Top 8 # Chim Họa Mi Đất Có Hót Không Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Topcareplaza.com

Họa Mi Mắt Vàng Là Chim Gì, Ăn Gì, Hót Có Hay Không?

1. Họa mi mắt vàng là chim gì?

Họa mi mắt vàng là một loài chim thuộc bộ Sẻ, nằm trong họ Lâm Oanh thuộc chi Chrysomma. Trước đây loài họa mi mắt vàng này được xếp trong họ Khướu, sinh sống ở bụi cây, cỏ ở miền nam Châu Á.

Giống chim họa mi mắt vàng phân bố ở phạm vi khá rộng. Bạn có thể gặp chúng ở nhiều nơi trên thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Thái Lan, Việt Nam… Tại Việt Nam, loài chim họa mi này phân bố chủ yếu ở vùng Tây Nguyên và cao nguyên ở Đà Lạt.

Họa mi mắt vàng là giống chim có đôi mắt rất đặc biệt

2. Kinh nghiệm nuôi họa mi mắt vàng

Để mua được một con chim họa mi mắt vàng hót hay, khỏe mạnh, công đoạn chọn giống là vô cùng quan trọng. Bạn nên ưu tiên chọn những con chim có đầu rắn, nghĩa là khi nhìn ngang thấy mỏ trên, trán, đỉnh đầu tạo thành một đường thẳng. Lông của họa mi phải tơi xốp, mềm không rối xù. Chim họa mi không có giác mạc, mắt vàng.

Để có được chú chim họa mi mắt vàng khỏe mạnh quá trình chọn giống rất quan trọng

Trong số những loại chim biết hót thì chim họa mi mắt vàng có thức ăn khá giản dị. Bạn chỉ cần cho chúng ăn cám bán sẵn, hoặc trộn gạo với trứng, thi thoảng bổ sung thức ăn tươi như cào cào, châu chấu. Chim họa mi mắt vàng ăn cũng không tốn nhiều. Mỗi ngày bạn chỉ cần cho một chén nhỏ là sẽ đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên đến giai đoạn trưởng thành, để chim khỏe mạnh, hót sung và căng lửa, bạn cần phải bổ sung thêm nhiều thức ăn nhiều dinh dưỡng, trái cây tươi, nhiều cào cào và châu chấu.

Lưu ý là trong quá trình nuôi chim họa mi mắt vàng, bạn không được thay đổi đột ngột thức ăn. Họa mi mắt vàng là loài chim rất dễ bị dị ứng với mùi vị thức ăn lạ, điều này dẫn đến việc bị suy dinh dưỡng, khiến cho chim chậm phát triển.

Chế độ dinh dưỡng cho chim phải đảm bảo, có như vậy chim mới sinh trưởng và phát triển tốt

Cũng giống như những loài chim khác, họa mi mắt vàng cần phải có một không gian sinh sống thoải mái, lý tưởng. Lồng chim thích hợp cho họa mi là khoảng 60 nan, đường kính đáy lồng khoảng 40 phân hoặc có thể nhỏ hơn.

Sau mỗi lần tắm cho chim họa mi bạn cần phải vệ sinh lồng cho chúng. Quét hết phân và rác thải. Họa mi mắt vàng là loài yêu thích khí hậu lạnh nên không cần phải cho phơi nắng nhiều. Đặc biệt bạn không được để lồng chim ở nơi đón gió vì có thể chim sẽ bị chết đột ngột. Mỗi khi đi ngủ, bạn cần phải đậy kỹ lồng chim.

Lồng chim họa mi mắt vàng cần phải được vệ sinh thường xuyên

Để có được một chú chim họa mi mắt vàng hót hay, hót được nhiều giọng bạn cần phải cho chúng đi tập dượt nhiều. Với những chú chim mới học hót, khi mang đi tập bạn cần đậy kín lồng để cho chúng không bị hoảng loạn.

