Top 7 # Chim Cảnh Phùng Du Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Topcareplaza.com

Du Hội An Phùng Vị Thành Ca Giả

B ài thơ “Du Hội An phùng Vị thành ca giả”, “chơi Hội An gặp người ca sĩ Vị Thành” (thành Nam Định) được sáng tác lúc Ông chờ điều về làm việc ở Viện Hàn Lâm. Bài thơ được viết trong bối cảnh Cao Bá Quát tìm khuây khỏa tại đất Hội An khi chờ phục hồi đường hoạn lộ, sau giai đoạn tù tội vì tội chửa bài thi. Ông vì tiếc tài năng của một thí sinh tài hoa lỡ phạm trường quy ác nghiệt của triều Nguyễn thời ấy.Tại đây ông gặp người xưa. Tiếng lòng người thi bá cùng giai nhân !

Phố Hội An đêm rằm ngày nay

Chùa cầu Hội An Chùa bà Mụ và nay chỉ còn ký ức .

Nguyên Tác

và dịch nghĩa trích lại từ bản của Viện Văn học Hà Nội )

遊 會 安 逢 洧 ,城 A歌 者

Phiên âm

Du Hội An phùng Vị thành ca giả

Tạm dịch nghĩa

Laiquangnam chú rõ thêm vài từ và tạm dịch nghĩa đôi câu :

Câu 5)

淚 盡 樽 仍 醁 để thù tiêp người xưa. Lệ tận tôn nhưng lục, Tôn là chén仍 nhưng là vẫn y như cũ醁 lục là một loại rượu có màu xanh lục..Ý thơ là tác giả đã dùng thứ rượu ngon nổi tiếng từ xưa có tên là “Linh lục” 醽醁 Lệ tận tôn nhưng lục, dịch ý : lệ đã cạn nhưng chén rượu quý vẫn còn nguyên trước mặt. Nghĩa là họ đã rơi nước mắt khi tâm sự cùng nhau mà chăng ai màng nhắp giọt nào.

Câu 6) 心 灰 燭 自 紅

Tâm hôi chúc tự hồng, 灰 , hôi là troTim đèn đã tàn lụi thành tro mà vẫn còn cháy sáng . Ý thơ, tác giả đã chơi chữ ở chữ Tâm, Tim, là trái tim hay tim đèn?.Tim đã đem dốc ra hết rồi và vẫn còn cố soi sáng cho hai người tâm sự đêm nay .

Câu cuối số 8 ) 一 曲 莫 辭 終

Nhất khúc mạc từ chung! Từ là lời, hay là sự tự chối chăng?.Một khúc sao mà đành chẳng vẹn .Chung là kết thúc .Ý thơ một khúc để chung cuộc sao lại đành chối từ!Rõ ràng ” dùng dằng nữa ở nữa về!” (Kiều ) .Bí mật đêm nay vẫn còn lưu dấu.Nàng chẳng chịu cạn lời, cạn khúc.Lòng vời vợi xót xa!Người hỡi người!

Dich thơ quốc âm

Du Hội An phùng Vị thành ca giả

01

Lục bát

Gặp nhau sao quá muộn màng Ác chi! là chốn ngổn ngang xứ người Lại đêm trăng sáo đàn vui Quê hương xa cách ngùi ngùi mấy thu Chén đầy rượu quý, lệ khô! Tim kia đà tận, đóm sao không tàn! Bạn xưa lác đác lá vàng , Tiếc chi không vẹn khúc 3tàng tàng đêm .

3tàng tàng là chuếnh choáng say. Chữ của Hoa tiênBóng nghiêng chuốc chén tàng tàng. ( Hoa tiên )Tàng tàng còn nghe âm hưởng của âm láy “tàn tàn ..”.

02

Song thất lục bát

Laiquangnam dịch tháng 5-2010

Các bản dich khác

03

Chơi phố Hội An, gặp người đào hát thành Vị

04

Anh TCN , cựu học sinh TQC , người Ái Nghĩa .

Lời than thở của người dịch :

Danh Sách 9 Địa Điểm Du Lịch Có Cảnh Đẹp Bến Tre

Danh sách 9 địa điểm du lịch có cảnh đẹp ở Bến Tre

1. Vườn trái cây Cái Mơn

Thuộc địa phận xã Tiên Long của huyện Châu Thành và nằm cách trung tâm thành phố Bến Tre khoảng 23km đường bộ.

Cồn Tiên hiện đang là điểm du lịch mới tại Bến Tre với khung cảnh tuyệt đẹp, bãi cát trắng mịn đẹp long lanh thu hút nhiều du khách tới tham quan.

Và thời điểm ngắm cảnh đẹp nhất tại Cồn Tiền chính là lúc chiều mát hoặc sáng sớm khi ánh sáng mặt trời le lói hoặc dịp tắt trên mặt biển.

Hay còn được biết đến với cái tên Cồn Đạo Dừa, Cồn Phụng nằm ở một vị trí khá đặc biệt khi nằm trên một cù lao nổi giữa sông Tiền thuộc địa phận xã Tân Thạch, huyện Châu Thành.

Ngoài ra bạn còn được tham quan những công trình kiến trúc được xây dựng từ thời cha ông như sân chín con rồng, tháp Hoà bình (Cửu trùng đài), đỉnh lớn,….

4. Bãi biển Thừa Đức

Thuộc địa phận xã Thừa Đức, Bình Đại, bãi biển Thừa Đức là một trong những địa điểm có cảnh đẹp độc đáo ở Bến Tre mà bạn không nên bỏ qua.

Và điểm thu hút du khách tới với bãi biển này chính là cát trải dài mịn, nước biển thì mát cùng rất nhiều món ăn đặc sản tươi ngon đang chờ bạn tới thưởng thức. Trong đó bánh xèo Thừa Đức là món ăn được nhiều du khách yêu thích bởi bánh vừa giòn vừa ngon mà giá lại rẻ nữa.

5. Lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu

Đây là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng ở Bến Tre mà bạn không nên bỏ qua. Với diện tích rộng hơn 1,5 ha, trong lăng mộ có nhiều công trình đẹp mắt và đa dạng được thiết kế theo lối kiến trúc mang đậm nét văn hóa của người Việt Nam.

