Top 10 # Chào Mào Trắng Hót Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Topcareplaza.com

Chào Mào Trắng Và Cách Nuôi Chăm Sóc Chào Mào Trắng Sinh Sản

Chào mào trắng

Chào mào bạch tạng là loại chim đột biến gien có màu lông trắng như tuyết toàn thân, có chân hồng, mỏ hồng và mắt hồng. Đây là loại chim hiếm trong thiên nhiên nên rất nhiều người săn tìm. Chào mào bạch tạng có giá từ 40 triệu đến 300 triệu. Nên nhiều người đã bỏ tiền ra mua chào mào bạch tạng về nuôi nhằm mục đích sinh sản. Bài viết này sẽ giúp anh em hiểu được tại sao thấy người ta bán chào mào bạch tạng nhiều thế, đồng thời cũng giúp anh em nào quan tâm đến việc nuôi chào mào sinh sản.

Chim chào mào mái thường bắt cặp và sinh sản từ tháng 11 đến tháng 6 dương lịch năm sau, và cũng có nhiều con đẻ thời gian khác. Đây là thời gian anh em cho chim vào aviary ( gọi là lồng nuôi chim loại lớn). Trước tiên cho con trống vào sau đó cho chim mái vào, nếu thấy 2 con ve vãn nhau, con đực múa xòe thì coi như đã bắt cặp xong.

Cách chọn lồng cho chào mào bạch tạng sinh sản

Nên làm các loại lồng lớn có kích thước rộng khoảng 1m, cao 1, 5m và dài 2m. Trong lồng nên bố trí cây xanh, cầu cho chim nhảy, dưới nền để đất, phía trên cần che mưa và nắng. Đặc biệt là hướng lồng về phía đông để chim đón ánh ban mai và tắm nắng. Trong aviary nên để 1 cóng nước uống loại lớn, cóng thức ăn và 1 khay nước để chào mào tắm. Lồng phải để nơi yên tĩnh, ít người qua lại và tạo sao cho đẹp như ngoài thiên nhiên thì tỉ lệ sinh sản của chào mào càng cao. Cho rơm, rạ, vỏ dừa khô để chim làm tổ, hoặc có thể tự làm cho chim.

Dinh dưỡng cho chào mào sinh sản: Đây là điều quan trọng nhất để quyết định chào mào có sinh sản hay không. Chim bình thường ăn với chế độ đó. Đến mùa sinh sản cần phải tăng thêm thức ăn, đặc biệt là chim mái. Thức ăn cần bổ sung trái cây, mồi tươi như cào cào, dế, trứng kiến, sâu tươi…hầu như ngày nào cũng phải có.

Giai đoạn chim đẻ trứng: Chào mào thường đẻ 3 trứng, cũng có con đẻ tới 5 trứng, nhưng thường nở ra chỉ được 3 con, lúc này cần bổ sung nhiều mồi tươi, vitamin C, chất đạm để giúp chim khỏe mạnh và không ăn trứng. Bạn chú ý không thò tay vào ổ, tránh trường hợp chim bỏ ấp.

Chào mào ấp trứng: Chào mào trống và mái thay nhau ấp trứng để luôn giữ đủ nhiệt độ cho trứng nở. Thời gian nở là khoảng 2 tuần, tùy vào thời tiết có thể nhanh hoặc chậm hơn 1, 2 ngày.

Chăm sóc chào mào con: Sau 14 ngày ấp trứng thì đã cho ra những chú chào mào con rất đẹp. Giai đoạn này bạn cần bổ sung thức ăn cho chào mào bố và mẹ đồng thời thêm thức ăn để nuôi chào mào con.

Cách Thuần Chim Chào Mào Má Trắng, Chọn Chim Chào Mào Má Trắng

Để ép giọng và kèm được 1 chú chim má trắng tương lai, ngoài yếu tố di truyền, trong nhà phải có chim thầy, nhiều chim kèm càng tốt. Chim má trắng sẽ được lĩnh hội nhiều giọng, và nết đấu của từng chim Thầy. Chim Thầy ngoài chất giọng, nết đấu, các bạn nên chọn chim già mùa, càng nhiều mùa càng tốt ? Vì khi ấy chim má trắng sẽ làm quen được, và sau này không ngán “đối thủ” nào, chứ nhiều con khi gặp chim già lại “khớp cơ”.

Chào mào má trắng đang thay lông để lên má đỏ, con này trên 95% là trống

Có nhiều cách để chim má trắng học giọng, nhưng cơ bản vẫn để gần chim thầy, hoặc để ngay bên cạnh nhưng dùng 1 tầm carton che lại. Trong quá trình kèm giọng, khi các bạn muốn kèm nết đấu thì bỏ miếng ngăn ra, hoặc treo chim thầy đối diện sao cho chim má trắng nhìn thấy và học theo. Ngoài ra chim trắng cũng học qua những lần tắm hoặc phơi nắng.

