Top 14 # Chim Yến Như Thế Nào Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Topcareplaza.com

Chim Yến Làm Tổ Như Thế Nào?

Chim yến làm tổ trong nhà hoặc các hang động ngoài biển, chúng làm tổ để ngủ hoặc đẻ trứng. Thời gian từ 35-45 ngày, tổ được làm bằng nước bọt. Ngày xưa, ai cũng nghĩ rằng chim yến chỉ sống và làm tổ ở những nơi hoang dã hoặc ngoài đảo xa. Nhưng ngày nay con người nắm được các quy trình sinh hoạt và tính năng của yến, nên con người đầu tư và thu hoạch Tổ yến ngay tại nhà của mình. Ví dụ như các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bình Thuận, Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng …

Chim yến làm tổ để ngủ vào ban đêm, vì chúng bay kiếm ăn vào ban ngày. Chim yến có thể nghe, nhìn, và ngửi rất được. Đặc biệt là giác quan của nó rất tốt, nên dễ nhận biết được kẻ thù gây nguy hiểm với chúng. Điểm mấu chốt là chim yến có thể nghe được sóng siêu âm và đã làm tổ ở đâu là chúng sẽ lại tiếp tục làm tổ ở đó, không bao giờ bỏ đi. Chính vì vậy, người làm tổ cho chim yến sẽ đặc biệt lưu ý đến vấn đề này.

Chim yến làm tổ ở đâu?

Chúng thường làm tổ trong nhà hoặc các hang động, vách đá; những nơi càng hiểm trở, chúng càng dễ thích nghi, vì nơi nguy hiểm nhất cũng là nơi an toàn nhất. và phải đảm bảo được các yếu tố như nhiệt độ khoảng 27 -29 độ C, độ ẩm trung bình khoảng 80-95%, độ tối khoảng 2 lux.

Mỗi tổ yến có thể nặng từ 8-10gr. Tổ càng ở sâu trong hang động, thì chất lượng càng cao vì tổ yến sẽ được tiếp xúc với những chất kim loại như Fe, Cu, Zn, Mn, Cr,… và tạo ra nguồn dinh dưỡng mới và làm biến đổi màu sắc của nó. Vì vậy mà chúng ta thường thấy Tổ yến có 3 loại với tên gọi tùy theo màu sắc của chúng: Huyết Yến, Hồng Yến, Bạch Hồng

Thời gian làm tổ trung bình

Chim yến đực giữ vai trò làm tổ bằng trong vòng từ 35-45 ngày cho chim cái bằng nước bọt. Một năm chúng sẽ làm tổ khoảng 2 lần, và đẻ mỗi lứa là 2 quả trứng. 5h mỗi sáng, chim bay ra khỏi tổ để kiếm ăn, đến khoảng 17h -18h là chim bay về tổ nghỉ ngơi. Chim yến có định vị rất tốt nên không dễ bay lạc vào tổ chim khác giữa hàng ngàn tổ.

Chim yến thường ăn những con côn trùng có kích thước nhỏ. Trọng lượng tầm 0.01 – 0.72g bay trên không trung như: ruồi, kiến, mối, rày,… Giới hạn bay của chúng tầm khoảng 200km. Chu kì của chim yến tầm khoảng 8 năm.

Chim yến làm tổ tại nhà hiện đang phát triển ở Việt Nam. Và đặc biệt thương hiệu J’nest với nguồn cung ứng từ yến sào Phan Rang – Ninh Thuận. Các loài Yến sống ở Phan Rang với độ dẻo dai, sức bền, và khả năng sinh tồn cực cao. Hàm lượng dinh dưỡng có trong tổ Yến Phan Rang cao hơn nhiều lần so với tổ Yến các vùng miền khác. Vì vậy ngoài cung ứng tổ yến trong nước; J’nest còn đẩy mạnh xuất khẩu nhằm mang dinh dưỡng cho sức khỏe con người trên thế giới.

Chim Yến Làm Tổ Như Thế Nào

Chim Yến là loài chim rất trung thành, nó có thể tạo ra một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, có giá trị kinh tế cao. Để tạo nên những chiếc tổ yến có giá trị như thế thì chim yến làm tổ như thế nào để có thể sinh sản và cho ra đời nhiều sản phẩm tổ yến giá trị? Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết sau.

