Top 9 # Chim Vành Khuyên Líu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Topcareplaza.com

Tiếng Vành Khuyên Líu Mp3

Chim Vành Khuyên, loài chim có vóc giáng nhỏ nhắn xinh xắn, nhanh nhẹn, hót hay. Do có hình dáng đẹp, tiếng hót lại hay nên nhiều người chọn làm nuôi cảnh, thuần hóa để chơi, đấu, nghe hót. Vành khuyên rất đa dạng về họ nhưng ở Việt Nam chúng ta có 3 họ Vành khuyên: Vành Khuyên nâu, Vành Khuyên xanh, Vành Khuyên vàng mỗi họ đề có đặc điểm nhận dàng và vùng phân bố khác nhau.

Chim Vành Khuyên Xanh

Vành Khuyên nâu, do có hình dáng to, giọng hót không hay nên ít người nuôi, Vành Khuyên xanh, có hình dáng nhỏ nhắn, đẹp, hót hay, phân bố phổ biến rộng nên nhiều người thích nôi, Vành Khuyên vàng, có giọng hót hay, màu lông đẹp nhưng không có tinh thần hiếu chiến, hót đấu giống như Vành Khuyên xanh nên cũng ít người chọn nuôi hơn so với Vành Khuyên xanh.

Và thấy nhiều bạn nuôi Vành khuyên cần tiếng chim Vành Khuyên hót, líu nên chúng tôi đã tìm kiếm và chia sẻ lại cho bạn, link trên bạn có thể tải về điện thoại và máy tính để dùng mồi, kích Vành Khuyên hót…

5

/

5

(

101

bình chọn

)

Kinh Nghiệm Cách Nuôi Chim Vành Khuyên Nhanh Líu Tốt

Đặc điểm nhận dạng chim vành khuyên

1. Đặc điểm chung của chim vành khuyên

– Chim vành khuyên có tên tiếng Anh là Zosteropidae. Trong miền Nam, người ta gọi chim vành khuyên là chim khoen bởi vì quanh đôi mắt của chúng có một vòng trắng bao bọc.

– Chim vành khuyên là loại chim dễ tìm dễ gặp tại cả 2 miền Nam Bắc nước ta. Nhưng nếu để ý không kĩ, nhiều người sẽ nhầm lẫn loại chim này với chim sâu. Tuy nhiên trên thực tế, nếu quan sát kĩ bạn sẽ thấy chim vành khuyên to hơn chim sâu và cả đòn cùng chân cùng chúng cũng dài hơn chim sâu luôn đấy!

– Tại 2 miền Nam Bắc, chim vành khuyên sẽ được chia thành những loại như sau:

+ Chim vành khuyên tại miền Bắc:

Chim khuyên xanh: Lông ở ngực và bụng của loại chim này có màu vàng lục.

Chim khuyên xanh Trung Quốc: Loại chim này ít được nuôi tại Việt Nam, có nguồn gốc từ Trung Quốc mang sang đây nên khả năng líu và sức khỏe của chúng không bằng những loại chim khuyên khác đang có tại nước ta

+ Chim vành khuyên tại miền Nam:

Chim khuyên xanh: Chúng có đặc điểm giống như chim khuyên xanh tại miền Bắc.

Chim khuyên vàng: Lông tại các bộ phận dưới ngực, mỏ, bụng của chim đều có màu vàng óng.

2. Cách phân biệt chim vành khuyên trống và mái

– Phân biệt dựa vào ngoại hình:

Chim khuyên trống có thân hình thon thả, đòn dài, hàm dưới hơi bạnh ra.

Chim khuyên mái có thân hình tròn trịa. Chân của chúng cũng ngắn hơn so với chim mái.

– Phân biệt dựa vào tiếng chim:

Chim khuyên trống tiếng hót cao, thích hót nhưng tiếng lại gắt.

Chim khuyên mái có tiếng hót trầm và ít hót.

Hướng dẫn cách nuôi chim vành khuyên nhanh líu khoa học

1. Chọn giống chim chất lượng

– Chim vành khuyên được chọn làm giống phải nhanh nhẹn.