Nếu trường hợp bạn không thể cho chúng đi tập được thì có thể thu những tiếng hót của những con chim già, có giọng hay vào băng đĩa để cho họa mi mắt vàng học theo. Với trường hợp này bạn sẽ bỏ hết áo trùm lồng, treo chim lên cao để chim tập trung học và nhanh biết hót hay hơn.

Để chim hót được giọng hay cần kiên trì, có thời gian luyện tập

Để có được một chú chim họa mi mắt vàng khỏe mạnh, có giọng hót hay cần phải có thời gian chăm sóc, kiên trì luyện tập. Họa mi mắt vàng cũng khá thuần, bạn yên tâm là sẽ không tốn quá nhiều công chăm sóc. Hy vọng rằng, với những kinh nghiệm mà Yêu Chim chia sẻ ở trên bạn sẽ nuôi được một chú họa mi mắt vàng đẹp và hót hay nhất.

Chim Họa Mi Là Chim Gì, Ăn Gì, Giá Bao Nhiêu, Hót Hay Không?

Chia sẻ chim họa mi ăn gì, giá bao nhiêu tiền và những cách chăm sóc chim họa mi đúng kỹ thuật.

Nuôi chim cảnh hiện nay đang là thú vui của rất nhiều người. Trong số các loài chim phổ biến hiện nay, chim họa mi hiện đang là loài chim được yêu thích và nuôi khá phổ biến. Loài chim này không chỉ có giọng hót hay mà còn rất tinh nghịch, cũng bởi thế, nhiều người yêu thích.

Chim Họa mi là giống chim có nguồn gốc từ Trung Quốc, chúng sinh sống chủ yếu ở những khu rừng xanh. Tại Việt Nam, loài chim họa mi này tập trung chủ yếu số ở các vùng Lai Châu, Sơn La hay các tỉnh Lạng Sơn. Đặc tính của chim họa mi là yêu thích sống ở những vùng có khí hậu mát mẻ, trong lành.

Chim họa mi có kích thước nhỏ, lông của chúng có màu nâu sẫm. Tại phần ngực là bụng có màu vàng xen lẫn với vài lông nâu. Mỏ và chân chim họa mi thường có màu nâu hoặc nâu nhạt. Mắt của những chú chim họa mi có một dải trắng nhỏ bao quanh. Dải trắng này sẽ kéo dài ra sau hơn 1cm. Nhìn chung, bề ngoài của chim không quá xuất sắc nhưng đổi lại giọng hót của chúng rất hay, chim họa mi kêu lảnh lót, vang trời nên rất vui tai. Cũng bởi lẽ đó, nhiều người đã chọn nuôi chim họa mi chứ không phải là loài khác.

Họa mi hiện đang là giống chim được nuôi rất nhiều

2. Chim họa mi giá bao nhiêu?

Hiện nay, giá bán những chú chim họa mi non sẽ có giá động từ 150 – 250.000 VNĐ/con. Với những chú họa mi mái đã qua 2 mùa thay lông, bộ lông đẹp, có độ quyến rũ cao thì mức giá sẽ cao hơn, ở khoảng 1 đến 1,5 triệu. Còn đối với những chú chim trống, dáng to, đã mọc đủ lông, ăn được tấm trộn thì giá sẽ khoảng từ 350 – 400 nghìn/con.

3. Kỹ thuật nuôi chim họa mi chuẩn nhất

Việc mua lồng chim khá quan trọng, bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của chim. Cụ thể lồng chim nên có khoảng tầm 60 nan là hợp lý. Trong quá trình nuôi dưỡng bạn nên nhớ vệ sinh lồng thường xuyên để chim có được môi trường sống tốt, đảm bảo sức khỏe.

Đặc điểm của chim họa mi là loài ưa khí hậu mát mẻ, nên bạn không cần phải cho chúng phơi nắng nhiều. Tuy nhiên cũng không nên cho chúng ra gió, tốt nhất khi đi ngủ bạn nên đậy kín áo lồng lại.

