Top 5 # Cóng Chào Mào Trung Quốc Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Topcareplaza.com

Ăn Táo Nghi Của Trung Quốc, Chào Mào Chết Hàng Loạt

Chỉ vài tiếng sau khi ăn 2 quả táo đỏ có dán tem, 6 con chim chào mào cảnh lăn ra chết. Nhiều người nghi ngờ đó là táo Trung Quốc được dán tem giả táo Mỹ, Úc nhập khẩu.

Ngày 27/9, bức ảnh 6 con chim chào mào cảnh nằm chết la liệt trên nền xi măng, được nickname Bạch Công Tử, đăng lên trang cá nhân kèm dòng trạng thái: ‘Sáng mở mắt ra đã gặp ác mộng kinh hoàng, cả 6 em ra đi không kịp trăng trối, tại gió hay tại bà bán trái cây đây?’.

Anh Minh (sống ở TP Quảng Ngãi), chủ nhân của những chú chim xấu số này chia sẻ, nhà anh có gần 20 lồng chim chào mào cảnh, nhưng hôm đó 6 lồng chim hết thức ăn. Đi làm về, anh mua 2 quả táo có tem dán rồi bổ ra cho vào 6 lồng chim. Những lồng khác vẫn còn thức ăn nên anh không để táo. Sau đó, thấy người mệt anh Minh đi ngủ luôn.

Theo anh Minh, sáng hôm sau dậy kiểm tra anh mới phát hiện 6 con chim chào mào cảnh được cho ăn táo đã chết cứng trong lồng, không có dấu hiệu bị mèo hay chuột cắn. Còn những chú chim khác vẫn bình thường.

Anh Minh hay cho chim ăn loại cám dành riêng cho chào mào, và một số loại rau củ quả như chuối, cà rốt, ớt đà lạt, và thỉnh thoảng bổ sung thêm táo. Anh thường mua loại táo đỏ có tem mà mọi người vẫn quen gọi là táo đỏ.

‘Sau lần này chắc cạch mua táo luôn’ anh Minh bức xúc. Chia sẻ với chủ của những chú chim này, một bạn có nickname Nguyễn Duy Ngọc nói: ‘Hôm trước em cũng mua mấy quả táo nhìn rõ đẹp mắt về cho chim ăn, thế là từ sáng đến chiều chim xù hết lông, phân chim thì nát, em phải lấy chuối xanh cho chúng ăn, may mà vẫn còn cứu được”.

Một số người khác tỏ ra nghi ngờ chất lượng của táo và cho rằng, đó là táo Trung Quốc được dán tem giả táo Mỹ, Úc nhập khẩu.

Nguồn: Y Dược 365 (Theo News.zing.vn)

Chào Mào Trung Mang Giống Chào Mào Độc Nhất Miền Trung

Đặc điểm của chào mào Trung Mang

a. Hình dáng chào mào Trung Mang

b. Giọng hót chào mào Trung Mang

c. Nết chơi của chào mào Trung Mang

Giá bán chào mào Trung Mang

Sự biến mất dần của chào mào Trung Mang

Đặc điểm của chào mào Trung Mang

a. Hình dáng chào mào Trung Mang

Nói về chào mào miền Trung thì có thể nói là không có nhiều chú chim đẹp. Thường thì sẽ là chim nhỏ hoặc thường bị khiếm khuyết ở phần đuôi hoặc yếm mặc dù những phần khác rất đẹp. Chào mào Trung Mang cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên nếu tìm được em nào hoàn hảo thì bạn đã vớ phải cục vàng rồi đấy.

Đặc điểm nổi bật của chào mào Trung Mang có lẽ chính là mặt chim khá dữ. Phần mắt chào mào lộ rõ và phần giao giữa đầu và mỏ gấp khúc chứ không bằng phẳng. Xét chung thì ngoại hình của chào mào Trung Mang không phải là điểm nổi bật của chúng.

Ngoại hình của chào mào Trung Mang thì có lẽ không được bằng một số chào mào ở vùng khác nhưng về giọng hót của chào mào Trung Mang thì đặc biệt và khó mà lầm nhẫn được với bất cừ chào mào nào khác.

Giọng hót của chào mào Trung Mang thường thì có giọng nhanh và rất có uy. Giọng hót đặc trưng của nó thường toát nên và dễ nhận biết nhất là những con có giọng thổ hoặc thổ pha. Các âm của chào mào Trung Mang là Triu và Wow, do đó khi chào mào ché thì cũng mang âm này.

c. Nết chơi của chào mào Trung Mang

Chào mào Trung Mang có thể nói là khó thuần nhất nhì trong các dòng chào mào hiện nay bởi chúng khá rát người. Đối với việc thuần chào mào bổi rất là khó khăn ngay từ khâu ép dạn đến khi tập dợt. Đây là kinh nghiệm mà mình rút ra được khi đã mất gần nửa năm khi thuần 1 em chào mào Trung Mang, không chỉ mình mà nhiều anh em nghệ nhân cũng nói thế.

