Top 10 # Chim Yến Phụng Gia Lai Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Topcareplaza.com

Nóc Nhà Của Gia Lai

Nóc nhà của Gia Lai – Vườn quốc gia Kon Ka Kinh

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh nằm trong khu vực giữa Đông và Tây của dãy Trường Sơn, ở thung lũng sông Ba. Vườn lấy tên Kon Ka Kinh là tên đỉnh núi cao nhất, cao 1.748m so với mực nước biển. Đỉnh núi này còn được mệnh danh là “nóc nhà của tỉnh Gia Lai”. Kon Ka Kinh là một trong số 27 vườn của khu vực Đông Nam Á được công nhận là di sản ASEAN.

1. Tổng quát về vườn quốc gia Ku Kon Kinh

Đến với vùng đất hùng vĩ Tây Nguyên, đến với tỉnh Gia Lai trong chuyến hành trình khám phá thiên nhiên hoang dã, du khách ắt hẳn không thể bỏ qua điểm đến Vườn quốc gia Kon Ka Kinh.

Đây là điểm du lịch sinh thái lý tưởng, rất thích hợp với các du khách mong muốn tìm một nơi nghỉ dưỡng với cảnh quan tự nhiên phong phú đa dạng cũng như các nhà nghiên cứu khoa học.

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh được thành lập ngày 25/11/2002 theo Quyết định số 167/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh.

Kon Ka Kinh có tên trong danh sách các khu rừng đặc dụng Việt Nam từ năm 1986 theo Quyết định số 194/CT ngày 9/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nhằm bảo tồn rừng á nhiệt đới núi cao với các loài thực vật hạt trần.

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku 50km về phía Đông Bắc, phân bố trên phạm vi ranh giới hành chí Kon Ka Kinh là đỉnh núi cao nhất trên cao nguyên Pleiku với độ cao 1.748m so với mặt nước biển.nh của 5 xã: Đắk Roong, Kroong, Kron Pne, huyện K’Bang; Hà Đông, huyện Đắk Đoa; Ayun, huyện Mang Yang.

2. Du lịch sinh thái vườn quốc gia Kon Ka Kinh

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh không chỉ có thực vật mà ở đây còn có các loài thú lớn như vượn má hung, vooc vá chân xám, hổ mang Trường Sơn… chim thì có các loài mới được phát hiện trong vòng 30 năm trở lại đây như khướu đầu xám, trèo cây mỏ vàng, gà lôi vằn, thày chùa đích đỏ. Động vật bò sát cũng phong phú với lớp bò sát ếch nhái, thằn lằn buôn lưới, chàng Sapa, ếch gai sần…Đây sẽ điều kiện lý tưởng để bạn trải nghiệm loại hình du lịch sinh thái tham quan, quan sát và nghiên cứu động vật hoang dã.

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh cũng thích hợp cho những chuyến đi nghỉ cuối tuần của các gia đinh, đây là nơi lý tưởng để nghỉ ngơi thư giãn và hít thở không khí trong lành sau những ngày làm việc mệt mỏi.

Nếu bạn là người yêu thích lễ hội, hay bản sắc văn hóa của cộng đồng, thì hãy đến với vùng đệm Vườn quốc gia Kon Ka Kinh. Ở đây có những bản làng của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Để hòa mình vào những nét sinh hoạt văn hóa của người Ba Na hiện vẫn còn lưu giữ như thuở sơ khai và những lễ hội cồng chiêng vang vọng núi rừng.

3. Những trải nghiệm tại vườn quốc gia Ku Kon Kinh

Du lịch sinh thái đường mòn tự nhiên. Từ việc đi bộ xuyên rừng lên độ cao trên 700m để tham quan những cánh rừng nguyên sinh với các loài thực vậy đa dạng về hình dáng, phong phú về màu sắc.

Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam có kiểu rừng hỗn giao này. Những loài cây dây leo dài ngoằng, chằng chịt trong rừng thoạt đầu có thể làm khách du lịch hơi khó chịu vì vướng víu.

