Top 8 # Hướng Dẫn Nuôi Chim Chích Choè Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Topcareplaza.com

Hướng Dẫn Nuôi Chích Chòe Than

Đứng trên vị trí cao nhất vùng mà hót, chứng tỏ chim không hề biết sợ một địch thủ nào , mà lại có vẻ thách thức nữa . Nó cứ điềm nhiên đứng hót, lúc nào không còn hứng nữa mới chiu tung cánh bay đi.

Hình dáng : Như phần trên mình nói , Chim Chích Chòe Than có đôi chân vừa cao , vừa nhỏ , trông không cân đối lắm , thế nhưng , chân nhỏ mà không yếu . Ai có thấy Chim Chích Chòe Than đá nhau trong rừng, hoặc đá trong lồng thì mới tháy những cú tung cước bần bật vào đối thủ của nó đích đáng đến chừng nào ! Đã thế nó còn mổ vào mắt, vào mặt , vào cổ đến đối thủ phải trụi lông , rách thịt , có khi lọt tròng…

Chim Chích Chòe Than có thân mình lớn gấp đôi chim sẻ, có con lớn đến gấp ba , chiều dài tính từ đầu đến chót đuôi khoảng 18 cm . Toàn thân phủ lông đen , trừ phần bụng , bên dưới lông đuôi, và hai sọc xuôi dài bên cánh là màu trắng . Mở và mắt của chim đen tuyền , chân đen móc. Với bộ lông như vây, trong Chim Chích Chòe Than lúc nào cững tươm tất, sạch sẻ giống như cụ lý ngày xưa, chững chạc với khăn đóng áo dài đen quần trắng…Với bộ lông đặc biệt này . Chim Chích Chòe Than không có nét trùng giống vơi một con chim nào khác. Để phân biệt với Chim Chích Chòe Lửa, người ta gọi con Chích Chòe hay Chim Chìa Vôi bằng cái tên mới là Chim Chích Chòe Than .

Ở miền Bắc và bắc Trung phần thì Chim Chích Chòe Than được gọi với cái tên từ thời cổ lổ là chim Chìa Vôi , sau đó là Chim Chích Chòe Than . Ở vùng ngoài không ai goi nó là Chim Chích Chòe Than , vì ở đó không có Chim Chích Chòe Lửa , nên khỏi sợ lộn.Ngay ở miền Nam mình , trước đây , người ta cũng goi nó là chim Chìa Vôi.

Chim chìa vôi ở miền Bắc có thân hình lớn hơn Chim Chích Chòe Than ở trong Nam , đôi chân cũng cao kều hơn , còn giọng hót và màu lông cùng đặc tính thì giống nhau như một . Sỡ dĩ ông bà ta gọi nó là chim Chìa Vôi , vì đôi chan vừa cao vừa nhỏ giống như cái chìa vôi của các cụ ăn trầu . Do đôi chân vừa cao , vừa nhỏ trông yếu ớt nên dáng đi điệu nhảy của Chim Chích Chòe Than kều khều , tưởng như xiêu vẹo , không vững .Xưa nay , người nào có đôi chân ốm yếu lại cao nhồng, thì được người đời ví von là kẻ có cặp chân chìa vôi.

Xuất xứ : Chim Chích Chòe Than , xuất phát từ quần đảo Nam Dương, rồi dần dần có mặt ở các nước ở vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam ta. Tại nước ta , giống này có mặt khắp noi , ở đâu có người là ở đó có chúng ở. Từ trong rừng thẳm núi cao , đến vùng đồng bằng sông Hồng , sông Cửu Long , đi đến đâu , ta cũng gặp hình ảnh con chim mình đen bụng trắng thân thương trầy . Tuy nhiên , chúng sống ở rừng thì ít, mà sống trong vườn tược gần nhà của người thì nhiều.Cách thuần chích chòe than bổi : Trong đời sống tự nhiên, Chim Chích Chòe Than thích gần gũi với con người . Chúng thường sống và làm tổ ở trong vườn nhà . Tổ của chúng là những họng cây . Muốn bắt Chim Chích Chòe Than con , người ta thường lấy nhứng cái hũ , những cái tỉn nước mắm , gác lên các cháng cây thấp , thế là chúng bay vào đẻ .Lúc chim con sắp tập bay là người ta chò đêm tối thọc tay vào bắt trọn ổ , và dĩ nhiên là người thả cho chim mẹ đi.

Chim Chích Chòe Than trông có vẻ dạn người , thế nhưng khi bắt vào lồn thì chúng tỏ ra cực kỳ sợ hãi.Nhiều con cứ thấy có bóng người là cố chui rúc vào nan lồng đến nỗi bể đầu, tróc lông , xệ cánh , không chị ăn mồi để chịu chết. Do đó, người ta thường nuôi chim con , vừa mau dạn lại có thể nuôi thả như các loài gia cầm khác . Chim con nuôi lớn lên trở nên thuần tính , thả bay nhảy trong nhà , trong vườn như các loại gia cầm. Riêng chim lớn bẩy về, ta phải nuôi bằng phương pháp đặc biệt. Trước tiên là sửa soạn một cái lồng tre hoặc mây, bên trong có treo một cóng nước, một cóng đựng cào cào ( các bạn nhớ xen hết chân để để phòng cào cào nhảy ), một cóng nữa đựng bột đậu phộng, có pha một ít sâu tươi hoặc sâu khô. Ngoài lồng phải có áo lồng kín đáo. Thả chim vào lồng xong, ta trùm áo lồng lại, rồi treo lồng vào một nơi yên tĩnh trong vài ngày. Chim bổi tuy nhát , nhưng sống trong sự tĩnh mịch này , nó cúng đành “ép bụng”, để thích nghi dần với hoàn cảnh mới .Những ngày sau đó thấy chim bớt nhát không còn bay nhảy loạn xạ như trước. Thế là có quyền hé bớt áo lồng, và treo vào chỗ có người qua lại để chim dạn dĩ dần thêm.Thức ăn cho chích chòe than : sống trong rừng, chích chòe than thích ăn sâu bọ, cào cào, châu chấu, trùn dế… Chúng thường sà xuống các thửa ruộng mới cày , những đám đất mới cuốc để tìm trùn, tìm dế mà ăn. Chích chòe than cũng tìm ăn những trái cây chín trong vườn. Ca dao có câu : Cúc cu ăn đậu , ăn mè Bồ câu ăn lúa , chích chòe ăn sâu. Nói vậy thì mình thấy loại chim này vô cùng hửu ích cho con người vì nó bắt sâu bọ phá hoại mùa màng cây cối , tiếng hót lại hay Xin lưu ý là nuôi Chim Chích Chòe Than rất tốn kém về thức ăn . Vì mỗi ngày , ngoài bột và đậu phộng trộn trứng ra còn phải cung cấp cào cào , sâu tươi và cả sâu khô nữa.

