Top 8 # Chào Mào Ngoái Đầu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Topcareplaza.com

Chữa Ngoái Cho Chim Chào Mào

Thứ 1: C hào mào ngoái phát sinh từ sự hoảng loạn . khi hoảng loạn nên chim bám vanh lồng và nóc lồng tìm đường thoát thân nên mắt đảo đầu ngoái . lâu ngày sinh bệnh ngoái nặng ( thường rơi vào chim mộc )

Thứ 2 : Để dưới bóng đèn lâu ngày cũng sinh ngoái . Vì khi trời sẩm tối hay ban ngày ko có ánh sáng vào nhà mà nhà bật đèn thì theo bản năng chim sẽ nhìn vào ánh sáng . Lâu ngày sinh bệnh nặng

Thứ 3 : Thay đổi lồng đột ngột . từ tròn sang vuông và từ vuông sang tròn . Từ cao xuống thấp từ thấp lên cao . vì khi ta thay đổi lồng tức là thay nhà mới thay chỗ ở cho chim . nên có những con chim cũng cứ đảo đầu thăm dò . nhiều con chim cũng từ thế mà sinh ngoái

Thứ 4 : những con chim ko chịu sang lồng tắm . và mình ép sang lồng . khi chim bị ép lồng thường bám vánh bám nóc ( điều này khiến chủ chim khó chịu chỉ muốn thanh lí cái lũ chim lười tắm này )

– Anh em mua 1 lồng vuông bằng tre hàng chợ 3 vanh (có rồi càng tốt)

– Vanh trên cùng tức gần nóc lồng vuông anh em bảo cửa hàng (hoặc tự anh em làm ) 4 cầu bán nguyệt nhỏ ,đặt 4 góc lồng

– Xiên chuối ( hoa quả ) anh em đặt trên chổ cầu bán nguyệt .Thức ăn, nước,anh em vẫn để cầu chính

– Anh em phủ áo lồng lại và chỉ mở 1 mặt đóng đinh và treo sát vào tường cao hơn đầu mình , chổ góc nhà (hoặc hè …) miễn sao 2 mặt lồng vào tường 2 mặt ở ngoài . anh em lưu ý chỉ để hở 1 mặt áo lồng .

Sau 10 ngày con chim sẽ không còn thấy ngoái lộn anh em cứ để thế cho em ý hết bệnh tầm 20 – 30 ngày lúc đấy anh em thấy sẽ ok không còn tật cho ra lồng tròn nuôi bình thường . Đảm bảo anh em làm đúng phương pháp 10 ngày sau sẽ thấy gần như là hết tật . Chúc anh em thành công chữa hết tật cho những em chào mào yêu quý thân !

Chào Mào Ngoái Ngửa Và 5 Cách Trị Tật Ngoái Ngửa Hiệu Quả Nhất

1 – Giới thiệu tật ngoái ngửa ở chào mào

Chào anh em nghệ nhân ! khi nhắc tới tật ngoái ngửa hay ngoái lộn của chào mào thì ai cũng biết rồi nhỉ và chắc anh em nào cũng đã từng một lần tụt hứng vì chú chim mình thích bỗng ngoái , lộn , bu nóc . Thử nhiều cách nhưng đâu lại vào đấy và đã có rất nhiều anh em nản chí mà mất đi chú chào mào hay . Hôm nay xin mạo muội gửi tới anh em nghệ nhân đam mê chào mào chút kinh nghiệm bản thân mong anh em chia sẻ và đóng góp thêm

Ngoái ngửa : hay còn gọi là ngước là hành động chú chim khi bu trên nan lồng ( thường là nan gần nóc ) ngước đầu về phía sau tìm đường đáp xuống chứ không đáp qua phải hoặc trái . Nặng hơn là đứng trên cầu nhưng nhìn lên nóc lồng và ngước đầu về sau hoặc quay đầu tứ tung trước khi chuyền cầu

Ngoái lộn : là biến chứng nặng hơn của ngoái ngửa lúc lày sau khi ngoái mạnh về phía sau chú chim không chuyền cành như thông thường nữa mà lộn người một vòng rồi tiếp đất , y hệt như vận động viên thể dục dụng cụ nhảy santo vậy

Bu nóc : nếu là chim bổi thì đây là điều bình thường nhưng gọi là tật khi chú chim đã thuần nhưng không chịu chuyền cầu như ý muốn chúng ta mà cứ chuyền một – hai lần cầu rồi bu lên nóc rồi lật người nhảy xuống , trông rất mất phong thái