Nhưng chính những mạng dây leo này là những nhịp cầu nối tự nhiên giữa các tầng tán rừng để các loài động vật nhỏ di chuyển, sinh sống, là điều kiện thuận lợi tạo nên sự đa dạng sinh học cho rừng. Xen lẫn với những cây cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm năm, cao vài chục mét chĩa thẳng lên trời xanh là những thảm thực vật xanh muốt, những bông hoa đủ hình thù, màu sắc và thường thay đổi màu phụ thuộc vào độ cao, vào mật độ ánh sáng nơi chúng sinh sống.

Chinh phục đỉnh Kon Ka Kinh: với độ cao 1.748 m, được xem là nóc nhà của cao nguyên Pleiku. Khi đứng trên núi nhìn xuống phía dưới, cảnh núi non hùng vĩ cùng những thác nước lớn, bạn sẽ chỉ muốn thả mình nhảy xuống những thác nước trắng xóa. Và cắm trại nghỉ qua đêm ở những bãi bằng như cảnh thần tiên, chụp những tấm hình lưu niệm sẽ rất thú vị cho những bạn thích khám phá và ưa mạo hiểm.

Đi giữa rừng, thỉnh thoảng, du khách bắt gặp những con vượn đen má, những chú voọc chà vá chân xám (một trong những loài linh trưởng đẹp nhất thế giới) kiếm ăn giữa các tán cây.

Ngoài các loài chim đặc hữu như khướu đầu đen, khướu mỏ dài, khướu đầu xám, trèo cây mỏ vàng, gà lôi vằn… thì loài chim được xem là biểu tượng của Vườn quốc gia này là khướu Kon Ka Kinh (còn gọi là khướu tai hung). Loài chim quý này được phát hiện lần đầu tiên tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và cũng mới được phát hiện trong vòng 30 năm trở lại đây ở châu Á. Vì thế, chim được mang luôn tên của khu vườn này.

Leo lên đỉnh Kon Ka Kinh nhìn xung quanh, du khách sẽ cảm nhận được sự hùng vĩ của núi rừng Trường Sơn với những ngọn núi cao bao phủ bởi mây mù, những dòng thác từ trên cao tung bọt trắng xóa, vọng lại tiếng hót gọi bạn, tìm nhau của các loài chim.

Sức hấp dẫn của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh còn ở hệ thống sông, suối, thác, ghềnh tự nhiên tuyệt đẹp như: thác Đak Pooc, suối Knia, Đak Kơ Bưng, thác Đak Pooc… Thác 95 nổi tiếng và đẹp nhất – có độ cao khoảng 40m. Nhìn từ xa Thác 95 giống như một dải lụa trắng lượn lờ theo những giai điệu của đại ngàn trên nền rừng xanh thẳm.

Khám phá Kon Ka Kinh, bạn có thể nghỉ dưỡng giữa thiên nhiên hoang sơ, tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên gắn với dãy Trường Sơn lịch sử. Chuyến đi không thể thiếu tiết mục vào thăm các làng của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên (chủ yếu là người Ba Na).

Sức hấp dẫn, lôi cuốn của khu Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh còn nằm ở hệ thống sông, suối, thác, ghềnh tự nhiên tuyệt đẹp như thác Đak Pooc, suối Knia, Đak Kơ Bưng, thác Đak Pooc, thác 95 nổi tiếng và đẹp nhất có độ cao khoảng 40m.

Vào mùa hè, dòng nước mát lành của các thác nước này làm không khí lúc nào cũng mát mẻ. Leo lên đỉnh Kon Ka Kinh nhìn xung quanh, bạn sẽ cảm nhận được sự hùng vĩ của núi rừng Trường Sơn: những ngọn núi cao bao phủ bởi mây mù, những dòng thác từ trên cao ào ào tung bọt trắng xóa, vọng lại tiếng gầm của thú rừng hoang dã xen lẫn tiếng hót gọi bạn, tìm nhau của loài chim…

Do địa hình đa dạng với nhiều dãy núi cao chia cắt với mây mù bao phủ quanh năm tạo nên một Kon Ka Kinh hùng vĩ và thơ mộng.

Với khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành và dễ chịu, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh là nơi lý tưởng cho nghỉ ngơi, an dưỡng.