Một con chim ăn mỗi ngày , phỉ sức cũng hết 50 con cào cào . Thiếu cào cào chim ốm . Mà một khi chim ốm thì khó lòng “vực” chim lên được . Những người nuôi Chim Chích Chòe Than để đá , họ còn ép chiim ăn cào cào một ngày 2 cứ, ít ra cũng từ 80 đến 100 con . Sâu khô mua về bóp nhuyễn thành bột , trộn chung với bột đậu phộng trộn trứng tỉ lệ 30 đến 50%. Sâu tươi thì đổ vào cóng riêng , cho ăn hà tiện cũng mọt muỗng cà phê một ngày.

Đó là điều làm cho nhưng nhà nuôi chim rất ngạc nhiên , vì với cái bầu diều nhỏ nhoi như vậy , mà sao Chim Chích Chòe Than có thể “ngốn ” một lượng thức ăn nhiều đến như thế ! Với Chim Chích Chòe Than nuôi để đá độ như gà nòi , thì người ta cho ăn sâu tuoi và sâu kho 100% ( không cho ăn bột đậu phộng trộn với trứng ) và một ngày ăn 2, 3 cữ cào cào . Chim ăn sâu tươi , sâu khô càng nhiều chim càng “lên lửa”, càng sung, cả ngày lúc nào cũng hung hẵng chực đá.Ngày cả chủ đưa tay vào lồng để châm thêm thức ăn cũng bị chim bay đậu trên tay, miệng cắn , chân đá ,liên hồi , không sao gỡ cóng ra được. Con chim có “lửa” rất dễ biết, nó ít hót, cả ngày cứ kéo bố lồng và gặp người là xan tới thành lông gây sự ..Với người nuôi chim để hót , khi thây chim “đủ lửa ” thì cho ăn bớt sâu . Nghĩa là từ 50% , sẻ xuống còn 30% , để hẵm sự sung sức của chim bớt lại , có như vậy chim mới siêng hót. Xin lưu ý là ta có thể tùy nghi mà giảm bớt tỷ lệ sâu tươi hoặc sâu khô, chứ lượng cào cào không nên giảm . Trừ trường hợp màu nắng , cào cào không có thì đành chịu mà thôi . Dĩ nhiên , thiếu cào cào thì phải tăng lượng sâu tươi lên để chim khỏi bị suy yếu .Nếu không có sâu tuoi thì cho ăn trứng kiến.Lồng chim và cách chăm sóc chích chòe than Nuôi Chim Chích Chòe Than bằng lòng tre hay lồng may cũng được . Lồng không cần cao rộng đường kính 30cm là đủ. Về cách chăm sóc cho Chim Chích Chòe Than cũng như các loại chim hót khác , nghĩa là luôn luôn giữ vệ sinh cho lồng sạch sẽ . Cóng nước uống phải kỳ cọ cho hết trơn nhớt mỗi khi thay nước mới cho chim uống. Thức ăn nên đổ vào cóng một lượng vừa phải , đủ ăn chừng vài ngày, để tranh hư móc . Cứ môi lần cho ăn mới trộn sâu khô vào hỗn hợp bột đậu phộng với trứng.Ngoài ra mỗi ngày hay cách nhật, ta phải cho Chim Chích Chòe Than tắm . Đây là loại chim ưa tắm. Có tăm , chim mới mát mẻ, mình không có ký sinh trùng nên không bệnh hoạn. Tóm lại , nuôi Chim Chích Chòe Than tuy tốn kém 1 tý xíu, tuy mất nhiều thời gian chăm sóc, nhưng bù lại ngày nào từ sớm tinh mơ, Chim Chích Chòe Than đã mang đến cho ta tiếng hót ngọt ngào. Đây là loại chim siêng hót, có thể hót hàng giờ, và sáng, trưa, chiều cũng đều lảnh lót cả. Chỉ cần tuyền một em Họa Mi và một em Chim Chích Chòe Than, suốt ngày trong nhà bạn đã rộn rã tiếng chim hót rùi đấy. Nguồn: Sưu tầm

Hướng Dẫn Nuôi Chim Chích Chòe Lửa

Giá một con Chích Chòe Lửa loại làm mồi hiên nay từ vài triệu đồng đến chục triệu.Chim Chích Chòe Lửa nuôi vài ba mùa (tiếng nhà nghề gọi 1 mùa là 1 năm ) cũng phải bỏ ra hơn triệu đồng. Chim Chích Chòe Lửa bổi thì giá khoảng vài trăm nghìn.

Xuất xứ: Chích Chòe Lửa sống nhiều ở các vùng Trảng Bom, Trảng Bàng, Long Khánh, Bến Cát, Chơn Thành, Bình Long, Dầu Tiếng, Bù Đăng, Bù Đốp…Chúng cũng có mặt rãi rác ở các tình miên Tây Nam Bộ và một số tỉnh phía Nam miền trung.Hầu như ở tất cả các nước ở Châu Á đều có mặt chúng.

