Top 13 # Chào Mào Má Đỏ Đẹp Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Topcareplaza.com

Cách Nuôi Chim Chào Mào Má Trắng, Má Đỏ, Má Lỡ Chuẩn Nhất

I. Phân biệt chào mào má trắng và chào mào má đỏ

Chào mào má trắng còn gọi là chim tơ, nhiều nơi gọi là chào mào má lỡ, hay đơn giản hơn bạn có thể hiểu chúng là những con chào mào chưa dậy thì. Chào mào này đã qua giai đoạn chim non và đã có thể đi kiếm ăn cùng bố mẹ. Cách nhận biết khá đơn giản, loại chim này sẽ có phần lông trắng trên má. Ngoài ra còn có một số điểm như màu lông rất nhạt, lông mũ chưa tạo ra được dáng lông mũ, nhưng nuôi rất nhanh dạn.

Chào mào má đỏ là những con chào mào già rừng, đã trưởng thành. Đặc điểm của chào mào má đỏ là rất đẹp, đã hót được giọng rừng. Những chú chim má đỏ có màu lông rậm. Khi nuôi loại chào mào má đỏ này khó thuần, cần phải là người có kinh nghiệm.

Chào mào má trắng là những chú chào mào chưa dậy thì

II. Kinh nghiệm huấn luyện chào mào má trắng

Bạn cần phải chọn những con chim đầu to, mình dài và to. Lông chào mào phải có đuôi dài, mào to và màu sẫm hơn các con khác. Loại chim này được mua khá nhiều vì nhanh thuần, nhanh chơi. Chỉ khoảng 1 năm là có thể mang đi hót đấu.

2.1. Cách ép giọng

Để ép được giọng chào mào má trắng, bên cạnh yếu tố di truyền, trong nhà bạn cần phải có chim thầy hoặc nhiều chim kèm chim chào mào má trắng càng tốt. Nhờ đó, chào mào má trắng sẽ lĩnh hội được nhiều giọng khác nhau. Chim thầy với chất giọng hay, căng lửa sẽ giúp những chú chào mào má trắng học rất nhanh. Một khi đã luyện thành công, những chú chào mào này khi hót đấu sẽ không chịu thua một đối thủ nào.

Nếu được nuôi từ đầu việc ép giọng chào mào má trắng khá dễ

2.2. Cách cho chào mào má trắng học giọng

Sẽ có nhiều cách để cho chào mào má trắng có thể học giọng. Nhưng căn bản vẫn phải là có chim thầy. Khi cho chào mào học giọng, bạn bỏ hết miếng ngăn ra ngoài, hoặc sẽ treo chim thầy đối diện. Sao cho chim chào mào má trắng

nhìn thấy và học theo.

Trong thời gian luyện giọng này, vì chào mào má trắng học cái tốt thì lâu mà học cái xấu thì nhanh. Do đó bạn cần phải huấn luyện chuẩn, không cho chúng nghe những câu lố lăng để tránh học theo. Người kèm nuôi chào mào phải theo dõi và uốn nắn, nếu không rất dễ sẽ thành tật. Một số con chim sợ sào thì bạn sẽ treo sào bên cạnh dần dần chúng sẽ quen.

Việc tắm cho chào mào cũng khá quan trọng, nhiều con sang lồng tắm sẽ tắm ngay, nhưng nhiều con không chịu sang. Do vậy bạn cần phải huấn luyện dần dần, không đột ngột bắt chúng sang tắm, như thế chúng rất dễ bị hoảng loạn.

Để kèm một chú chào mào má trắng đến lúc trưởng thành sẽ mất khoảng 5 tháng. Chim tơ khi đã thuần thì sẽ biết hót đấu rất nhanh, với một số con có gen di truyền từ bố mẹ nên sẽ có khả năng hót đấu sớm.

2.3. Chế độ ăn uống cho chào mào má trắng

Cơ bản chế độ dinh dưỡng cho chào mào má trắng cũng khá tốn công. Tuy nhiên nó cũng sẽ dễ dàng hơn một chút so với những chú chào mào bổi. Khi chim mới bắt về nuôi, bạn sẽ cho chúng tập ăn cám, sau đó bổ sung thêm nhiều thức ăn tươi, hoa quả để bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng cho chúng. Nước uống ở lồng phải thay thường xuyên mỗi ngày.