Gia Lai: Hội Thi Đấu Hót Chim Chào Mào

(GLO)- Nhân dip nghỉ lễ 30-4, Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2019), Ngày Quốc tế Lao động 1-5, tại Nhà Thi đấu thể thao tỉnh Gia Lai, sáng 30-4, cơ sở Cám chào mào Cao Nguyên-Hội chào mào xóm chợ-Hội quán chào mào 121 đồng tổ chức Hội thi chim chào mào giải đấu trường 181-Đấu hót chim chào mào.

Hội thi đã thu hút 147 lồng chim của các nghệ nhân đến từ các huyện thị, thành phố trên địa bàn tỉnh Gia Lai và các nghệ nhân đến từ tỉnh Kon Tum. Giải thi đấu trải qua gần 20 vòng đấu, mỗi vòng 8 phút loại trực tiếp để chọn ra những con chim đạt giải gồm: hình dáng khỏe mạnh, bộ lông đẹp, thi đấu linh hoạt, hót liên tục, hót hay.

Quang cảnh hội thi. Ảnh: Hà Phương

Qua các vòng thi, Ban tổ chức đã trao 10 giải cho nghệ nhân có chim lọt vào tốp 40 mỗi giải (900.000 đồng, cờ, cúp và giấy chứng nhận); 10 giải cho nghệ nhân có chim lọt vào tốp 30 mỗi giải (1.200.000 đồng, cờ, cúp và giấy chứng nhận); 10 giải cho nghệ nhân có chim lọt vào tốp 20 mỗi giải (0,5 chỉ vàng, cờ, cúp và giấy chứng nhận); trao giải cho nghệ nhân có chim lọt vào tốp 10 mỗi giải (1 chỉ vàng, cờ, cúp và giấy chứng nhận).

Đồng thời trao giải nhất (5 chỉ vàng, cờ, cúp và giấy chứng nhận) cho nghệ nhân Lê Thành Trung-Câu lạc bộ chim cảnh Văn Hiến có chú chim mang số báo danh 137; giải nhì (4 chỉ vàng, cờ, cúp và giấy chứng nhận) cho nghệ nhân Lê Quốc Hưng chủ nhân của chú chim số báo danh 111; 2 giải ba (3 chỉ vàng, cờ, cúp và giấy chứng nhận) chim mang số báo danh 048 của nghệ nhân Nhất Long Phạm và chim mang số báo danh 145 của nghệ nhân Ngô Thiện Phát; 6 giải khuyến khích mỗi giải gồm (1 chỉ vàng, cờ, cúp và giấy chứng nhận) đồng thời ban tổ chức còn trao 1 giải phong cách (50 USD, cờ, cúp và giấy chứng nhận) cho chú chim mang số báo danh 145 của nghệ nhân Ngô Thiện Phát.

Ban tổ chức trao giải nhất, nhì, ba cho các nghệ nhân đạt giải. Ảnh: Hà Phương

Thông qua hội thi nhằm tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh, giúp những nghệ nhân nuôi chim cảnh, chim chào mào trên địa bàn tỉnh Gia Lai và tỉnh bạn có dịp giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và thể hiện lòng đam mê với bộ môn nuôi chim cảnh.

Chim Yến Phụng Là Loài Chim Gì Và Cách Nuôi Loài Chim Yến Phụng?

Giới thiệu về chim Yến Phụng

Chim Yến Phụng có tên khoa học là Melopsittacus Undulatus. Là loại chim thuộc bộ vẹt, xuất xứ từ Châu Úc. Ngoài thiên nhiên, Yến Phụng là loài chim nhỏ không có khả năng chiến đấu tự vệ. Cách duy nhất bảo vệ chúng khỏi sự truy đuổi của các loài chim săn mồi khác là tốc độ bay nhanh. Và khả năng nguỵ trang cho giống với môi trường xung quanh. Cụ thể là bộ lông của chúng phải có màu xanh lá cây viền nâu đen để dễ dàng lẩn vào các tán lá.