Ở rừng, Chích Chòe Lửa có mặt khắp nơi.Nếu ta đi sâu vào các khu rừng miền Đông, ta vẫn nghe được tiếng chúng hót.Đặc biệt, chúng thường tụ tập sống và làm tổ dọc theo các đường xe ben, xe trâu.Mỗi buổi sáng, ta nghe Chích Chòe Lửa hót vang trời và hót sơm nhât, tiếp theo sau là giộng các loài chim rừng khác.

Giọng Chích Chòe Lửa rúc rúc từng hồi thật to, bài bản không nhiều như chim chích chòe than.Nhưng khi nghe chúng “nói chuyện” thì mới đã lỗ tai, vỉ rất giầu âm điệu.Ta có thể nghe được tiếng suối reo, thác đổ, tiếng rừng cây vi vu. Đôi khi ta còn lẫn lộn với giọng Họa Mi và các loại chim hót khác.Có lẻ giọng hót có nhiều âm điệu như vậy nên mới có nhiều người ưa thích.

Hình Dáng: Chích Chòe Lửa có hình dáng như Chích Chòe Than, có điều thân mình thon nhỏ hơn, mảnh mai hơn.

Người ta đặt tên chim là Chích Chòe Lửa vì thoạt nhìn vào, ta đã thấy từ ngực đến lưng toàn một màu nâu sẫm..tự như màu lửa đỏ.Chim trống có một bộ lông tươi hơn và đuôi dài hơn chim mái.Đo từ mỏ đến hết phần đuôi có thể dài hơn 25 phân ( cm ), trong khi cái đuôi chim trống đã dài đến hơn cả thân mình! Phải nói là Chích Chòe Lửa đẹp nhất ở cái đuôi! Khi chim múa, cái đuôi nhấp nhô rất duyên dáng!

Chim có ba sắc lông: đen, nâu sẫm và màu trắng.

Đầu cổ, phần trên lưng và đuôi Chích Chòe Lửa phủ lông đen ửng xanh. Ngực và bụng màu nâu sẫm. Phần dưới đuôi của Chích Chòe Lửa có 8 chiếc lông trắng.Ba sắc lông tách biệt nhau thành một vùng nhất định, tạo sự sắc nét dễ coi.

Chích Chòe Lửa khi thay lông xong là đến thời kỳ chim cớ lửa. Lúc này mình chim thon nhỏ ẻo lả như dáng dấp của một hot girl. Nếu không có cái đuôi dài, chắc chắn chim sẻ mất đi phần sắc sảo.

Cách Nuôi Chim Bổi: Chích Chòe Lửa bổi rất nhút nhát, khó thuần hóa. Con nào, đang còn “lửa rừng” thì tương đối mạnh dạn hơn, có thể nuôi một vài tuần là hót được.

Cũng như nuôi các loại chim rừng bổi khác, chúng ta phải sắm một cái lồng lớn và cao, trước khi nhốt chim vào, phải để sẵn một cóng bột đậu phộng trộn lòng đỏ trứng gà, một cóng sâu tươi, hay trứng kiến, một cóng đựng cào cào (đã cắt cẳng để khỏi nhảy ) và cóng nước. Lúc thả chim vào lồng xong, ta phải trùm áo lồng kín mít, rồi treo lồng vào chỗ yên tĩnh mấy ngày đầu.

Sau đó, ta kiểm soát để tìm hiểu tình trạng sức khỏe ra sao, nó thích hợp với thức ăn gì để cho ăn tiếp.Dần dần, khi Chích Chòe Lửa dạn, ta hé áo lồng ra, đem chim treo vào chỗ có người qua lại, và tập cho chim Chích Chòe Lửa ăn bột đậu phộng dần dần.

TDCC thấy có cũng có nhiều con chim Chích Chòe Lửa không chịu ăn bột đậu phộng trộn trứng. Trong trường hợp nầy, các bạn lấy một ít bột đổ vào cóng, xong trộn vào đó một ít sâu tười hoặc sâu khô.Chim ăn sâu có lẫn chút bột, nên quen dần.Lần sau, ta tăng lượng bột lên dần… và thế là chim sẽ biết ăn bột.

Thức Ăn:

Chích Chòe Lửa cũng ăn bột đậu phộng trộn trứng. Ngoài ra nó cũng ăn cào cào, sâu khô, sâu tươi, trứng kiến.

Chích Chòe Lửa cũng giống như chim Chích Chòe Than, có điều nó ăn ít hơn nhiều.

Lồng Chim Và Cách Chăm Sóc: Nuôi chim Chích Chòe Lửa bằng lồng tre hay lồng mây, nhưng phải dùng loại lồng đặc biêt.Lồng ít nhất là 72 năn, có đường kính đáy phải 35 phân trở lên, chiều cao của lồng tối thiểu là 60 phân.Phải nuôi lồng lớn như vậy, thì chim Chích Chòe Lửa mới xoay trở dể dàng, vì đuôi nó quá dài.Nhiều nhà rộng rãi có chỗ treo, người ta dùng đến loại “lồng thể lực” đường kính 60 cm và cao một thước.

Thông thường thì từ tháng mười âm lịch, chim Chích Chòe Lửa bắt đầu thay lông, và đến tháng ba âm lịch là thay lông hoàn tất

Tùy theo sức khỏe của chim mà chim thay lông sớm hay muộn và nhanh hay chậm. Có con, lông cũ chỉ trong một tuần là rụng trông thảm não, rụng ào ào như vậy thì lông mới rất mau ra, thời gian thay lông ngắn lại. Có con thay lai rai, mỗi ngày chỉ rớt một hai cọng, nên thời gian thay lông kéo dài bốn, năm tháng. Gặp trúng em đang “suy lông” một năm thay đi thay lại đến mấy lần.

Với con chim suy lông, ta nên cho ăn uống bổ dướng hơn và tốt hơn hết là không thay đổi thức ăn suốt năm.