Trong thời gian này, vì chim má trắng cái tốt học lâu nhưng nét xấu học khá nhanh, ngoài ra hay sợ những thứ linh tinh : màu áo lồng, giấy lót, sào…Việc này người kèm phải thường xuyên theo dõi và uốn nắn, nếu không cũng thành 1 tật, tập bằng cách cho chim làm quen từ từ. Ví dụ : Chim có nết xấu sợ sào thì dùng cây sào để bên cạnh, thời gian chim sẽ quen, hoặc khi treo chim lên ta dùng sào để treo thay vì cầm trên tay. Nhiều con về sang lồng tắm thì tắm ngay, nhưng nhiều lúc gặp con lâu tắm, nên khi gặp những con này thì thường sang cho tắm trước, để bên cạnh các con khác để tập.

Để kèm 1 chú chim tơ từ lúc má trắng cho đến trưởng thành khoảng 5 tháng. Chim má trắng khi đã thuần thì trổ khá nhanh, nhiều con có di truyền từ bố mẹ tốt thường trổ rất sớm. Chim má trắng còn nhát sẽ trổ chậm hơn những con thuần. Chim má trắng khi đã trưởng thành, phải thường xuyên tập dợt để mau cứng, nếu chế độ chăm dợt tốt thì chim má trăng 1 mùa có thể cho đấu trường (dợt cội) hoặc đi bẫy…

Nguồn: Sưu tầm kỹ thuật nuôi chào mào trên internet và nhiều năm nuôi thấy rất đúng

Chào Mào Trắng Ăn Gì, Hót Hay Không, Giá Bao Nhiêu Tiền?

1. Kỹ thuật nuôi chào mào trắng

Không giống như những chú chim chào mào khác, chào mào đầu trắng khi nuôi đòi hỏi nhiều kỹ thuật hơn. Để có một chú chim khỏe mạnh và hot hay bạn cần phải chọn được một chú chim non có giống tốt. Một chú chim chào mào trắng non tốt sẽ phải có một thân hình dài đòn cân đối, đầu phải to tròn, lông gọn gàng không có biểu hiện của sự xác xơ.

Để có được chú chim chào mào trắng khỏe mạnh hót hay việc chọn giống tốt rất quan trọng

Trong quá trình chăm sóc chào mào trắng non bạn cần phải chú ý đến lồng nuôi, hãy chuẩn bị một chiếc lồng có kích thước vừa vặn để chúng có thể dễ dàng di chuyển và nhảy nhót. Vì bắt đầu nuôi từ những chú chim non nên bạn cần phải đặt chúng ở những nơi gần gũi với thiên nhiên, không gần các loài động vật có khả năng gây hại. Sau khoảng thời gian nuôi từ 1 -2 tháng là chúng đã có thể thích nghi với môi trường sống của con người.

Chế độ dinh dưỡng của những chú chào mào trắng cũng rất quan trọng. Ban đầu chào mào đầu trắng sẽ chưa quen ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, nên ban đầu bạn chỉ cho chúng ăn chuối cùng với cám cho chim. Dần dần sau khi chúng đã thích nghi với môi trường sống thì bạn có thể giảm dần số lượng cám và bổ sung thêm nhiều thực phẩm khác cho chúng.

Bạn bổ sung rau củ quả tươi để cung cấp nhiều dinh dưỡng phong phú khác cho chào mào. Chúng đặc biệt rất thích các loại hoa quả như: Quả si, quả đu đủ, mít, quả xoan, quả chân chim… Hoặc bạn cũng có thể cho chúng ăn xoài, cà rốt hấp đặc biệt là chuối, chuối là loại quả mà chào mào vô cùng yêu thích, loại quả này không những tốt cho hệ tiêu hóa mà còn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất như vitamin A, B, chúng tôi chào mào lớn và trưởng thành sẽ có thể ăn được nhiều thức ăn khác nhau.

Trong quá trình nuôi chim chào mào bạn cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Ngoài thức ăn, bạn cũng cần quan tâm tới chế độ nước uống của chim. Nước uống hằng ngày phải sạch, tinh khiết, không cho chào mào uống nước cũ uống thừa qua nhiều ngày.

Ngoài ra, để cho chào mào có được môi trường sống thoải mái, bạn cũng cần thường xuyên tắm mát cho chúng. Trung bình vào mùa hè bạn nên tắm 1-2 ngày một lần, vào mùa đông thì chỉ nên tắm vào những hôm trời ấm.

Giọng hót của chim là do thiên bẩm, nhưng những chú chim chào mào má trắng có hót hay, căng lửa hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào các nuôi dưỡng và huấn luyện của bạn.