3 – Những nguyên nhân gây ra ngoái ngửa ở chào mào

Thông thường chúng ta hay thấy chào mào sinh tật ngoái lộn khi còn là chim bổi , tại sao ?? . Thường con chim ngoái ngước , hay đâm đầu vào nan lồng chủ đích là tìm lối thoát vì nó là loài vật hoang dã và ưa sự tự do . Chúng ta bắt ép nó vào lồng thì phải biết cách thuần hóa , thuần hóa sai thì sinh lỗi mà thôi . Chào mào bổi thì rất nhát người , luôn muốn tìm lối thoát thân nhưng nhiều anh em gọt bổi không đúng cách , cho ở lồng quá nhỏ , để cầu thế sai , trùm áo lồng sai cách , dùng các cách lỗi thời như quấn băng keo lên đầu lồng , treo lồng quá cao hoặc quá thấp nên chú chim theo bản năng hết mình đi tìm chỗ trốn thoát và sinh ra lỗi

2/ Chào mào bị thay đổi hoàn cảnh sống – lồng nuôi nhốt

Nhiều chú chim khi đã qua được giai đoạn nhát người , đã thuần hóa được trên 60% nhưng khi đổi chủ hoặc đổi địa điểm sinh sống lại tự dưng sinh tật ngoái ngửa . Đấy là do con chim bị sock , phải đột ngột thay đổi để phù hợp với môi trường mới chưa thích ứng kịp đâm ra hoảng sợ với mọi thứ xung quanh hoặc tạo thói quen mới để phù hợp với hoàn cảnh đâm ra sinh tật , thường anh em mua chim thuần nên mua lun lồng để tránh chim hoảng và cần thời gian thích ứng

3/ Chào mào thay lông

Sinh tật trong thời kỳ thay lông là điều không hiếm mấy , trong giai đoạn chào mào thay lông nó mất sức nhiều , đề kháng kém tâm sinh lý cũng không ổn định ( lửa lúc lên lúc xuống ) . Nên các thay đổi nhỏ trong thời kỳ này dễ làm chim sinh tật , anh em hạn chế đổi lồng nuôi hay kẹp chim đấu đá để chào mào thay lông ổn định

4/ Lồng nuôi chào mào

Đây là nguyên nhân chủ yếu làm chào mào sinh ngoái ngữa nếu không nhận ra sớm thì tạo thành thói quen và tật . Nói về lồng có các vấn đề sau :

Lồng quá hẹp và nóc quá cong làm cho con chim có quán tính nhìn hướng ngước lên nóc để chuyền cầu , các anh em nuôi chim mồi mà bỏ miết trong lồng bẫy thì hỏi chim sinh tật là do ai ..

Cầu thế để sai , anh em chú ý thường con chim hay ngước khi đứng trên cầu ngang và sát nóc lồng ( tức là cầu tầng trên chứ nặng lắm mới đứng tầng dưới ngước ) . cầu để gần nóc và thế cầu cụt ngày xưa hay dùng cũng là nguyên nhân sinh ngoái ngửa . Anh em chơi lồng tròn thì nên đi cầu bán nguyệt .. sẽ hạn chế sinh tật hơn

Có vật thể lạ trong lồng làm chim sợ , như cóng nước lạ , đế phân có tấp lót lòe loẹt làm chim sợ .. sinh ra tật

5/ Cách nuôi chào mào

Ở đây ý nói là một số hành động sai có thể khiến chim sinh lỗi như : treo chim ngủ dưới bóng đèn ( chim thấy sáng sẽ đi tìm chỗ rúc và sinh tật ) , treo chim bổi quá cao ( khi chim thấy người phía dưới thì tung lên phía trên thôi ) hoặc treo quá thấp cũng không nên , trùng áo lồng sai cũng là nguyên nhân gây lỗi ( thường là phải trùm kín phần nóc và áo trùm phần nóc lồng không để nhiều ánh sáng xuyến qua ( bởi vậy khi trùm chim ngủ nên trùm áo lồng màu tối )

Còn vài nguyên nhân nữa mong anh em góp ý vì tìm ra đúng nguyên nhân thì mới dễ chữa trị

Khi đã phát hiện có bệnh ta sẽ chia ra các cấp độ sau để tiện cho việc chữa trị .