Chim nào cũng vậy, việc ta thay đổi thức ăn cho chúng sẻ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chim. Mỗi lần thay đổi thức ăn là mỗi lần thay lông. Chim ở nhà người ta thay lông xong, mình mua về cho ăn thức ăn khác, dù tốt hay xấu hơn, chim cũng thay lông lại.

Trong suốt thời gian chim thay lông, ta nên treo chim ở chỗ tĩnh mịch, thức ăn nước uống đầy đủ, nên trùm áo lồng cả đêm lẫn ngày, và vẫn cho chim tắm.

Lợi dụng lúc chim đang tắm, ta lo vệ sinh lồng, bằng cách thay bố mới sạch sẽ, dùng cợ sơn,quét sạch đấy lồng rồi mới cho chim vào.

Tóm lại việc chăm nom và săn sóc cho Chích Chòe Lửa không có gì khó khăn cả. Trong thời gian chim thay lông, có thể ta không nên cho ăn sâu, đỡ được phần nào tốn kém.Nhưng không thể dẹp khẩu phần cào cào của nó. Khim chim thay lông xong, ta tiếp tục cho ăn sâu tươi và khô trở lại cũng không muộn.

Nuôi chim mái: Theo kinh nghiệm lâu năm của các nghệ nhân thì chim Chích Chòe Lửa phải có chim mái kèm mới sung chim.

Chim Chích Chòe Lửa mái có thân hình nhỏ và màu lông xấu hơn chim trống. Chim Chích Chòe Lửa mái có cặp mắt vừa to, vừa tròn, trong khi chim trống có con mắt hơi méo.

Chim Chích Chòe Lửa mái cũng cho ăn uống như chim trống. Có thể chỉ cho ăn cào cào, khỏi cho ăn sâu. Chim mái bao giờ cũng phải treo cách xa và khuất mắt chim Chích Chòe Lửa trống. Tuy nhiên khoảng cách không nên quá xa, làm sao mà tiếng “xùy ” của chim mái phải đến tai chim Chích Chòe Lửa trống mới được

Chích Chòe Lửa trống nghe tiêng mái “xùy” sẽ hăng lên, hót ngay. Mái càng siêng “xùy ” thì Chích Chòe Lửa trống càng siêng hót.

Cách tập chim hót: Cũng như chim Họa Mi và nhiều loại chim hót khác, chim Chích Chòe Lửa cũng có tính ưa bắt chước giọng hót của chim xung quanh mà nó nghe được. Vì vậy, tốt hơn cả, là ta nên cho chim nhà đi nghe chim thiên hạ hót để giong chim mình sẽ giầu âm điệu hơn.

Nếu tập cho chim nghe đĩa CD, trong đó có tiếng kèn đồng, hay đàn guitar, vĩ cầm, đàn Hạ Uy Di, tiêu, sáo ….thì chắc chắn giọng chim sẽ tràn ngập nhiều điệu mới.

Điều đặc biệt cần nói thêm là ở chim Chích Chòe Lửa là chim trống nuôi con cực kỳ giỏi. Ngay nhu chim trống mình nuôi lâu năm trong nhà, nếu thả vào lồng một con Chích Chòe non. Chim Chích Chòe Lửa trống vẫn sốt sắng làm tròn bổn phận của người cha nuôi một cách chu đáo.

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Chim Chích Chòe Lửa

– Chim Chích chòe lửa có tên tịếng Anh là White-rumped Shama, tên khoa học là I. Tổng quan về chích chòe lửa 1.1 Về tên gọi và tập tính sống Copsychus malabaricus. Là một chi nhỏ trong bộ Sẻ của gia đình của họ chim Đớp ruồi. Trước đây, nó được xếp loại đứng giữa của họ Chim chích và họ chim Đớp ruồi trong dòng họ Hoét, nhưng nó được biết dưới dạng họ chim Chích nhiều hơn. Do vậy, nó thường được gọi (tiếng Anh) là White-rumped Shama Thrush (Chích chòe đuôi trắng) hoặc chỉ đơn giản Shama Thrush. Tương đương trong cách gọi của tiếng Việt là Chích chòe lửa hoặc Chòe lửa.

– Chúng có nguồn gốc Nam và Đông Nam Á, Lần đầu tiên, chúng được tìm thấy tại những khu rừng nguyên sinh của đảo Kaua’i, Hawaii, Vào đầu năm 1931 đến năm 1940, nó được giới thiệu lần nữa sự có mặt của chúng tại Malaysia và trên hòn lớn thứ 3 của Hawait tên là Oahu, bởi nhà Điểu học Alexander Isenberger . Và chúng được biết đến như là một đối tượng nuôi lồng phổ biến kể từ đó.

– Tại châu Á, nơi sinh sống của chúng là khu rừng thưa, đặc biệt là ở các khu rừng tre. Ở Hawaii, chúng được phân bố trong các khu rừng thung lũng hoặc trên rặng núi của miền nam Ko’olaus, có xu hướng làm tổ trong các hang cây của rừng mưa vùng đất thấp.

1.2 Phân biệt chích chòe lửa trống mái – Chim thường cân nặng từ 31 – 37 gram và có chiều dài khoảng 22 – 27 cm. Con trống có màu lông đen bóng với cái bụng màu hạt dẻ và một chùm lông màu trắng trên mông và đuôi. Con mái có màu hơi xám nâu, và thường ngắn người hơn so với con trống. Cả hai giới có chung một điểm chung là màu đen trên lưng và chân màu hồng. Chích chòe non chưa trưởng thành có màu sắc hơi xám hoặc nâu và trông giống như con mái và có màu ngực lấm chấm.

– Chúng ăn côn trùng trong tự nhiên, nhưng khi nuôi nhốt, thức ăn là khô đậu với lòng đỏ trứng và thịt nguyên được đun kỹ.