Những cá thể màu vàng đôi khi cũng xuất hiện ngoài thiên nhiên. Đây là một sự đột biến gen sắc tố. Nhưng chúng nhanh chóng bị tiêu diệt vì bộ lông sặc sỡ quá lộ liễu so với đồng loại. Một trong những điểm thu hút của Yến Phụng khiến nhiều người chọn nuôi chúng. Là tính tình dịu dàng và khả năng làm quen đến mức thân mật. Và tin tưởng tuyệt đối của chúng với các thành viên trong gia đình.

Yến Phụng là loài chim tương đối dễ ghép cặp. Trải qua nhiều thế hệ lai tạo và nuôi nhốt. Ngày nay người ta có thể dễ dàng lựa chọn bất kỳ màu sắc nào để ghép với nhau. Và cho sinh sản. Nhưng có thể nhận thấy rằng những màu sắc nguyên thuỷ sẽ dễ dàng bắt cặp hơn. Bản năng làm cha mẹ của chim cũng cao hơn những màu lai tạo khác.

Yến Phụng có rất nhiều màu: xanh, tím, vàng, trắng…Trong đó có 2 loại mang sắc màu hoang dã trong tự nhiện là vàng mắt đỏ và trắng mắt đỏ.

Cách phân biệt giới tính chim qua màu sắc chim

Nếu bạn mới nuôi chim Yến Phụng, có lẽ bạn sẽ muốn xác định giới tính của con chim đó. Quan sát màu sắc là một cách để biết rằng đó là trống hay mái.

Bạn quan sát da gốc mỏ của chim Yến Phụng. Đó là phần da nằm ở ngay phía trên mỏ. Vì mũi nằm trên da gốc mỏ nên bạn có thể dễ dàng nhìn thấy phần da gốc mỏ. Thông thường, mỏ của chim Yến phụng sẽ có màu vàng. Phần da gốc mỏ có màu đặc trưng tùy thuộc vào giới tính của chim.

Phần lớn chim Yến Phụng trống đang trong thời kỳ sinh sản đều có da gốc mỏ màu sáng. Hoặc màu xanh lam sẫm trên thân. Đôi khi đó có thể là màu xanh tím. Màu này sẽ biến thành màu xanh sáng nhạt nếu chim Yến Phụng chưa có nhu cầu sinh sản.

Nếu bạn biết chắc rằng giới tính của chim Yến Phụng là trống. Và thấy da gốc mỏ biến thành màu nâu thì có thể chim đã bị bệnh.

Da gốc mỏ của chim Yến Phụng mái trưởng thành thường có màu trắng hoặc nâu nhạt. Khi loài này muốn sinh sản và đẻ trứng, da gốc mỏ sẽ có màu nâu đậm hơn hoặc màu hồng nâu. Chim Yến Phụng trống đôi khi có đốm màu xanh lam sáng trên chân còn chim Yến Phụng mái có màu hồng.

Phân loại chim Yến Phụng

Yến Phụng đuôi dài – xanh nhạt: đây là dòng vẹt được nhiều người nuôi nhất. Bộ lông của chúng màu chủ đạo là màu xanh lá nhạt cùng các vân màu đen. Chiếc mỏ của chúng có thường chỉ có màu xám. Đôi chân của chúng thường có màu xám đậm. Viền mắt thường có màu trắng, phần trán sẽ có màu vàng nhạt. Phần mũi của chim đực sẽ có màu xanh dương khi chúng trưởng thành.

Vẹt đuôi dài Lutino: đây là dòng chim đột biến gen và được phát hiện vào năm 1870. Dòng chim này có bộ lông màu vàng nhạt toàn bộ cơ thể. Đôi mắt của chúng có màu đỏ rất đặc biệt. Chiếc mũi của chim trống thường có màu đỏ tía, chim cái có màu trắng hơi pha nâu.

Màu xanh da trời cánh xám: dòng chim yến phụng này được tìm thấy vào năm 1918. Bộ lông của chúng có màu xanh lam và các sọc màu xám xanh. Lông đuôi và cánh của chúng khá dài và có màu vàng chanh. Ở trên đỉnh đầu của chúng có màu trắng (chỉ xuất hiện ở chim trưởng thành).

Bên cạnh 3 loài đặc trưng này, loài vẹt yến phụng còn phổ biến với các dòng: đuôi dài xám xanh, đuôi dài có mào, xanh mặt vàng, đuôi dài đốm tím, đuôi dài vàng cốm….

