Top 8 # Chim Hoa Mi Cua Nguyen Xuan Tien Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Topcareplaza.com

Chim Họa Mi Và Hoa Hồng

VNTN – Nàng nói sẽ khiêu vũ với ta nếu ta mang hoa hồng đỏ đến cho nàng cậu sinh viên trẻ tuổi khóc lóc. “Nhưng chẳng còn bông hồng đỏ nào trong vườn nhà ta cả”.

Từ tổ của mình trên vòm cây sồi xanh, Chim Họa Mi đã nghe thấy tiếng chàng, cô nhìn xuyên qua tán lá và ngạc nhiên.

“Vườn nhà tôi không có hoa hồng đỏ!” Cậu khóc và đôi mắt đẹp của cậu đẫm lệ. “À phải rồi, hạnh phúc thường đến từ những điều nhỏ nhặt. Ta đã đọc mọi điều mà những nhà thông thái viết, và tất cả những bí ẩn triết học đều là của ta. Vậy mà khao khát có được một bông hồng lại khiến cuộc sống của mình đến khốn khổ”.

“Cuối cùng thì cũng có một kẻ thực sự đang yêu”, Họạ Mi nói. “Hàng đêm ta đã hót vì chàng dù biết rằng chàng không hề biết; hàng đêm ta đã kể câu chuyện này với những vì sao, và giờ thì ta đã gặp chàng. Tóc chàng sẫm màu như đóa lan dạ hương, môi chàng đỏ màu hoa hồng mà chàng khao khát. Nhưng niềm say mê đã khiến gương mặt chàng trông nhợt nhạt như màu ngà còn nỗi buồn in dấu lên trên vầng trán”.

“Hoàng tử sẽ tổ chức một bữa tiệc vào tối mai”, chàng sinh viên trẻ tuổi rên rỉ, “và người ta yêu sẽ đi cùng ngài ấy. Nếu ta tặng nàng một bông hồng nhung, nàng sẽ khiêu vũ với ta cho đến tận bình minh. Nếu ta tặng nàng một bông hồng nhung, ta sẽ ôm nàng trong vòng tay, nàng sẽ tựa đầu lên vai ta, tay trong tay. Nhưng vườn nhà ta không có hoa hông đỏ nên có lẽ ta sẽ phải ngồi một mình còn nàng sẽ làm ngơ ta thôi. Nàng sẽ không thèm chú y đến ta, và trái tim ta sẽ tan vỡ”.

“Đây quả thực là một người tình chân thành”, Chim Họa Mi nói. Ta ca hát về những điều làm chàng đau khổ, niềm vui của ta thì đối với chàng lại là nỗi đau. Rõ ràng Tình Yêu là một điều kì diệu. Nó quý hơn ngọc lục bảo và đắt hơn ngọc mắt mèo. Cả ngọc trai lẫn ngọc thạch lựu đều không thể mua được mà cũng không ai đem nó ra bán buôn. Nó không phải là món hàng cũng như không thể cân đo đong đếm bằng vàng được”.

“Những người nhạc công sẽ ngồi ở chỗ của họ”, chàng sinh viên nói, “và chơi nhạc, còn tình yêu của ta sẽ khiêu vũ trong tiếng đàn hạc và đàn vĩ cầm. Nàng sẽ khiêu vũ thật nhẹ nhàng đến mức đôi bận chân như lướt đi trên không, và những vị triều thần trong trang phục sặc sỡ sẽ vây quanh nàng. Nhưng nàng sẽ không nhảy vơi ta bởi ta không có hoa hồng đỏ”. Và rồi chàng ta gieo mình xuống thảm cỏ, khuôn mặt vùi trong đôi bàn tay khóc nức nở.

“Sao chàng lại khóc?” Thằn Lằn Xanh bé bỏng hỏi khi chú chạy ngang qua chàng trai với đôi tai dỏng lên.

“Thực ra là tại sao?” Bướm nói trong khi vẫn đang vỗ cánh dập dờn đuổi theo tia nắng.

“Vì sao thế” Hoa Cúc thì thầm khe khẽ với người láng giềng, giọng dịu dàng.

“Chàng ấy khóc vì một bông hồng đỏ”, Chim Họa Mi nói.