– Mùa sinh sản bắt đầu từ tháng giêng đến tháng chín tại khu vực Nam Á, nhưng chủ yếu trong khỏang tháng tư đến tháng sáu. Mỗi ổ chim có khỏang bốn hoặc năm trứng và tổ đặt trong các hốc rỗng của cây. Hành vi tán tỉnh của chúng: các con trống theo đuôi các con mái với nhiều giọng hót, giọng thầm thì, những cuộc bay rượt đuổi nhau, rơi tự do theo tần suất ngày càng cao hơn, giọng hót ngày càng dày đặc hơn. Nếu con mái nào “đồng ý” sẽ gãi đuôi và cánh. Còn nếu không, con mái sẽ cắn, dọa nạt con trống hầu bay ra khỏi khỏi lãnh địa của cô mái.

– Tổ được xây dựng do một mình con mái trong khi con trống đứng ngoài bảo vệ. Các tổ chủ yếu được làm bằng rễ, lá, dương xỉ. Thời gian ấp trứng và kéo dài từ 12 – 15 ngày. Trung bình là 12,4 ngày. Cả hai bố mẹ đều trực tiếp mớm thức ăn cho con, hoặc chỉ có con mái có trách nhiệm ấp ủ và lấy thức ăn từ con trống để mớm lại cho con. Trứng màu trắng, với sắc thái biến của những đốm nâu, và có chiều dài khoảng 0,7 đến 0,9 inch.

– Ở rừng, chúng có mặt ở khắp nơi, đặc biệt là ven đuờng xe ben, xe trâu. Mỗi sáng, Chích chòe lửa cất tiếng hót sớm nhất, sau đó là các loại chim khác. Tiếng hót của Chích chòe lửa tuy ko bài bản như của Chích chòe lửa nhưng giàu âm điệu và có thể giả tiếng suối reo, thác đổ, tiếng rừng cây vi vu… Đôi khi giọng của chúng còn bị lẫn lộn với họa mi và các loại chim khác. Vì giọng hót có nhiều âm điệu và bộ mã đẹp nên chúng được nhiều nghệ nhân ưa thích và có giá khá cao so với các lọai chim khác.

– Hình dáng thì Chích chòe lửa nhỏ hơn, thanh mảnh hơn Chích chòe lửa. Chim trống có bộ lông tươi hơn và đuôi dài hơn chim mái. Đo từ mỏ đến đuôi có thể dài 25 phân mà trong khi đuôi chim trống đã dài hơn thân mình. Chích chòe lửa đẹp nhất ở cái đuôi, khi chim múa rất duyên dáng.

– Vùng phân bố Chích chòe lửa ( Copsychus malabaricus) được tìm thấy từ Ấn Độ đến Borneo với nhiều loài khác nhau. Chích chòe lửa Ấn Độ có đuôi ngắn và giọng hót hay. Hiện nay, lòai này không nhập vào Singapore nữa. Về phía Nam qua Miến Điện, Campuchia, Lào và miền trung Thái Lan, chích chòe lửa nhỏ con hơn, dáng thanh mảnh hơn và có đuôi dài hơn giống Ấn Độ. Các loài chim này không được ưa chuộng nhiều ở Singapore vì giọng hót và cách chơi của nó ít được quan tâm.

– Các nghệ nhân ở Malaysia và Singapore tin rằng: những con chim hay nhất đến dọc theo biên giới Thái Lan và Malaysia. Đảo Penang ở Malaysia cùng vậy, đã có một thời gian người ta ghi nhận chòe lửa ở Penang đẹp, hót hay và biểu diễn tốt. Ngày nay, hầu như không còn chòe lửa hoang dã ở Penang nữa vì nạn săn bắt, mua bán bừa bãi. Hiện nay, những con chim được cho là hay nhất đến từ đảo Langkawi và xung quanh các đảo thuộc Malaysia và Thái Lan. Chích chòe lửa đến từ các vùng đất thấp của Malaysia có đuôi ngắn hơn 8 – 10,5 cm. Chúng cũng thường được nuôi ở Malaysia và Singapore. Tuy nhiên, Cục Lâm nghiệp Malaysia gần đây đã cấm việc xuất khẩu chòe lửa và những con lửa đã không còn được nhập khẩu vào Singapore từ Malaysia.

– Tỉnh Acheh của Indonesia là nơi nổi tiếng với lửa đuôi dài, tuy nhiên do chiến tranh và xung đột trong khu vực nên ít có được chim từ khu vực này. Chích chòe lửa từ các vùng khác của Indonesia, và đặc biệt là tỉnh Medan, thường xuyên được nhập khẩu vào Singapore. Chích chòe lửa Indonesia to xác hơn chòe lửa của Malaysia. Giọng hót lớn hơn nhưng cách biểu diển không bắt mắt. Vì thề giọng hót của chích chòe lửa Indonesia được đánh giá cao hơn phong cách chơi của chúng

– Có một phân loài chòe lửa ở Indonesia với tất cả các đuôi màu đen (chòe lửa đuôi đen) thay vì 8 đuôi trắng và 4 đuôi đen. Theo thời gian, chúng được nhập vào Singapore. Các loài chim này có đuôi ngắn khoảng 6 cm và được bán với giá khoảng US $ 200,00 mỗi con. Chúng hót rất hay và được nuôi phổ biến như là vật nuôi trong nhà. Cũng thấy 3 lòai lửa đuôi đen với đuôi chính từ 25 đến 28 cm. Các loài chim này có thể là một phụ loài khác cùa lòai có đuôi dài 6 cm. Chúng hót không hay. Một tính năng của tất cả các lòai lửa đuôi đen là không năng động và can đảm như các lòai chòe lửa khác. Do đó chúng không thích hợp cho các cuộc thi chim hót tại Singapore và Malaysia vì chúng ít hót và dể bị hỏang, không biểu diễn tốt trong môi trường có nhiều lửa dử xung quanh.