– Vị trí xây tổ

Khi bước vào mùa làm tổ, chim Yến bắt đầu tìm vị trí để xây tổ. Vị trí xây tổ có quyết định đến sự vững chắc của tổ yến nên chim Yến thường tìm những vị trí an toàn để xây tổ và vị trí này sẽ cố định trong nhiều năm, chim Yến chọn một vị trí và xây tổ làm nhiều lần ở vị trí đó.

– Quá trình làm tổ yến

Sau khi chọn được vị trí xây tổ, vào thời điểm nước bọt chim Yến phát triển là lúc chim Yến bắt đầu xây tổ. Khi nước bọt tiết ra, chim Yến dùng lưỡi đẩy nước bọt ra khỏi miệng và quẹt lên thành vách tạo hình, chim Yến cứ liên tục đẩy nước bọt ra ngoài và quẹt qua quẹt lại như thế để định hình. Sau 2-3 tiếng đồng hồ là nước bọt của chim Yến sẽ khô lại. Điều đặc biệt là việc tiết nước bọt của chim Yến không dễ dàng gì mà chúng phải xù lông, nhắm mắt, rất vất vả để tiết nước bọt lên thành vách, đó là lý do vì sao mà giá trị dinh dưỡng của tổ yến rất cao. Và cùng chính vì trong quá trình tiết nước bọt, chim Yến phải xù lông lên, đạp cánh nên đôi khi có lông chim Yến bay vào tổ và kết dính với các sợi yến chưa kịp khô lại, vì thế nên có loại tổ yến thô còn lông chim Yến.

Cứ mỗi đêm chim Yến lại dùng nước bọt của mình để xây tổ và sau nhiều đêm thì tổ yến sẽ được hình thành. Theo thống kê thì cữ mỗi đêm chim Yến lại xây được khoảng 1mm tổ yến.

Sau nhiều đêm dùng nước bọt xây tổ, tổ yến được hình thành với độ lớn đủ lớn thì chim Yến sẽ quẹt nước bọt lên mép tổ rồi chim Yến nhảy lên vách hay mép tổ rồi quẹt nước bọt vào lòng tổ yến để tạo nơi đẻ trứng. Nếu bạn nhìn thấy trong tổ có lớp xơ mướp thì chứng tỏ chim Yến sắp đẻ trứng.

Tổ yến thông thường có hình dạng như nửa chén trà úp và được dính vào thành hang đá (nếu là yến tự nhiên ngoài biển đảo) và thành nhà yến (nếu nuôi yến trong nhà do mình thiết kế).

Tổ yến bao gồm nhiều phiến mỏng được tạo nên từ nước bọt của chim Yến, chúng kết dính lại với nhau và tạo thành tổ yến.

Về sau thì tổ yến sào sẽ càng nhỏ dần ở những lần xây tổ tiếp theo. Tổ yến có các màu trắng, màu hồng, màu đỏ hay còn gọi là huyết yến. Tổ yến có rất nhiều loại khác nhau, vì thế khi mua tổ yến các bạn cần phải biết cách nhận biết sự khác nhau giữa các loại tổ yến đồng thời chọn đúng loại tổ yến chính hãng.

Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã biết được quá trình làm tổ của chim Yến và hiểu được vì sao tổ yến lại có giá trị dinh dưỡng cao như thế.

