Top 6 # Chim Họa Mi Lửa Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Topcareplaza.com

Cách Nuôi Chim Họa Mi Lên &Amp; Căng Lửa. Họa Mi Ăn Gì Để Hót Nhiều?

Họa Mi là một loài chim hoang dã, với bản tính nhút nhát nên nếu không biết cách thuần thì rất khó để chúng cất lên những âm thanh tuyệt vời. Vậy làm cách nào để nuôi chim họa mi lên lửa và luôn căng lửa. Và nên cho họa mi ăn gì để hót nhiều?

Họa Mi tập trung nhiều nhất ở Trung Quốc nơi có nhiều khu rừng núi rậm rạp, nhiệt độ trung bình thấp, luôn mát mẻ. Họa Mi có mặt ở Việt Nam cũng từ rất lâu và phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Bắc.

Ít có loài chim nào được đi vào thơ ca nhiều như chim Họa Mi, điều này cho thấy chúng có nhiều ý nghĩa trong đời sống tinh thần của người Việt mặc dù ngoại hình của chúng không có gì quá đặc biệt.

Nuôi Họa Mi không khó, cái khó là làm thế nào để thuần dưỡng chúng “làm bạn” với chủ nuôi, cất giọng lảnh lót như khi chúng còn ở bên ngoài tự nhiên. Muốn được như vậy, các bạn chú ý những điểm sau:

Chọn chim Họa Mi

Khi chọn mua một chú chim Họa Mi bạn cần quan tâm đến các yếu tố sau:

Đầu: theo từ chuyên môn của giới chơi chim là “đầu rắn”, có nghĩa là khi chọn chim bạn hãy nhìn vào phần đầu, nếu thấy phần mỏ phía trên so với đỉnh đầu nhìn ngang như 1 đường thẳng là đúng chuẩn.

Mắt: nên chọn con có đồng tử (phần đen trong con ngươi) nhỏ, nhưng những tia xung quanh phải càng to càng tốt.

Bộ lông: luôn mềm, mượt, không xơ, không xù

Chân: rắn, khỏe, viền của vảy màu tối, ngòn chân không quá dài, bộ vuốt tương tự như vuốt mèo

Chọn lồng nuôi

Lồng là “nhà” của chim do đó phải lựa chọn sao cho có thể mang lại cho chúng một cuộc sống thoải mái nhất.

Vật liệu có thể là mây, tre, không cần thiết phải là lồng sắt

Số lượng nan lồng chỉ là cỡ 60 chiếc

Đường kính phù hợp nhất là 30 – 40 phân

Treo đầy đủ dụng cụ ăn, uống và thanh ngang bên trong lồng

Phải vệ sinh lồng hàng ngày sau khi tắm cho chim (thường vào buổi sáng), không cho chim tắm nắng nhiều và nên đặt lồng ở vị trí tránh gió.

Cách chăm sóc

Để thuần dưỡng được một chú Họa Mi dạn dĩ hót nhiều, căng lửa bạn cần phải kiên nhẫn.

Trước tiên, bạn cần phủ kín lồng, treo ở nơi yên tĩnh trong khoảng 1 tuần. Trong quá trình này bạn cần cung cấp đủ thức ăn nước uống cho chim và ít chạm vào lồng chim.

Sau khi chim đã dần quen với môi trường mới thì bạn có thể mở dần vải che để chim có thể tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Và cũng tăng sự “gần gũi” của bạn với chú chim của mình bằng cách cho chúng ăn uống, tắm rửa, vệ sinh để chúng hiểu rằng mình không làm hại nó.

Thời gian khi hé mở vải che lồng chim vẫn sẽ còn sợ, hay bay nhảy khắp lồng vì thế mọi cử chỉ, hành động của bạn phải thật nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh dùng lực mạnh mỗi khi cầm, giữ chim.

Cách tốt nhất để chim nhanh dạn, hót nhiều là đặt một chú Họa Mi mái ở gần (nhưng không cho con trống thấy mặt). Tiếng hót của con mái sẽ kích thích con trống sung lên và hót nhiều hơn và nhanh thuần hơn.

Trường hợp bạn không có chim mái, có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các audio về giọng chim Họa Mi mái trên internet, tuy có thể không hiệu quả bằng nhưng cũng có tác động ít nhiều đến chim trống.