Phân biệt giới tính của chim Yến Phụng

Chim Yến Phụng trống thường hót nhiều hơn chim mái. Chúng sẽ hót líu lo hoặc hót thành cả một bài khá dài. Chim mái cũng hót nhưng chúng phát ra tiếng nghe cộc cằn và ít có giai điệu hơn. Chim trống học hót nhanh hơn chim mái.

Chim Yến Phụng trống thường rướn đầu lên trên, xuống dưới hoặc mổ vào lồng. Chúng tỏ ra ham chơi và thân thiện. Chim Yến Phụng mái thường sẽ táo bạo hơn một chút. Nếu đang trong thời kỳ sinh sản hoặc dịu dàng nếu không có nhu cầu.

Nếu bạn thấy rằng chim yến phụng trống mổ và mớm mồi cho chim yến phụng mái. Thì đừng lo lắng vì đây là hành vi khởi đầu cho quá trình sinh sản. Đừng quên rằng bạn có thể yêu cầu bác sĩ thú y xác định giới tính của chim. Mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu vị bác sĩ đó có kinh nghiệm chăm sóc chim.

Đặc tính – chim Yến Phụng biết nói không?

Chim Yến Phụng là dòng nói khá nhiều, cho nên nhiều khi người nuôi sẽ cảm giác khó chịu vì tiếng nói của chúng. Trong số các loài vẹt, có thể nói vẹt yến phụng là loài không được nhanh nhạy nhất. Cho nên, khi huấn luyện chúng các bạn cần dành nhiều thời gian và công sức hơn khi huấn luyện những dòng vẹt khác.

Yến Phụng là loài sinh sản khá nhiều và nhanh. Thời gian sinh sản của chúng diễn ra quanh năm, nhiều nhất vẫn là vào mùa hè. Khi đến kỳ sinh sản, cả chim trống và chim mái sẽ cùng làm tổ. Tổ của chúng được làm trên những thân cây gỗ sau đó khoét lỗ.

Chim Yến Phụng đẻ trứng, chúng sẽ đẻ đều đặn hoặc cách nhật mỗi lần một quả giống như gà và vịt. Khi đẻ được từ 4 – 8 quả trứng, chúng sẽ ngừng đẻ và tiến hành giai đoạn ấp trứng. Giai đoạn ấp trứng thường diễn ra trong khoảng 18 – 22 ngày. Quả trứng đầu tiên thường nở rất muộn, thường không nở khi được 20 ngày.

Trong quá trình ấp, cả chim trống và chim mái sẽ cùng thay nhau ấp và bảo vệ trứng. Chim Yến Phụng non khi mới nở ra thường có màu nhạt, hơi nâu và bộ lông của chúng khá thưa. Bộ lông của chúng hoàn thiện khi chúng đạt từ 3 – 5 tháng tuổi.

Sau khi trứng nở, chim mái sẽ tiếp tục ủ cho đến khi chim non cứng cáp. Chim trống và chim mái sẽ cùng nuôi dưỡng chim non trong khoảng từ 1 – 2 tháng tuổi. Sau khi chim non có thể tự lập cuộc sống, chim bố mẹ sẽ dọn tổ để tiếp tục cho lứa sinh sản tiếp theo.

Loài chim này có nguồn gốc đến từ Hồng Kông, cho nên chúng còn được gọi là vẹt Hồng Kông. Dòng chim này thường sinh sống thành từng cặp ngay từ khi chúng được vài tháng tuổi và sống rất chung thủy. Từng cặp chim sẽ kết thành từng bầy lớn để sinh sống.

Môi trường sống lý tưởng của chúng là những vùng có khí hậu ẩm và nhiệt đới. Tại nước ta, chim Yến Phụng được tìm thấy và nuôi dưỡng ở hầu hết các tỉnh thành.

Cách nuôi chim Yến Phụng

Loại chuồng nuôi chim Yến Phụng thường được sử dụng được làm bằng kim loại. Với cấu tạo mỏ khỏe và đặc tính đục khoét gỗ, lựa chọn chuồng nuôi bằng kim loại hoàn toàn phù hợp. Hơn nữa, chuồng nuôi kim loại sẽ dễ làm sạch hơn.