Để chào mào khỏe mạnh phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ lồng nuôi cơ bản cũng không khác nhiều so với các loại chim chào mào khác, bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc lồng có kích thước vừa vặn để chúng dễ dàng di chuyển và hót đấu.

Cách Chọn Chào Mào Má Trắng Đẹp Và Huấn Luyện Hót Hay

Là một chú chim non nên những yếu tố chưa bộc lộ hết. Nưng chọn lựa chi chào mào má trắng vẫn phải rất cẩn thận

Về ngoại hình của một chú chim chào mào má trắng đẹp thì bạn nên lựa chọn những chú chim sở hữu một chiếc đầu to về dáng dấp thì phải có được sự nhanh nhẹn. Nhất cũng giống như bất kỳ một loại nào khác chim chào mào má trắng sẽ được di truyền tất cả các yếu tố về hình dáng cũng như giọng hát của bố mẹ chúng với những tiêu chí làm thì có thể giúp bạn lựa chọn được với xác suất con trống cao hơn.

Sở dĩ chúng tôi nói rằng những chú chim chào mào má trắng là một trong những loài chim chào mào rất khó lựa chọn và phải đòi hỏi những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề mới có thể phán đoán được một tố chất của một chú chim hay. Những chú chim chào chào mào má trắng hay còn gọi là những chú chim chào mào tơ chưa hoàn thiện nên có rất nhiêu các chi tiết áp dụng khi lựa chọn một chú chim già thì không thể áp dụng được bởi ở trên những chú chim chào mào trắng chưa được hiển thị một cách rõ nét nhất. Tuy nhiên bạn cũng hoàn toàn có thể yên tâm rằng việc lựa chọn cũng không có gì quá khác biệt.

– Đầu tiên về ngoại hình của một chú chim chào mào má trắng về cơ bản thì phải có một thân hình dài đòn và nhìn phải cân đối đầu phải to tròn. Gốc mào phải dày, bạn quan sát tiếp đến khoảng trắng ở má vùng phải được lan rộng ra. Đây là một trong những yếu tố được đánh giá rất cao đi kèm với đó bạn cũng nên quan sát ở phần đầu của những chú chim chào mào này. Nếu như bạn nhìn thấy một chú chim chào mào nào đó sở hữu phần lông đầu càng đen càng chứng tỏ những chú chim này càng mạnh mẽ vào đây là một trong những tiêu chí tốt để bạn có thể đưa ra sự lựa chọn của mình.

– Về cơ bản về cách chọn lựa tính cách của những chú chim chào mào ở trong thời điểm má trắng thì bạn cũng nên lựa chọn những chú chim có nhanh nhẹn linh hoạt và không nên lựa chọn những con quá nhút nhát mà cũng không nên lựa chọn những con quá mạnh dạn vì rất khó dạy. Đây chính là những yếu tiêu chí đơn giản nhất để giúp bạn có thể sở hữu và lựa chọn được một chú chim chào mào má trắng đẹp

Về cơ bản về cách chăm sóc chào mào má trắng cũng rất cầu kỳ và tốn công Tuy nhiên nó cũng được đánh giá là dễ dàng hơn rất nhiều so với việc bạn chăm sóc một chú chào mào bổi. Những chú chào mào má trắng được đánh giá là một trong những chú chào mào non. Chính vì vậy mà nếu có thể dễ dàng trong việc thích nghi với điều kiện sống cũng như thích nghi với môi trường mới. Về các chế độ lồng nuôi thì về cơ bản cũng không khác quá nhiều so với các loại chim chào mào khác mà chỉ cần mang đến cho chúng một chiếc lồng có kích thước vừa vặn để chúng có thể dễ dàng trong việc di chuyển và nhảy nhót. Đầu tiên bạn cũng nên trùm kín áo lông để cho chúng làm quen với môi trường nuôi nhốt. Và bạn cũng nên treo những chú chào mào này ỏ những nơi yên tính không có các loại động vật gây hại. Sau một khoảng thời gian là chúng có thể thích nghi được một cách rất nhanh.

Và sau đó có thể giảm dần số lượng cám là chúng đã có thể thành công. Nếu như trong quá trình tập luyện ăn cám mà chúng không ăn thì nên bỏ đói nữa chúng khoảng 1 ngày và sau đó cho chúng ăn lúc này đói chúng sẽ phải ăn và quen dần với loại thức ăn này. Đối với những cách này mà vẫn chưa được thì bạn cũng hoàn toàn có thể mang đến một chú chào mào mái đã biết ăn cám thành thạo lúc này sau khi đã nhìn thấy chim chào mào ăn cám chắc chắn chúng ta có thể tự ăn được.

