Top 15 # Chim Cảnh Chào Mào Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Topcareplaza.com

Chọn Chào Mào Đi Thi ⋆ Chim Cảnh Việt

Chơi chim chào mào thì có nhiều kiểu chơi. Có người thì nghe giọng hót, có người thì chơi tướng, chọn những chú chim tướng to, mào lân, họng bò, yếm khít…Nhưng kiểu chơi chim đi thi thường chiếm đa số hơn. Chọn chào mào đi thi cần các yếu tố như : chơi bền, chơi tỉnh chim, giọng hót to và gắt…

Chọn tướng chào mào thi

Nên chọn những chú chim tướng nhỏ, dài đòn, mặt dữ. Thường những chú chim này chơi rất lâu. Chim tướng nhỏ con khi nhảy, chuyền cầu nhiều hơn những chú chim to con. Vì chim to con di chuyển chậm và nhanh đuối sức. Thường những chú chim thi đoạt giải đa số là chim nhỏ. Lúc mình mới chơi chim cũng hay chọn những chim to và thấy nó di chuyển khó khăn và chơi không bền. Ở miền Bắc đa số chim tướng to con, các bạn xem chọn con nhỏ hơn những con đó, tướng dài, lông ôm gọn.

Chọn cách chơi của chào mào chơi giàn

Chọn những con tính lăng xăng, siêng chuyền cầu, nhảy cầu. Những con này thường không chơi cũng nhảy cầu, chuyền cầu. Cái này cũng tránh trường hợp khi đi thi bị đánh rớt do chim đứng 1 chỗ không chơi. Chọn chim chớp cánh nhẹ chứ đừng bung hết cánh, chim bung cánh chơi thời gian dài sẽ nhanh mệt và dừng chơi.

Tính cách con chim thi

Chọn những con chơi bình tĩnh ,chơi từ từ. Những chú chim chơi vậy thường chơi nước hậu. Ví dụ như chim người ta ché, nạt nộ, bu lồng. Chim mình vẫn cứ chơi bình thường, chuyền cầu, xổ bọng chứ không phải bu lồng theo. Nếu không tin bạn thử mang chim đi thi, để ý những chú chim mới treo lên giàn, hoặc mới mang vào cội ché ầm ầm, nạt nộ, bu lông. Rất chi là láo, nhưng mấy em này thì vào được tới vòng 4, 5 là hết chơi và bị loại rồi.

Tật lỗi của chào mào đi thi

Cái này hay mắc phải, nhớ xem kỹ chim có lộn mèo, ngoái cổ, bu lồng không. Chim lộn mèo thường chơi sẽ bị mất sức và bị loại sớm. Những con thường chơi khoảng 30 phút, khi không chơi lại thường lộn mèo, bám nóc lồng, bu lông ( bu lồng có trường hợp do chim chưa căng lửa). Nên cần chú ý vấn đề này, cứ cho chim chơi 30 phút xem sao.

Giọng hót và ché của chim thi

Giọng hót thì chọn con nào xổ bọng to, rát. Giọng ché thì dài và to. Những giọng vậy sẽ đè được những chú chim khác.

Chọn nguồn gốc chú chim thi

Nên chọn chim gốc bổi hoặc bổi già. Những con này do thời gian sống ngoài rừng lâu, và phải đấu tranh với những con khác nên tính rất lì và không biết sợ con nào đồng thời chúng có giọng hót rất hay và gắt. Ngược lại chim má trắng hay má lở tuy nuôi nhanh thuần và nhanh chơi nhưng lại hay sợ chim khác và chơi thất thường, thích thì chơi, không thích thì thôi. Tuy nhiên có những chú chim má trắng được huấn luyện tốt, và thường xuyên đi cội thì cũng không thua gì chim bổi già. Mình có viết bài cách chọn chim bổi già các bạn vào đây tham khảo : Chào mào bổi già .

Chào Mào Bị Tiêu Chảy ⋆ Chim Cảnh Việt

Bệnh tiêu chảy là bệnh thường gặp nhất ở chào mào. Đó cũng là điều lo ngại của nhiều người, và cũng có nhiều cách trị khác nhau. Có chú chim trị cái là hết, có chú trị hoài không hết. Tùy vào thể trạng của chú chim mà có thể áp dụng các cách khác nhau để chim nhanh hết bệnh. Hiểu được dấu hiệu, nguyên nhân để có cách trị chào mào bị tiêu chảy tốt hơn.

Dấu hiệu nhận biết chào mào bị tiêu chảy

Chim đi phân loãng, phân ướt, nhìn dưới đáy lồng thấy phân nát. Nếu bệnh nặng nhìn chim yếu ớt, bỏ ăn, ít hót và bay nhảy cũng không nhiều.