– Mỏ chúng tuy còn nhỏ nhưng tiếng kêu phải rõ ràng và to.

– Nếu thấy tu cuồn cuộn thì đấy là chim trống, còn nếu không hót thì đó là chim mái.

2. Cách thuần chim vành khuyên bổi

– Chim khuyên bổi mới mang về rất ít hót vì chúng lúc này rất nhát.

– Trước hết bạn phải lấy vải trùm kín lồng của chúng lại, đem lồng treo ở một nơi cao ráo và yên tĩnh.

– Trong lồng chuẩn bị bột đậu xanh làm thức ăn chính cùng nước uống cho chúng.

– Khi nào nhìn thấy chim mạnh hơn, ăn được bột đậu nhiều hơn thì bạn giảm lượng chuối lại và hé miếng vải che ra một chút để chim làm quen với thế giới bên ngoài. Đây là cách nuôi giúp chim mạnh dạn hơn.

– Bạn cứ tiếp tục cho chim ăn như thế một cách kiên trì, khoảng vài tháng sau khi chim hết nhát thì bạn đem lồng của chúng treo gần những chú chim hót hay. Cách này sẽ giúp chú chim vành khuyên nhà bạn nhanh líu căng lửa luôn đấy!

3. Chăm sóc lúc vành khuyên thay lông

Đây là thời gian bạn cần chú ý giúp chim đảm bảo sức khỏe bằng cách giúp chim được yên tĩnh, có đầy đủ thức ăn dinh dưỡng đồng thời treo áo lồng để tránh gió lùa. Ngoài ra bạn cũng có thể tắm vệ sinh cho chim.

Trong giai đoạn chim vành khuyên đang trong giai đoạn thay lông bạn nên nhớ hãy bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng giúp chim vượt qua giai đoạn thay lông nhanh chóng hơn. Các loại thức ăn gồm có:

– Cám (trứng và nhộng).

– Bổ sung thêm một số loại hoa quả có màu nổi bật giúp màu chim thêm phần nổi bật hơn.

– Cho chim tắm nắng nhiều hơn, tăng gấp đôi so với số lần thông thường.

4. Chế độ ăn uống cho chim

– Chế độ ăn uống dành cho chim vành khuyên khá lành mạnh, chủ yếu là đậu xanh, các loại trái cây, rau củ quen thuộc như: cam, chuối, dưa leo, cà chua,… hoặc cào cào con.

– Bạn chỉ cần dầm nhuyễn các loại thức ăn trên rồi trộn cùng cám cho chim ăn là được.

5. Vệ sinh chim và lồng chim đúng cách

– Vào mùa hè nóng bức, bạn hãy thay nước cho chim khoảng 2 lần/ ngày để chúng tha hồ tắm mát.

Lồng chim đem treo tại những nơi thoáng mát.

Nếu bạn thấy chim chuyển động chậm chạp, đưa nước tới gần cũng không dám uống, hãy nhanh chóng thay vào một cóng nước mới vì cóng nước cũ có thể đã quá nóng đối với chim.

Bạn nên tắm cho chim mỗi ngày, mỗi lần tắm xong nhớ vệ sinh luôn cả chuồng chim hay lồng chim. Vì chim có thói quen cọ quẹt lên chuồng/ lồng sau mỗi lần ăn hoặc tắm xong. Nếu chuồng/ lồng chim không sạch sẽ mang đến nhiều vi khuẩn cho chúng.

6. Giúp chim khuyên líu căng lửa hót hay

– Sau một thời gian thấy chim dạn dĩ và bắt đầu líu, bạn có thể đặt lồng chim gần với các lồng chim khác để kích thích vành khuyên hót tốt hơn.

7. Phòng ngừa và trị bệnh cho chim vành khuyên

– Phòng và trị bệnh cho chim cũng là một trong những kỹ thuật nuôi chim mà các bạn không được xem nhẹ. Thông thường chim vành khuyên sẽ gặp những căn bệnh như sau:

Bệnh tụ huyết trùng: chim khi mắc sẽ chậm chạp, khó thở, chân co rút, đi phân lỏng nhớt. Khi chim bị các triệu chứng trên bạn hãy dùng 1-2 mg streptomycine hay kanamycine.