Chim họa mi ăn gì tốt nhất? Loại thức ăn thông thường phù hợp với chim họa mi là cám trộn trứng hoặc ngô với trứng. Bạn có thể kết hợp cho chim ăn cám và lòng đỏ trứng gà theo tỷ lệ 3 – 4. Trong giai đoạn thay lông cho chim bạn phải hết sức chú ý, vì chim cần năng lượng để duy trì sự sống nên bạn bổ sung thêm mồi tươi cho chúng. Một số loại mồi tươi mà chim thích ăn như: Châu chấu, dế…

Chế độ dinh dưỡng cho họa mi phải thật cân bằng và hợp lý

Với những chú họa mi không biết ăn mồi tươi, bạn nên tập cho chúng ăn. Bởi trong mồi tươi có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho chim. Lưu ý đối với loài chim họa mi này bạn không cho ăn sâu quy bởi lông của chim sẽ bị quăn và xoắn.

Một số lưu ý bạn nên biết trong quá trình cho chim họa mi ăn là:

Không đột ngột thay đổi thức ăn của chúng, làm như thế chim sẽ bị dị ứng, sẽ bỏ ăn. Điều này làm gián đoạn quá trình sinh trưởng và phát triển của chim.

Thức ăn phải tuyệt đối sạch sẽ, không nấm mốc

Nước uống cho chim phải lấy từ nguồn sạch sẽ, không bị nhiễm bẩn. Không cho chim dùng nước thừa từ hôm trước.

Chim họa mi không hợp với thức ăn mặn

Khi cho ăn nên thêm các loại côn trùng tươi sống.

Với những chú chim họa mi mới bắt về nuôi, bạn không nên tắm ngay vì như thế chim sẽ rất hoảng loạn. Lúc nào chim đã quen giọng nói của bạn thì mới bắt đầu tắm cho chim, ban đầu nên tắm ở những nơi hạn chế người qua lại, như vậy họa mi sẽ cảm thấy tự nhiên nhất.

Họa mi cũng rất thích tắm, nên bạn có thể thường xuyên tắm cho chúng

Muốn cho họa mi có giọng hót căng lửa thì bạn phải cho chúng đi dượt. Khi được va chạm nhiều chim sẽ hót hay lên, hót được nhiều loại giọng. Với những chú chim mới nuôi, bạn nên tìm đến những chú chim có giọng hót hay để chúng bắt chước. Trường hợp bạn không có nhiều thời gian cho chúng đi được thì có thể cho chúng nghe bằng tiếng chim được thu lại.

Nếu bạn muốn giọng hót của họa mi được cao, thánh thót thì bạn sẽ sẽ chim làm quen với việc lồng không có áo. Sau khi treo lên cao, thoáng và yên tĩnh thì giọng hót của họa mi sẽ rất vang. Khi nuôi chim họa mi nếu bạn không chịu tập tành thì chim sẽ không thể hót hay được.

Kinh Nghiệm Nuôi Chim Họa Mi Hót

Kinh nghiệm nuôi chim Họa Mi hót, Nguồn: Sưu tầm

– Tổ của chúng thường làm ở những lùm cây ở các đồi trọc hay những cây cao. Tổ họa mi rất kín đáo trên những chảng ba của cây hay nơi có nhiều cành nhỏ đan xen nhau.

– Mỗi lứa chúng đẻ khoảng 3 – 4 trứng, một điều lạ là chim trống và mái thay nhau ấp đến khi trứng nở. Mỗi mùa sinh sản họa mi đẻ được vài ba lứa. Họa mi là giống chim rất chung thủy, trống mái lúc nào cũng kề cận nhau như hình với bóng.

2. Mùa thay lông – Mùa thay lông của họa mi kéo dài từ 2 – 3 tháng mới chúng tôi nào yếu thì thay trước, chim nào khoẻ thì thay sau. Mùa thay lông của họa mi nuôi nhốt không trùng với chim ngoài trời.