Nếu bạn có dịp tới Bến Tre thì dành chút thời gian ghé qua lăng mộ để tưởng nhớ về một nhà thơ lừng danh với tập truyện Lục Vân Tiên.

6. Làng du kích Đồng Khởi

Nằm cách thành phố Bến Tre 15km, thuộc địa phận xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày. Du khách đến với làng sẽ được chiêm ngưỡng và nghe kể lại những chiến tích anh dũng của cuộc nổi dậy đầu tiên trong phong trào Đồng Khởi năm 1960.

Trong khu di tích có trưng bày và lưu giữ tất các các loại kỉ vật, vũ khí thô sơ có trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ để bạn có thể tìm hiểu và khám phá thêm lịch sử hào hùng của người dân Bến Tre.

Nằm tại xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, Cồn Ốc hiện đang là địa điểm du lịch nổi tiếng với nhiều địa điểm cùng các đặc sản, văn hóa dân dã đang chờ bạn tới khám phá. Vời chiều dài khoảng 8,3km, du khách sẽ được hòa mình vào với thiên nhiên xanh mát tại Cồn Ốc.

Cồn Quy hay còn được gọi là Cồn Cát, đây là một trong bốn cồn nổi tiếng nằm trên sông Mỹ Tho. Đến với Cồn Quy, du khách sẽ được trải nghiệm cái cảm giác lọt thỏm trong những vườn cây ăn quả sai trái.

Thưởng thức vô vàn những loại trái cây thơm ngon và uống nước dừa mát lành ở Cồn Quy. Không chỉ có nhiều loại trái cây mà ở đây còn có những sản phẩm làm quà biếu cho khách được làm từ dừa.

9. Sân chim Vàm Hồ

Thuộc địa phận của 2 xã Mỹ Hoà và Tân Xuân, sân chim Vàm Hồ là điểm đến dành cho những bạn yêu thích thiên nhiên hoang dã. Nơi đây là địa điểm sinh sống của rất nhiều cây cối cũng như những loài chim. Hàng năm sân chim Vàm Hồ đón trên hàng nghìn khách du lịch đến thăm cho thấy độ hấp dẫn của địa điểm này.

Ngoài việc được ngắm nhìn những đàn chim, du khách còn được đi dạo đường rừng xanh mát, bơi xuồng len lỏi trong rừng ngập mặn, tham quan khu căn cứ kháng chiến và nhiều địa điểm hấp dẫn đang chờ đón bạn tới khám phá.

Du Lịch Châu Đốc: Cẩm Nang Du Lịch Từ A Đến Z Bỏ Túi

Nếu bạn muốn “trốn” những bộn bề công việc nơi đô thị phồn hoa, hay chỉ đơn giản là tạm quên đi những xô bồ thành phố, còn gì tuyệt vời hơn khi tìm về với vẻ đẹp miền sông nước chân quê, giản dị mà thân thương đến nao lòng của Châu Đốc, thành phố biên cương thuộc tỉnh An Giang.

I. Tổng quan chung về Châu Đốc

Châu Đốc ngày xưa vốn là tỉnh lị, nay trở về là thành phố trực thuộc tỉnh An Giang, nằm bên ngã ba sông thơ mộng, nhìn sang Cồn Tiên và xóm Châu Giang cây trái xanh rờn. Vốn là điểm du lịch nổi tiếng ở An Giang nói riêng cũng như Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, cuộc sống nơi đây vừa có vẻ nhộn nhịp, tấp nập của những phiên chợ sung túc, vừa có vẻ bình yên đặc trưng của miền Tây với sông nước mênh mông, đồng ruộng phì nhiêu, cá tôm, đất đai màu mỡ.

Thành phố Châu Đốc hiện có dân số là 119 nghìn người với 5 phường bao gồm: Châu Phú A, Châu Phú B, núi Sam, Vĩnh Mỹ, Vĩnh Ngươn; và 2 xã: Vĩnh Tế, Vĩnh Châu. Bao năm xây dựng đổi mới cùng với việc quan tâm nhiều hơn đến phát triển du lịch, thành phố thôn quê ngày nào đã trở mình phát triển với tiêu chí “xanh – sạch – đẹp” được đưa lên hàng đầu và nâng cao hiểu biết của người dân, mở cửa đón chào khách thập phương bằng thái độ ngày càng hiền hòa, thân thiện.

II. Nên đến Châu Đốc vào thời điểm nào?

Thời tiết thuận hòa khiến việc du lịch Châu Đốc trở nên dễ dàng dù là vào bất kì thời điểm nào trong năm. Tháng 5 là lúc mùa mưa bắt đầu, nếu bạn muốn ngắm nhìn trọn vẹn cuộc sống sông nước miền tây thì thời điểm từ tháng 8 đến tháng 11 sẽ là thời gian phù hợp nhất với các hoạt động tiêu biểu của mùa nước lên như là chợ nổi. Tuy nhiên, nếu bạn muốn giảm nguy cơ bị đội giá thì nên tránh đi vào thời điểm Tết vì lúc này lượng người đông, dễ dẫn đến tình trạng giá cả bị đẩy lên cao.

III. Đi bằng gì đến Châu Đốc

Đối với các bạn ở thành phố Hồ Chí Minh, Châu Đốc cách khoảng 250km nên nếu bạn hoàn toàn có thể phượt Châu Đốc bằng xe máy, nhớ chú ý an toàn và nên đi theo nhóm để đảm bảo, hoặc di chuyển bằng ô tô để đảm bảo an toàn hơn.

Đối với các bạn muốn thử cảm giác phượt, có 2 tuyến đường chính cho các bạn lựa chọn:

Tuyến 1: Từ Sài Gòn bạn đi theo quốc lộ 62 hướng Bình Hiệp – đi đường dọc biên giới hướng Hồng Ngự – Tân Châu – Châu Đốc (tuyến đường này tuy dài nhưng cảnh xung quanh lại rất đẹp, bạn vừa có thể vi vu lại vừa được thưởng ngoạn).

Tuyến 2: Sài Gòn – Quốc lộ 1A – Cầu Mỹ Thuận – Quốc Lộ 80 – Sa Đéc – Phà Vàm Cống – Long Xuyên – Quốc lộ 90 – Châu Đốc.