“Vì một bông hồng đỏ ư?” tất cả đồng thanh hét lên. “Thật là buồn cười!” và chú Thằn Lằn vốn là kẻ hay giễu cợt liền cười phá lên.

Nhưng Họa Mi hiểu nỗi buồn thầm kín của chàng sinh viên. Cô yên lặng đậu trên cây sồi và suy nghĩ về điều bí ẩn của Tinh Yêu.

Đột nhiên cô sải đôi cánh nâu của mình rồi bay vút lên trời cao. Cô bay qua khu rừng như một cái bóng, và cái bóng đó chao liệng trên khu vườn.

Ngay chỗ trung tâm của thảm cỏ có một cây hoa Hồng tụyệt đẹp. Khi nhìn thấy nó, cô bay tới và tìm thấy một cành hoa.

“Hãy cho tôi một bông hồng đỏ”, cô cất tiếng gọi, “rồi tôi sẽ hót cho bạn nghe bài ca hay nhất”.

Nhưng Cây lắc đầu.

“Hoa của tôi màu trắng”, nó trả lời. “Trắng như bọt biển, và trắng hơn cả tuyết trên núi cao. Nhưng hãy đi tới chỗ người anh em của tôi mọc quanh cái đồng hồ mặt trời cũ, có lẽ cậu ấy sẽ cho bạn điều bạn muốn”.

Thế là Họa Mi bay tới chỗ cây hoa hồng mọc quanh đồng hồ mặt trời cũ.

“Hãy chọ tôi một bông hồng đỏ”, cô cất tiếng gọi, “rồi tôi sẽ hót cho bạn nghe bài ca ngọt ngào nhất”.

Nhưng Cây lắc đầu.

“Hoa của tôi màu vàng”, nó trả lời. “Vàng như tóc của nàng tiên cá ngồi trên chiếc ngai hộ phách, và vàng hơn cả đóa thủy tiên nở trên đồng cỏ trước khi người thợ gặt đến cùng lưỡi hái của ông ta. Nhưng hãy đi tới chỗ người anh em của tôi mọc dưới cửa sổ phòng chàng Sinh viên, có lẽ cậu ấy sẽ cho bạn điều bạn muốn”.

Thế là Họa Mi bay tới chỗ cây hoa Hồng mọc dưới cửa sổ phòng chàng Sinh viên.

“Hãy cho tôi một bông hồng đỏ”, cô cất tiếng gọi, “rồi tôi sẽ hót cho bạn nghe bài ca du dương nhất”.

Nhưng Cây lắc đầu.

“Hoa của tôi màu đỏ”, nó trả lời, “đỏ như bàn chân chim bồ câu, và đỏ hơn cả dải san hô hình rẻ quạt vĩ đại uốn lượn trong đại dương ngầm. Nhưng mùa đông đã khiến gân lá tôi chết cóng còn sương giá làm tê buốt những nụ hoa, bão tố bẻ gãy cành nhánh, và tôi sẽ không nở hoa được cả năm này”.

“Một bông hồng đỏ là tất cả những gì tôi cần”, Chim Họa Mi kêu lên, “chỉ một bông thôi! Chẳng lẽ không có cách nào để có được nó ư?”

“Có một cách”, Cây trả lời. “Nhưng điều đó quá kinh khủng đến mức tôi không dám kể cho bạn”.

“Kể cho tôi biết đi”, Chim Họa Mi nói, “tôi không sợ đâu”.

“Nếu cần một bông hồng đỏ”, Cây nói, “bạn phải làm ra nó bằng âm nhạc dưới ánh trăng và nhuộm nó bằng máu từ chính trái tim mình. Bạn phải hát cho tôi nghe với lồng ngực ấn vào gai nhọn. Bạn phải hát cho tôi cả đêm với chiếc gai xuyên qua tim, và dòng máu phải chảy vào huyết quản tôi, trở thành một phần trong tôi”.

“Chết là một cái giá xứng đáng phải trả cho một bông hồng đỏ”, Chim Họa Mi khóc, “còn Cuộc Sống thì thật thân thương. Thật vui khi được ở trong khu rừng xanh mát, ngắm Mặt Trời trong cỗ xe bằng vàng và Mặt Trăng trong cỗ xe ngọc trai. Ngọt ngào thấy mùi thơm của cây táo gại, ngọt ngào thay những đóa hoa chuông giấu mình trong thung lũng, và cả cây thạch nam hoa nở trên đồi. Nhưng Tình Yêu còn tốt đẹp hơn Cuộc sống, và trái tím của một con chim là gì mà sánh được với trái tim một con người?”