Còn lại tất cả các bước khác bạn đều chăm sóc giống như những chú chi khác. Bạn hãy kiên nhẫn một chú là chắc chắn tỉ lệ thành công sẽ rất cao.

Ngoại hình là do di truyền và giọng hót là do thiên bẩm nhưng những chú chim chào má trắng hót hay lại phụ thuộc khá nhiều vào cách nuôi dưỡng và huấn luyện của bạn. Để có thể khiến cho một chú chào mào má trắng hót hay thì cũng có rất nhiều cách nhưng quan trọng nhất và hiệu quả nhất ở đây chính là bạn nên lựa chọn cho chúng một chú chim thầy có thể hội tụ đầy đủ các phẩm chất từ nết chơi cho đến giọng hót. Những chú chim thầy xuất sắc này sẽ khiến cho con chim non của bạn học hỏi được rất nhiều điều. Khi bạn bắt đầu cho những chú chim non học giọng thì việc đầu tiên bạn cần phải làm là ngăn để tránh cho những chú chim non của bạn nhìn thấy những chú chim thầy vì những chú chim thấy đa phần là những chú chim già cội cho nên sẽ có thể khiến cho những chú chim non của bạn hoảng sợ. Sau khi những chú chim non đã có thể học được chất giọng của chim thầy rồi thì bạn có thể cho chúng học luôn nết chơi của chim thầy bằng cách mở tấm che ra tuy nhiên việc này cần làm từ từ đừng quá nôn nóng và vôi vàng. Sau khi chúng đã có thể học hỏi được những chất giọng của chim thầy rồi bạn sẽ có thể tự tin rằng nó sẽ mang tới cho bạn sự bất ngờ

Để Lông Đít Chào Mào Đỏ Rực?

Chào các bạn đam mê chào mào, mình xin chia sẻ một số cách của mình nhằm giúp cho chim chào mào có đít và má đỏ như ngoài tự nhiên. Hình ảnh chú chào mào 4 mùa đít đỏ như chim trời.

Cách thứ nhất : Cho ăn cám chất lượng tốt

Cách này đơn giản nhưng rất hiệu quả, và mình thường xuyên làm cách này. Trong cám ngoài các loại protein, vitamin A, B, D… còn có chất beta-carotene chất này tạo nên sắc tố đỏ cho chim. Và cám tốt thì cung cấp dường như đầy đủ dưỡng chất cho chim.

Những loại cám giúp chim thay lông đít đỏ, tách đỏ. Mình đã xài qua thì thấy đỏ nhất là cám Công Minh, rồi đến cám Hiển Bảo Khánh, và cuối cùng là cám @CADN…và còn các loại cám chất lượng khác nữa, mình thì mới cho ăn 3 loại này. Chim chỉ cần cho ăn lúc thay lông đến khi hoàn chỉnh là đỏ như chim ngoài thiên nhiên rồi.

Các bạn chú ý mua cám loại công thức 1 : dành cho chào mào thay lông nha giá dao động từ 40 – 55K / 1 gói 200gr cho chim ăn hết 1 gói là ok rồi.

Cách thứ hai : Cách này thì 100% thiên nhiên rồi nên cứ yên tâm và còn giúp cho chim có bộ lông bóng mượt, nhưng cách này thì đít và tách không đỏ bằng cách thứ nhất.

các bạn cho chim ăn các loại trái cây có sắc tố đỏ như : Đu đủ, cà chua, dưa hấu, quả gấc ( quả này người ta dùng để nấu xôi ), cà rốt hấp chín, dâu tây, trái bình bát dây ( trái này chào mào rất thích ăn ). Những loại trái cây đó vừa bổ sung đầy đủ vitamin cho chim và còn giúp cho chào mào thay lông nhanh. Đây là trái bình bát dây cho chào mào dành cho ai chưa biết

Trong các loại trái cây thì quả gấc giúp chim thay lông đỏ nhất,tiếp theo là cà rốt bằng 1/2 quả gấc

Cách thứ ba : Sử dụng viên sáng mắt làm từ dầu gấc.Trong quả gấc chiếm đa số chất beta-carotene tạo sắc tố đỏ.Giúp cho đít và tách chim đỏ,lông chim óng mượt vì có nhiều vitamin và chất béo thực vật.Sử dụng an toàn hầu như không có hại cho chim.