Thức ăn cho chim Họa Mi

Khi vừa mới mang chim về, đây là giai đoạn “nhạy cảm” nhất đối với chim, bạn cần cho chim ăn những thức ăn giống như tự nhiên mà chúng vẫn hay ăn như cào cào, trứng kiến, …

Sau khi chim đã dạn hơn bạn cho chim ăn dần dần cám tự pha trộn. Lúc này giảm khẩu phần thức ăn tươi, tăng khẩu phần thức ăn trộn sẵn. Có nhiều công thức trộn cám cho Họa Mi, bạn có thể tham khảo công thức sau:

+ 0,25kg tấm gạo

+ 4 hoặc 5 trứng gà/vịt (lấy cả lòng đỏ và lòng trắng)

+ 1 thìa nhỏ đường trắng

+ 2 thìa nhỏ bột xương

Cho tấm vào rang trên một chảo nóng, nhìn đến khi hạt gạo màu vàng là được, không để quá cháy, tắt bếp, cho trứng, đường và bột vào đảo cho gạo thấm đều rồi mang đi phơi nắng (trường hợp trời âm u có thể bắt lên bếp đảo tiếp cho đến khi hạt tấm không bết lại là được).

Khẩu phần ăn của Họa Mi rất ít, mỗi ngày chúng chỉ ăn khoảng 1 thìa cà phê và ăn thêm một ít cào cào để bổ sung lượng đạm động vật và để chúng sung hơn.

Những lưu ý khi cho Họa Mi ăn:

Không được đột ngột thay thế nguồn thức ăn vì rất dễ gây ra hiện tượng chim bỏ ăn, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chim.

Thức ăn phải luôn đảm bảo là không bị ẩm mốc, hư hỏng.

Nước uống phải luôn đảm bảo sạch, không đục, bẩn.

Thức ăn không được bị mặn.

Trong khẩu phần ăn nên bổ sung các loài côn trùng tươi sống.

Chim Họa Mi Tụt Lửa Bù Đầu

Chim của cháu đang hót bình thường, tự nhiên có hiện tượng xuống lửa bỏ hót, cho đi giàn hoặc cho hót với chim khác thì bị bù đầu. Xin bác cho biết cách khắc phục?

Chim bù đầu bỏ hót là do giảm sút thể lực. Động vật hoang dã rất nhạy cảm, mọi biến đổi về thời gian, nhiệt độ, thể chất cơ thể… chúng đều cảm nhận được, người ta gọi là đồng hồ sinh học.

Trong thời gian từ mùa thu năm ngoái, bắt đầu mùa thay lông, chuyển qua mùa đông ít rét lại gặp ngay dịch cúm gia cầm H7N9 đầu xuân vì thế rất nhiều chim bị sa sút phong độ hoặc bị nhiễm bệnh chết thê thảm. Ngay câu lạc bộ Họa mi Hoàng Mai có bạn chết đến 15 cá thể chim họa mi, còn những bạn bị chết một vài cá thể thì nhiều. Trong khi thời tiết thay đổi, dịch bệnh hoành hành, nhiều bạn chưa biết cách bảo vệ cho những chú chim yêu của mình nên việc giảm sút thể lực, xuống lửa bỏ hót là tất nhiên. Con chim đã xuống lửa, yếu ớt đương nhiên là khi hót đấu nó sợ hãi dựng “tóc” gáy, việc đó không có gì là lạ.

Để khắc phục tình trạng này, ta nên chọn nơi yên tĩnh, khuất gió để nuôi chim, hạn chế đi thi, đi dượt, đi chơi …Đồng thời lưu ý chế độ dinh dưỡng phải đủ chất (chất đạm, chất xơ, chất khoáng…). Lưu ý lượng mồi tươi cần vừa đủ, không nên nóng vội cho ăn mồi tươi quá nhiều dẫn đến chim bị ỉa chảy, thể lực càng suy giảm hơn.

Có bạn cho rằng trong thiên nhiên họa mi chỉ ăn mồi tươi mà có sao đâu!