Đối với những bạn muốn lựa chọn an toàn hơn thì có thể lựa chọn các xe khách như:

Xe khách Phương Trang (08 38333468): xuất phát ở bến xe Miền Tây, giá vé khoảng 170k/lượt.

Xe khách Huệ Nghĩa (08 39553353): xuất phát ở văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh, giá vé khoảng 140k/lượt.

Xe khách Kim Mai (08 54052575): xuất phát từ bến xe Miền Tây, giá vé khoảng 120k/lượt.

Còn đối với các bạn ở Hà Nội hay các tỉnh thành khác thì cần đến Hồ Chí Minh trước rồi mới di chuyển đến Châu Đốc

IV. Phương tiện đi lại ở Châu Đốc

Có rất nhiều phương tiện cho bạn chọn để di chuyển trong thành phố.

Đạp xe trên những cung đường miền Tây hẳn là một trải nghiệm rất đáng để thử, cho bạn nhiều thời gian hơn để cảm nhận cũng như ngắm nhìn một cách trọn vẹn nhất từng góc phố Châu Đốc. Còn nếu bạn muốn ngắm nhìn thành phố thật chậm nhưng không muốn mất sức đạp xe thì nơi đây cũng có một kiểu xe đạp vô cùng riêng mà hiếm có nơi nào sở hữu: xe đạp lôi.

Thường tham quan các điểm đến ở Châu Đốc khá gần nhau nên có thể dùng xe đạp hoặc xe máy nhưng tại Châu Đốc có tuyến xe bus đi từ trung tâm đến Núi Sam, Tịnh Biên nên bạn có thể sử dụng phương tiện này. Các trạm xe bus ngay ở trung tâm cũng rất dễ tìm.

Cũng như các thành phố khác, bạn có thể thuê xe máy ở các công ty du lịch ở trung tâm thành phố, hoặc đặt tour tại các khách sạn. Nếu bạn muốn đi taxi có thể liên hệ

Taxi Mai Linh – Tel: 076 3922266

Taxi Sài Gòn Hoàng Long – Tel: 076 3688688

Hãng taxi Long Xuyên – Tel: 076 3858788

Taxi Đức Thành – Tel: 076 3852403.

Để tham quan một số khu vực như Búng Bình Thiên, Làng chài, Làng người Chăm ở Châu Giang,…bạn sẽ cần đến giao thông đường thủy. Bạn có thể đón phà hoặc thuê thuyền tại Cảng Du lịch Châu Đốc – 03 Lê Lợi, P. Châu Phú, Tel: 0763550949.

Về đến núi Sam là về đến miếu Bà Chúa Xứ, điểm du lịch tâm linh nổi tiếng miền Tây tọa lạc ngay dưới chân núi Sam, mỗi năm đón khoảng 2 triệu lượt khách hành hương. Du khách thập phương thường về với miếu vào khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch để cầu bình an, xin lộc đầu năm.

Để phục vụ nhu cầu của khách thập phương, người dân nơi đây cũng cung cấp các dịch vụ như bán đồ cúng, cho thuê heo quay, thả chim phóng sinh, xem quẻ đầu năm… Tuy nhiên, bạn cần lưu ý hỏi kĩ giá trước khi mua hàng để có được giá tốt nhất nha.

Cùng tọa lạc trên triền núi Sam, được xây dựng vào khoảng năm 1840 – 1845, chùa Hang (hay còn gọi là Phước Điền Tự) là ngôi chùa cổ vừa là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh An Giang, vừa là di tích lịch sử cấp quốc gia. Nằm ở nơi trang nghiêm thanh tịnh, chùa Hang trang nghiêm cổ kính với nhiều huyền thoại, truyền thuyết được truyền tụng từ đời này sang đời khác, là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm về với nét vọng xưa trầm lặng, cổ kính.

Nhắc đến sông nước là nhắc đến rừng tràm, và sẽ là một thiếu sót vô cùng nếu bỏ lỡ rừng tràm Trà Sư, điểm du lịch sinh thái tuyệt vời với nhiều loài động vật quý hiếm. Còn gì tuyệt vời hơn việc chẳng cần suy nghĩ gì cả, cứ thả mình theo chiếc thuyền gỗ trôi theo dòng nước, đắm chìm dưới bóng mát của cây tràm. Trên đầu là lá, dưới thuyền là thảm bèo li ti dập dềnh theo làn nước, thiên nhiên như ôm trọn con người vào lòng, nhẹ nhàng vỗ về với tiếng chim ríu rít trên cao, thứ âm thanh nổi bật trong cái yên tĩnh mà bình yên mà ta khó lòng tìm thấy nơi đô thị bộn bề.

Làng nổi Châu Đốc có lẽ là biểu tượng điển hình nhất cho nét văn hóa duyên dáng rất riêng đậm chất miền Tây. Mỗi buổi sớm bình minh lên, cả ngôi làng như nhuộm vàng trong sắc trời sớm mai. Cuộc sống lênh đênh trên con nước không làm người ta xa nhau mà như gắn kết mọi người lại gần nhau hơn với chiếc xuồng, chiếc ghe. Người dân miền Tây thật thà chất phác, có khi cả gia đình hai, ba thế hệ cùng gắn liền trên một chiếc ghe. Cuộc sống tuy không đủ đầy nhưng họ sống chậm với hạnh phúc giản đơn.

Làng người Chăm Châu Giang là ngôi làng nổi tiếng của cộng đồng người Chăm ở tỉnh An Giang, không chỉ lôi cuốn bởi nét dân tộc mà còn bởi nét đẹp văn hóa của miền đất trời địa linh nhân kiệt này. Với những ai muốn tìm hiểu về văn hóa, con người đồng bào Chăm thì đây hẳn là điểm đến không thể bỏ qua.

Làng người Chăm Châu Giang nổi bật lên khung cảnh những ngôi nhà sàn gỗ với kiến trúc độc và lạ. Những ngôi nhà sàn ở đây thường nhỏ nhắn, kiến trúc khá đặc biệt và được làm từ các loại gỗ quý có độ bền rất cao.Trước nhà, có một cái thang gỗ, cửa cái ra vào thấp hơn đầu người có hàm ý, khách vào nhà phải cúi chào nhà và chủ nhà.