– Quần đảo Borneo cũng nổi tiếng với một lọai chòe lửa đặc biệt có đuôi ngắn và mảng lổng trắng ở trên đầu như mang vương miện vậy, gọi là White Crown Shama. Giọng hót của nó cũng rất giống với lửa thông thường.

– Một số loài có sự hạn chế về giọng hót. Một số hót một ‘tông” kéo dài liên tục cũng rất thu hút sự chú ý của mọi người. Số khác lại hót đảo giọng, nhiều tông và chúng kết lại với nhau thành chuỗi làm người nghe thật sự hài lòng. Đó là những con chim hay, chúng biết pha trộn sự đa dạng của giọng hót cùng với âm điệu và phong cách chơi.

– Một con chim hót hay là chúng có khả năng pha trộn hài hòa các âm điệu học được với chính giọng hót của nó tạo thành một giai điệu hay “tông” và tông này phải thay đổi thích hợp cùng nhịp điệu và phong cách chơi. Chích chòe lửa hót hay được ví như ca sĩ hát Opera. Nghe một con chích chòe lửa hót hay chẳng khác nào thưởng thức một chai rượu ngon, bạn sẽ không muốn nghe giọng của những con chim hót tầm thường nữa. Có 3 loại giọng mà chúng sẽ hót theo tâm trạng của mình. Thứ nhất, đó là giọng đi chuyện, Đây là giọng mềm, nhỏ nhẹ, dường như chỉ là lời thỏ thẻ với chính mình, vừa đủ cho chim và chủ chim nghe, thường vào buổi chiều, khi nó ngồi thoải mái và yên tĩnh. Kế tiếp, là giọng lớn hơn nhưng không hót liên tục. Cuối cùng, là hót sổng nhiều, có khi đinh tai nhức óc. Điều này chỉ bắt gặp khi chích chòe lửa hót tại lãnh địa của nó (ngay cội) hoặc khi nó được kích thích bởi con khác.

– Khả năng hót của chòe lửa là do di truyền nhưng đối với chim hót, để phát triển một giọng hót hay, đầy đủ, cần phải có một chim thầy, đặc biệt là trong giai đoạn chim tơ đang tập hót. Tuy nhiên, khả năng học hỏi chim thầy lại tùy ở mỗi con.

– Chích chòe lửa có một khả năng tuyệt vời để bắt chước các giọng hót của các loài chim khác và các âm thanh mà nó nghe được vào giọng hót của riêng mình. Có thể treo lồng ở nơi có nước chảy chúng sẽ kết hợp những âm thanh của nước rơi vào giọng hót của riêng mình. Thường thì chúng bắt chước chuông của điện thoại . Thỉnh thoảng, các âm thanh chúng học có thể khó chịu, đang hót giọng rất hay lại xen vào đó âm mèo kêu.

– Chích chòe lửa có thể hót lúc 14 ngày tuổi. Nó ngồi lặng lẽ trên cành và đi chuyện nho nhỏ. Giọng trẻ con này sẽ tiếp tục cho đến sau đợt thay lông đầu tiên hoặc thậm chí trong một thời gian dài sau đó. Giọng hót thời trẻ con này giống như giọng con mái chỉ một vài nốt đơn điệu. Tiềm năng về giọng hót của chòe lửa sẽ sớm bộc lộ trong giai đọan tiếp theo.

– Những con chim chuyền nào siêng hót và hót nhiều giọng sẽ trở thành một chú chim hay trong tương lai. Ngược lại, một chú chim tơ kém năng động và hót ít giọng sẽ ít có cơ hội trở thành một chàng ca sĩ giỏi được.

– Nên biết rằng, ngay cả một con chim trưởng thành cũng cần phải “tút” lại giọng của nó (cải thiện dây thanh âm) sau một đợt thay lông. Trong quá trình thay lông, chòe lửa sẽ ít hót hơn, thậm chí có thể ngưng hót hoàn toàn. Khi quá trình thay lông dần hòan tất, Chúng sẽ hót trở lại. Ban đầu, giọng hót sẽ ngắn và âm điệu giống như chim tơ. Giọng hót sớm củng cố và sau một tháng đến 1 tháng rưỡi sau khi kết thúc việc thay lông, con chim sẽ có lửa lại và hót to hơn trong điều kiện nuôi tốt.

II. Kỹ thuật nuôi chim chích chòe lửa bổi 2.1 Chim bỗi Chim bổi bẫy về thì rất nhút nhát, khó thuần hóa, phải nhốt chim trong lồng tre hoặc mây lớn, cao, bên trong có cóng nước, cóng cào cào (nhớ cắt chân kẻo cào cào nhảy mất), cóng đựng đậu phộng trộn lòng đỏ trứng, một cóng sâu tươi hay trứng kiến. Sau đó ta theo dõi tình hình sức khỏe của chim, xem chim hợp với thưc ăn nào thì cho ăn tiếp. Ngoài lồng phủ áo kín rồi treo nơi yên tĩnh vài ngày. Đợi đến khi nào chim bớt nhát thì ta có thể hé áo lồng và treo chim nơi có người qua lại để chim quen dần và tạp cho chim ăn bột đậu phộng.

– Thông thường từ tháng mười âm lịch là chim thay lông và hoàn tất vào tháng 3 âm lịch. Tùy sức khỏe chim mà chim thay lông sớm hay muộn. Có con chỉ trong 1 tuần là rụng lông ào ào, nhìn thảm thương nhưng như vậy thì lông mới sẽ mau ra. Lại có con chỉ rụng lác đác vài cọng nên thời gian thay lông kéo dài 4 – 5 tháng. Và cũng có con suy lông ,một năm thay đi thay lại đến mấy lần. với chim này thì ta nên cho ăn thức ăn bổ dưỡng và không nên thay thức ăn trong suốt năm.

– Bất kể chim nào cũng vậy, việc thay đổi thức ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. Mỗi lần thay thức ăn là mỗi lần thay lông vì vậy khi mua chim cần tìm hiểu kĩ thức ăn mà người bán cho chim ăn để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng.