Cấp độ một , chào mào có biểu hiện ngước nhẹ khi bu vào nan lồng và khi đứng trên cầu hoặc ngoái nhưng không liên tục , chỉ thấy khi nhát người , khi cầm lồng hoặc khi ức chim hay khi đấu thua ( biểu hiện này thường là chim bổi nhát hoặc là chim mới vừa sinh tật nên chữa ngay và dễ chữa hết )

Cấp độ hai là chim ngoái ngửa liên tục khi bu nan hoặc nhảy cầu , đầu nhìn loạn xạ , cứ treo vài phút là ngước ngoái , để xuống đất là ngước ngoái ( ở giai đoạn tật đã thành thói quen cần chữa lâu dài và có biện pháp mạnh cơ hội chữa khỏi là 70% )

Cấp độ 3 nhảy santo , bu nóc lộn người xuống đến đây thì chú chim cơ hội chữa được chỉ ở 20% .. nhưng cái gì cũng vậy có bỏ công thì mới có thành quả .. những gì chia sẽ sắp tới tôi nghĩ anh em cần

5 – Cách trị tật chào mào ngoái lộn

Tới phần hấp dẫn nhất đây anh em !

Sau khi đã xác định được nguyên nhân và cấp độ của tật thì có các cách chữa sau đây

Đầu tiên phát hiện ra chim do nguyên nhân gì thì phải loại bỏ ngay cái nguyên nhân đó .. khi chim mới có tật chỉ ngước nhẹ

Lồng chim : nên cho chim ở lồng vuông 19 nan 3 tầng , lồng ép bổi là cái lồng dễ sinh tật nhất

Cầu thế : cầu tầng trên thì lun là cầu bán nguyệt và cách nóc 8 phân trở lên . Bố trí cầu cho hợp lý .. thường mới mua chim về nếu không mua lun lồng thì cố bố trí sao cho giống chũ cũ . Chú ý thế nhảy của chú chim mà để cầu hợp lý . Thường mình hay để 2 cầu bán nguyệt 1 cầu thẳng cho chim dễ chuyền khi đấu café . Và các thế cầu đặc biệt để chim ít nhìn lên phía trên như 1 cầu trên 2 cầu bán nguyệt phía dưới ..

Áo trùm lun là có màu tối .. đối với bổi thì nên trùm kín lồng và hở một mặt ( trùm chữ A )

treo chim lun ở vị trí ngang đầu người không cao hoặc thấp quá và tuyệt đối không để dưới đất

Chế độ chăm thì trùm áo chữ A , chỉ mở hết cỡ khi đấu , tắm , tập lực cho chim có thói quen không đứng nhảy loạn xạ

Và cái cần nhất vẫn là thái độ kiên trì của anh em .. muốn sỡ hữu chim hay thì phải kiên trì thôi .. con chim hay con người cũng vậy cái gì cũng cần có thời gian

Qua đến chim đã bị lỗi nặng .. santo 2 vòng tiếp đất bằng đầu :v

Anh em đầu tư ngay một cái lồng kiểu thái có tầng trên hóp vào

Chơi 4 cầu góc ở tầng trên hoặc 2 góc thôi

Và siêng trùm áo

cho ra lồng avi 1 thời gian .. khi thấy ổn định thì từ từ cho vào lồng mới

thay lồng khác cũng là một biện pháp đôi khi con chim nó hợp lồng

tuyệt chiêu .. cầu xích đu : anh em biết cầu xích đu cho mấy con vẹt không .. nó đó . Làm liền cho chim cưng 1 câu bảo đảm không dám santo

thứ 2 cầu chạy .. ae lấy một cây cầu ngang làm sao cho nó rỗng ruột và sâu được dây thép qua .. khi kiểu như cái ống hút mà sâu dây thép qua đấy .. chim đứng lên thì cái phần ngoài sẽ xoay để giữ thăng bằng thì chim không dám chuyền qua cầu khác nữa .. nhưng cách này hơi ác anh em hạn chế đề phòng chim đau chân

6 – lời tâm tư gửi tới anh em nuôi chim chào mào

tác giả – chúng tôi

Cách Trị Ngoái Cho Chào Mào Hiệu Quả Và Thành Công 100%

Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với anh em cách trị ngoái cho chào mào hiệu quả và thành công để anh em có thể áp dụng trị cho chú chim của mình

Chào mào bị ngoái, lộn mèo. Đây là những tật kinh niên nhất mà không ít anh em chơi chim chào mào mắc phải trong quá trình nuôi chào mào. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chim bu nóc và lộn mèo là do quá trình thuần chim chào mào thì chim bị tức và bức bách, như treo chim trên tường, lồng nhỏ, không gian hẹp. Lỗi này theo mình và các anh em nghệ nhân chơi chào mào lâu năm đánh giá thì rất khó chữa trị.

