Top 6 # Chích Chòe Bạch Tạng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Topcareplaza.com

Cách Nuôi Chim Chích Chòe Lửa Bông, Đuôi Dài, Bạch Tạng

1. Vài nét về chim Chích chòe lửa

Với những chú chim cảnh không chỉ cần có giọng hót hay mà còn cần phải có dáng đẹp, điệu bộ trang nhã. Có thể nói chích chòe lửa là một trong những giống chim có “Tài sắc vẹn toàn”, đáp ứng được hầu hết các yêu cầu đó.

Thêm vào đó, những chú chích chòe lửa thường có giọng hót rất hay. Nó có thể tùy biến, lúc thì khoan thai, có lúc lại gấp gáp, lúc trầm, lúc bổng, làm cho người nghe thích thú, càng nhìn càng mê. 3 âm chính trong giọng của chim là âm thổ, âm đồng, âm kim.

Ở nước ta hiện nay, miền Bắc và miền Trung không có chích chòe lửa, chỉ sinh sôi và nảy nở ở miền Nam là tại Bình Dương, Long Khánh, Bình Long, Trảng Bàng…

Chích chòe lửa là những chú chim đã có giọng hót hay rồi

Tại miền Nam mùa sinh sản của chích chòe lửa là khoảng giữa tháng 3 đầu tháng 4 âm lịch. Trước đó, vào khoảng tháng giêng, trống mái đã tự tìm nhau, thường thì chim mái sẽ chủ động chọn chồng. Mỗi lứa, chích chòe sẽ đẻ được khoảng 4-5 trứng. Sau đi đẻ, chích chòe ấp khoảng 16 ngày thì trứng nở.

Sau mùa sinh sản là mùa thay lông của chích chòe. Đối với những chú chim ngoài tự nhiên thì chúng thay lông khoảng trong tháng 7 âm lịch. Với những chú chim nuôi lồng thì có thể sớm hơn vài tháng. Vào mùa thay lông, chích chòe thường rất yếu, do đó bạn cần phải biết cách chăm sóc không chúng sẽ có thể bị kiệt sức mà chết.

2. Cách chọn chích chòe lửa hót hay

Khi chọn chim chích chòe bạn cần chọn chào mào có mỏ thẳng, dài và không có dị tật ở mỏ. Những con có mỏ dưới càng mỏng thì càng tốt.

Họng của chim phải có màu đen. Với những em nào có họng trắng ngà thì chứng tỏ chú chích chòe này đã bị mất lửa rừng, mua về vực lại giọng rất khó.

Những chú chích chòe lửa khỏe mạnh phải có mắt dài, lõm sâu vào bên trong. Những con nào mắt lồi thì nên bỏ qua.

Ưu tiên chọn những chú chích chòe ngực to, có như vậy khi hót mới có lực và mạnh mẽ.

Khi kiểm tra chân, bạn nên bật ngửa chân ra xem có bị dị tật gì không. Chú ý chú chích chòe nào khỏe, bấu víu mạnh thì giỏi.

Lựa chọn được chú chú chích chòe khỏe mạnh sẽ giúp quá trình chăm sóc được tốt nhất

3. Cách nuôi chích chòe lửa căng lửa

Hiện nay có 2 loại thức ăn thích hợp để nuôi chích chòe lửa là thức ăn dạng khô và thức ăn tươi.

Thức ăn khô: Hiện nay có nhiều loại cám tổng hợp tốt cho chích chòe, loại cám phổ biến nhất là cám đậu phộng.

Thức ăn tươi: Ngoài thức ăn dạng khô, bạn cũng nên bổ sung thêm cho chích chòe thức ăn dạng tươi như: Dế, giun đất, sâu quy, trứng kiến, cào cào, châu chấu, thịt tươi…

Khi tắm cho chim bạn nên để ở những nơi có ít người qua lại. Bạn từ từ mở thông cửa lồng tắm và cửa lồng nuôi. Bên lồng tắm, ban đầu bạn chưa đổ nước vào vội, đầu tiên cho vào đó mấy con sâu thì chim sẽ tự động bay sang. Dần dần bạn mới cho nước vào.

Sau khi tắm xong, bạn cho chim ra tắm nắng chừng 25 tới 30 phút cho khô lông rồi mới đặt lồng vào nơi thoáng mát.