Về nết chơi thì có thể nói nết chơi của chào mào Trung Mang rất khó, nhiều khi nó chỉ đấu với chào mào Trung Mang còn mấy giòng chào mào khác thì nó đấu như cho có lệ. Thời gian đầu mình chơi chào mào Trung Mang thật sự là rất nản, thế nhưng nếu chào mào Trung Mang mà được khoảng 3 4 mùa thì nó sẽ khác hẳn. Hầu hết mấy em được 4 mùa trở nên rất hay được cúp khi đi thi đấu.

Giá bán chào mào Trung Mang

Về giá bán của chào mào Trung Mang cũng phụ thuộc rất nhiều về độ thuần, nết chơi, tiếng hót và một phần hình dáng của chúng.

Những con chào mào Trung Mang non, những con mới bẫy về thường có giá từ 200k ~ 500k. Có những con bổi mới bẫy về mà có giọng tốt, dáng đẹp thì giá cũng tầm 500k ~ 700k.

Những con chào mào bổi được bẫy về đã thuần thì có giá từ 1 triệu đến 2 triệu đồng 1 con. Đây là giá những con chào mào Trung Mang đã có thể hót, ché được.

Những con chào mào có tiếng hót chuẩn, nết chơi hay, có thể đấu giàn, đã có thành tích thi đấu thì đắt hơn thường thì anh em mà gặp những con chào mào này thì chủ nhân của chúng cũng ít khi bán. Giá của chúng khoảng 2 triệu trở lên. Ngoài ra còn có những con chào mào Trung Mang đã từng được anh em định giá trên 10 triệu.

Hiện nay thì với cái giá cao, được giới nghệ nhân săn tìm thì việc nhiều người đổ xô vào rừng để bẫy chim chào mào Trung Mang là điều dễ hiểu.

Trước đây khi mình đến chơi vùng Quảng Nam, Đà Nẵng nên các đồi chè, núi thì việc gặp những chú chào mào Trung Mang là rất dễ gặp. Tuy nhiên vừa rồi có dịp vào chơi Đà Nẵng, tham quan những nơi sản sinh ra dòng chào mào này thì người dân ở đây nói rằng chào mào Trung Mang bổi hiện nay ít lắm. Người ta săn nhiều, bắt nhiều nên tiếng chim chào mào tự nhiên không còn nữa. Đây có lẽ cũng là một điều khá đáng buồn anh em nhỉ.

Tuy thú chơi chào mào là niềm đam mê của rất nhiều người, ai cũng muốn sở hữu được chú chào mào chơi hay, hót tốt những chúng ta cũng không nên săn tìm quá để giống chào mào Trung Mang này vĩnh viễn biến mất sau này. Chúc anh em thành công.

<!-

Họ Yến – Du Học Trung Quốc 2022

Đối với các định nghĩa khác, xem Yến

Họ Yến hay họ Vũ yến (danh pháp khoa học: Apodidae) là một họ chim có bề ngoài rất giống với các loài én (họ Hirundinidae) nhưng thực ra chúng không có quan hệ họ hàng gần với những loài chim dạng sẻ này. Các loài yến tạo thành một phần của bộ Yến (Apodiformes), cùng với các họ như họ Chim ruồi (Trochilidae) và họ Yến mào (Hemiprocnidae). Các loài yến mào có quan hệ họ hàng gần nhất với các loài vũ yến này.

Sự tương tự giữa yến và én là do tiến hóa hội tụ, phản ánh kiểu sinh sống tương tự dựa trên việc bắt các côn trùng làm thức ăn trong khi đang bay.

Tên gọi khoa học của họ này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại απους, apous, nghĩa là “không có chân”, do yến có các chân rất ngắn và không bao giờ đậu trên mặt đất mà chỉ bám vào các bề mặt thẳng đứng. Truyền thống mô tả yến không có chân còn tiếp tục tới tận thời kỳ Trung cổ, như được thấy ở dạng martlet (chim trên huy hiệu ở Tây Âu thời Trung cổ).

Yến là những loài chim ở trên không nhiều nhất và một số, như yến thông thường, thậm chí ngủ và giao phối khi bay. Các loài lớn, như yến đuôi nhọn họng trắng (Hirundapus caudacutus), là một trong những loài bay nhanh nhất trong giới động vật. Một nhóm, yến hang (tông Collocalini) đã phát triển một dạng định vị bằng tiếng vang để dò tìm đường bay trong các hệ thống hang động tối tăm nơi chúng đậu để ngủ. Một loài, Aerodramus papuensis gần đây được phát hiện là có sử dụng kiểu định vị này vào thời gian ban đêm ở bên ngoài hang nơi nó đậu ngủ. Các loài yến phân bố rộng khắp thế giới trong khu vực nhiệt đới và ôn đới, nhưng giống như các loài én, các loài yến vùng ôn đới là những loài chim di trú và mùa đông chúng bay về vùng nhiệt đới.