Thế là cô sải đôi cánh nâu rồi bay vút lên trời cao. Cô lướt nhanh qua khu vườn như một cái bóng, và rồi như một cái bóng cô liệng qua khu rừng. Chàng Sinh viên trẻ tuổi vẫn còn nằm trên thảm cỏ nơi cô nhìn thấy trước kia, còn những giọt nước mắt vẫn chưa khô đi trong đôi mắt truyệt đẹp.

Chàng Sinh viên nhìn lên từ bãi cỏ và lắng nghe những chẳng thể hiểu được lời Chim Họa Mi đang nói với mình bởi chàng chỉ biết những điều được viết trong sách.

Nhưng cây sồi hiểu tất cả và cảm thấy buồn vì cây rất mến cô Họa Mi nhỏ bé làm tổ trên cành nhánh của mình.

“Hãy hót cho tôi nghe một lần cuối”, cây thì thầm. ‘Tôi sẽ cảm thấy rất cô đơn khi vắng bạn”.

Thế là chim Họa Mi cất tiếng hót vì cây sồi. Giọng cô như nước sủi tăm trông chiếc bình bạc.

Khi cô hát xong thì chàng Sinh viên cũng vừa thức giấc. Chang ta lấy từ trong túi ra một cuốn sổ cùng một cây bút chì.

“Không thể phủ nhận là nàng thật xinh đẹp”, chàng tự nói với mình khi đi khỏi lùm cây. “Nhưng nàng có cảm xúc không? Ta e là không. Thực tế là nàng giống hầu hết giới nghệ sĩ. Nàng luôn có một phong cách giả tạo. Nàng sẽ không hi sinh bản thân vì người khác. Nàng chỉ nghĩ về âm nhạc và ai cũng biết là nghệ thuật thì ích kỉ. Tuy vậy, phải công nhận là giọng nàng đôi lúc khá hay. Thật đáng tiếc là nó chẳng có nghĩa lí gì hết cũng như không có giá trị thiết thực”. Chàng đi về phòng, nằm xuống giường rồi bắt đầu nghĩ về tình cảm của mình. Một lúc sau chàng đã chìm vào giấc ngủ.

Khi Mặt trăng tỏa sáng trên trời cao, Chim Họa Mi bay tới chỗ cây hoa Hồng và lao ngực mình vào gai nhọn. Cô cất tiếng hót cả đêm với chiếc gai đâm vào ngực và vầng Trăng thủy tinh lạnh lẽo cúi xuống lắng nghe cô. Cả đêm dài cô ca hát, còn chiếc gai cứ đâm sâu dần vào lồng ngực và dòng máu trong cô cứ chảy ra mãi.

Đầu tiên cô ca hát cho sự ra đời của tình yêu trong trái tim một đôi trai gái. Và trên cành cao nhất của cây hoa Hồng, một đóa hoa tuyệt diệu dần nở, từng cánh từng cánh một mỗi khi một bài ca được cát lên. Ban đầu nó có màu nhạt như làn sương bao phủ trên dòng sông và ánh bạc như đôi cánh bình minh. Đóa hoa ấy như hình bóng của một bông hồng soi trong chiếc gương tráng bạc, trong hồ nước, bông hồng nở trên cành cao nhất ấy.

Nhưng Cây lại kêu gọi Chim Họa Mi hãy ấn ngực sâu hơn nữa vào chiếc gai. “Ấn sâu nữa đi hỡi Chim Họa Mi bé bỏng”, Cây hét lên, “nếu không Ngày sẽ đến trước khi bông hoa được hoàn thành”.

Thế là chim Họa Mi ấn ngực sâu hơn vào mũi gai và càng hát to hơn trước, bởi cô hát cho sự ra đời của tình yêu nồng nàn trong linh hồn một người đàn ông và một cô gái. Và rồi một màu hồng phớt hiện lên trên những cánh hoa như gương mặt ửng hồng của chú rể khi anh ta hôn cô dâu. Nhưng chiếc gai vẫn chưa chạm tới được trái tim cô, vì thế mà phần trung tâm bông hoa vẫn còn màu trắng, bởi chỉ có máu từ trái tim một con Chim Họa Mi mới thắm đỏ được trái tim của một đóa hoa.