Tại làng Chăm Châu Giang này hiện có khoảng mười căn nhà sàn nhiều năm tuổi, rất quý. Đó là nét đẹp được bảo tồn và lưu giữ trong một khoảng thời gian dài mà đến bây giờ vẫn còn tồn tại và được bảo vệ. Không chỉ phục vụ du lịch, mà đây còn là một phần của lịch sử, cội nguồn để giúp mọi người hiểu thêm về nền văn hóa Chăm và con người Chăm.

Núi Cấm, hay còn gọi là Thiên Cấm Sơn, tọa lạc tại xã An Hảo huyện Tịnh Biên, với độ cao khoảng 710m so với mực nước biển, có vị thế núi non hùng vĩ và là vùng sơn địa đặc thù hết sức độc đáo. Được thiên nhiên ưu ái ban tặng khí hậu quanh năm mát mẻ nên cả một vùng núi luôn được bao phủ bởi rừng xây xanh ngút tầm mắt xen lẫn vô vàn loài hoa khoe sắc. Bạn hoàn toàn có thể chọn qua đêm để có thể tận hưởng trọn vẹn một đêm với bồng bềnh mây gió, với sự tĩnh lặng như cõi bồng lai trên đỉnh núi.

Ngoài ra, ngọn núi này cũng sở hữu công trình kiến trúc tôn giáo quy mô như tượng Phật Di Lặc khổng lồ lớn nhất Châu Á, cao gần 34m, hay là chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn…

Đến với nơi đây, du khách hoàn toàn có thể đi cáp treo để thu vào tầm mắt cảnh vật của cả vùng núi.

Trong các tour du lịch Châu Đốc nói riêng lẫn các hành trình khám phá du lịch miền Tây nói chung, Kênh đào Vĩnh Tế Châu Đốc là một câu chuyện dài đầy cuốn hút du khách từ khi hình thành, đến những giá trị còn lưu lại đến tận ngày hôm nay mà con kênh này mang lại cho cuộc sống của người dân miền sông nước.

Kênh Vĩnh Tế nằm ở địa phận của cả hai tỉnh An Giang và Kiên Giang, được đào song song với đường biên giới Việt Nam – Campuchia với điểm bắt đầu từ bờ tây sông Châu Đốc. Kênh được vua Gia Long cho lệnh đào từ năm 1819 và đến năm 1824 thì hoàn thành, với chỉ huy trực tiếp công trình là danh tướng Nguyễn Văn Thoại, hay còn gọi là Thoại Ngọc Hầu. Con kênh có chiều dài tổng cộn là 80km, rộng 30m cùng chiều sâu trung bình khoảng 3m.

Với quy mô của mình, Kênh Vĩnh Tế có đóng góp cự kỳ lớn lao trong việc phát triển hệ thống giao thông thủy lợi cũng như nông nghiệp, lẫn thương mại và biên phòng của khu vực miền Tây. Cho đến hôm nay Kênh Vĩnh Tế Châu Đốc vẫn có những giá trị của riêng mình và đóng góp không nhỏ trong việc giao thông đường thủy lẫn phát triển kinh tế của người dân sông nước trong thời hiện đại.

Người đến Châu Đốc thường mải mê với một trời non nước, chùa chiền, rồi viếng Miếu Bà Chúa Xứ, mà đôi khi quên mất những di tích vô cùng giá trị khác như lăng Thoại Ngọc Hầu, nằm trong cụm di tích dưới chân núi Sam, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc.

Lăng Thoại Ngọc Hầu, hay còn gọi là Sơn Lăng, là một công trình kiến trúc nguyên vẹn hiếm hoi tiêu biểu thời nhà Nguyễn còn lại ở đất phương Nam, mang nhiều ý nghĩa cả về văn hóa cũng như lịch sử. Nơi đây lúc nào cũng mang trong mình vẻ đẹp lặng lẽ, trang nghiêm, mà thành kính. Lăng vừa là lăng mộ, vừa bao gồm đền thờ, thờ Nguyễn Văn Thoại, tức Thoại Ngọc Hầu, một vị quan triều Nguyễn được triều đình cử vào khai phá và trấn giữ An Giang, cũng là người chỉ huy trực tiếp công trình Kênh Vĩnh Tế.

Đình thần Châu Phú (phường Châu Phú A, TP. Châu Đốc) là công trình còn lưu lại nhiều dấu ấn văn hóa đặc sắc, phản ánh nét đẹp tín ngưỡng của người dân địa phương.

Đình thần Châu Phú có quá trình hình thành khá đặc biệt, gắn liền với gia tộc Lê Công (còn gọi là Cửu Long Nhà Lớn). Vốn được xây dựng với mục đích tỏ lòng biết ơn với danh thần Nguyễn Hữu Cảnh, người có công rất lớn trong quá trình “mang gươm mở cõi” đất phương Nam, gia tộc Lê Công đã đứng ra vận động người dân và đóng góp tiền của, công sức cất ngôi miếu bằng gỗ lợp lá (tại vị trí Bệnh viện Đa khoa Khu vực Châu Đốc cũ) để thờ phụng ông. Tuy nhiên, dưới thời Pháp thuộc, vì mục đích xây dựng bệnh viện mà ngôi đình bị di dời và xây mới lại ở vị tri hiện tại.

Đình thần Châu Phú vừa có giá trị lịch sử lại vừa mang nét đẹp kiến trúc độc đáo. Đình được xây dựng theo kiểu ba gian hai chái đúng phong cách Nam Bộ. Nóc đình có lầu mái tam cấp, trên nóc gắn biểu tượng nhiều linh vật, như: Lưỡng long chầu nguyệt, công, phụng, sư tử…tất cả đều thể hiện nét khỏe khoắn, uy nghi. Đình có khá nhiều cửa sổ được tạo hình theo lối kiến trúc Pháp. Bên trong có 40 cột cái bằng gỗ quý. Trên cột có nhiều đôi liễn sơn son thiếp vàng với nội dung ca ngợi công đức Chánh thần Nguyễn Hữu Cảnh.