Nguyên nhân chào mào bị tiêu chảy

Có rất nhiều trường hợp làm chim bị tiêu chảy, để chữa hiệu quả thì các bạn cần biết rõ nguyên nhân mắc bệnh để phòng và trị bệnh tốt hơn.

Do lồng mất vệ sinh, cóng nước và thức ăn dơ làm cho chim ăn vào ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa làm chim đi phân nước.

Do thay đổi cám, bình thường chim đang ăn cám bình thường có độ đạm và chất nóng ít sau khi chuyển sang cám có nồng độ cao thì sẽ bị tiêu chảy.

Do ăn các loại trái cây có nhiều nước và mát như : Cà chua, cam, dưa hấu…

Do chim bổi chưa thuần, chim nhảy nhiều và uống nước nhiều nên phân đi bị loãng.

Cách trị chào mào bị tiêu chảy hiệu quả

Để trị hiệu quả chim bị tiêu chảy thì cần tìm ra nguyên nhân để trị tốt hơn : Có đổi cám mới ? ăn trái cây nhiều nước không …Nhưng trước tiên cần phải vệ sinh lồng gồm bố lồng, cóng nước, cóng thức ăn.

Nếu đổi cám mới thì cần vào cám từ từ cho chim quen với cám có nồng độ đạm cao, đã có bài viết ở đây các bạn tham khảo : Cách thay đổi cám cho chào mào . Hạn chế cho chim ăn các loại trái cây nhiều nước, thường thì chim ăn chỉ bị tiêu chảy lúc ăn thôi. Còn đối với chim bổi (chim mộc) thì đó là bình thường, vì chim nhảy nhiều, uống nước nhiều đi phân ướt là chuyện đương nhiên. Nếu làm như trên chim vẫn bị tiêu chảy thì thực hiện 4 cách sau :

Cách 1 : Cho chim ăn chuối tây ( hay còn gọi là chuối mốc, chuối sứ ) hoặc hồng xiêm ( gọi là sapôchê ). Các bạn chọn những trái vừa chín, còn vị chát để giúp chim nhanh hết bệnh. Nếu bệnh đang nhẹ thì cho ăn 2 loại trái cây trên, khoảng 1 – 2 ngày là chim sẽ khỏi.

Cách 2 : Cho chim ăn dứa ( gọi là thơm hoặc khóm) thay nước uống.

Đối với dứa thì dùng thay nước uống cho chim. Dứa rửa sạch, lấy hết mắt ra rồi cắt khoảng 1/4 trái cho chim ăn. Các bạn lấy cóng nước ra, chỉ để lại thức ăn và dứa. Chim ăn khoảng 2 – 3 ngày là hết tiêu chảy.

Lưu ý : lâu lâu cũng nên bỏ tí nữa cho chim uống, vì có thể nhiều chú chim không chịu ăn dứa sẽ bị khát.

Cách 3 : Dùng nước chè chát ( lá chè xanh ), ra chợ mua bó chè tươi về rửa sạch rồi nấu lên cho chim uống thay nước. Nước chè đổ vào cóng cho chim uống qua ngày rồi thay nước khác, nước chè qua ngày sẽ bị thiu. Chim uống khoảng 2 ngày là hết tiêu chảy. Nước chè chát vừa tốt cho chim, và người nhâm nhỉ xem chim hót thì quá tuyệt rồi. Lưu ý thêm, có nhiều người hỏi chè chát là gì ? có phải trà hay không. Mình xin giải thích là chè chát, tức là lá của cây chè còn tươi. Còn trà mình hay uống được làm từ lá, ngọn của cây chè và đã được sấy khô.

Giải thích 3 cách trên : Với các loại trái cây : Chuối, Hồng Xiêm, Thơm và nước chè xanh chứa các chất có vị chát, vitamin C sẽ giúp làm sạch đường ruột cho chim, diệt các loại vi khuẩn sống trong đường ruột. Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn sẽ giúp cho chim sớm hết tiêu chảy và phục hồi sức khỏe.

Phòng bệnh tiêu chảy cho chào mào

Phải thường xuyên vệ sinh lồng, cóng. Không nên thay đổi cám thường xuyên cho chim, cho chim ăn các loại trái cây có nhiều nước ít thôi, khoảng 1 tuần cho ăn 1 lần, hoặc ăn vào ngày nóng. Nếu các cách trị trên không thành công thì cần phải trị cho chim bằng thuốc dành cho thú ý . Tham khảo bài này : Thuốc trị bệnh tiêu hóa cho chào mào .

Hi vọng những kinh nghiệm trên sẽ giúp các bạn phần nào chữa trị bệnh tiêu chảy cho chào mào. Thân!

Chào Mào Má Trắng ⋆ Chim Cảnh Việt

Bây giờ là tháng 5 dương lịch đây là thời điểm chào mào má trắng bắt đầu nhiều. Và nhiều người cũng bắt đầu đi tuyển chào mào má trắng, có người thì đi mua lại ở cửa hàng, có người thì đi bẫy với mong muốn tuyển được chú chim hay.