Thực ra không phải thế. Thức ăn của họa mi trong thiên nhiên rất phong phú, ngoài các loài côn trùng và bò sát nhỏ ra, chúng còn ăn cả hoa quả, thậm chí là củ rừng nữa. Chúng có khả năng tự cảm nhận và cân đối phần thức ăn cho bản thân, đó là nói nhìn chung. Còn đương nhiên kỹ năng đó có con giỏi có con kém. Con nào giỏi, thích nghi được sẽ tồn tại, con nào kém đương nhiên là bị chết hoặc bị làm mồi cho loài khác. Chúng bị chết hoặc bị ăn thịt ở đâu chúng ta không thể đi theo nên không nhìn thấy được. Sự tồn tại của những con thích nghi được đó chính là chọn lọc tự nhiên.

Khâu vệ sinh. Cần lưu ý tắm và dọn rửa đáy lồng cho chim mỗi ngày. Nếu nhiệt độ môi trường xuống dưới 10 độ C không nên tắm cho chim nhưng vẫn phải lùa chim sang lồng khác để dọn đáy lồng, không để phân chim lưu cữu ngày nọ qua ngày kia.

Về mật độ chim nuôi. Có nhiều bạn nuôi tham, trong một diện tích nhà ở hai tầng chừng 80m vuông mà nuôi đến trên dưới chục cá thể chim là quá nhiều. Theo tôi với hai tầng như vậy chỉ nên nuôi hai chim trống là vừa, nếu có thể thì thêm một chim mái nữa là cùng. Việc nuôi nhiều chim cùng loài trong một diện tích không đủ rộng sẽ dẫn đến đè nhau hoặc lây lan dịch bệnh rất khó khống chế. Các bạn ở nông thôn và vùng núi có vườn rộng thì tùy theo khả năng mà nuôi cho phù hợp.

Nhiều bạn còn hỏi cách kích chim, làm sao cho chim mau căng. Thực ra tôi không chơi chim kiểu ấy. Việc kích chim chỉ làm hại con chim mà thôi. Người chơi chim thật sự là người không cần thi thố lấy nhiều giải (Tất nhiên có giải là tốt) nhưng giải không phải là tất cả để phản ánh tố chất và năng lực của người chơi chim! Cái cách thưởng thức tiếng hót, giọng hót của con chim mới là quan trọng nhất. Cứ đủng đỉnh mà chơi, uống cà phê nghe chim hót, thả tâm hồn thư thái trong một câu thơ, mình thông vóc hạc, tiên phong đạo cốt. Đó mới là cảnh giới cao nhất của thú chơi chim.

Cuối cùng xin thưa với anh em rằng: Muốn con chim chóng bình phục, cần tránh xa hai chữ THAM và VỘI !

Cách Kích Lửa Cho Chim Họa Mi Nhanh Và Bền Nhất

Để nuôi được Họa mi nhanh thuần và nhanh lên lửa thì trước hết người nuôi phải hiểu được đặc tính chung của Họa mi. Tiếp theo là quan sát theo dõi để hiểu rõ được tính nết của chim Họa mi mình đang nuôi thì mới phát huy được khả năng và biết chim chơi ở dạng nào.

Đặc tính của Họa mi ở rừng, nơi hoang dã là chúng hót liên tục, hót suốt năm, bất kể mùa nào và đặc biệt có thể nhái được giọng của các loài chim khác và cả đồng loại của chúng. Khác với các loài chim Chích chòe, chim Chào mào, Khướu…chỉ hót vào mùa xuân và mùa sinh sản nhưng Họa mi thì có thể hót bất kì mùa nào.

Khi xách lồng chim, có gắng xách ngang tầm ngực, nhìn từ trên nhìn xuống chú chim sẽ không sợ. Giống Họa mi bao giờ cũng nhảy thốc thốc, nhảy ngược lên nếu xách mà giờ cao qua đỉnh đầu để tiện quan sát thì chim sẽ hoảng loạn, nếu là 1 chú chim mộc có thể nhảy toét đầu. Vì khi chim có tâm lí sợ hãi thì sẽ không có tâm trạng để chơi.

Khi di chuyển lồng chim 1 đoạn xa mà chim đang hót nên chùm kín áo lồng, thậm chí là chùm cả đáy lồng để chim không bị tụt lửa. Nhất là khi treo chim mà để 1 con chim khác ở đấy trước và nó đã hót căng rồi thì khi treo chim vào sẽ bị yếu thế ngay nên chú ý phải tạo lợi thế tốt nhất cho con chim.