Chùa Tây An, hay còn gọi là Tây An cổ tự, là biểu tượng cho sự giao lưu kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ, tọa lạc ngã ba ngay dưới chân núi Sam (nay thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc) cùng khuôn viên rộng rãi có diện tích 15.000 m2. Lấy màu xanh của núi Sam làm nền, điểm ấn tượng nhất của chùa là mặt chính với ba ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành, màu sắc sặc sỡ nhưng hài hòa. Chùa cất theo lối chữ “tam”, có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc Việt, được xây dựng với các vật liệu bền chắc như gạch ngói, xi măng.

Về với miền Tây nghe câu hò vọng cổ, thăm chợ nổi Châu Đốc với những nét đẹp xưa độc đáo của vùng sông nước An Giang. Những chiếc ghe mộc mạc, lớn nhỏ đủ loại đưa người dân cũng như khách đến len lỏi mua hàng. Đối với người dân địa phương, họ ít khi dùng đến cụm từ “chợ nổi Châu Đốc” mà chỉ quen với hai tiếng “ra ghe”. Đó là hai từ vắn tắt để chỉ việc trao đổi, mua bán tại chợ nổi Châu Đốc. Điểm đặc biệt khi đến với khu chợ này là chủ ghe không chào hàng bằng tiếng rao, mà bằng cách “bẹo hàng”, cắm xuống sông rồi treo món đó lên, ai bán chuối thì bẹo chuối, ai bán dưa thì bẹo dưa. Sản vật phong phú đậm chất địa phương mà tiêu biểu nhất là trái cây miệt vườn.

Bạn nhớ dậy sớm để tham gia phiên chợ lúc đông đúc nhất vào khoảng 6 – 7 giờ sáng.

Bánh bò thốt nốt là món ăn ưa thích của người miền Tây đồng thời cũng là đặc sản An Giang nổi tiếng. Vị thơm ngon, ngọt béo của đường thốt nốt khiến du khách dù chỉ một lần nếm thử thôi cũng phải gật gù khen ngợi. Bánh tuy là món ăn dân dã nhưng lại được xem là đặc sản của vùng đất Châu Đốc, được làm từ những nguyên liệu gần gũi, giản dị có tại địa phương, do chính bàn tay của những người “thợ” là những người nông dân chân chất thật thà vùng Bảy Núi làm nên.

Khi về Châu Đốc, bạn nên tới thăm khu chợ nổi tiếng với các loại mắm, khô cá, bánh, hoa quả… đặc trưng của miền Tây. Đặc sản nổi tiếng nhất của chợ Châu Đốc là mắm. Chợ có một khu dành riêng bán các loại mắm, từ mắm chốt, mắm sặt, mắm trèn, tới mắm thái, mắm rô… Các thùng mắm tỏa mùi đặc trưng, được đặt trên các kệ cao sạch sẽ, đề giá rõ.

Cây sầu đâu còn gọi là cây xoan ăn gỏi, một loài cây mọc hoang, nhiều nhất ở Châu Đốc và vùng Bảy Núi – An Giang. Lá sầu đâu nhỏ, dài và mỏng. Lúc còn non, đọt có màu tim tím. Gỏi sầu đâu được biết đến như đặc sản đặc trưng nhất khi nhắc đến cây sầu đâu, từ gỏi tôm, gỏi thịt, gỏi cá cho đến gỏi khô, thứ nào cũng tuyệt hảo.

Khô cá lóc sau khi nướng chín, xé ra từng miếng nhỏ rồi trộn chung với đọt sầu đâu, đem chấm chung với nước mắm me đậm đặc, cay, chua nhưng vừa ăn, không mặn, nhằm làm tăng thêm hương vị đậm đà. Vị đắng dìu dịu của sầu đâu và vị mặn, ngọt, dai dai của cá quyện với nhau càng làm cho khẩu vị thăng hoa nhờ mùi đặc trưng, lạ miệng, hoàn toàn không giống với bất cứ loại gỏi nào.

Bò bảy món núi Sam gồm lòng bò luộc, bò đun bánh hỏi, cháo bò, bò khía bánh mì, bò xào lá giang, bò lúc lắc và bò bít tết. Nguyên liệu chính để làm nên các món này là thịt bò vùng Bảy Núi, mềm, ngọt mà vô cùng thơm ngon. Điểm đặc trưng khi làm bò bảy món là người ta ít mua thịt làm sẵn ở chợ mà mua nguyên con bò còn sống và phải là bò tơ (hay là bê, bò con, chỉ một con bò còn non hoặc sắp trưởng thành). Sau khi làm bò xong thì dùng rơm thui cho da bò săn lại gọi là bê thui, miếng thịt còn cả da ăn mới ngọt và bùi.

Ai từng đi du lịch Châu Đốc hẳn không lạ gì với loài hoa đặc trưng nổi tiếng của sông nước miền Tây này. Tháng 8 đến tháng 10 âm lịch hàng năm, mùa nước nổi là lúc bông điên điển có nhiều nhất, đặc biệt là ở rừng tràm Trà Sư. Bông điên điển Châu Đốc cánh cũng dày hơn những vùng khác một chút, được xem như một loại rau đặc biệt, là nguồn nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon mang đậm hương vị xứ sở như dưa chua điên điển, canh điên điển, gỏi điên điển và phổ biến nhất là dùng kèm các loại ra khác trong các món lẩu cá đậm hương vị miền Tây.

Châu Đốc An Giang được xem là xứ sở của thốt nốt, nên có rất nhiều món ăn chế biến từ thốt nốt làm cho ẩm thực Châu Đốc thêm phần phong phú hơn rất nhiều.

Món đơn giản nhất từ thốt nốt mà du khách có thể gặp bất cứ đâu là nước thốt nốt ngọt thanh, với ít cùi thốt nốt dẻo dẻo trong trong ngon đến lạ lùng. Thốt nốt tươi là một món giải khát tự nhiên thơm ngon chẳng thua kém gì nước dừa. Thốt nốt không chỉ được dùng tươi như thế, mà còn được dùng để nấu chè và đường thốt nốt thơm ngọt dùng như các loại đường phổ biến khác. Đường thốt nốt Châu Đốc có màu vàng nhạt, thơm và còn có vị béo được sử dụng rất nhiều trong nấu ăn, làm cho các món ăn có vị thơm đặc biệt ngọt thanh rất đặc trưng.