Viên dầu gấc có thể ghé tiệm thuốc mua, hình như 45k thì phải,mua về cho chim uống và mình uống luôn,bổ sung vitamin A giúp sáng mắt.

Cách làm : Các bạn cho 1 viên dầu gấc vào chén ăn cơm,sau đó cho khoảng 2 muỗng cà phê mật ong vào,canh mật ong sao cho đủ ngọt để chim uống. Đổ nước nóng vào đầy chén,để mật ong và viên dầu gấc nhanh tan hơn.Cho vào lồng thêm 1 cóng riêng. Mỗi ngày cho vào khoảng 1/2 cóng, chim sẽ uống hết cóng mật ong dầu gấc rồi mới chuyển qua uống nước. Cứ pha dần cho chim uống hết rồi làm tiếp, bảo đảm hơn cả mong đợi.

Đó là một số cách chăm sóc cho đít chào mào luôn đỏ và bộ tách đẹp. Chúc thành công và có chú chim ưng ý. Rất mong nhận được phản hồi của các bạn.

Tật Của Chào Mào Má Trắng Nuôi Lên

Mùa chào mào má trắng đã đến, đây là thời điểm để chọn cho mình những chú chim ưng ý, nhưng nếu nuôi không biết cách sẽ sinh ra rất nhiều tật xấu. Chào mào con hay chào mào má trắng nuôi lên thường gặp các lỗi : lộn mèo, bu lồng, không chịu qua lồng tắm… để hạn chế các bạn nên tham khảo các tật của chào mào má trắng nuôi lên.

1. Hót giọng người

Chim hót giọng người, hay gọi là giọng chim mái gồm 2 nguyên nhân là do mình hay huýt sáo, hoặc chim nghe giọng mái của các con chim khác mà học theo. Trường hợp này gặp rất nhiều ở chim con, do đó nuôi chim cần hạn chế huýt sáo hay treo gần những chú chim hót giọng mái.

2. Không chịu qua lồng tắm

Nguyên nhân là do chủ chim không tập cho chim qua lồng để tắm, mà cứ cho khay nước vào lồng cho chim tắm, sau 1 thời gian dài có thể là 1 năm hay 2 năm chim sẽ quen tắm trong lồng mà không chịu qua lồng khác. Điều này cần chú ý, phải cho chim qua lồng chứ đừng để tắm trong lồng.

Để cho chào mào qua lồng tắm các bạn kè sát lồng rồi dùng 2 tay vỗ nhẹ 2 bên lồng cho chim nhảy qua, nếu không qua thì lấy hết cóng nước, thức ăn ra để chim nhịn đói khoảng 1h rồi bỏ miếng chuối hay cóng thức ăn bên lồng tắm. Chim đói sẽ nhảy qua ăn, ngoài ra có thể tham khảo bài này : Cách cho chào mào qua lồng tắm .

3. Tật lộn mèo ở chào mào

Chim bị lộn mèo thường do nhìn con chim khác mà học theo hoặc trong quá trình nuôi cứ có người qua lại, chim hoảng quá mà lộn ( trường hợp này còn gặp nhiều khi nuôi chim trong lồng sắt loại giống lồng tre 68 ), dần thành cái tật. Cũng có nhiều con bình thường không sao, nhưng khi đi dợt khoảng 1h là bắt đầu cái tật lộn mèo. Để hạn chế thì lúc chim mới bắt về các bạn bố trí phía trong nóc lồng 1 miếng giấy dày, giấy bóng hay đĩa DVD để chim khỏi lộn và không nên cho nó nhìn những con chim lộn mà học theo.

Để trị chào mào lộn mèo phải nói là rất khó, tùy theo phát hiện sớm hay muốn mà thành công cao hay thấp. Anh em có thể thả vào lồng tập thể, hay lụp bẫy 1 thời gian cho chim quên hoặc chuyển qua lồng vuông cho cầu chính sát dưới đáy lồng, bố trí nước và thức ăn 2 bên đồng thời bố trí thêm 4 cầu bán nguyệt nhỏ ở 4 góc lồng và sát với đỉnh lồng. Với chiều cao như vậy chim sẽ không dám lộn nữa đâu.