Chuồng nuôi nên đặt gần những nơi có nhiều cây xanh, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên.

Bên trong chuồng, các bạn cần trang bị đầy đủ cóng nước, cóng thức ăn và cần đậu cho chim. Nếu như nuôi chim sinh sản, các bạn nên làm thêm 1 chiếc tổ cho chúng bằng gỗ mỏng và rắc mùn cưa bên trong.

Thức ăn của loài chim này khá đa dạng và phong phú, được chia thành 3 loại chính: thức ăn hạt khô, rau và củ quả tươi, các loại thức ăn bổ sung.

Hạt khô: thức ăn hạt khô dành cho chim thường là lúa, gạo, ngô xay, hạt kê… Loại hạt yêu thích nhất của dòng chim này là hạt kê vàng.

Rau và củ quả tươi: loài chim này có thể ăn được hầu hết tất cả những loại rau nên loại bỏ rau có vị đắng. Các bạn nên cho vẹt ăn các loại rau cải, xà lách, lá bồ công anh và đặc biệt rau muống loại rau yêu thích nhất của chúng. Ngoài ra, các bạn nên bổ sung một số loại quả cho chúng như táo hoặc ổi.

Thức ăn bổ sung: trong quá trình nuôi chim, các bạn nên cho chúng ăn thêm bột vỏ sò, bột vỏ trứng, muối và hạt sạn. Cho chi ăn thêm hạt sạn giúp chúng tiêu hóa dễ dàng hơn tránh được hiện tượng vón cục thức ăn ở trong dạ dày.

Chim yến phụng có sức đề kháng rất tốt, xong nếu không chăm sóc tốt cũng rất dễ nhiễm bệnh. Cho nên, các bạn phải thường xuyên dọn dẹp chuồng, rửa sạch cóng thức ăn cho chúng.

Bên cạnh đó, chim yến phụng là dòng rất thích tắm tắm ngập nước. Chính vì vậy, vào mùa hè các bạn nên cho chim tắm 2 ngày 1 lần. Mùa đông nên tắm cho chúng vào những ngày có nắng. Sau khi tắm xong, các bạn cần làm khô lông cho chúng ngay lập tức để chúng không bị cảm lạnh.

Để huấn luyện được một chú chim nói hay, các bạn cần dành nhiều thời gian và công sức. Các bạn cần huấn luyện chúng nói ngay từ khi còn nhỏ từ khi 2 – 3 tháng tuổi.

Hàng ngày, mỗi buổi sáng và chiều tối các bạn nên ra dạy và nói chuyện với chúng. Khi đã nói được những từ cơ bản, các bạn nên cho chúng tiếp xúc với nhiều người để có thể nói được nhiều giọng.

Mua vẹt Yến Phụng ở đâu? Giá bao nhiêu?

Chim yến phụng là loài chim đẹp, có khả năng nhái lại tiếng người rất tốt. Cho nên, chúng được rất nhiều người yêu thích và tìm mua. Loài chim này được bày bán rộng rãi ở khắp các tỉnh thành, tại bất cứ cửa hàng bán chim cảnh nào trên Hà Nội đều có.

Giá bán vẹt yến phụng khá rẻ, mức giá dao động từ 180 – 400 nghìn đồng/đôi chim.

Cách phân biệt tuổi của chim Yến Phụng

Nếu chim Yến Phụng của bạn ít hơn bốn tháng tuổi thì sẽ khó nhận biết giới tính bằng màu sắc. Trong khoảng thời gian này, phần da cho thấy giới tính có thể đổi màu liên tục. Thế nên sẽ khó phán đoán chính xác xem chim là trống hay mái. Nếu chim Yến Phụng của bạn chưa thay lông lần nào. Có đôi mắt tối màu và vệt sọc kéo dài từ đầu tới da gốc mỏ. Thì chứng tỏ chim ít hơn 4 tháng tuổi.