– Trong thời gian thay lông, ta nên treo chim ở chỗ tĩnh mịch, đậy áo kín cả ngày lẫn đêm, tiếp đồ ăn, nước uống đầy đủ và đặc biệt là tắm bình thườg. trong thời gian này, không cần cho chim ăn sâu để đỡ tốn kém nhưng tuỵêt đối không bỏ cào cào. Khi chim thay lông xong thì cho ăn sâu lại như bình thường.

2.5 Cách nuôi chim chích chòe lửa mái – Theo kinh nghiệm của các nghệ nhân thì nuôi chích chòe lửa phải có chim mái mới sung chim. Chim mái nhỏ hơn chim đực, lông xấu hơn, mắt to tròn, còn chim trống mắt hơi méo. – CCL mái ăn uống như chim trốg chỉ có điều chỉ cần cho ăn cào cào hoặc bột đậu phộng, khỏi cho ăn sâu. Chim mái bao giờ cũng phải treo khúât mắt chim trống , chỉ cần nghe thấy tiếng chim mái là chim trống sẽ hăng hót. Chim mái càng siêng kêu thì chim trống càng siêng hót. Gọi chim mái laà kêu vì giọng của nó “xùy xùy” chứ ko du dương, nhiều âm điệu, thì không xem đó là hót.

– Về mỏ: Mỏ chim phải mỏng, càng mỏng càng tốt (phải dựa vào mỏ dưới của chim, nhìn nó và so sánh với những chú kế bên. Bên cạnh đó đòi hỏi mỏ phải thẳng dài, không được dị tật hoặc mỏ chấu (mỏ chấu ở đây là phần mỏ nhỏ dài ra ở đầu mỏ của chim).

– Về đầu: Đầu chim phải xà (cần bắt chim ra để kiểm tra) lấy tay vuốt nhẹ xuôi theo hướng từ đầu đến mỏ của chim. Nếu bằng phẳng 1 đường thì lấy, đó là chim có đầu xà. Đầu xà chứng tỏ chim lì, đầu gồ thì không nên lấy.

– Về mắt: Nên chọn chim mắt méo dài và mắt phải lõm sâu vào trong, mắt lồi ra đừng lấy.

– Về chân: Nên chọn chòe lửa chân màu trắng, không nên chọn chim chân đen (theo nhận định của người chơi chim). Và nên bắt chim ra lật ngửa lên, bạn lấy tay đưa vào bàn chân chim, thử xem chân có bị tật gì ẩn không. Ví dụ: thường chim bị tật ẩn ở chân, lúc chim bóp chân lại, khả năng bạn nhìn thấy sẽ cao. Ở đây cũng cần phải thử xem độ nhạy của chân chim, nếu đưa tay vô chim bóp mạnh là chân chim khỏe, nếu yếu thì không chọn.

– Về ngực: nên chọn chim có ngực to chứng tỏ chim có lực.

Hướng Dẫn Nuôi Và Chăm Sóc Chim Chích Chòe Than

Chích chòe đất hay còn gọi là sẻ bụi đen, thuộc bộ sẻ, phân họ chích chòe (Turdidae), sống ngoài đồng cỏ, bụi cây, thường kiếm ăn và làm tổ trên mặt đất, trong bụi sát mặt đất nên có tên gọi chích chòe đất. Loài này có nhiều ở miền Đông và Tây Nam bộ. Tên khoa học: Saxicola caprata, tên tiếng Anh: Pied Bushchat.

Cách lựa chim:

Nên lựa chim trống là chim có đốm lông trắng ở hai cánh, chim mái không có đốm trắng này.

Mua chim non nên chọn chim đã mở mắt, mình phủ lông non và đã hết bọng cứt. Chim nở được một tuần tuổi, mép vàng, há mỏ đòi ăn, chứng tỏ chim khỏe mạnh, không sợ chết yểu.

Xem mắt, mỏ, cánh, chân không bị dị tật, các ngón chân còn đầy đủ móng là được. Sắc lông phải đen, trắng rõ ràng thì sau này chim trưởng thành mới đẹp…Lựa chim roi roi lông mỏng thì tốt, chim kệch cỡm dầy lông, cụt đòn sẽ không đẹp. Mua được chim con ở vùng Đức Hòa, Đức Huệ (Long An) hoặc Bến Sỏi (Tây Ninh) thì rất tốt vì chim vùng này siêng hót, mỏng lông, dài đòn, lông đen lông trắng rõ ràng không lem nhem như các vùng khác, đặc biệt chim xòe bản đuôi rất rộng. Lưu ý khi muốn nuôi chim non ta nên chọn chim con “đầu mùa” để nuôi, chim khỏe, ăn mạnh, mau lớn.

Mỗi ngày nên cho chim non ăn sớm vì qua một đêm chim rất đói. Đút cho chim ăn đến khi chim ngậm mỏ không ăn nữa thì thôi, mỗi giờ nên đút một lần, đến 8 giờ tối thì chùm áo lồng cho chim ngủ, tránh cho chim bị muỗi đốt, kiến cắn và giữ ấm cho chim.

Cho chim ăn các loại sau: trứng kiến, cào cào nhúng nước, dế và ăn dặm thêm bột đậu phộng trộn trứng (trộn với nước cho nhão rồi vo viên đút cho chim ăn). Đừng quên cho chim uống nước, nhờ nước chim mau lớn, thiếu nước chim sẽ chết.

Sau 7 – 10 ngày đút ăn, chim con có thể nhảy đứng lên cầu, nên để cầu thật thấp để chim có thể nhảy lên nhảy xuống dễ dàng, tạo cho chim hoạt động – “tập thể dục” sẽ dễ tiêu hóa thức ăn, ăn nhiều và mau lớn.

Đến lúc này ta treo thêm cóng nước, cóng sâu cho chim tập tự ăn, vẫn đút thêm cào cào non để chim quen chủ và dạn dĩ.