Tung lò mò, từ cái tên đã gây nhiều tò mò cho du khách thập phương, là món ăn đặc trưng đậm chất truyền thống của dân tộc Chăm xứ An Giang, hay còn được biết đến là lạp xưởng bò. Người Chăm theo đạo hồi và kiêng thịt lợn nên món Tung lò mò họ làm chỉ dùng nguyên liệu từ bò.

Vào đến khu vực người Chăm sinh sống ở Châu Đốc, du khách sẽ thấy trước sân nhà phơi đầy dây cuộn dài trên những cây sào hay sạp gỗ tre màu đỏ sẫm. Đó chính là món tung lò mò nổi tiếng của người Chăm.

Tung lò mò có hai loại, loại chua và không chua. Loại chua được bỏ thêm cơm để tạo hèm cho vị chua nhẹ nên có mùi và vị rất lạ miệng. Loại không chua dành cho những du khách không quen khẩu vị.

Đem miếng tung lò mò nướng trên bếp, khi vừa chín tới, đem xuống cắt nhỏ rồi gắp một miếng đang nóng hổi chấm với nước tương, ta sẽ cảm nhận được đủ dư vị lạ trong miệng. Từ mùi thơm của thịt bò nướng, vị béo bùi của mỡ bò, vị chua nhẹ của lạp xưởng đến vị ngọt, mặn, cay của nước tương hòa cùng mùi thơm của rau quế, hơi cay xé của hạt tiêu sọ, tất cả tạo nên hương vị độc đáo và thú vị.

Món Cơm nị – cà púa cũng là món ăn truyền thống nổi tiếng của làng Chăm Châu Giang. Hai món ăn này là sự kết hợp hài hòa, bổ sung cho nhau, cách nấu tương đối cầu kì, độc đáo và khá lạ đối với cả du khách Việt và du khách quốc tế. Cơm nị thì nấu gạo chung với sữa, còn cho thêm trái nho khô tùy theo sở thích riêng biệt của mỗi người, còn món cà púa thì dùng thịt bò để chế biến, chế biến theo một cách tẩm ướp gia vị rất riêng, sử dụng nhiều nguyên liệu như rượu, gừng, nước cốt dừa, cà ri, hành,…tạo nên nét độc đáo cho món ăn dân tộc.

VII. Khách sạn đáng lưu ý khi du lịch Châu Đốc

Tiêu chuẩn: 3*

Địa chỉ: Vĩnh Đông 1, Núi Sam, Thành phố Châu Đốc, An Giang

Nằm ngay trên sườn núi Sam, thành phố Châu Đốc, cách trung tâm An Giang khoảng 60km về phía tây, VIctoria Nui Sam Lodge nằm nép mình giữa núi non Châu Đốc cùng một hệ thống kênh rạch, đình chùa núi Sam bao quanh.

Khách sạn này quyến rũ khách thập phương bởi những tiện nghi hiện đại nhưng vẫn không phá hủy mà hòa quyện vào nét mộc mạc, giản dị của cảnh vật xung quanh, cho bạn không gian yên tĩnh mà ấm cúng vô cùng cho những chuyến nghỉ dưỡng.

Tiêu chuẩn: 4*

Địa chỉ: 1 Lê Lợi, Cái Dầu, Thành phố Châu Đốc, An Giang

Được xây dựng theo phong cách thuộc địa với lối kiến trúc thấp tầng của Pháp, Victoria Châu Đốc là sự giao thoa tuyệt vời với khung cảnh tự nhiên xung quanh. Nằm bên bờ sông Hậu, trên ngã ba sông thuộc vùng Châu Đốc ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, nơi đây vẫn luôn là điểm khởi nguồn lý tưởng cho hành trình khám phá cảnh đẹp trong vùng. Từ Khách sạn Victoria Châu Đốc, ta có thể nhìn bao quát được toàn bộ khung cảnh sống trên sông, từ những khu làng chài nổi với những người dân cần mẫn, cho đến khu chợ nổi nhộn nhịp với các hoạt động giao thương hay làng Chăm yên bình và hiền hòa.

Đã đi du lịch thì hẳn ai cũng muốn mang về chút quà mang đậm dấu ấn, bản sắc của nơi mà mình đến. Đi Châu Đốc về mà không mang theo chút mắm khô hay vài dây tung lò mò thì quả là điều thiếu sót.

Đối với việc mua sắm đặc sản địa phương, bạn nên tìm đến chợ Châu Đốc, khu chợ tấp nập với bạt ngàn các loại mắm cho bạn lựa chọn.

Trong hành trình du lịch miền Tây có ghé Châu Đốc, du khách chẳng khi nào quên mang về những khoanh đường thốt nốt Châu Đốc rất thơm ngon để làm quà, như một món quà đặc sản vùng miền rất quý mà ai cũng trân trọng.

Du lịch Châu Đốc, du khách dễ bị “mê hoặc” bởi những trái me Thái chín ngọt lịm, thơm lừng bày bán khắp nơi. Thỉnh thoảng, du khách cũng sẽ bắt gặp những sạp hàng bán quả mây gai (hay còn gọi là mây Thái, mây sa lắc), một loại quả hiếm và chỉ phổ biến ở An Giang. Dọc theo các tuyến đường về Châu Đốc có rất nhiều sạp hàng bày bán quả mây gai.

Con Người Phùng Cung Và Những Bài Thơ Hay Trong Tập Xem Đêm (Phần 1)

Thơ Phùng Cung tích lũy trong thầm lặng khắc kỷ đã phải nằm chờ hơn hai mươi năm dưới lớp bụi thờ ơ, như Hằng Nga ngủ trong rừng, chưa có Hoàng tử đẹp trai đến đánh thức, nay một phần được in là tín hiệu việc quản lý văn nghệ có khả năng mở ra một thời kỳ đổi mới – một thời kỳ mà Ehrenbourg gọi là “đợt tan băng giá” – chí ít cũng hứa hẹn sẽ phóng khoáng hơn trước. Hứa hẹn chung với mọi người thì chưa chắc đã thực hiện được, nhưng riêng với Phùng Cung thì rõ ràng ông là một cây bút vốn bị hoàn cảnh không bình thường kìm hãm, đang giành lại chỗ đứng dưới mặt trời. Nếu không, sẽ chẳng bao giờ chúng ta biết đến một tập thơ đáng trân trọng.