Chào mào má trắng, chào mào chuyền là chào mào mới rời tổ và ra ngoài thiên nhiên sống cuộc sống mới. Chim mới bắt đầu ra lông cánh và đuôi, má còn màu trắng chứ chưa ra tách đỏ. Chim này thường được mua nhiều vì chim nhanh thuần, nhanh chơi, chim khoảng 1 năm là có thể mang ra cội chơi được rồi. Đặc biệt là để ép giọng theo chim thầy bất cứ vùng nào mà mình thích. Mình đã có hướng dẫn ở bài : ép giọng chào mào.

Để chọn được chào mào má trắng trống mua lại của người khác hoặc mua ở cửa hàng thì các bạn chọn chú chim nào đầu to, mình dài và to, lông đuôi dài, mào to và màu sẫm hơn các con khác. Tham khảo cách phân biệt chào mào con trống mái.

Đối với chào mào bẫy đấu thì chỉ nên chọn chú chim mồi bình thường để bẫy chứ không chọn chú mồi căng lửa. Vì chim má trắng sẽ không dám vào đấu, khi bẫy chào mào nên cho thêm ít trái cây trên lụp, mấy em này chưa có kinh nghiệm nên cứ gặp thức ăn là nhảy vào ăn ngay thôi. Đối với chim bẫy đấu thì đa số bắt được chim trống, trong lúc bẫy nghe chim đổ bọng là biết chim trống mái dễ thôi. Và cũng có trường hợp chim mái bay vào ăn trái cây nha. Sau khi chọn được chú chim chào mào má trắng hay, có tố chất thì bắt đầu quá trình chăm sóc.

Chim bắt về thì các bạn tập cho chim ăn cám, tập cho chào mào tắm, thuần chào mào dạn người, ép giọng cho chào mào. Để cho chào mào học giọng thì cần chọn thầy giỏi cả văn lẫn võ. Chim thầy phải siêng hót, hót hay, chơi đẹp sẽ tập chú chào mào hót hay chơi tốt. Các bạn cứ treo chim má trắng gần chim thầy và trùm áo lồng không cho thấy mặt nhau để chim học giọng. Lâu lâu mang chim thầy ra chơi với chim má trắng và các con khác để chim má trắng học cách chơi của thầy.

Chim chào mào má trắng trong quá trình này cái hay thì học chậm mà tật xấu thì học rất nhanh. Các bạn cần chú ý phải cho chim qua lồng tắm để tắm, chứ không cho tắm trong lồng ,để sau này chim khỏi có tật xấu và dễ dàng lùa chim qua lồng khác. Tối ngủ thì phải trùm áo lồng lại để chim nghỉ ngơi, tránh chuột mèo làm chim sinh tật hoảng. Nếu không trùm sau này nếu có trùm áo lồng lại hay tắt điện là chim sẽ nhảy. Nếu phát hiện chim bị lộn mèo thì phải trị ngay chứ để lâu dài sẽ sinh tật, chú ý không huýt sáo cho chim hót làm chim kêu tiếng người ( huýt hiu). Không nên kè chim gần lồng nhau làm chim có thói quen bu lông. Đó là những tật của chào mào má trắng nên các bạn cần chú ý.

Bạn Nên Xem

Làm Sao Để Chào Mào Có Lửa ? ⋆ Chim Cảnh Việt

Với những người mới bắt đầu thú chơi chim chào mào thường quan tâm đến các vấn đề như : phân biệt chào mào trống, làm sao để chào mào siêng hót và điều quan tâm hơn nữa là làm sao để chào mào có lửa?

Để chào mào có lửa thì chim cần có sức khỏe tốt, tinh thần phải sung mãn thì chim sẽ căng lửa và chơi bền. Để làm được như vậy thì cần chế độ thức ăn, tập dợt, tắm táp, tập lực…Kết hợp thêm 1 tí khéo tay nữa, vì có nhiều chú chim ở nhà này được chăm sóc rất tốt nhưng mãi không lên lửa, trong khi chú chim được bán cho người khác với chế độ chăm sóc tệ hơn nhưng chim lại lên lửa và chơi tốt.

Các bạn cứ so sánh chú chim như một ca sĩ đi biểu diễn vậy. Nếu ngày hôm đó người ta có tâm trạng tốt thì bài hát sẽ hay hơn, truyền cảm hơn. Rồi người đó có sức khỏe tốt thì người ta sẽ biểu diễn lâu hơn, thể hiện nhiều bài hát hơn. Chú chim cũng như vậy đó, để chim siêng hót, chơi bền thì cần kết hợp cách chăm sóc như sau.

Làm sao để chào mào có lửa ?