Mình cũng như tất cả các anh em đam mê chim chào mào, nếu chúng ta đang sở hữu một con chim có tố chất mà bị tật lỗi thì điều đầu tiên là nhìn nó trông rất khó chịu, thêm nữa là những con tật lỗi nặng thì chúng ta không thể đem chào mào chơi trường, vì khi ra trường sẽ ảnh hưởng đến những chú chim khác. Cho nên trong nội dung bài viết này mình sẽ hướng dẫn các anh em mới chơi chim chào mào cũng như các anh em chơi lâu năm phương pháp trị lỗi ngoái, ngước, bu nóc và lộn mèo của chào mào. Và nhân đây mình xin nói rõ luôn tật lỗi của chào mào về căn bản nó không hề có bất kỳ một tật lỗi nào cả. Chỉ là vì chúng ta trong quá trình nuôi dưỡng những chú chim yêu của mình vì không để ý nên thành ra lâu ngày tạo thành 1 cái nết cho con chim và bắt đầu từ đó con chim sinh tật. Không chỉ 1 tật lỗi mà rất nhiều tật lỗi nữa là đằng khác.

Thứ 1: chào mào ngoái phát sinh từ sự hoảng loạn, khi hoảng loạn nên chim bám vành lồng và nóc lồng tìm đường thoát thân nên mắt đảo đầu ngoái, lâu ngày sinh bệnh ngoái nặng ( thường rơi vào chim mộc )

Thứ 2 : Để dưới bóng đèn lâu ngày cũng sinh ngoái. Vì khi trời sẩm tối hay ban ngày ko có ánh sáng vào nhà mà nhà bật đèn thì theo bản năng chim sẽ nhìn vào ánh sáng. Lâu ngày sinh bệnh nặng

Thứ 3 : Thay đổi lồng đột ngột, từ tròn sang vuông và từ vuông sang tròn. Từ cao xuống thấp từ thấp lên cao. Vì khi ta thay đổi lồng tức là thay nhà mới, thay chỗ ở cho chim . nên có những con chim cũng cứ đảo đầu thăm dò, nhiều con chim cũng từ thế mà sinh ngoái

Thứ 4 : những con chim ko chịu sang lồng tắm, và mình ép sang lồng. Khi chim bị ép lồng thường bám vành bám nóc ( điều này khiến chủ chim khó chịu chỉ muốn thanh lý cái lũ chim lười tắm này )

Vậy khi ta nắm được nguyên nhân gây ngoái thì ta sẽ có cách phòng và chữa trị bệnh ngoái ở chào mào

Phòng bệnh ngoái cho chào mào

Thứ 1 : Đối với chim mộc ta ko nên mở tung áo lồng, không nên ép vào chỗ đông người quá, mà ta đậy nửa lồng bên trên hoặc hé mở rồi dần dần theo dõi con chim này như nào rồi mới mở dần áo theo thời gian. Khi áo lồng đã được mở ra dần thì cũng là lúc mình có thể cho chim chào mào mộc tiếp xúc nơi đông người, treo quá đầu người rồi thấp dần thấp dần. ( đó để giúp chim hạn chế hoảng loạng thích nghi dần dần, nên sẽ phòng được bệnh ngoái từ ban đầu.

Thứ 2 : Khi mặt trời lặn cũng là lúc cho chim đi ngủ, Khồn dùng áo lồng đỏ mỏng trên thị trường mà chúng ta dùng áo lồng tối mầu ( tím than , đen , nâu ) ánh đèn ko xuyên qua được. Đừng để mở áo lồng khi tối có ánh điện.

Thứ 3 : Khi thay lồng cho chim ( thay nhà mới ) ta nên theo dõi từng bước nhảy, từng cử chỉ hướng mắt của chim. Nếu chim thích nghi thì thôi còn nếu chim có vẻ cúp mào và có những bước nhảy thất thường mà qua 1 ngày vẫn tình trạng như vậy thì ta nên cho chim lại lồng cũ.

Thứ 5 : Nếu chim nuôi ở lồng tròn các bạn cho chim chơi loại cầu bán nguyệt . Bộ cầu bán nguyệt này cũng còn khá mới mẻ và xa lạ đối với đa số anh em chơi chào mào . Cầu bán nguyệt giúp chim hạn chế bám vành, đu nóc và không ngước nhiều khi nhẩy .