Bệnh kí sinh trùng: bệnh kí sinh trùng hay gặp chứ không riêng bất kì loại vật nuôi nào. Kí sinh trùng bám vào lông chim nên khiến lông chim bị xơ xác, lông rụng dần. Vừa dùng nước pha với vài giọt dầu hoả tắm cho chim, nhớ phải vệ sinh lồng thật tỉ mỉ cẩn thận để loại bị đi vi trùng ra khỏi môi trường sống.

– Để phòng bệnh cho chim vành khuyên hiệu quả nhất, các bạn nhớ tắm rửa cho chúng thường xuyên, tùy theo thời tiết mà số lần tắm sẽ có sự gia giảm sao cho phù hợp.

– Vệ sinh chuồng nuôi hoặc lồng nuôi thường xuyên để loại bỏ hết những ổ kí sinh trùng quanh môi trường sống của chim.

Chim Vành Khuyên Ăn Gì Nhanh Líu, Hót Hay? Hoa Quả Hay Mồi Tươi

1. Khái quát về chim vành khuyên

– Chim vành khuyên thuộc họ vành khuyên – một họ chim chứa khoảng 140 loài thuộc bộ chim sẻ.

– Khu vực phân bố

– Đặc điểm nhận dạng

Hình ảnh chim vành khuyên

– Giọng hót, líu

– Tập tính: Sống theo bầy lớn ở ngoài trời và chỉ tách ra khi đến mùa sinh sản. Chúng làm tổ trên cây và đẻ 2- 4 trứng.

– Thức ăn đối với chim vành khuyên sống ngoài tự nhiên

2. Thức ăn cho chim vành khuyên

Chim vành khuyên là loài ăn côn trùng nên thức ăn của chúng chứa nhiều chất đạm, protein như

Cách làm cám đậu xanh

Đổ nước vào 100g đậu xanh loại tốt và ngâm trong 2h.

Xả sạch hết nước và cát sỏi, hấp chín, phơi khô. Bạn có thể phơi nắng hoặc sấy khô.

Dùng máy xay nhuyễn bột đậu rồi trộn với 6 lòng đỏ trứng gà hoặc trứng vịt, một muổng cafe đường trắng.

Tiếp tục phơi hoặc sấy khô.

Xay nhuyễn lần nữa cho tơi bột.

Bỏ vào hộp kín để bảo quản.

Dùng đậu xanh làm cám cho chim

Vành khuyên ăn quả gì?

Cam : Giúp chim giải nhiệt, bổ sung vitamin C, đặc biệt có thể giải độc cám công Trung Quốc.

Cà chua : Giúp chim có bộ lông màu đẹp. Cam, cà chua: cắt khoảng 1/4 quả, dùng tăm gắn vào nang lồng cho chim ăn.

Dưa leo: Giúp chim giải nhiệt, lông mượt.

Cà rốt: Giúp chim lên màu đẹp. Bạn có thể cho chim ăn tươi hoặc xay nhỏ, trộn vào cám đều được. Dưa leo, cà rốt cắt lát nhỏ, dày khoảng 1.5 cm, gắn vào trong lồng cho chim ăn.

Chuối Tây (không quá chín, vừa xanh vừa vàng là được) : Tốt cho hệ tiêu hóa của chim khuyên, phân khô, không bị tiêu chảy.

Bổ sung thêm trái cây, mồi tươi cho vành khuyên

3. Chế độ dinh dưỡng của chim vành khuyên trong từng thời kỳ phát triển

Trong suốt thời gian nuôi chim vành khuyên, bạn chỉ nên cho chúng ăn duy nhất một loại cám tránh việc đổi cám sẽ làm chim bị suy dinh dưỡng dẫn đến thay lông thất thường, không hót, líu thậm chí bỏ ăn và chết. Chỉ thay đổi chế độ dinh dưỡng trong từng thời kỳ của chim.

3.1. Thời điểm khi chim thay lông

Đây là thời điểm chim có nhu cầu dinh dưỡng cao, cần tăng lượng thức ăn cũng như dưỡng chất trong đó.