Hiện thực ở đây đã được chắt lọc qua rung động thẩm mỹ nên thơ mộng, nhưng cũng rất thật. Thân quen biết mấy, những cánh đồng bát ngát, ruộng lúa, bãi ngô, vườn dâu, nương vừng, xóm trại, khúc sông, bến đò, quán chợ, giếng đình, giàn trầu, giàn bí, lũy tre, ao bèo, củ khoai, nải chuối, quả ổi, trái ớt, hoa bưởi, hoa cau… và cả một thế giới động vật nhộn nhịp những trâu, bò, gà, chó, chim, cò, giun, dế, chuồn chuồn, đom đóm… xung quanh những con người lam lũ, hiền lành, có cô con gái “ý tứ soi gương đáy nón”, có truyện cũ chàng trai si tình “đề thơ vạt áo”, có người mẹ trẻ “sữa con so ướt yếm”, có người vợ đảm về chợ tối “bước sấp ngửa”… Bấy nhiêu hình ảnh tràn ngập không gian vang vọng tiếng gọi đò, tiếng sáo diều, tiếng tù và, tiếng chó sủa, tiếng ru con… Tất cả chung đúc lại thành bức tranh quê quen thuộc mà một Anh Thơ hay một Đoàn Văn Cừ đã có lần ghi chép thật thà, mộc mạc, hoặc kết thành một khúc nông ca (bucolique) mà Virgile đã để lại mẫu mực.

Nhưng Xem Đêm không chỉ có thế. Do tự nhiên thuận lợi hay sáng suốt lựa chọn, Phùng Cung đã tìm được cho thói quen tằn tiện lời nói của mình một địa hạt đắc dụng là địa hạt thơ, nó đòi hỏi phong cách diễn đạt hàm súc. Thơ hai-ku của Nhật Bản mà thế giới đánh giá cao đã chứng tỏ khả năng truyền cảm, gợi ý tối đa của lời văn tối thiểu.

Tuy vậy, Phùng Cung cũng chưa yên tâm mà vẫn đầu tư biết bao công sức để tìm những lời thơ “xuất thần”, tìm không mệt mỏi như dân hải đảo mò ngọc trai. Ôi công sức của Phùng Cung, có lẽ bậc thầy Đỗ Phủ cũng phải bằng lòng vì đã mặc nhiên thực hiện câu thề nguyền của nhà đại thi hào đối với thơ: “Lời không làm cho người ta kinh hãi thì chết cũng chưa thôi” (Ngữ bất kinh nhân, tử bất hưu).

Bằng một thứ ngôn ngữ cô đọng như tinh chất, tế nhị như hương thơm, ông mời bạn đọc làm quen với một Nàng Thơ đẹp kín đáo duyên lặn vào trong và khó tính, để tìm hiểu đến trở thành tri kỷ. Tôi tin rằng với nhiệt tình yêu thơ, vào cuộc họ sẽ nhận ra tác giả gắn bó với tình người và sự thanh cao. Có điều là vào cuộc ở đây cần đến cảm quan trực giác nhiều hơn là trí tuệ thông minh.

Mặt khác, ngoài hai tính cô đọng và tế nhị phù hợp với thơ nói chung, ngôn ngữ Xem Đêm còn đậm đà tính dân gian phù hợp vời đề tài thôn dã, được vận dụng điêu luyện trong những vần thơ êm nhẹ như cánh cò bay mà làm rộn lên trong tâm trí chúng ta lời ăn tiếng nói của bao thế hệ ông cha.

Chúng ta hiểu vì sao nhà thơ Quang Huy, trong bài giới thiệu in ở đầu sách, đã khẳng định hoàn toàn khách quan, công bằng: “Phùng Cung xứng đáng là bậc thầy về nghệ thuật ngôn từ”.

Chính nghệ thuật ngôn từ đã là một trong những yếu tố quan trọng làm cho thơ Phùng Cung độc đáo. Độc đáo là một tiêu chuẩn văn học khó đạt được mà Guy de Maupassantđề cao đanh thép như thách đố: Nhà văn xứng đáng với tên gọi ấy phải biết nhìn như chưa từng có ai nhìn như thế, biết nói như chưa từng có ai nói như thế.

Không phải vô lý nếu đã trên một trăm năm rồi, người ta nêu trách nhiệm tìm hiểu của người đọc là phải “đọc tích cực”, phải “tự tìm ra thìa khóa”, phải “đi gặp tác giả ở giữa đường”. Về những điểm tối trong Xem Đêm, tôi có ấn tượng tác giả tin tưởng và chờ đợi chúng ta sẽ thông cảm bổ sung, vì cái kho ngôn từ của ông dù đã phong phú cũng không đủ để ông bộc lộ được hết ý mình. Nhìn dưới góc độ tiến hóa chung, quần chúng hưởng ứng những sáng tạo của nhân tài như thế là phần năng động, phát huy trong sự phân công lao động xã hội.

*

Sau khi nhận biết thế mạnh và những đòi hỏi của tác giả để thực hiện độc đáo, chúng ta tìm hiểu tác phẩm tận gốc của nó là nguồn cảm hứng. Trên kia nói nguồn cảm hứng thứ nhất (về thẩm mỹ) của Xem Đêm là những vẻ đẹp nông thôn đã hấp dẫn tác giả từ thuở nhỏ. Một nguồn cảm hứng nữa (về tư tưởng) đã đưa đến việc sáng tác hàng loạt những bài thơ chiếm gần nửa nội dung tác phẩm là tình thương cao cả của con người Phùng Cung.

Không phải ông chỉ thương số phận bất hạnh con người, mà thương cả số phận bất hạnh loài vật và cỏ cây là những sinh vật chung sống với người như hàng xóm, như bạn bè.