Cây lại kêu gọi Chim Họa Mi hãy ấn sâu hơn nữa. “Ấn sâu thêm nữa hỡi Họa Mi bé bỏng”, Cây hét lên, “nếu không Ngày sẽ đến trước khi bông hoa được hoàn thành”.

Thế là Chim Họa Mi ấn sâu hơn nữa, và rồi mũi gai chạm vào tim cô. Một cơn đau nhói lên nhức nhối trong cô. Nỗi đau ngày càng cay đắng hơn, và bài ca của cô cũng càng lúc càng dữ dội hơn bởi vì cô hát cho thứ Tình Yêu được Cái Chết hoàn thiện, cho thứ Tình Yêu không bao giờ bị chôn vùi.

Và rồi đóa hồng tuyệt đẹp đã thắm đỏ như mọc trên nền trời phương đông. Những cánh hoa đỏ thắm, và chính giữa đỏ như một viên hồng ngọc. Nhưng giọng Chim Họa Mi càng lúc càng yếu đi, đôi cánh nhỏ của cô bắt đầu đập và một màng sương mỏng bao phủ đôi mắt. Tiếng hót tắt dần và cô cảm thấy như cổ họng mình nghẹn lại. Đến lúc này cô bật lên một tiếng hát cuối cùng, Vầng Trăng bạc nghẹ thấy khiến nàng quên mất bình minh và cứ thế nán lại trên bầu trời. Bông Hồng nhung nghe thấy và nó run rẩy cả người trong cảm giác đê mê, cánh xòe rộng đón lấy khí trời lành lạnh buổi sáng. Tiếng vọng lách qua dãy đồi và đánh thức những người chăn cừu đang mê ngủ. Nó trôi bồng bềnh qua đám lau sậy trên sông và chúng mang thông điệp của nó ra khơi.

“Hãy nhìn kìa!” Cây hoa kêu lên, “Giờ thì bông Hồng đã trọn vẹn”. Nhưng không thấy chim Họa Mi đáp lời bởi cô đã nằm chết trên dải cỏ với chiếc gai cắm thấu tim.

Buổi trưa chàng Sinh viên mở cửa sổ và nhìn ra ngoài. “Sao mình lại may mắn thế vậy chứ!” – chàng kêu lên. “Bông hồng đỏ đây rồi! Ta chưa từng nhìn thấy bông hồng nào nhứ thế này trong đời. Nó đẹp đến nỗi ta dám chắc là nó hẳn phải có một cái tên Latin dài dằng dặc”. Và chàng nhoài người xuống hái nó.

Chàng đội mũ rồi chạy nhanh tới nhà ngài Giáo sư với bông hồng trong tay. Con gái của ngài Giáo sư đang ngồi trên ngưỡng cưa cuộn chỉ xanh vào một cái ống với con cho nhỏ nằm dưới chân.

“Nàng nói rằng sẽ khiêu vũ với ta nếu ta mang đến cho nàng một bông hồng đỏ”, chàng Sinh viên nói. “Đây là bông hồng đỏ nhất trên thế giới. Nàng sẽ cài nó trên ngực mình chỗ trái tim, và khi chúng ta khiêu vũ cùng nhau nó sẽ nói cho nàng biết ta yêu nàng như thế nào”.

Nhưng cô gái cau mày.

“E rằng nó sẽ không hợp với bộ váy của tôi”, cô trả lời. “Hơn nữa, cháu trai của nhà Chamberlain vừa gửi tôi vài thứ đồ trang sức thật và ai cũng đều biết là nữ trang đắt hơn hoa nhiều”.

“Thế đấy, ta xin lấy danh dự mà thề, nàng thật vô ơn”, chàng Sinh viên nói một cách giận dữ. Rồi chàng ta vứt đóa hoa ra đường, nó rơi xuống rãnh nước và bị một cái bánh xe ngựa cán qua.

‘Vô ơn!” cô gái nói. “Tôi nói cho mà biết, anh là đồ xấc xược. Và xét cho cùng thì anh là cái thá gì. Chỉ Ịà sinh viên thôi. Sao, tôi không tin là anh có lấy nổi khóa giày bằng bạc như cháu trai nhà Chamberlain đâu”. Rôi cô nàng đứng dậy khỏi ghế và đi vào nhà.