– Khi họa mi bắt đầu thay lông ta cần phải có một kế hoạch cho chúng, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho chúng có thể hoàn thành việc thay lông của mình. + Lồng chim phải được phủ cả ngảy, treo vào nơi yên tĩnh. + Tuyệt đối không cho nghe hoặc nhìn thấy chim mái. + Nên cho ăn cào cào, loại cào cào già để chúng thay lông cho nhanh. + Vài ba ngày cho chim sưởi nắng sáng khoảng 15 – 20 phút. Khi lớp lông mới đã phủ nhiều ta cần tháo bớt khăn chùm lồng.

– Điều đặc biệt nguy hiểm là chim mắc phải chứng thay lông bất định kì, có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc này: + Nuôi dưỡng không đúng mức: không đủ chất, bữa đói bữa no, thay đổi thức ăn đột ngột. +Thiếu chăm sóc: lâu không cho chim tắm nắng, tắm nước. + Di chuyển xa đột ngột: cá nhân tôi đã từng di chuyển một con họa mi từ Hà Nội vào trong Nam, khoảng tuần đầu chim vẫn ăn uống hót nhưng sau đó suy dần và cuối cùng chết. Kể ra chuyện này là muốn những ai chưa nắm nhiều kinh nghiệm về nuôi chim thì có thể tránh khỏi nguy cơ xấu nhất.

3. Phân biệt chim trống, mái Thường thì với loài chim con trống thường sặc sỡ, bắt mắt nhưng với họa mi thì khác. Chim trống và mái giống nhau như hai giọt nước nhưng cũng có một số kinh nghiệm có thể tin cậy được. – Quan sát những sợi râu đen như râu mèo của chúng, nếu là trống thì những sợi này mọc xuôi theo chiều mỏ còn chim mái thì mọc ngang.

– Quan sát tổng thể hình dáng: thường thì chim mái và trống còn có nhiều điểm khác nhau, chim mái thường đầu nhỏ, thân hình mảnh khảnh, chân nhỏ… , chim trốg thì vạm vỡ, đầu to… Nhưng để quan sát như vậy thì rất khó, vì ta dễ bị hoa mắt với hàng chục hàng trăm con ở trong lồng. Quan sát con chim khác quan sát con ngựa, con chó ở chỗ, với ngựa hay chó thì càng nhìn kĩ càng thì sẽ thấy rõ những điểm tốt và xấu.

4. Cách pha chế thức ăn – 1 lon tấm gạo (250g)

– 5 trứng gà.

– 1 muỗng cafe đường cát.

– 2 muỗng cafe bột sò và xương.

– Rang tấm bằng chảo dưới lửa nhỏ đến khi hơi vàng bắt chảo xuống tiieesn hành cho ngay 5 quả trứng vào tấm, rắc đường bột sò vào và trộn đều sau đó đem phơi khô. Nếu tấm bị vón cục lại ta cần bóp nhuyễn ra.

* Lưu ý: nhiều người chỉ sử dụng lòng đỏ trứng gà nhưng theo quan điểm cá nhân và cũng dựa vào kinh nghiệm của nhiều nghệ nhân nuôi chim thì ta có thể sử dụng cả lòng trắng trứng chim vẫn khoẻ mạnh và còn đẹp mã, bóng lông.

– Ngoài ra mỗi ngày cần bổ sung thêm thức ăn tươi cho chim họa mi có thể là cào cào, sâu tươi…tuyệt đối không cho họa mi ăn sâu khô vì giọng chim sẽ hư, khàn.

– Cần nói thêm chim họa mi cũng dễ nuôi vì có người cho ăn cả bột đậu, nhưng giọng mi trở nên khàn vì có nhiều chất dầu.