Ở đây hiện tượng xa lạ với hành động của một nhân vật lãng mạn, sướt mướt tưởng tượng bông hoa chết như người, rồi thương hoa, khóc hoa, chôn hoa. Cũng không phải trường hợp nhà văn dùng thủ thuật nhân cách hóa trong bút pháp hoặc mượn loài vật làm ẩn dụ để nói người. Ở đây, hiện tượng là con người Phùng Cung trong đời thường, với tư cách là một sinh vật, có ý thức đồng loại với những sinh vật khác và lấy đạo đức bác ái đối xử với đồng loại, cụ thể là thật sự có tình cảm với loài vật, cỏ cây.

Tôi biết Phùng Cung không chịu ảnh hưởng của thuyết luân hồi – kiếp nghiệp trong đạo Phật mà tình thương của ông cũng chan hòa rộng khắp đến mức trở thành ý kiến hiếu sinh đại đồng.

Cố nhiên tình thương ấy, theo trật tự lô-gíc ắt phải bắt đầu từ nhân loại và giành ưu tiên cho những người thân nhất. Trước hết, đi vào quá khứ, ông thương bà thân sinh quanh năm khó nhọc tảo tần miếng cơm, manh áo, nuôi con đến bước trưởng thành:

Rồi thương người vợ hiền đã cùng mình chia sẻ cuộc đời điêu đứng:

Cái trắng này vắt tận trong xương

Đến thương một nhà thơ:

Thương một gia đình cùng kiệt xác xơ:

Rổ không hờ hững quang treo Nắng thả chào mào nghiêng nghé

Thương những người xiêu bạt kiếm ăn:

Thương xóm nghèo:

Trang trại trưa hè khát bữa

Đểnh đoảng mùi cháo – canh

Thương người cán bộ phụ nữ luống tuổi, phải về hưu non, sống khó khăn trong nghề bán rượu lậu, ba-lô nặng chĩu:

Thương người con gái chết đuối:

Thương những người nằm dưới đất:

Nhìn sang thế giới bên kia, ông thương những cô hồn lang thang:

Vật vã mùi cháo thí đêm hè.

Đã nghĩ đến những nghịch cảnh chung ở thế giới bên kia, hẳn Phùng Cung không quên những nghịch cảnh chung ở thế giới bên này. Ông thương đồng bào chịu gian khổ trong vùng lũ lụt:

Con lềnh đềnh cõng vắng bơi suông Thương em đứng giữa mùa nước mắt.

Thương những người già trong kháng chiến phải bòn sức lao động sản xuất, đói vẫn hoàn đói:

Thương những người chết trận, nạn nhân của chiến tranh khốc liệt và chủ nghĩa anh hùng dã man thời phong kiến:

Thương giai cấp nông dân sống cơ cực không lối thoát trong nền sản xuất lạc hậu:

Lưng cơm chan đẵm phong trần.

Thương một dân tộc tàn lụi sau một thời cường thịnh huy hoàng:

Chiều Phan Rang xanh đau

Nắng Chiêm Thành quanh quất

Thương nhân dân nước nào đó sống lầm than dưới cường quyền:

Phải đâu nhật thực triền miên Quỳ gối chống tay vẫn còn sợ ngã

Đến đây tôi muốn giới thiệu một Phùng Cung lãng mạn “như ai”, thương tiếc những mối tình không trọn, cố nén lòng giữ giọt lệ khi gặp lại hai người yêu cũ, một đã thành sư bác mà vẫn chưa quên những ngày dan díu:

Người thứ hai dáng dấp gian truân, tiều tụy, không còn đủ can đảm nhìn người cũ:

Với lòng trắc ẩn ân cần đến có thể cưng chiều, ông mủi lòng về những tâm hồn trong sáng nhưng yếu đuối, không chịu nổi một sự buồn phiền nhỏ, như người phụ nữ thảo hiền đa cảm, khóc vì lo người thân phải chờ mong, tủi thân vì thiên nhiên cản trở:

Đèn con xóm trại đang chờ.

Người được thương không có điều gì bi thảm, chỉ vì đức hạnh mà xúc động ngây thơ nên ông vì quý mến mà vỗ về, an ủi. Một tình thương dẹp dịu như ánh trăng thu!

Cũng với lòng trắc ẩn ân cần ấy, ông hận cho những cánh bèo trôi nổi không cùng:

Ông không thể cầm lòng trước cảnh những quả chuối mới trổ, bấy bớt như trẻ sơ sinh mà phải chịu rét mướt mùa đông, thân trần trụi:

Băn khoăn chung chiếc khố Lấy gì che chắn gió xung quanh.

Nếu trong thơ Đường, hoa đào vô tình bên cái chết bi thảm của người con gái ốm tương tư, vẫn thản nhiên “cười với gió Đông” thì, trong thơ Việt Nam, Phùng Cung

Vì ốm, cây đào thiếu vẻ đẹp trong mùa xuân đã là đau khổ nhưng sự sống chưa mất hẳn, còn cây cà:

mà bị sâu róm ăn hết lá, nhất định cây cà sẽ chết:

Cành suông chết điếng tím, xanh.

Đối với cây, dù ông quan tâm như vậy, tình thương của ông cũng không nhiều bằng đối với loài vật có tri giác như người. Điều đó ngẫu nhiên phù hợp với một luồng tư tưởng tiên phong hiện nay trên thế giới đòi cho loài vật được đối xử như người, muốn mở rộng dân chủ và đạo lý đến loài vật là đối tượng mà nhà văn kiêm nhà sử học Pháp Michelet (1789-1874) gọi thân thiết là “những anh em hạ đẳng của chúng ta”. Phùng Cung không chú ý đến luồng tư tưởng ấy và những phong trào hưởng ứng, song đối với ông, thương loài vật như thể thương người là một đạo đức đi đôi với đạo đức “thương người như thể thương thân”.

Tình thương của Phùng Cung đối với loài vật cũng như đối với người và cây, bắt nguồn từ ước mơ sẽ không còn thảm cảnh trên trái đất này, một ước mơ quá đẹp đã là một trong những động cơ của các tôn giáo lớn, các chủ nghĩa xã hội cũ và mới. Đâu phải chuyện hão! Từ thời tiền sử, sau khi con người homo sapiens (con người trí tuệ, tinh khôn) xuất hiện, ước mơ và hy vọng không bao giờ hết đã chiếm nửa cuộc sống loài người.