Chữa bệnh ngoái chào mào

Mình xin nói với cách chữa ngoái này chỉ tác dụng với những chú chim mới bị ngoái, Còn những chú chim ngoái từ lúc còn thơ lên, lâu năm bị tật thì mình xin nói trước là y học bó tay đập chết làm thịt hoặc phóng sinh cho nó nhanh.

Duy nhất chữa ngoái cho chim chào mào chỉ có cách thay đổi lồng + thay đổi cầu

Khi con chim mới bị ngoái thì bạn cho vào lồng ở trên mình vừa giới thiệu đảm bảo chim vừa vào lồng là ko còn hiện tượng .

Nhốt chim vào lồng đó tầm 2 tháng bạn chuyển sang lồng và tạo bộ cầu bán nguyệt cho chim

Cầu bán nguyệt cho lồng vuông như hình dưới

Còn đây là cầu bán nguyệt dành cho chim quen chơi lông tròn Vác

Các bạn làm theo mình nói sẽ chữa được chào mào ngoái cho chào mào.

Biên tập và tổng hợp từ internet

Cách Chữa Bệnh Rụng Lông Đầu Ở Chim Chào Mào

Ngoài 3 bệnh thường gặp ở chim chào mào và cách trị bệnh thì chào mào bị rụng lông đầu cũng coi là bệnh và phải có phương pháp điều trị thích hợp để không ảnh hưởng tới sức khỏe khi nuôi chim chào mào.

Chim chào mào bị rụng lông đầu không phải do chim thay lông và có dấu hiệu nhận biết như sau thành viên trong hội chim cảnh hải phòng chưa sẻ: đầu tiên chòa mào bị rụng lông quanh mắt và một phần tách đỏ rụng giống như cái họa quanh mắt chim vành khuyên. Mắt chim khi bị loại này hơi mờ và tỏ vẻ chậm chạp hơn nhiều.

Nguyên nhân: Nguyên nhân chính là do cám có nhiều chất kích thích và chất gây nóng, hàm lượng đạm quá cao như: Ớt, táo tàu, kỳ tử, mật ong, tôm…làm cho chú chim luôn nóng và bức rức trong người. cũng có thể chim bị rụng lông do thời tiết vào mùa đông chim ăn cám đó bình thường, giúp giữ ấm cho cơ thể. Nhưng khi sử dụng cám đó vào mùa hè sẽ gây nóng cho chim. Hoặc chim ít được tắm nắng, dợt dãi để xả lửa và điều đặc biệt nữa là chỉ cho ăn cám mà không nhớ rằng bản chất chào mào là loại ăn trái cây. Không phát hiện kịp thời từ lúc rụng lông quanh mắt nên dần chim bị rụng luôn hết đầu.

Cách chữa: Đầu tiên bạn cần đổi cám cho chim đừng vì sợ chim mất lửa mà để cám đó dẫn đến hỏng chú chim. Bổ sung nhiều trái cây giúp chim mát để kích thích ra lông như : Đu đủ, cam, bình bát dây, cà chua, mướp khía… Nên ngày nào cũng cho ăn và thay đổi các loại trái cây. 1 tuần cũng nên bổ sung cào cào non 1 lần để loài chim cảnh hót hay này có sức đề kháng và dinh dưỡng tự nhiên.

Với những chú chim bị rụng lông đầu bạn nên cho chim tắm 4 lần/ tuần và khi tắm bạn pha vào 1 ít muối để diệt khuẩn hoặc cho 1/2 nước xúc miệng Listerine bạc hà, vừa giúp diệt khuẩn và kích thích cho lông tơ phát triển.

Tránh việc trùm kín áo lồng vì chim đang bức bối trong người trùm nhiều quá làm chú chim càng cuồng hơn. Chỉ nên trùm kín vào lúc chim đi ngủ, sáng ra thì mở 1/3 áo lồng ( đối với lồng tròn ) và vén áo lồng hình chữ A đối với lồng vuông và treo chim ở nơi yên tĩnh. Cho chim tắm xong cũng để áo lồng như vậy và treo chim ở nơi yên tĩnh, có ánh sáng để ăn.

Việc chăm sóc bảo vệ chào mào không bị bệnh cực kỳ quan trọng để đảm bảo chim có sức khỏe, tiếng hót và vẻ đẹp thẩm mỹ.

Nguồn: sưu tầm