải như sau: Những con chim non được sinh ra trong những tháng đầu vụ được sống trong môi trường tự nhiên tốt hoặc nuôi nhốt tốt sau 5 đến 6 tháng đã căng và những con chim già gặp trở ngại trong mùa chim căng (Như bệnh tật, hoảng loạn trong nuôi nhốt) sẽ dẫn đến mùa căng trái vụ nhưng chắc chắn rằng sau 1 đến 2 vụ thay lông chim sẽ dần dần điều chỉnh cơ thể để dẫn đến căng đúng vụ. Trong mùa căng trái vụ này chim thực sự không hót hay được bằng chim đúng vụ thời gian chơi hót không được dài bằng chim đúng vụ.Đây là mấy lời lý giải không đầy đủ của tôi mong các bác tham khảo, Bác nào có lý giải hay hơn mong được lĩnh hội.

Chuyện Về Con Chim Vành Khuyên

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ như cha

Một câu chuyện nhỏ mà tôi vô tình đọc được cách đây vài năm trên báo Giáo dục và thời đại. Khi đó, tôi còn là một sinh viên sống xa nhà, lần đầu tiên bỡ ngỡ bước vào cuộc sống xa quê. Đọc xong mẩu chuyện nhỏ, những giọt nước mắt của tôi cứ thế lăn dài trên má. Tôi nhớ hình ảnh của cha nơi quê nhà đang dõi theo tôi từng ngày trên bước đường mà tôi đang đi…

Ông đã cho tôi sức sống, cho tôi niềm tin và nghị lực giúp tôi bước qua những khó khăn thử thách. Ông đã chở che cho tôi trước những nghiệt ngã của cuộc đời. Và cuối cùng nhìn lại, mái tóc của người cha đã bạc màu thời gian. Cho tôi hôm nay tìm về với cha, nhìn lại những kí ức tuổi thơ lại nhớ đến mẩu chuyện nhỏ xúc động mà tôi từng đọc từ rất lâu rồi.

Trong sân một ngôi nhà có vẻ êm đềm. Trên một chiếc ghế đá có hai người đàn ông đang ngồi. Đó là một cụ ông khoảng hơn 80 tuổi và một người đàn ông vẻ trung niên. Trông ông cụ mắt mũi đã kèm nhèm. Giữa không gian thinh lặng bỗng nổi lên những tiếng chim lanh lảnh

– Con chim gì hót đấy con?

– Chim vành khuyên bố ạ – Người đàn ông trung niên nói.

Tiếng chim lại rộ lên.

– Chim gì thế hả con? – Ông cụ lại hỏi.

– Chim vành khuyên đó mà. – Giọng người con hơi xẵng.

Một chặp sau lại có tiếng chim.

– Chim gì hả con?

– Tôi mệt quá đã bảo là chim vành khuyên mà – Người đàn ông nói giọng bực bội.

– Thôi bố vào nhà nghỉ đi!

Ông cụ đứng dậy run rẩy vào nhà. Lát sau, ông đi ra với một cuốn sổ trên tay. Ông lặng lẽ trao nó cho người con.

Người con giở ra và chăm chú đọc:

“Ngày … Tháng… Năm… Con trai tôi năm nay đã lên bốn tuổi. Nó cứ bảo bố kể chuyện con chim vành khuyên cho nó nghe. Chuyện này tôi đã kể nhiều lần, nhưng con trai tôi vẫn cứ muốn tôi kể nữa, kể nữa… Hình như chính nó cũng thuộc lòng câu chuyện, bằng chứng là khi tôi tỏ ra ngập ngừng ở một đoạn nào đó là nó giục. Bố quên rồi à, chỗ này con chim vành khuyên sắp bị người thợ săn giăng lưới bắt đấy. Nghe thế tôi sung sướng vô cùng, giả vờ ồ lên một tiếng rồi mới kể tiếp. Tổng cộng chuyện con chim vành khuyên con trai tôi bắt tôi kể đi, kể lại đến hôm nay phải hơn năm mươi lần, thế nhưng cứ mỗi lúc nó yêu cầu là tôi lại cảm thấy hạnh phúc khi kể cho nó nghe…”

Đọc tới đây, nước mắt người đàn ông trung niên chợt lăn dài. Anh quay lại tìm bố, nhưng hình như ông cụ đã vào nhà và đi nghỉ.

Bạn à, sau khi đọc xong mẩu chuyện, xin đừng đưa tay lau đi những giọt nước mắt của bạn đang rơi mà hãy đặt bàn tay lên trái tim để nhớ đến người cha nơi quê nhà đang ngày đêm chờ mong con khôn lớn.

Văn Văn

Nguyễn Văn Sang @ 02:18 12/07/2010 Số lượt xem: 275