“Tình Yêu thật là một thứ vớ vẩn”, chàng Sinh viên nói lúc quay bước. “Nó chẳng hề có ích bằng nửa lập luận bởi vì nó chẳng chứng minh được gì hết. Nó còn nói cho ta biết về những điều chẳng bao giờ xảy ra và khiến người ta tin vào thứ không có thật. Tóm lại thì nó không thiết thực. Ta nhất định phải quay về với Triết học và học Siêu hình học mới được”.

Thế là chàng ta quay về phòng và lấy ra một quyển sách bụi bám dày rồi bắt đầu đọc.

Oscar Wilde, tên đầy đủ là Oscar Fingal O’Flahertie Wills Wilde, là một nhà văn nổi tiếng của Ireland. Ông được biết đến như một nhà mĩ học nổi bật, ông còn là người đầu tiên giảng giải về phọng trào nghệ thuật vị nghệ thuật lúc bấy giờ. Nổi tiếng về tài tranh luận và phong cách ăn mặc lịch lãm. Ông sáng tác nhiều và viết với một giọng văn tự nhiên. Những kiệt tác tràọ phúng, những vở kịch châm biếm, lối chơi chữ và văn phong hóm hỉnh đậm chất Ireland.

Trương Thị Mai Hương dịch

Nguồn nguyên tác: chúng tôi

Kinh Nghiệm Chọn Nuôi Hoa Mi Đực, Cái?

Đây là việc rất khó, người TQ có câu ” Họa my bất khiếu,Thần tiên bất trí đạo” tạm dịch là họa my không hót thì thần tiên cũng chịu (không biết đâu là đực cái). Những người có khả năng phân biệt đực cái tốt nhất: ngươi đi bẫy, người chuyên thu gom để giao buôn, ngươi chuyên bán lẻ họa my… cũng chỉ có khả năng chọn đúng từ 85-90%. (Hoàn toàn bằng trực giác)

Những đặc điểm chính về loài chim họa mi

Về hình thể thì nhỏ, thon,nhìn từ phía trước thì tiết diện hình tròn (được tạo bởi đường cong của lưng và đương cong của ngực), mỏ nhỏ thường có màu sừng bò,râu nhỏ,ngắn,cánh ngắn mút cánh tròn,vị trí tiếp giáp giữa đuôi và thân bị thắt do lông bao lưng và bao hậu môn ít,ngắn), đùi nhỏ hơn dùi họa my đực khá nhièu.

Họa my đực có hình thể to hơn, nhìn từ phía trước thì tiết diện có hình mai rùa, mỏ to và dài hơn con cái, sống mỏ trên thường có màu vàng nhạt hoặc sừng bò nhưng gốc mỏ bao giờ cũng có màu vàng tươi đăc biệt là gốc mỏ dưới, phần lông tiếp giáp giữa gốc mỏ và đầu tạo thành đốm đen thẫm hai bên gốc mỏ, râu to và dài hơn,đen hơn con cái. Những vệt đen toàn thân thẫm hơn con cái,cánh con đực dài hai mút cánh thường chạm vào nhau (con cái thì không chạm) đuôi con đực dài, nặng, chỗ tiếp giáp giữa thân và đuôi thuôn dần tự nhien không bị thắt vì lông bao đuôi và bao hậu môn của con đực dài và dầy đăc biệt là lông bao hậu môn. Đùi con đực thương to gấp rưỡi con cái.

Tuy vậy đối với bạn vẫn rất khó, bởi vì bạn lấy đâu ra cả đực cả cái lúc đó để mà so sánh, cho nên cái gì cũng phải chịu khó vậy quan sát nhiều, hơn nữa việc quan sát nhìn ngắm nhiều sẽ cho bạn cách xác định độ to – nhỏ của con đực và con cái. So sánh nhiều nhất định bạn sẽ có đươc trực giác này.