5. Thuần dưỡng họa mi bổi – Theo giới nuôi chim thì chim “bổi” là chim rừng đánh bẫy về còn nhát người, người ta còn gọi những chim đánh bẫy về được khoảng dăm bữa nửa tháng là chim “bổi” lỡ, nghĩa là chim đã chịu ăn và tỉ lệ sống khi ta nuôi sẽ cao hơn , vì vậy giá cả có nhích hơn chút đỉnh.

– Tập cho chim dạn dần: họa mi bổi rất nhát người,chúng không như chim chích choè lửa rất mau dạn, với họa mi thì tránh cho chim gặp người trong tuần lễ đầu, trừ khi tiếp tế thức ăn cho chúng. Muốn vậy cần trùm áo lồng và treo vào nơi yên tĩnh, ta sẽ hé áo dần trong khoảng 10 ngày sau.

– Ngoài ra cần chăm sóc chu đáo, họa mi bổi cũng cần tắm nắng và tắm nước nhưng trong khoảng thời gian ngắn khoảng 15 – 20 phút.

Tiêu Chuẩn Chọn Chim Họa Mi Nuôi Hót

Theo tâm lý chung của giới nghệ nhân nuôi chim Họa Mi hót, khi chọn cho mình một chú chim vừa ý mà nuôi thì ngoài yếu tố giọng hót hay ra, người ta còn chú ý đến dáng vóc bên ngoài và cả điệu bộ của con chim nữa.

Vì rằng, nuôi chim vừa để nghe giọng hót, người ta còn muốn được hưởng cái thú chiêm ngưỡng dáng hình và điệu bộ của con chim quý nữa. Nếu giọng hót cực hay mà hình dáng bên ngoài lại đẹp, con chim đó đã đem lại cho người nuôi một sự sướng thỏa khôn lường. Ngược lại, dù con chim có giọng hót hay mà vóc dáng quá tầm thường thì giá trị của nó bị giảm sút, vì ít ai ưa chuộng.

Nuôi được con chim hợp với ý thích, tình cảm của ta dành cho nó sẽ tăng lên, cho dù tốn kém công của bao nhiêu cũng không hề tiếc.

Thế nhưng, biết như thế là một chuyện, mà thực hiện được điều sở cầu đó của mình hay không lại là một chuyện khác.

Nhiều người khi mua chim gần như không cân cân nhắc, tính toán, vừa cảm thấy hợp ý là mua ngay. Có người còn nhẹ dạ, cả tin vào lời khen của người khác rồi nhắm mắt mua liều…Có thể ý kiến người ta trung thực, nhưng liệu những nhận định của người có phù hợp với ý mình hay không? Và, xin lỗi cũng nên xem qua trình độ hiểu biết cũng như kinh nghiệm của người đó về chim ra sao nữa…

Chính vì chọn một cách tùy hứng như vậy nên nhiều người cả đời cứ “tiền mất tật mang” chịu cảnh “mua vải bán áo” nên thua lỗ mãi! Con chim khi mua vào tốn đến ba bốn trăm ngàn bạc, nhưng khi bán ra phải “trầy vi tróc vảy” mà may lắm cùng thu về được nữa giá là cùng! Đó là chưa nói đến những tốn hao công của vì phải nuôi dưỡng một thời gian …

Xin được phép lạm bàn thêm một chút, đã bước vào nghề nuôi chim thì bất cứ ai cìmg phải chấp nhận sự lỗ lã. Người khôn ngoan, có nhiều kinh nghiệm thì lỗ ít, còn người nông nỗi, nhẹ dạ, làm viẹc tùy hứng thì lỗ nhiều vì con chim nuôi hót đều là chim trống nên đâu có sinh sản mà sinh lợi?

Trong nghề nuôi chim, chuyện “mua vải bán áo” là chuyện gần như ai cũng phải nếm trải. Dù không là con buôn, lắm khi mình cũng phải nghĩ đến chuyện mua bán, đổi chác.