Nhiều loài yến có hình dáng đặc trưng, với đuôi ngắn và chẻ, các cánh dài cụp về phía sau, trông tương tự như trăng lưỡi liềm hay boomerang. Kiểu bay của một số loài được đặc trưng bằng hành động “vụt” đặc biệt rất khác với kiểu bay ở én. Kích thước các loài yến dao động từ nhỏ như ở yến lùn (Collocalia troglodytes), chỉ cân nặng 5,4 g và dài 9 cm (3,7 inch) tới yến đuôi nhọn tía (Hirundapus celebensis), cân nặng 184 g (6,5 oz) và dài 25 cm (10 inch).

Tổ của nhiều loài được kết dính trên các bề mặt dốc đứng bằng nước bọt, và các loài chi Aerodramus chỉ sử dụng nước bọt để làm tổ, và đây là cơ sở của món yến sào.

Chọn Lồng Nuôi Chào Mào Và Cách Bố Trí Cầu, Cóng

Vấn đề chọn lồng nuôi chào mào,cách bố trí cầu cóng.Tùy theo sở thích và cách chơi của chú chim để có cách chọn hợp lý.Có chú chim chơi siêng chuyền cầu,chạy cầu thì cho ở trong lồng tròn và dùng cầu ngang.có chú thì ít sàn cầu siêng bung cánh thì có thể cho vào lồng vuông hoặc lồng tròn xài cầu bán nguyệt.Nhưng cách chọn lồng,bố trí cầu cần phải hợp lý để giúp cho chim chơi tốt và tránh các tật lỗi.

+Lồng nuôi chào mào : Tùy theo sở thích mỗi người xài lồng tròn hay lồng vuông,ở miền nam đa số xài lồng tròn,miền trung lại xài lồng vuông.Nhưng lồng nuôi chim chào mào cần phải rộng để chim bay nhảy,lồng phải cao hơn hoặc bằng 80 cm ,giúp chim tránh bị yếu khi sống trong lồng nhỏ thời gian dài.

Đối với lồng tròn thì nên xài loại lồng 64 hoặc 68 nan.Nhưng lồng 68 được anh em chơi nhiều nhất,vì không gian rộng và bố trí cầu dễ dàng cho chim di chuyển.

Đối với lồng vuông thì nên chọn loại lồng mặt 17 nan Huế là hợp lý nhất.

Có người hỏi nên nuôi chào mào bằng lồng vuông hay tròn.Mình xin trả lời là tùy theo sở thích của mỗi người và cách chơi của chú chim.Còn đối với bản thân mình thì mình chọn lồng tròn,nuôi lồng tròn thấy chim bộc lộ được hết tố chất.

+Cách bố trí cầu : Chọn loại cầu có đường kính khoảng 1 cm. Không chọn loại to hơn,hoặc nhỏ hơn.Chọn loại nhỏ làm cho chim bám không hết cầu và một thời gian móng sẽ dài ra nhanh và lúc chim bay nhảy sẽ khó khăn,xui thì dính vào nan lồng hoặc áo lồng làm gãy móng,mất móng.Còn chọn cầu to thì làm cho chim bám không hết cầu chim sẽ ra móng chào mào bị cong,vẹo và cầu bằng gốc,cành,rễ cây cũng làm móng chim ra không đều.

Cầu thì có loại cầu ngang,cầu bán nguyệt,cầu uốn lượn.Nhưng nên chọn cầu ngang.Và trong lồng chỉ nên xài 3 cầu là được.

_Đặt cầu ngang chính phía dưới,nên đặt ở giữa lồng để bố trí thêm 2 cầu phía trên.Cầu ngang chính này cần cách đáy lồng khoảng 10 cm,để cho đuôi chim không đụng đáy và dính phân.

_Với 2 cầu ngang phía trên đặt 1 cái phía trên 1 cái dưới 2 cầu đó cách nhau khoảng 3 -5 cm là được.Đặt 2 cầu ngang cần chú ý cách với thành lồng 10 – 15 cm để chim bay nhảy,chuyền cầu không bị chạm lông đuôi vào thành lồng.Và 2 nan này phải đặt sao cho khi chim đứng thẳng thì đầu chim phải cách đỉnh lồng 5 cm, để tránh chim bị đụng mào vào đỉnh lồng và cảm giác khó chịu.

Ngoài ra có thể đặt 2 cầu ngang 1 cầu bán nguyệt,hoặc 1 cầu ngang 2 cầu bán nguyệt.

+Cách bố trí cóng,móc thức ăn : Nên đặt cóng thức ăn cao hơn cầu khoảng 2 – 3 cm .Bố trí cóng nước ở phía dưới,thức ăn ở cầu phía trên,không nên đặt gần nhau để chim di chuyển thường xuyên giúp chim khỏe mạnh và tránh bị mập.Nếu chim có tật tắm trong cóng thì có thể dùng ống nước thủy tinh.