Chích chòe lửa rất thích tắm, bạn nên thường xuyên tắm cho chúng

Muốn chích chòe luyện giọng tốt bạn cần phải tìm một chim thầy để chích chòe luyện và học theo. Ưu điểm của chích chòe lửa là học rất nhanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể mang chim tới câu lạc bộ chim để chúng có thể học được nhiều giọng hót của đồng loại, tiện thể có cơ hội cọ sát với những chú chích chòe lửa khác.

Hoặc bạn cũng có thể cho chích chòe luyện theo tiếng hót của chích chòe trên mạng. Đây là cách được nhiều người áp dụng và mang tới hiệu quả khá tốt. Thường thì giọng hót của chích chòe đạt đến độ chín là từ 2 tới 4 tuổi. Khi đấu giọng hót, con nào hay hơn thường có giọng khá nổi bật.

Tiểu Sử Sơn “Bạch Tạng”

Tiểu sử Sơn bạch tạng

Nổi tiếng là người máu lạnh, Sơn tham gia không ít những cuộc đánh lộn, đâm chém. Cũng chính vì tính cách này của mình, Sơn đã gây dựng được thanh thế và thu nhận không ít đàn em khắp dọc miền Nam Bắc. Là một tay anh chị nhưng ít ai nghe được Sơn chửi bậy, nói tục, cũng không sử dụng ma túy bao giờ. Hắn đối xử với đàn em hết sức điềm đạm, khéo léo khiến mọi người đều nể phục.

Trong những phi vụ làm ăn của mình, Sơn luôn là người dứt khoát, quyết đoán. Khi đã bắt tay vào làm bất cứ điều gì, Sơn đều rất nghiêm túc. Hơn nữa, trong những cuộc xung đột trong thế giới ngầm, Sơn “bạch tạng” là người luôn đứng ra dàn xếp để tránh gây ra đổ máu, tuy nhiên ai có ý định vượt mặt thì Sơn không bao giờ bỏ qua.

Từng thống lĩnh xã hội đen Hà Nội

Chính vì cách sống, cách hành xử của Sơn luôn khiến cho đàn em nể phục nên không có gì khó hiểu khi hắn dễ dàng đứng lên ngôi đầu trong giới xã hội đen Hà Thành. Cái tên Sơn “bạch tạng” luôn khiến mọi người kiêng dè cho dù là các đại ca khét tiếng như Cu Nên, Cu Lý, Lâm Già,…

Địa bàn hoạt động chính của Sơn “bạch tạng” chính là khu chợ xe Phùng Hưng và sòng bạc lớn khắp Hà Nội. Sau đó, Sơn không ngừng mở rộng địa bàn và thu nhận thêm đàn em để khuếch trương thanh thế. Sơn “bạch tạng” luôn duy trì mối quan hệ tốt với những đàn anh, đàn chị trong thế giới ngầm nhưng duy chỉ có Minh “sứt” là người mà Sơn chẳng ưa gì nhiều.

Cũng từng có thời điểm Sơn “bạch tạng”, Thắng “tài dậu” và Dung Hà đã lên tới đỉnh điểm. Vì vậy, những trận đánh chém đẫm máu là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, Sơn “bạch tạng” cũng không phải dạng vừa nên có nhiều lần Thành Chân, một đàn em Dung Hà đã từng khuyên thị không nên gây chiến với Sơn nhưng Dung lại không nghe, quyết làm theo ý mình.

Sau cùng, Sơn “bạch tạng” cũng quyết định bay vào Sài Gòn như nhiều đàn anh, đàn chị khét tiếng ngoài Miền Bắc. Mục đích của Sơn vào lần này là để “trấn áp” những tên giang hồ “ba ke” và khiến cho nhiều kẻ phải khiếp sợ.

Cánh tay đắc lực của ông trùm Sài Gòn Năm Cam

Vào Sài Gòn, Sơn “bạch tạng” lại gặp may khi là quen và trở thành cánh tay đắc lực của ông trùm khét tiếng Năm Cam. Phải nói rằng Năm Cam rất coi trọng Sơn “bạch tạng” vì tính cách cũng như cách hành xử. Đặc biệt là suy nghĩ quyết đoán, làm việc dứt khoát trong tất cả mọi tình huống.

Sơn “bạch tạng” cũng là kẻ mà Năm Cam từng tuyên bố với Dung H à là “Nếu cô có ý định bắn Sơn thì hãy bắn anh trước”. Điều này đã cho thấy sự coi trọng của ông trùm Năm Cam đối với Sơn “bạch tạng”.