Chẳng hạn, mình có con chim hay mà người khác lại có con chim hay hơn, muốn bán hay đổi, nếu đủ phương tiện đáp ứng thì lẽ nào mình lại làm ngơ? Bán thì tránh sao được cảnh “bán tháo bấn đổ”, mà dù có đổi thì cũng ở thế thua thiệt!

Trong việc mua bán, đổi chác chim với nhau, dù có lời được chút ít tiền thì liệu có bù đủ với những tốn kém cho khoản… cào cào, trứng kiến, sâu tươi… Nghề chơi chim hót rừng thường là vậy. Nhưng, một khi đã chịu chơi, đã bước vào vòng, thì đâu ai lại ngại tốn kém?

Họa Mi là giống chim hót rất đắt tiền. Chim bổi bẫy được từ rừng đem về đã có giá cả trăm ngàn bạc. Còn chim đã nuôi thuộc vài ba mùa trỏ lên, tùy theo xấu tốt mà có giá từ vài trăm đến vài triệu bạc mỗi con. Khổ nỗi đây là giống chim trong nhất thời khó phân biệt được ngay tốt xấu, nhất là đối với người chưa rành về Họa Mi, chưa đủ trình độ chuyên môn để đánh giá nó. Vì vậy, khi chọn chim nuôi ta nên hết sức thận trọng trong việc chọn lựa. Nếu dễ dãi hớ hênh lắm khi phải trả giá đắt vì mua lầm.

Chọn Họa Mi nuôi hót phải căn cứ vào ba tiêu chuẩn mà trong chúng tôi đã đề cập đến, là Giọng hót, Vóc dáng và Điệu bộ.

Nếu đem chim Họa Mi dự thi hót, Ban Giám Khảo cuộc thi cũng dựa trên ba tiêu chuẩn này để chấm điểm, và số điểm của ba tiêu chuẩn đó được chấm bằng nhau;

-Giọng hót: Từ 0 điểm đến 10 điểm.

-Vóc dáng: Cũng từ 0 điểm đến 10 điểm.

-Điệu bộ: Cũng ấn định số điểm như trên.

Do đó, việc chọn lựa một con Họa Mi tốt phải đời hỏi có sự cân nhắc chín chắn, chứ không thể bốc đồng, tùy hứng được.

-Như chọn giọng hót: Đã là chim hót thì đòi hỏi chim phải có giọng hót thật hay. Hay ở đây nghĩa là giọng phải to, lảnh lót, thanh trong. Chim phải siêng hót và hót được nhiều giọng.

Nên lắng nghe chim hót vào buổi sáng, đó là giờ cao điểm của sự hứng khởi và hăng say nên giọng chim xuất thần hơn. Rồi nghe chim “đi chuyện” vào buổi trưa để tìm hiểu chất giọng của nó phong phú ra sao mà định ra mức hay dở.

Phải chọn cho được những chim có tài chuyển đổi giọng, càng luyến lấy nhiều lại càng hay. Và loại ra một bên những chim chỉ biết lập đi lập lại một số câu hót nghèo nàn, y như của con chim học bài, nghe chán ngắt!

Tiện đây chúng tỏi ccũng xin trả lời một số thắc mắc của độc giả là bài hót của chim Họa Mi hót và đá có khác biệt không? Trong đời sống hoang dã không có giọng Họa Mi hót và Họa Mi đá, và tài hót của chúng đều như nhau, có khác là con khôn, con dại, con hót hay con hót dở mà thôi. Nhưng, khi bắt về, người chuyên nuôi mới căn cứ vào hình tướng của chim mà phân biệt con này nuôi đá và con này chỉ để nuôi hót. Cái hình tướng đó, như chúng tôi vừa nói, nó có sự khác nhau. Từ đó, Họa Mi nào có dạng nuôi hót thì người nuôi giúp chim phải huy tài nghề hót lên cao. Còn Họa Mi nào thuộc dạng nuôi đá thì nuôi theo cách đặc biệt, sao cho phát huy tài đá và giảm thiểu tài hót vốn có của nó.