Nếu là chim mới về về thì cho kè canh 1 con chim mái để có lửa và quan sát thái độ của chim. Nếu con mái làm con chim hót theo thì cứ để cho nó hót còn nếu thấy hiện tượng đứng lồng, chưa thấy hót thì cho chim nghe những tiếng chim đã thu sẵn trong điện thoại. Có nhiều con khi kích bằng tiếng mái chưa hót ngay vì vẫn còn lạ và lạ với con mái (có thể chủ cũ đã có mái rồi). Nếu kích bằng tiếng mái chưa hót được thì khích bằng tiếng trống, chú ý là tiếng trống hót yếu.

Nên treo chim sát vào góc tường bởi vì sẽ không có thứ gì tấn công từ đằng sau, chim có điểm tựa, treo ngang tầm ngực và treo lồng chim mái ở dưới, che đáy lồng để 2 con chim không nhìn thấy nhau. Khi chim được treo ở 1 không gian yên tĩnh và không có bất kì thứ gì bên ngoài tác động vào làm chim sợ hãi, hoảng loạn chim sẽ ủ được lửa tốt.

Thức ăn thì nên cho ăn cám gà, phân ra sẽ đẹp. Cho ăn cám nào thì ăn nhưng phân phải đẹp, khuôn và khô, không nên cho ăn cám kích hoặc cám nặng ở giai đoạn này. Tuyệt đối không đổi cám vì nếu lạ vị cám chim sẽ ăn ít đi ảnh hưởng đến sự phất triển của chim về lâu dài. Mồi tươi cho ăn ít. Tắm nắng và tắm nước 2 lần/ 1 tuần là đủ.

Cố gắng tranh thủ thời gian buổi sáng trước khi đi làm hoặc buổi chiều sau khi đi làm về từ 5-10 phút xách con chim của mình ra sân, để con mái bên cạnh( nhớ là che áo lồng không cho thấy) nếu không có mái thì bật tiếng mái ở điện thoại lên cũng được. Tiếp sau đó thì bật tiếng mi đực hót đấu con mi của mình sẽ ganh mái giữ mái và hót đấu theo con mi . Các bạn có gắng dượt đều đặn như vậy là chú chim yêu quý sẽ căng lửa đều và hót hay hơn.

Tuân Thủ Những Cách Chăm Sóc Họa Mi Căng Lửa

Việc nuôi dưỡng và chăm sóc chim họa mi luôn giữ được phong độ là một điều tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm được vì đây là công việc nhẹ nhàng nhưng cần sự tỉ mỉ và kiên trì cao. Bài viết này xin bổ xung những cách chăm sóc chim họa mi căng lửa để bạn đọc tham khảo và áp dụng.

Chim họa mi khi căng lửa hót nhiều

Với những người nuôi chim họa mi, gặp phải trường hợp chim lên lửa, xuống lửa thất thường, ngày thì nghe hót rất nhiều, ngày thì không nghe thấy chim hót lần nào… đó là việc hết sức bình thường khi người nuôi chim họa mi không có các kĩ năng và chưa đủ kinh nghiệm giữ lửa cho họa mi. Những điều ảnh hưởng lớn nhất tới tạo lửa và giữ lửa cho chim mà bạn cần lưu ý như : môi trường sống, chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc..

Chăm sóc họa mi căng lửa theo chế độ tự nhiên

Đầu tiên khi mới mang chim họa mi về, nó thường lạ người, lạ môi trường sống, thức ăn và thói quen được chăm sóc nên bao giờ cũng sợ hãi và xuống lửa; dù cho là chim mộc hay chim đã thuần hóa, chúng sẽ thường bỏ hót sau một vài ngày được nuôi dưỡng. Vì thế, bạn cũng không nên sớm bỏ cuộc mà hãy áp dụng những cách nuôi chim họa mi căng lửa sau :