Chim yến làm tổ như thế nào

Chim Yến Nuôi Dạy Con Như Thế Nào

Không giống như nhiều loài chim khác, quá trình nuôi con của chim yến có nhiều điều thú vị mà ta nên khám phá Sau 21 đến 25 ngày ấp trứng thì chim non sẽ nở và để có thể tự bay và kiếm mồi, chim non phải trải qua khoảng 45 ngày. Ở tuần đầu tiên số lần chim bố mẹ cho con ăn khoảng 2 lần/ngày, chủ yếu vào buổi sáng lúc 6h, chiều 18h. Bước sang thứ 2 chim bố mẹ sẽ tăng tần suất lần cho ăn khoảng 4 lần/ngày, lúc này chim non bắt đầu mọc lông tơ nhưng chưa nhiều. Qua tuần thứ 3 chim bố mẹ cho con ăn tăng lên 5 lần/ngày, lúc này chim con mọc lông tơ nhiều hơn và màu đậm hơn. Tới tuần thứ 4 và tuần thứ 5 số lần chim bố mẹ cho ăn trong ngày tăng lên 6 lần, giai đoạn này chim con mọc lông đầy đủ ở các bộ phận và biết đu tổ, tập khả năng đeo bám, tự vỗ cánh, tập bay cho tới khi tự bay được. Trên thực tế thì chim bố mẹ cho con ăn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và môi trường, từng giai đoạn phát triển của chim con, chim con càng lớn thì số lần cho ăn càng nhiều lên, cường độ cho con ăn của chim bố mẹ là bằng nhau. Chim bố mẹ thường cùng nhau cho 2 con ăn theo kiểu đan chéo, tạo sự tranh dành cho 2 con, 2 chim con phải dành thức ăn thì chim bố mẹ chứ không được ưu tiên, con nào nhanh hơn và khỏe hơn sẽ có được nhiều thức ăn hơn. Đây là cách chim bố mẹ bắt đầu dạy con kiếm mồi và dành giật mồi, từ lý do đó giữa 2 con chim con có sự phát triển không đồng đều, con khỏe ăn được nhiều thức ăn từ bố mẹ sẽ lớn hơn con còn lại. Thời gian nuôi con trong tổ kéo dài bình quân khoảng 45 ngày, trên thực tế có một số chim con rời tổ sớm (35 ngày) là những trường hợp chim bố mẹ chỉ nở được có một con nên thức ăn được chim bố mẹ dành cho hết thế nên chim con trưởng thành nhanh hơn. Trong tổng thời kỳ sinh sản của chim yến từ khi bắt đầu làm tổ đến khi sinh sản, nuôi chim con đến trưởng thành mất khoảng 124 ngày, quá trình này sẽ không đồng đều giữa các tháng, có những tháng tỷ lệ chim sinh sản cao hơn các tháng khác tạo thành 1 số đỉnh trong năm. Còn số lần làm tổ và đẻ trứng của chim yến phụ thuộc vào phương pháp thu hoạch tổ. Nếu sau khi làm tổ xong và chuẩn bị đẻ trứng lần đầu, con người khai thác tổ thì ngay lập tức chim yến sẽ phải làm lại tổ mới để kịp sinh đẻ, chim yến có thể làm tổ nhiều lần, tuy nhiên ta không nên khai thác tổ qúa mức sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng quần thể của chim yến.

Đường Bay Chim Yến Trong Nhà Yến Như Thế Nào

Không có nhiều người chú ý quan tâm đến không gian bay lượng kiếm thức ăn và đường bay của chim yến, thực ra đây cũng là điều quan trọng mà người nuôi chim phải biết để thành công.

Đường bay dạo bên trong nhà Yến cũng tương tự với đường bay dạo của chim trong sân do đó vị trí lỗ ra-vào phải phù hợp với đường bay dạo bên trong của chim.

Để chim Yến có thể bay lượn khắp nơi không gian trong nhà. Thì người nuôi chim Yến sào trong nhà cần chú ý đến đường bay của chim Yến. Chim có 3 đường bay: đường bay thẳng, đường bay dạo và đường bay lên xuống. Đường bay thẳng của chim Yến không quan trọng lắm nhưng đường bay dạo và đường bay lên xuống là rất quan trọng. Hai đường bay này phải có bán kính ít nhất là 2m với diện tích tối thiểu là 4x4m mới đảm bảo cho chim Yến bay thuận lợi không thúc ép.Đường bay dạo từ sân đi vào lỗ ra-vào như thế nào thì chim Yến cũng sẽ theo đường bay đó bay bên trong nhà. Chim Yến bay đến nhà từ phía bên trái thì đường bay bên trong nhà cũng từ phía bên trái. Để chim đổi hướng phía bên phải thì kích thước phòng phải lớn hơn 4x8m nếu không chim sẽ gặp khó khăn khi chuyển hướng và chim không thể bay vào các phòng kế tiếp được. Chim Yến có thể sử dụng được tất cả các phần của tấm ván tổ, vì bên trong nhà Yến dạng mở không có các lỗ ra-vào giữa các phòng, mặc dù có sự phân chia phòng giả.

Biết đường bay của chúng để mục đích thiết kế các cửa nhà Yến cho thích hợp thuận lợi cho đàn chim của mình bay đi kiếm ăn và về tổ vào chiều tối. Chim Yến bay ra khỏi tổ vào mỗi buổi sáng và về vào buổi chiểu tối, thời gian khoảng xế chiều thì chúng bay quanh khu vực chúng ở nhưng ở tầm cao, lúc chiều tối chúng lại bay thấp xuống gần tổ của mình.

Bài học cho chúng ta trong trường hợp này là nếu bạn xác định được chính xác đường chim bay, bạn sẽ dễ dàng chọn được hướng để mở lỗ thu chim. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một ngôi nhà Yến.