Nói một cách dễ hiểu hơn: Cùng là hai thanh niên, nhưng anh có sức vóc thì cho theo ngành võ, còn anh dáng vẽ thư sinh thì cho theo ngành văn. Sau này tất nhiên, anh theo ngành văn thì giỏi văn, và anh theo ngành võ tất nhiên phải gịỏi võ.

Cũng từ đó cho la thấy, những con Họa Mi đã từng nuôi đá, bây giờ muốn chuyển qua nuôi hót thì cần phải cỏ thời gian để luyện tập thêm thì giọng hót của nó mới hay lên được.

-Như chọn vóc dáng: Dù là nuôi hót, ta cũng nên chọn những con trống Họa Mi có thân hình to khỏe, vì những chim này có nội lực thâm sâu. Và vì là chim hót nên chim phải có dáng vóc đẹp, các bộ phận bên ngoài phải cân đối, hài hòa, và nhất là không bị một tật bệnh nào lộ liễu ra trước tầm nhìn của thiên hạ cả, ngay cả móng chân cũng không được thiếu một cái nào.

Thực tế cho thấy, con Họa Mi dù nổi tiếng hay đến đâu mà bị thương tật, hay tật bẩm sinh như đui một mắt, đuôi vẹo, chân khuỳnh, thậm chí chỉ mất một cái móng không thôi, nó cũng bị sụt giá thê thảm, được chừng một phần mười là cùng! Người ta có mua cũng chỉ là để ngưỡng mộ cái tài hiếm có của nó mà thôi, chứ bán buôn thì…càng thêm lỗ nặng!

Những chim ngũ trường, ngũ đoản là những chim tốt tướng nên chọn nuôi. Những chim đầu dài, mỏ thẳng, mắt xanh lông vàng, ức màu gạch cua, chân cao ráo… là chim tốt, lại có biệt tài.

Nên nhớ vóc dáng một con chim đẹp, tự nó sẽ toát được ra sự thu hút cao độ ở người xem. Mà người đời thì ai ai cũng ái mộ đến vẻ đẹp, dù đó là vẻ đẹp của một con chim. Với bộ lông mượt mà, với vóc dảng thanh tú dễ nhìn…

Với Họa Mi có dáng đẹp, chỉ cần nhìn không thôi, cũng đủ sướng mắt!

-Như chọn điệu bộ: Nhiều người nuôi Họa Mi hót thường cố tình chọn cho được những chim có giọng hót thật hay, hoặc ít ra hợp với ý thích của mình nhưng lại xem thường đến việc chọn vóc dáng, nhất là phần điệu bộ của chim. Thật ra, điệu bộ con chim đã góp phần không nhỏ trong việc tạo dáng đẹp toàn diện cho chim.

Điệu bộ chính là cái nét của con chim. “Cái nết đánh chết cái đẹp” là chuyên thường tình.

Nuôi chim, ai cũng muốn treo lồng trước tầm mắt của mình mà nhìn ngắm. Vì vậy, nên chọn cho bằng được những chim có điệu bộ tốt mà nuôi. Nếu gặp con chim có tật xấu sàng cầu, tắm cóng, hoặc khi đứng như ngồi xổm trên cầu thì càng nhìn càng chán mắt mà thôi.

Các tật xấu đó thường lộ ra trước mắt, không cần nhìn lâu cung thấy được ngay. Tuy vậy với những điệu bộ xấu mà xét ra có thể chữa mẹo được thì đừng nên quan trọng hóa nó, vì chim cũng… vô thập toàn như người. Tìm được con chim có điệu bộ tuyệt hảo không phải là chuyện dễ…

Tóm lại, nuôi chim Họa Mi khó chứ không phải dễ như một số người lầm tưởng. Khó từ khâu chọn lựa cho mình một con chim tốt, vì vậy, người nuôi chim Họa Mi thì đông, nhưng người thật sự nuôi giỏi xét ra cũng chỉ là con số ít.