Nguồn: Hội những người yêu chim cảnh

Tieng Hot Cua Con Son Ca

Tiếng hót của con sơn ca

“Tôi không tán thành điều bạn nói, nhưng tôi sẽ bảo vệ tới chết cái quyền của bạn được nói điều đó.” – trích từ Những người bạn của Voltaire (1906), Evelyn Beatrice Hall (1868-1919) –

· là ). Trong bài modern art nghệ thuật hiện đại (trong bài phải được hiểu là mỹ thuật ) thì lại bị dịch nhầm thành nghệ thuật đương đại ( contemporary art VieTimes công kích thuộc về nghệ thuật đương đại (contemporary art), chứ không phải là hiện đại (modern art).Hội hoạ hiện đại Việt Nam ở đâu tôi đã phân tích sự lẫn lộn này, nên khỏi cần nhắc lại nữa. Tiểu luận của Spengler chủ yếu nói về mỹ thuật và âm nhạc hiện đại (với 3 đại diện là Kandinsky, Pollock, Schönberg), tuy đôi chỗ có lôi cả Damien Hirst (nghệ sĩ đương đại) vào. Trong khi đó, các hoạt động của Đào Anh Khánh cùng với nghệ thuật trình diễn hay sắp đặt mà

· từ royalty có nhiều nghĩa ( Xem Meriam Webster Online dictionary ). Trong câu the price of Kandinsky’s smallest work probably exceeds the aggregate royalties paid for the performances of Schoenberg’s music, từ royalties (số nhiều) là tiền thù lao hay tiền nhuận bút, chứ không phải là số tiền mà hoàng gia trả.

· (nhịp điệu, tiết tấu). Âm nhạc phi giai điệu là thuật ngữ được dùng để chỉ loại hình âm nhạc không dựa trên gamme (key) chủ đạo, đặc biệt là loại nhạc 12 cung (dodecaphony) do Arnold Schönberg sáng chế ra. Trong các nhạc phẩm loại này 12 nốt nhạc của gamme nửa cung (chromatic scale) vang lên như nhau. Có thể nghe một Atonal music là âm nhạc phi giai điệu , tức không được viết theo một giọng (gamme, key) nhất định, chứ không phải âm nhạc không theo nhịp điệu . Ở đây người lược dịch đã lẫn lộn hai khái niệm tone (âm giai, cung bậc) và rhythm trích đoạn piano concerto op. 42 của Schönberg do nữ nghệ sĩ piano Nhật Bản Mitsuko Uchida chơi cùng dàn nhạc trên Youtube.

· composers employed at court là các nhà soạn nhạc cung đình chứ không phải là các nhà soạn nhạc được biểu diễn trên sân khấu. Court ở đây là cung vua .

· Nhà tài phiệt truyền thông David Geffen đã bán một bức tranh của Pollock với giá 140 triệu USD thì lại bị dịch sai hoàn toàn thành ông ta mua bức tranh đó với giá 140 triệu USD!

· làm bà đỡ cho sự ra đời của những con quái vật này bị dịch phóng thành phục vụ cho những niềm đam mê ngu ngốc này , tức là cũng sai nốt!

Spengler lẫn lộn nghệ thuật khi nhập Damien Hirst vào cùng Kandinsky và Pollock. Nếu Spengler định dùng “nghệ thuật hiện đại” để bao hàm cả nghệ thuật đương đại thì, ngoài việc trích dẫn Schönberg, Spengler cần nhắc đến cả nhạc pop, rock, hiphop, techno là những thứ đang được giới trẻ rất ưa chuộng. Ngược lại, những dòng nhạc này đã hoàn toàn bị bỏ qua trong hai tiểu luận. Hơn nữa, Spengler đã lấy một số thí dụ của một số danh họa có giá tranh cao đặt cạnh thí dụ của một nhà soạn nhạc kém may mắn về tài chính rồi quy nạp là người ta thích tranh hơn nghe nhạc. Lại một lần nữa, đây là một kiểu lập luận ngụy biện có tên “Mở rộng sự tương tự”. Thực ra, Spengler đã bỏ qua rất nhiều họa sĩ hiện đại và/hoặc đương đại mà tranh của họ có đem cho cũng khó có ai muốn nhận, đồng thời cũng lờ đi một sự thật rằng nhiều nhà soạn nhạc pop, rock, hiphop kiếm được bộn tiền bằng việc trình diễn, thu âm, và kinh doanh các đĩa nhạc (không lời hoặc có lời, phi giai điệu hoặc có giai điệu) của họ, như Tetsuya Komuro của Nhật chẳng hạn. . đương đại với hiện đại Bavaria