– Cám đậu xanh trộn thêm trứng, nhộng.

– Tăng cường các hoa quả có màu sắc sặc sỡ và có thể thêm một chút cà rốt.

3.2. Thời điểm chim chưa căng lửa

Sau khi thay lông khoảng 1 tháng, chim bước vào thời kỳ chưa căng lửa. Đây là thời kì dễ nuôi nhất.

Thức ăn: Bột tép, đường, bột sâu khô và hạn chế, thậm chí không cho chim ăn hoa quả.

3.3. Thời điểm chim căng lửa

Đây là thời gian nuôi khó nhất, chim căng lửa tiêu thụ nhiều kalo để có thể hót nhưng chúng lại không ăn nhiều. Do đó, tùy từng con mà các thành phần thức ăn trong cám phải cân đối.

Chim vành khuyên ăn gì ở mỗi thời điểm là khác nhau

4. Khi cho chim ăn cần lưu ý những gì?

– Nếu chim vành khuyên nhảy nhiều trong lồng, bạn nên cho chúng ăn cam, tuy nhiện không được quá 2 lần 1 tuần.

– Không cho chim ăn cam vào mùa đông vì nó sẽ khiến chim bị hạ lửa.

– Bổ sung thêm mồi tươi cho vành khuyên như dế, cào cào, châu chấu,…khi nhiệt độ môi trường xuống thấp.

Cho chim ăn thêm mồi tươi

– Vào mùa hè, không sử dụng những quả chuối đã chín nẫu vì chuối sẽ lên men làm chim bị đi ngoài.

– Không cho chim ăn các loại thức ăn động vật như như bột tôm, cá, thịt vì nó khiến chim mắc bệnh tiêu hóa, chim yếu thậm chí chết.

– Mùa xuân, bạn nên cho chim ăn thêm thức ăn là côn trùng. Nên trộn cám chim theo tỉ lệ kết hợp bổ sung thêm táo tàu (nho, lê cắt nhỏ), dế (cào cào, sâu bột hoặc châu chấu).

– Định kỳ cần bổ sung thêm thành phần canxi vào thức ăn của chim.

5. Phòng và trị bệnh cho chim vành khuyên

Cho chim vành khuyên ăn chuối thay cám

– Biểu hiện: Ngón chân chim bị sưng tấy, mưng mủ, chim thường xuyên co chân lại, dùng mỏ rỉa vào vết thương.

– Nguyên nhân: Chân chim bị nhiễm trùng do động vật khác cắn hoặc các vật sắc nhọn cứa vào.

– Cách điều trị: Rửa vết thương bằng nước muối loãng để làm sạch trước khi bôi thuốc (thuốc đỏ hoặc mỡ tra mắt tetracycin).

Lông chim xơ xác, có ít, rụng khá nhiều khiến cơ thể không được che phủ hết, đôi khi chim nhảy loạn trong lồng.

– Biểu hiện: Chim cứ ủ rũ, lim dim, khó thở, chân co rút, đi phân lỏng có nhớt và màu xanh.

– Nguyên nhân: Giun, sán sống ký sinh trong ruột.

– Biểu hiện: Chim ăn ít, gầy, hay uống nước, lông xù xơ xác, cánh xệ, phân lỏng không màu, có mùi hôi.

– Biểu hiện: Chim thường rụt cổ, ngủ gục, chán ăn thậm chí bỏ ăn, thở khó khăn, sụt cân nhanh chóng, phân có màu trắng, lỏng bám xung quanh hậu môn.

Pha loãng mật ong với nước

– Biểu hiện: Phân lỏng, sức khỏe không có gì bất thường, nhạy cảm với tác động cơ học từ bên ngoài.

– Cách điều trị: Từ từ ổn định tinh thần cho chim, tăng thêm dinh dưỡng như sữa mật ong, đường mà không được sử dụng thuốc.