Tiểu sử Sơn “bạch tạng” luôn khiến cho mọi người tò mò và không khỏi thu hút. Sơn “bạch tạng” luôn hành xử quyết đoán, khiến cho nhiều đàn em nể phục, trong mọi cuộc chiến, Sơn đều không nương tay cho bất kỳ ai. Đồng thời anh cũng là người được ông trùm Năm Cam vô cùng coi trọng, bảo hộ khi hoạt động trong Sài Thành.

Tác giả: Viết Bài Xuyên Việt

Cá Trê Bạch Tạng Có Đáng Giá Tiền Triệu?

Cách đây không lâu, nhiều người tò mò trước thông tin ông Ngô Anh Thiện (34 tuổi, trú tại thôn Cẩm Nê, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) câu được một con cá trê bạch tạng, sau đó đã có một vài người chơi cá cảnh trả giá 5 triệu đồng nhưng ông vẫn chưa đồng ý bán mà để lại nuôi.

Một vài ngày sau đó, người ta lại tiếp tục bàn tán về chuyện ông Phạm Minh Ới (trú tại khóm Trung Chính, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) có con cá trê bạch tạng dài khoảng 60cm, nặng gần 3kg đang được nuôi làm cảnh. Dù hai năm qua có người “gạ” mua giá bạc triệu nhưng ông Ới vẫn không bán. Điều này làm dấy lên sự thắc mắc, hoài nghi cho rất nhiều người về giá trị thực sự của loài cá này.

Nghe một người bạn kể có một nơi mà cá trê “bạch tạng” được người dân ăn hàng ngày, nhiều người còn bán rẻ hoặc cho không, chúng tôi bán tín bán nghi. Lần theo sự chỉ dẫn của người bạn này, chúng tôi tìm về thôn Mỹ Lợi, Vinh Mỹ, Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế để tìm hiểu thực hư sự việc.

Khi nghe chúng tôi giới thiệu là PV đi tìm hiểu về cá trê bạch tạng, ông Trần Phóng – một người nuôi cá trê lâu năm tại thôn Mỹ Lợi cười xòa: “Mấy hôm trước tôi đọc cũng thấy báo viết có người sở hữu cá trê bạch tạng giá vài triệu đồng mà vẫn không bán. Ở đây cá trê như vậy nhiều lắm, anh muốn mua cả tạ cũng có. Nếu anh muốn, tôi cho vài con mang về”.

Nghe kể như vậy, chúng tôi cũng nửa tin nửa ngờ theo chân ông Trần Phóng ra vườn của mình. Chúng tôi được “mục sở thị” bể cá trê hàng ngàn con, trong đó có cả những con cá trê bạch tạng được nhiều người đồn đoán có giá đến bạc triệu. Theo ông Phóng, cá trê bạch tạng được người dân thường gọi là cá trê trắng. Chuyện nuôi và ăn những con cá trê như vậy ở đây là điều hết sức bình thường.

“Cá trê bạch tạng không phải là hiếm, quanh vùng nhà nào có hồ nuôi thì đều có ít nhiều lẫn lộn vào. Thịt cá trê này cũng ngon như cá trê đen, nhiều người ít thấy nên mới có cảm giác sợ. Nhiều người không dám ăn hoặc kiêng kỵ vì màu trắng của nó thì vẫn thường mua về thả phóng sinh”, ông Phóng cho biết thêm.

Các chuyên gia nói gì?

Không chỉ được dùng để nuôi lấy thịt và thả phóng sinh, theo nhiều người dân nuôi cá trê lâu năm tại thôn Mỹ Lợi, cá trê bạch tạng còn được nhiều người hỏi mua về để làm cảnh. Tuy nhiên dù sử dụng vào mục đích gì thì giá của giống cá trê này cũng như cá trê đen trên thị trường, khoảng 23.000 – 30.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, chuyện có người sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để mua một con cá trê bạch tạng không chỉ tạo ra tâm lý hoài nghi, điều này còn gây sự tò mò cho rất nhiều người, trong đó có những người hứng thú và đam mê chơi cá cảnh.