Thức ăn để chào mào căng lửa

Đây là điều quan trọng nhất,thức ăn cung cấp năng lượng cho chim hoạt động hàng ngày. Nếu lượng dinh dưỡng trong thức ăn chỉ vừa đủ cho chim bay nhảy thì rất khó để chim lên lửa. Do đó phải cần bổ sung chất cho chim nhanh lên lửa theo các yếu tố.

Cám nên dùng cám chất lượng hoặc tự làm, nên mua các loại cám tốt giá từ 40k trở lên. Những loại cám này hầu như cung cấp đầy đủ chất tinh bột, đạm, vitamin các loại…

Mồi tươi đa số cho chim là cào cào, nên cho chim ăn 1 tuần 3 lần và chọn những chú cào cào non, lâu lâu có thể đổi sang trứng kiến, dế. Nhưng cào cào vẫn quan trọng nhất.

Trái cây thì không thể thiếu đối với chào mào vì bản chất của chào mào là ăn trái cây. Cho chào mào ăn trái cây vào những ngày không ăn cào cào. Hôm nay ăn trái cây thì mai ăn cào cào và ngược lại. Những loại trái cây cho chào mào gồm chuối, hồng xiêm, đu đủ, cam, mướp khía…Nhưng chuối vẫn là quan trọng nhất, những ngày nắng nóng thì cho chim ăn cam để giải nhiệt.

Chế độ tắm táp để chào mào lên lửa

Việc tắm nắng và tắm nước ngoài việc giúp cho chim sạch sẽ, bộ lông óng mượt, diệt các ký sinh trùng sống trên người, hấp thụ vitamin D. Nó còn giúp cho chim nhanh dạn người và nhanh lên lửa.

Tắm nắng thì nên tắm vào khoảng thời gian từ 7h – 10h sáng, thời gian tắm khoảng 1h. Hạn chế phơi nắng vào lúc nắng gắt, và để ánh nắng chiếu trực tiếp vào chim. Nếu không có thời gian có thể phơi nắng vào buổi chiều thời gian 16h-17h. Việc tắm nắng thì ngày nào cũng tắm, và không nên cho chim thấy mặt nhau sẽ giúp chim lên lửa nhanh.

Chế độ ngủ nghỉ để chim nhanh lên lửa

Khoảng 17h chiều trùm áo lồng lại và treo nơi yên tĩnh cho chim ngủ, nếu có điều kiện thì treo mỗi con mỗi góc là tốt nhất. Treo chim chú ý mèo, chuột làm thịt em đó, lúc chim nghỉ ngơi không nên đụng lồng, kéo áo lồng làm chim giật mình. Khoảng 7h sáng thì mang chim ra treo ở cái cây, cái sào để chim đón ánh ban mai và xổ bọng.

Chế độ dợt dãi chào mào để chim căng lửa

Khi chim có môi trường sống tốt, ăn uống đầy đủ thì bây giờ các bạn nên mang chim ra các quán cafe chim, địa điểm dợt dãi để chim quen với địa điểm và học hỏi kinh nghiệm đấu đá từ các chú chim khác.

Đối với chim lần đầu tiên đi cội thì 2 tuần đầu tiên chỉ treo chim ở xa và trùm áo lồng lại cho chim nghe các con khác hót. Sau 2 tuần thì mở áo lồng ra nhưng vẫn treo ở xa, lúc này chim đã dần quen cội và đã hót lại các con khác. Qua 1 tháng thì có thể kè chim gần lại các con khác để chơi. Những lần đầu tiên nên mang đi dợt 2 lần 1 tuần và tăng dần lên.

Đối với chim thuộc, chim đã có giải 2 tuần đâu tiên cũng treo ở xa nhưng mở áo lồng ra, đến tuần thứ 3 thì có thể treo gần để em nó chơi.

Chim sau mỗi lần đi dợt về sẽ sung hẳn lên, siêng hót hơn. Cần chú ý không treo chim quá gần nhau làm chim bu lồng, không treo gần các chú chim già mùa và căng lửa, nó sẽ làm cho chim mình sợ và khó lên lửa.

Tập lực để chào mào có lửa

Với cách chăm sóc như trên thì chim sẽ căng lửa nhanh nhưng chơi không được bền. Để chào mào chơi bền thì cần tập lực cho chào mào, dùng lồng đứng hoặc lồng ngang khoảng 1m2 đến 1m6 cho chim vào trong đó, bố trí 2 cầu 1 bên để nước 1 bên để thức ăn bắt buộc chim phải nhảy qua lại. 1 tuần cho chim tập 3 lần, mỗi lần khoảng 2h.

Chăm sóc đều tay như trên thì chim sẽ lên lửa nhanh thôi, chăm sóc tốt nó sẽ không phụ lòng mình đâu. Bạn nào muốn cho chào mào lên lửa nhanh thì tham khảo bài này : kích lửa chào mào .