Đối với chú chim chào mào trắng non, kỹ thuật luyện hót vô cùng tỉ mỉ đòi hỏi phải có thời gian để chăm sóc và huấn luyện thì mới có thể hót vang, lực hót khỏe và mạnh. Khoảng ở 1 tháng tuổi, chào mào đã có thể tự ăn và bay được thì đây sẽ là giai đoạn chim học và tiếp thu tiếng hót rất tốt. Nếu có điều kiện bạn hãy mua một chú chim trưởng thành về để gần chim non. Thông qua chú chim trưởng thành này, chim non sẽ có thể bắt chước tiếng hót.

Để luyện chào mào hót hay cần phải có một quá trình rèn luyện kỹ năng

Tuy nhiên, nếu không có điều kiện để mua một chú chim trưởng thành khác, bạn có thể thu âm tiếng hót của chim vào điện thoại sau đó phát lại cho chim non nghe. Bật thường xuyên chim non sẽ học và tiếp thu theo.

Đối với những chú chim bẫy từ rừng về, bạn có thể mang chim đến những câu lạc bộ chim để chúng có dịp học hỏi những âm thanh khác nhau. Thông qua đó, chú chim chào mào trắng sẽ có thể tự trau dồi giọng hót trầm bổng của mình.

Chào Mào Má Trắng ⋆ Chim Cảnh Việt

Bây giờ là tháng 5 dương lịch đây là thời điểm chào mào má trắng bắt đầu nhiều. Và nhiều người cũng bắt đầu đi tuyển chào mào má trắng, có người thì đi mua lại ở cửa hàng, có người thì đi bẫy với mong muốn tuyển được chú chim hay.

Chào mào má trắng, chào mào chuyền là chào mào mới rời tổ và ra ngoài thiên nhiên sống cuộc sống mới. Chim mới bắt đầu ra lông cánh và đuôi, má còn màu trắng chứ chưa ra tách đỏ. Chim này thường được mua nhiều vì chim nhanh thuần, nhanh chơi, chim khoảng 1 năm là có thể mang ra cội chơi được rồi. Đặc biệt là để ép giọng theo chim thầy bất cứ vùng nào mà mình thích. Mình đã có hướng dẫn ở bài : ép giọng chào mào.

Để chọn được chào mào má trắng trống mua lại của người khác hoặc mua ở cửa hàng thì các bạn chọn chú chim nào đầu to, mình dài và to, lông đuôi dài, mào to và màu sẫm hơn các con khác. Tham khảo cách phân biệt chào mào con trống mái.

Đối với chào mào bẫy đấu thì chỉ nên chọn chú chim mồi bình thường để bẫy chứ không chọn chú mồi căng lửa. Vì chim má trắng sẽ không dám vào đấu, khi bẫy chào mào nên cho thêm ít trái cây trên lụp, mấy em này chưa có kinh nghiệm nên cứ gặp thức ăn là nhảy vào ăn ngay thôi. Đối với chim bẫy đấu thì đa số bắt được chim trống, trong lúc bẫy nghe chim đổ bọng là biết chim trống mái dễ thôi. Và cũng có trường hợp chim mái bay vào ăn trái cây nha. Sau khi chọn được chú chim chào mào má trắng hay, có tố chất thì bắt đầu quá trình chăm sóc.

Chim bắt về thì các bạn tập cho chim ăn cám, tập cho chào mào tắm, thuần chào mào dạn người, ép giọng cho chào mào. Để cho chào mào học giọng thì cần chọn thầy giỏi cả văn lẫn võ. Chim thầy phải siêng hót, hót hay, chơi đẹp sẽ tập chú chào mào hót hay chơi tốt. Các bạn cứ treo chim má trắng gần chim thầy và trùm áo lồng không cho thấy mặt nhau để chim học giọng. Lâu lâu mang chim thầy ra chơi với chim má trắng và các con khác để chim má trắng học cách chơi của thầy.

Chim chào mào má trắng trong quá trình này cái hay thì học chậm mà tật xấu thì học rất nhanh. Các bạn cần chú ý phải cho chim qua lồng tắm để tắm, chứ không cho tắm trong lồng ,để sau này chim khỏi có tật xấu và dễ dàng lùa chim qua lồng khác. Tối ngủ thì phải trùm áo lồng lại để chim nghỉ ngơi, tránh chuột mèo làm chim sinh tật hoảng. Nếu không trùm sau này nếu có trùm áo lồng lại hay tắt điện là chim sẽ nhảy. Nếu phát hiện chim bị lộn mèo thì phải trị ngay chứ để lâu dài sẽ sinh tật, chú ý không huýt sáo cho chim hót làm chim kêu tiếng người ( huýt hiu). Không nên kè chim gần lồng nhau làm chim có thói quen bu lông. Đó là những tật của chào mào má trắng nên các bạn cần chú ý.

Bạn Nên Xem