Nếu chim Yến Phụng chưa trưởng thành hoặc ít hơn 4 tháng tuổi. Thì da gốc mỏ thường có màu hồng. Da gốc mỏ ở chim Yến Phụng trống sẽ dần biến thành màu tím. Còn da gốc mỏ của chim mái vẫn giữ màu hồng viền trắng hoặc biến thành màu trắng tinh.

Nếu độ tuổi của chim Yến Phụng nằm trong khoảng từ 8 đến 12 tháng. Da gốc mỏ thường sẽ có màu hồng tím hoặc hồng sáng. Và sẽ có màu cố định hơn khi chim được khoảng một năm tuổi.

Yến Phụng Non Ăn Gì ? Làm Thế Nào Để Phân Loại Chim Yến Phụng ?

Yến phụng non ăn gì là câu hỏi thường xuyên được hỏi đến đối với những người vừa tập tập tành chơi loài chim này. Chúng ta biết rằng chim Yến Phụng thuộc họ chim vẹt.

Yến phụng non ăn gì? Cũng như yến Phụng ăn gì? Thức ăn cho chim Yến Phụng khá đa dạng. Mặt dù yến phụng là loài chim ăn tạp nhưng trong quá trình nuôi, bạn nên cho chim ăn 3 loại thức ăn chính là hạt ngũ cốc, rau củ quả và thức ăn bổ sung.Cùng với đó lúc chim còn non thì việc cho chim ăn gì ăn như thế nào vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của chim

Thường nên cho chim ăn một ngày 3 lần; vào lúc khoảng 8h sáng, tầm trưa sẽ là 12h chiều thì là khoảng 5-6h . Đến khi chim lớn rồi thì ta an tâm hơn cũng như dễ dàng hơn khi chọn thức ăn cho chim. Đây là những loại thức ăn cho bạn tham khảo

Những thức ăn là rau củ quả: Vì chim rất thích ăn rau củ quả và bạn nên chọn các loại quả đã chín, tươi cho chim ăn như rau muống, ra xà lách, rau cải, trái ổi, trái táo,… Nhưng mà bạn lưu ý rằng nếu như cho ăn các loại rau có vị đắng hay trái cây còn xanh vì chim có thể sẽ bị đau bụng và tiêu chảy

Thức ăn hạt ngũ cốc nói chung: Trong các loại hạt khô như thóc, gạo, ngô, kê, thì chim thích ăn nhất là hạt kê vàng.

Các loại thức ăn bổ sung:Các bạn có thể cho chim phụng ăn thêm bột vỏ sò, bột bỏ trứng, muối và hạt sạn mang lại dinh dưỡng nhưng lại giúp chim dễ tiêu hơn

Làm thế nào để phân loại chim Yến Phụng 3 giống chim phổ biến nhất

Yến Phụng màu xanh nhạt và đuôi dài:Loại yến là là loại được ưa chuộn nhất vài màu của chúng rất hài hòa dễ nhìn.Xung quanh viền mắt của chim yến phụng loại này có màu trắng trong khi phần trán lại được tô bởi màu vàng nhạt. Mũi của chim đực khi trưởng thành sẽ có màu xanh dương.

Loại vẹt đuôi dài Lutino: là dòng vẹt đột biến gen được tìm thấy vào những năm 70 của thế kỉ XIX. lông màu của loài yến phụng này có màu vàng nhạt.Cùng với đôi mắt màu đỏ không lẫn vào loài chim nào.Mũi chim trống trưởng thành sẽ có màu đỏ tía còn chim cái sẽ có màu trắng đục ngả sang màu nâu.

Loài vẹt cánh xám lông xanh da trời:Vào năm 1918 loài vẹt này được tìm thấy .Lông của chim này như tên gọi của nó có màu xanh dương và cánh thì có các sọc màu xám.Lông đuôi và lông cánh của chim rất dài, màu vàng chanh tươi sáng. chim trưởng thành thì trên đỉnh đầu sẽ có chóp lông màu trắng nhìn rất bắt mắt

Cùng với đó là các loài khác như không phổ biến như 3 loài trên như : Loài yến phụng có đuôi dài xám xanh,loài yến phụng xanh mặt vàng, yến phụng đuôi dài có mào,loài yến phụng đuôi dài vàng cốm

Nguồn: chúng tôi