Ông Nguyễn Hoàng – một người có thâm niên gần 20 năm chơi cá cảnh tại TP Hội An (Quảng Nam) chia sẻ: “Thực tế thì cá trê bạch tạng không hiếm và không quý đến mức người chơi cá cảnh phải bỏ ra đến vài triệu đồng mới có thể sở hữu được. Không chỉ có ở Việt Nam, các nước khác cũng chuộng nuôi cá trê bạch tạng làm cảnh từ lâu. Nhiều người chọn mua cá trê bạch tạng về nuôi đơn giản vì họ thấy lạ lẫm với màu trắng bên ngoài của nó. Mọi người nên tìm hiểu kỹ, không nên bỏ ra quá nhiều tiền chỉ để chọn mua một con cá trê bạch tạng về nuôi cảnh”.

Trao đổi về vấn đề này với PV Báo GĐ&XH, TS Lê Văn Dân – Trưởng khoa Thủy sản, Đại học Nông lâm Huế cho biết: “Hiện ở Việt Nam có 5 loại cá trê chủ yếu là cá trê đen, cá trê trắng, cá trê vàng, cá trê phi và cá trê lai. Cá trê bạch tạng được sinh ra là do đột biến gen lặn, đây là một hiện tượng rất bình thường. Cá trê chỉ có một màu trắng toàn thân thì rất hiếm gặp, còn cá trê bạch tạng thì có rất nhiều. Cá trê bạch tạng hay thấy thường thuộc loại cá trê phi, loài này không thể tự sinh sản trong tự nhiên mà có thể là do bị thoát ra ngoài trong quá trình nuôi nhốt”.

Theo TS Lê Văn Dân, để xác định được giống cá đó là cá trắng hiếm gặp hay không thì phải tiến hành qua nhiều bước kiểm tra. Nhưng qua một số hình ảnh mà PV cung cấp, có thể phỏng đoán 60 – 70% cá trê này chỉ là cá trê bạch tạng. Cá trê bạch tạng vẫn có thể ăn được như các loại cá trê khác. Nhiều người bỏ ra nhiều tiền để mua có thể do thấy lạ hoặc nhầm tưởng đây là loại cá trê trắng hiếm gặp.

L.Chung – Đ.Hoàng/Báo Gia đình & Xã hội

Khám Phá Bí Mật Về Chào Mào Bạch Tạng

Chim chào mào mái thường bắt cặp và sinh sản từ tháng 11 đến tháng 6 dương lịch năm sau,và cũng có nhiều con đẻ thời gian khác.Đây là thời gian anh em cho chim vào aviary ( gọi là lồng nuôi chim loại lớn).Trước tiên cho con trống vào sau đó cho chim mái vào,nếu thấy 2 con ve vãn nhau,con đực múa xòe thì coi như đã bắt cặp xong. Cách chọn lồng cho chào mào bạch tạng sinh sản: Nên làm các loại lồng lớn có kích thước rộng khoảng 1m,cao 1,5m và dài 2m.Trong lồng nên bố trí cây xanh,cầu cho chim nhảy,dưới nền để đất,phía trên cần che mưa và nắng.Đặc biệt là hướng lồng về phía đông để chim đón ánh ban mai và tắm nắng.Trong aviary nên để 1 cóng nước uống loại lớn,cóng thức ăn và 1 khay nước để chào mào tắm.Lồng phải để nơi yên tĩnh,ít người qua lại và tạo sao cho đẹp như ngoài thiên nhiên thì tỉ lệ sinh sản của chào mào càng chúng tôi rơm,rạ,vỏ dừa khô để chim làm tổ,hoặc có thể tự làm cho chim. Dinh dưỡng cho chào mào sinh sản: Đây là điều quan trọng nhất để quyết định chào mào có sinh sản hay không.Chim bình thường ăn với chế độ đó.Đến mùa sinh sản cần phải tăng thêm thức ăn,đặc biệt là chim mái.Thức ăn cần bổ sung trái cây,mồi tươi như cào cào,dế,trứng kiến,sâu tươi…hầu như ngày nào cũng phải có.

Giai đoạn chim đẻ trứng : chào mào thường đẻ 3 trứng,cũng có con đẻ tới 5 trứng,nhưng thường nở ra chỉ được 3 con,lúc này cần bổ sung nhiều mồi tươi,vitamin C,chất đạm để giúp chim khỏe mạnh và không ăn trứng. Bạn chú ý không thò tay vào ổ, tránh trường hợp chim bỏ ấp. Chào mào ấp trứng : Chào mào trống và mái thay nhau ấp trứng để luôn giữ đủ nhiệt độ cho trứng nở. Thời gian nở là khoảng 2 tuần, tùy vào thời tiết có thể nhanh hoặc chậm hơn 1, 2 ngày.