XEM THÊM:

– nuôi vành khuyên đúng cách

– cách nuôi khuyên bổi nhanh líu

– cách thuần khuyên của người trung quốc

Luyện Khuyên Líu Điên Đảo

– Cảm ơn các bạn đã xem video của chúng tôi hãy: – Đăng ký kênh để nhận được nhiều video hữu ích hơn tại: http://bit.ly/2NCnFVi – Tham gia nhóm CLB chim cảnh đất Việt để nhận được nhiều hơn kinh nghiệm nuôi và chăm sóc chim cảnh tại: http://bit.ly/2L3BRVt + Kỹ thuật nuôi chim cảnh hót hay nhất trong lịch sử Việt Nam Những năm gần đây thú chơi chim cảnh rộ lên tại nhiều ở địa phương và các tỉnh thành phố. Nhưng dù là nuôi loại chim cảnh nào, để bắt đầu chúng ta nên tìm hiểu kĩ cách chọn và cách chăm sóc phù hợp với từng loại để mang lại chất lượng tốt nhất khi nuôi chim cảnh. + Nuôi chim cảnh – thú vui cầu kì, tinh tế +Người chơi chim cảnh thường rất tinh tế, điều này thể hiện qua cách chọn nuôi chim. Người đam mê chim cảnh thường căn cứ vào giọng hót, cách nhảy, cách chuyền uyển chuyển, nhanh nhẹn để đánh giá một con chim. +Mỗi loài chim có những giọng hót đặc trưng mà có lẽ chỉ người chơi chim mới nhận ra được, ví như chim họa mi sẽ có giọng hót lảnh lót, khiếu thì hót giọng trầm hùng, vành khuyên thì hót nhẹ nhàng, thanh thoát, giọng vang xa. + Tiêu chí để đánh giá tiếng hót của mỗi loài chim cũng khác nhau, với chim gáy thì tiếng hót phải đủ ba loại tiếng gáy gọi, gáy trận, chu; chích chòe khi hót phải phải vừa xoay cánh và đánh đuôi,… + Không những thế, người chơi chim cũng phải rất tinh tế khi chỉ cần nhìn qua màu lông, cách sải cánh, mỏ,… là biết được giá trị của từng con. + Nuôi chim cảnh – thú vui tỉ mỉ, kiên trì + Nuôi chim cảnh rất cần sự tỉ mỉ và kiên trì bởi muốn chim hót hay thì phải chăm sóc cực kì kĩ lưỡng từ khâu thức ăn, tắm nắng hay cách thuần dưỡng cũng phải phù hợp với từng loại chim. + Về thức ăn cho chim, không đơn thuần chỉ là mua cám ăn sẵn cho chim mà phải chế thêm thức ăn bột được pha chế tỉ mỉ từ những nguyên liệu như bột gạo, bông cỏ, trứng gà, lạc, mật, chất đất, chất sắt cùng với một số loại thuốc để chim có giọng hót hay hơn. + Để thuần được một con chim có giọng hót hay thì người chơi chim phải cần ít nhất 2 năm, phải kiên trì từng ngày. Chim thường bắt chước những âm thanh xung quanh rất nhanh, nên những người chơi chim thường tụ họp lại một nơi nào đó, treo lồng chim cạnh nhau để chúng bắt chước giọng hót của nhau. + Cái khó nữa trong quá trình nuôi chim là cách chăm sóc sao cho chim không bị bệnh, gãy cánh, làm mất giọng hót khi những lúc thời tiết thất thường. Mỗi năm chim thay lông một lần, và thường sẽ vào mùa mưa. Trong thời gian thay lông này, sức khỏe chim sẽ rất yếu, vì vậy thời gian này cần có một chế độ chăm sóc đặt biệt về thức ăn, nước uống cho chim. + Ngoài việc nuôi chim cảnh, thì việc chọn lồng phù hợp với từng loại chim cũng rất quan trọng. Nên chọn loại lồng bằng tre với kích thước cao, rộng để tránh việc gãy lông chim, xây xước da. Tuy nhiên cũng không nên chọn loại lồng rộng quá vì chim sẽ nhát và khó thuần. Với chim mới đem về nuôi nên có áo lồng, áo lồng sẽ từ từ được mở ra khi chim bạo dạn.