Cái nhầm lẫn lớn nhất trong hai tiểu luận này là việc so sánh sự nhìn với sự nghe. Khi xem tranh, ngay một lúc ta có thể bao quát toàn bộ bức tranh. Ta không cần xem bắt đầu từ phần nào của tranh và kết thúc tại phần nào. Bức tranh không có trình tự thời gian và không có chuyển động thực trong đó. Cảm giác về thời gian hay chuyển động diễn ra trong tranh chỉ là ảo giác có được do tài vẽ và cách bố cục giỏi của họa sĩ. Trong khi đó, đối với một tác phẩm âm nhạc ta phải nghe từ đầu đến đuôi, nhanh thì vài phút như khi nghe một bản nocturne của Chopin, hoặc dài hơn thì khoảng nửa tiếng cho piano concerto của Grieg. Khi nghe phần này ta không thể nghe thấy cùng lúc giai điệu của phần trước, hoặc phần sau đó, mà chỉ có thể hồi tưởng hoặc chờ đợi chúng. Ta luôn cảm thấy sự chuyển động, nhưng lại phải tưởng tượng ra hình ảnh. Thần đồng piano Lang Lang nói, khi chơi Apassionata Sonata của Beethoven, anh ta hình dung ra các cấu trúc kiểu như các tòa nhà trong khi nghệ sĩ bậc thầy Barenboim lại hình dung ra các phong cảnh vùng

Người ta có thểbị điếc khi nghe quá nhiều và liên tục âm nhạc có âm lượng trên 70 dB tại các sàn nhảy, trong các buổi hoà nhạc rock, hay thậm chí từ bộ gõ kim loại của các dàn nhạc giao hưởng, nhưng chưa có ai bị mù vì xem quá nhiều tranh, xác động vật ngâm fooc-môn, hoặc các buổi trình diễn của các nghệ sĩ khỏa thân bao giờ.

Một bức tranh là một tác phẩm độc bản. Kể cả khi đó là tranh khắc gỗ, kim loại, hay in đá thì cũng chỉ có vài bản được hoạ sĩ đánh số và ký tên là có giá trị. Trong khi đó, một nhạc phẩm chỉ có giá trị khi nó được đem ra trình diễn trước công chúng. Người ta có thể mua một bức tranh làm của riêng để trong bảo tàng của mình, lưu danh hậu thế, nhưng chưa có ai mua được một buổi trình diễn âm nhạc sống về cất giữ tại bảo tàng âm nhạc của mình. Người ta chỉ có thể lưu giữ CD, MD, DVD, video của buổi trình diễn đó mà thôi.

Đi bảo tàng, gallery để xem tranh thì dễ và rẻ tiền hơn đi nghe nhạc. Ví dụ: vé vào National Art Center ở Tokyo để xem tranh của Vermeer van Delf chỉ có 1.500 yen (12 USD) trong khi vé nghe nhạc giao hưởng ở Tokyo đắt gấp khoảng 10 lần, chưa kể nhiều khi phải đặt chỗ trước vài tháng. Buổi hoà nhạc của Gewandhausorchester Leipzig tại Suntory Hall vào ngày 6/2/2008 sắp tới chẳng hạn có giá vé như sau: hạng bét (D): 5.000 yen (khoảng 40 USD), hạng ba (C): 8.000 yen (67 USD), hạng nhì (B): 12.000 yen (100 USD), hạng nhất (A): 16.000 yen (133 USD); chưa hết, hạng bạc (Silver): 20.000 yen (167 USD), hạng bạch kim (Platinum): 25.000 yen (200 USD).

Chia âm nhạc thành hai loại trừu tượng và không trừu tượng cũng là một bất hợp lý vì bản thân toàn bộ âm nhạc là trừu tượng, tuy rằng cũng có một số nhạc phẩm biểu tượng (representational music), ví dụ như “Petya và chó sói” của Prokofiev, hay “Điệu bay của bầy ong” của Rimsky-Korsakov, “Xem tranh trong phòng triển lãm” của Mussorgsky, v.v. Thực ra, thuật ngữ “âm nhạc tuyệt đối” (absolute music) được dùng để chỉ loại âm nhạc phi-biểu tượng (nonrepresentational music), nhưng khái niệm đó là thuộc tính không chỉ của riêng loại âm nhạc phi giai điệu.

Bản đăng tại talawas ngày 24.11.2007