4. Tật ngoái cổ ở chào mào

Chim thường cứ đúng rồi ngoái cổ hết chỗ này chỗ kia, hay bu nan lồng rồi ngoái. Tật ngoái cổ do nết con chim, do chim bị nhốt trong lồng quá nhỏ hoặc ép vào treo chim ở góc tường. Để trị phải phát hiện sớm chuyển chim qua lồng 64 hoặc 68, 1 cầu ngang dưới và 2 cầu ngang trên để chim có không gian bay nhảy và treo chim ở nơi thoáng 4 mặt lồng, không nên ép vào tường. Nếu không được thì cho chim vào aviary đến khi không thấy bị nữa thì đưa về lồng lại.

5. Tật bu lồng

Chào mào bu lồng có nhiều nguyên nhân, do thói quen, do chim lửa yếu chơi giọng không được nên bu lồng đòi đá, chim quá căng lửa cũng bu lồng, nhưng bu lồng vẫn chơi và đổ bọng.

Để hạn chế chim bu lồng thì lúc nuôi không nên kè chim sát nhau quá, không ép lồng cho chim đá nhau, nếu đang chơi mà chú chim khác bu lồng thì mang chim đi ngay kẻo nó học theo. Còn nguyên nhân thiếu lửa và quá căng thì các bạn có thể chuyển qua lồng vuông, hoặc lồng trống để hạn chế bu lồng.

6. Tật tắm cóng

Cũng giống như tật không qua lồng tắm, tật này do cho chim tắm trong lồng riết rồi quen, để trị chào mào tắm cóng triệt để nhất là thay cóng nước. Các bạn dùng cóng nước thủy tinh đậy nắp, hay cóng nhựa kín cho chim uống bảo đảm sẽ hết.

7. Sợ nhiều thứ

Tật này bao gồm như sợ trùm áo lồng, sợ màu của bố lồng, sợ sào, sợ dù ( ô) . Những tật này thường gặp ở chim non nuôi lên, để trị thì chúng ta dùng ” độc trị độc “, chim sợ cái gì thì cứ để cái đó bên cạnh, nhưng thường gặp nhiều vẫn là sợ trùm áo lồng, nên buổi tối cho chim nghỉ ngơi thì phải trùm áo lồng lại.

8. Tật cắn cánh, đuôi, lông

Tật này có thể do chim bị rận mạt mà mình đã đề cập ở bài : trị rận mạt cho chào mào, do chim quá căng hoặc thói quen. Nếu bị rận mạt thì có thể cho chim tắm bằng 2 giọt dầu gió, vệ sinh lồng cóng. Chim quá căng có thể do ăn cám kích quá nóng, để hạn chế thì bổ sung trái cây và đi dợt thường xuyên. Còn thói quen thì đa số hay kè sát cho chim cắn nhau, tập cho chim đã tay khi chim sung không có con nào để cắn thì tự cắn mình.

9. Chim ngủ treo mình

Nguyên nhân do chim còn nhát, trùm áo lồng kín chim không thấy cầu để đậu mà treo mình để ngủ. Để trị thì lúc cho chim nghỉ ngơi các bạn trùm áo lồng gần chỗ có ánh sáng, hở áo lồng 1 tí để chim đậu trên cầu mà ngủ, dần chim sẽ quen và bỏ tật này.

10. Chim đậu trên cóng

Chim đậu trên cóng nước, thức ăn để ăn dẫn đến tình trạng ỉa luôn vào cóng làm mất vệ sinh, lâu dài làm chim bị bệnh. Nguyên nhân có thể do để cóng xa cầu quá làm chim phải đậu cóng. Để trị chúng ta chuyển cóng lại gần cầu cho chim ăn, hoặc thay cóng thức ăn nhỏ hơn để chim không dám đậu, thay luôn cóng nước dài có nắp.

11. Chào mào cắn mọi thứ dưới bố

Chào mào cắn giấy lót lồng, ăn phấn…Nguyên nhân do chim thiếu chất, tìm thức ăn dưới bố lồng, thói quen đùa nghịch. Cách khắc phục là bổ sung thức ăn cho chim, trái cây đa dạng để chim đủ chất đồng thời thay giấy lót lồng bằng tấm thảm.

Ngoài ra còn có các tật khác, nhưng đây là một số tật tiêu biểu của chào mào, chúc thành công.