Tuần thứ ba có thể cho chim ăn bột nhão trộn với ít sâu tươi, bột nhão chỉ cho ăn trong ngày, nếu ăn không hết thì phải đổ bỏ, bột bị chua chim ăn sẽ đau bụng. Chim non là loại háu ăn nên lớn nhanh như thổi, đến tuần thứ tư chim có thể sống tự lập, ăn uống không cần phải bón, đút nữa.

Chim nói gió:

Nói gió là chim “ba hoa chích chòe” trong miệng nho nhỏ, tự mình nghe. Lúc đó cổ họng chim phồng lên, xẹp xuống liên tục phát ra những âm thanh “có dây có nhợ”…Mới đầu chim nói gió nho nhỏ, dần dần lớn hơn, rõ hơn, dài hơn và ta đã có thể thưởng thức tài nghệ của chú chim rồi.

Chim đã nên hình nên vóc, lông non đã cứng, nhảy nhót tung tăng, thấy tay người biết đeo mổ là có thể tập tắm nước và .

Sang chim qua lồng tắm, mới đầu chim không chịu qua lồng tắm thì bắt chim thả qua, chim thấy lạ sẽ nhảy lung tung, ta nên để chim ở nơi yên tĩnh, trước đó trong chậu tắm (không có nước) ta để sẵn một ít sâu tươi, chim thấy sâu bò, sẵn đang đói thì xuống ăn, chờ chim ăn xong ta đuổi chim về lồng nuôi. Đuổi qua lồng tắm, dụ chim ăn sâu trong chậu tắm rồi đuổi về lông nuôi cho chim quen, đó là tập cho chim phản xạ có điều kiện và quen dần với lồng tắm. Về sau tiếp tục cho ít nước và sâu vào chậu, chim ham ăn sâu, xuống nước quen rồi thì sẽ tự tắm. Nên lưu ý không cho nước quá gối chim vì chích chòe đất là loài nhát nước, nếu đổ nhiều nước chim sợ chết chìm sẽ không tắm. Cho chim tắm khoảng từ 10 – 12 giờ trưa là tốt, chim tự tắm thì sẽ tự rỉa lông, chim lấu dầu ở bầu phao câu rỉa từng cọng lông cho bộ lông mượt mà. Không nên gấp gáp bắt ép chim tắm khi đang còn lo sợ, chim không chịu tắm sau này sẽ khó tập lại được.

Cầu lồng tắm nên đặt ngang với cầu lồng nuôi, chim trông thấy bay qua đậu dễ dàng. Không nên thay đổi lồng tắm và chậu tắm khi chim đã quen cái cũ. Chim tắm là chim xuống nước ngâm mình đập cánh, đập đuôi, xù lông, nhún đầu vung vẩy nước văng tung toé, xong nhảy lên cầu rỉa lông là một đợt, cho chim tắm khoảng ba đợt là đủ, xong cho chim về lồng nuôi và cho phơi nắng. Phơi nắng, tắm nắng là chim đứng trên cầu rỉa lông, xuống đáy lồng duỗi cánh, duỗi đuôi, xù lông cho nắng đi vào da, lông diệt rận, mạt. Cho chim tắm nắng khoảng 20 phút thì mang vào chỗ mát, để chim khỏi “hóc nắng”, khi chim tắm ta tranh thủ vệ sinh lồng nuôi, thay bố lồng….và canh chừng chó, mèo vồ chim. Khi sang lồng tắm và đuổi chim về lồng nuôi nên cẩn thận coi chừng sổng mất chim.

Trưởng thành

Sang đến tháng 5 dương lịch cũng bắt đầu mùa mưa, chim rũ bỏ lông “máu” để trổ lông trưởng thành. Mới đầu lún phún vài cọng lông đen nhánh trên đầu, trên mình. Lông đen dần dần từ đầu trổ xuống, lông cánh, lông đuôi mọc ra. Lúc này chim đang thay lông, sức khỏe sút gảm nên tẩm bổ cho chim và dành thời gian cho chim nghỉ ngơi, khoảng sau 2 tháng là chim thay lông xong, chim đã đổi mới hoàn toàn, chim có bộ lông mới với hai mầu đen trắng rõ rệt. Chim tập hót lớn nhưng còn ngắn chưa thành thục lúc này ta nên đem chim đi dợt là vừa.

Mang chim đến những điểm dợt chim, ở đây chim gặp nhau khoe mẽ trổ giọng ganh đua. Chim non mới trưởng thành nên treo xa xa mà học lóm, không nên treo gần chim “già mùa” hung dữ sẽ làm cho chim mới hót hoảng sợ và ngừng hót luôn. Chim chích chòe đất thường có giọng “tè tè”, nếu được học giọng chích chòe than sớm từ nhỏ thì sẽ mất giọng tè tè cố hữu đó.

Chim “có lửa – căng lửa”

Đến tháng 12 dương lịch là mùa khô, chim bắt đầu “có lửa” hót sổng, chim có lửa là chim “họng đen”, lông chim ép sát, thon thả gọn gàng. Lúc này chim vào mùa kết bạn nên thường xệ cánh, xòe đuôi múa may…và chuẩn bị cho ra những lứa chim non mới..

Chích chòe đất được nuôi trong lồng cao 32cm, đường kính đáy 23 – 25cm là phù hợp, hiện nay chỉ cần ra tiệm chim nói mua lồng chòe đất là ta sẽ có được rất nhiều lựa chọn cho con chim cưng của mình.

Hướng dẫn nuôi và chăm sóc chim chích chòe than Chăm sóc thú cưng

Đăng bởi Bich Van

Tags: chăm sóc chim, chăm sóc thú cưng, chăm sóc thú cưng khỏe đẹp, kinh nghiệm chăm sóc thú cưng, mẹo chăm sóc thú cưng, thú cưng khỏe, thú cưng đẹp