Duy trì chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và ổn định cho chim : nên tập cho chim họa mi những chế độ ăn dinh dưỡng theo những công thức nhất định và tránh thay đổi thức ăn cho chim quá đột ngột. Công thức thường được áp dụng cho chim họa mi là : gạo và trứng gà ngon. Nhất thiết phải làm khoáng hoặc mua khoáng chất cho chim ăn để chim có đủ nguyên tố vi lượng trong quá trình sống và hoạt động, chống bênh tật.. Tất nhiên, tùy từng giai đoạn phát triển của chim họa mi mà người nuôi cho ăn những thức ăn phù hợp. Thêm nữa, trong từng giai đoạn và thời điểm, bạn phải biết chim thiếu chất gì (vitamin và khoáng chất) và thừa gì để điều chỉnh và bổ sung cho kịp thời, hợp lý. Điều đặc biệt để nuôi chim họa mi căng lửa là bạn nên bổ sung hàng ngày thức ăn như : cào cào, sâu tươi cho chim, có thể là trứng kiến, cá con, tôm tép, thịt bò vụn…

Chú ý vệ sinh lồng chim thường xuyên : dọn rửa lồng chuồng thật sạch, tuyệt đối không để phân chim, giấy lót lưu cữu trong lồng ngày nọ qua ngày kia rất mất vệ sinh cho cả chim và người. Tuyệt đối không làm cách gọi là “ủ chim” vì động tác này rất mất vệ sinh và phản lại tập tính sinh hoạt của loài chim, về mùa nắng nóng có thể làm chết chim vì ngột ngạt.

Thường xuyên tắm nước và tắm nắng cho chim theo lịch trình đều đặn để loại bỏ kí sinh trùng và làm ấm bộ lông chim : người nuôi có thể áp dụng chế độ tắm nước cho chim họa mi mỗi ngày một lần và vào lúc nhiệt độ môi trường cao nhất trong ngày, thường thì là từ 13h tới 15h hàng ngày. Vào những ngày trời lạnh với nhiệt độ từ 10 độ C bạn vẫn có thể cho chim tắm bình thường, tuy nhiên việc tắm chim phải được tiến hành ở nơi khuất gió pha nước hơi âm ấm cho chim tắm. Những lúc có nắng phải tranh thủ cho chim tắm nắng 30 đến 45 phút trong mùa đông là vừa. Sáng mùa hè tắm nắng cho chim khoảng 20 phút vào lúc 8h00 hoặc 8h30 là tốt nhất.

Bạn nên chọn nơi treo lồng chim là những nơi khuất, yên tĩnh và vắng bóng người qua lại, tuyệt đối không nên để những nơi mèo, chó có thể để ý tới hay tránh những người lớn cầm que gậy, chổi lau nhà, trẻ em.. để gây ồn ào và làm cho chim họa mi sợ hãi, hoảng loạn và xuống lửa. Sau một thời gian khi chim họa mi đã quen dần với môi trường , bạn có thể áp dụng cách thay đổi nơi treo lồng chim, để tập cho chim dạn hơn.

Ngoài ra, khi di chuyển lồng chim, bạn nhất thiết phải có áo trùm lồng, khăn vải trùm lồng.

Thêm vào đó, để chăm sóc cho họa mi căng lửa, người nuôi nên nuôi kèm với chim mái, đặc biệt với chim họa mi, điều này có tác dụng rất lớn. Những chuyên gia nuôi chim họa mi thường dùng chim mái để thúc chim trống căng lửa theo từng thời điểm thích hợp.

Khi chim họa mi giã lồng, bạn có thể mồi cho chim hót bằng các CD thu âm chim trống hoặc chim mái đầu đàn, cách chăm sóc họa mi căng lửa này thường xuyên được sử dụng và mang lại hiệu quả cao.

Chim họa mi căng lửa bộ lông đẹp

Một vài điều về những thay đổi theo mùa của chim họa mi bạn nên chú ý như : vào đầu mùa thu chim họa mi thường thay lông nên chúng bị xuống lửa và giảm sút thể lực . Người nuôi thấy họa mi của mình có những dấu hiệu trên khi vào mùa : rụng lông, ít hót .. thì nên bổ xung khoáng chất và dinh dưỡng trong thức ăn của chim. Quá trình thay lông của chim thường kéo dài từ 50 tới 60 ngày vào mùa thu và thêm khoảng 30 ngày vào mùa hè.

Đây là quá trình rất bình thường nên bạn cũng không cần quá bận tâm mà chỉ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho chúng. Sau khi trải qua quá trình thay lông và chăm sóc kỹ lưỡng, chim họa mi sẽ lên lửa và hót nhiều hơn.