Top 8 # Chào Mào Lưỡi Vàng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Topcareplaza.com

Chào Mào Sông Vàng Vẩy Cá Trên Lưng 2 Mùa

Toàn quốc

Đà Nẵng

Hồ Chí Minh

Hà Nội

Bình Dương

Hải Phòng

Long An

Bà Rịa Vũng Tàu

An Giang

Bắc Giang

Bắc Kạn

Bạc Liêu

Bắc Ninh

Bến Tre

Bình Định

Bình Phước

Bình Thuận

Cà Mau

Cần Thơ

Cao Bằng

Đắk Lắk

Đắk Nông

Điện Biên

Đồng Nai

Đồng Tháp

Gia Lai

Hà Giang

Hà Nam

Hà Tĩnh

Hải Dương

Hậu Giang

Hòa Bình

Hưng Yên

Khánh Hòa

Kiên Giang

Kon Tum

Lai Châu

Lâm Đồng

Lạng Sơn

Lào Cai

Nam Định

Nghệ An

Ninh Bình

Ninh Thuận

Phú Thọ

Phú Yên

Quảng Bình

Quảng Nam

Quảng Ngãi

Quảng Ninh

Quảng Trị

Sóc Trăng

Sơn La

Tây Ninh

Thái Bình

Thái Nguyên

Thanh Hóa

Thừa Thiên Huế

Tiền Giang

Trà Vinh

Tuyên Quang

Vĩnh Long

Vĩnh Phúc

Yên Bái

Những Kinh Nghiệm Vàng Trong Cách Nuôi Chào Mào Bổi Thành Mồi

Cách nuôi chào mào bổi thành mồi

Chào mào bổi cũng có con này con nọ không phải con nào cũng có thể sở hữu được một chất giọng hoàn hảo. Nếu bạn may mắn sở hữu được một chú bổi ngon lành chắc chắn rằng khi vào đấu trường chúng sẽ thể hiện được bản lĩnh thực sự của mình.

1. Cách tập cho chào mào bổi dạn.

Khi bạn đã sở hữu được một chú chào mào bổi chất lượng thì đầu tiên bạn phải huấn luyện chúng để chúng có thể quên đi cuộc sống ngoài thiên nhiên rộng lớn. Để chúng dạn người hơn và làm quen với cuộc sống ở trong lồng. Muốn chào mào dạn nên treo chim ở những nơi có nhiều người qua lại nhưng áo lồng phải được mở từ từ. Không nên vội vàng nếu không những chú chim này sẽ sợ hài.

Khi mới được bắt những chú chim chào mào bổi sẽ khó làm quen với các loại thức ăn như cám nên giai đoạn đầu bạn nên cho chúng ăn hoa quả + với những chú chào cào. Bạn có thể nhốt chung những chú chào mào bổi cũng với những chú chim mái để chúng được dạn dĩ hơn và cũng học được cách ăn cám tắm rửa của những chú chim này. Khi chim đã dạn hơn thì bạn chuyển chúng đến các vị trí khác nhau để chúng có thể thích nghi với nhiều môi trường. Sau đó khoảng 1 thời gian sau bạn đã có thể cho chim đi dợt rồi.

Bạn cứ tiếp tục cho đến khi chim bổi đã được thuần, thuần đễn mức có người đến chún cũng không sở hãi trổ lồng nữa thì bạn mang chúng đi cùng những chú chim mồi khác để chúng có thể làm quen dần với tiếng hót của những chú chim mồi thành thục.

Ở quá trình luyện tập bạn cần đặt lồng chim gần với chim mồi khác nhưng tuyết đối phủ kín chỉ để chúng và chim mồi thấy nhau, cứ lặp đi lặp lại công việc này rồi sẽ có một ngày chú chim bổi của bạn sẽ dạn dỉ hơn và trở thành chim mồi. Nhưng những lần dầu bạn không nên cho chúng gặp những đối thủ chào mào già đời quá nếu không chúng sẽ sợ vì chưa quen. Cứ lặp đi lặp lại một khoảng thời gian những chú chim bổi này sẽ trở thành những chú chim mồi thuần thục.

Với cách nuôi chào mào bổi thành mồi mà chúng tôi đề cập đến trong bài viết trên hi vọng sẽ giúp ích được cho anh chị em có thể thuần hóa được một chú bổi với tỷ lệ thành công cao nhất.

Chào Mào Giá 140 Triệu Vượt 500 Chú Chim Đạt Giải Nhất Cúp Vàng Cố Đô

Chào mào giá 140 triệu vượt 500 chú chim đạt giải nhất Cúp vàng cố đô

Đăng ngày 08/02/2017 lúc 4:04 pm

Sáng nay 8/2, tại công viên Thương Bạc, Trung tâm văn hoá TP.Huế đã tổ chức liên hoan chim cảnh tranh “Cúp vàng cố đô” mừng xuân Đinh Dậu 2017.

Ngay từ sáng sớm đông đảo người dân và du khách đã nô nức kéo về công viên Thương Bạc để tham dự hội thi chim chào mào tranh “Cúp vàng cố đô” đầu xuân Đinh Dậu 2017.

Ngay từ sáng sớm đông đảo người dân và du khách đã nô nức kéo về công viên Thương Bạc.

Theo đó, các nghệ nhân chơi chim từ khắp nơi trong tỉnh Thừa Thiên – Huế và các câu lạc bộ chơi chim cảnh có tiếng ở các tỉnh khác cũng đã mang những chú chim ưng ý nhất của mình tập trung tại công viên Thương Bạc để tham dự liên hoan chim cảnh, với hơn 500 lồng chim được xếp thành hai dãy dài.

Ban giám khảo là những người chơi chim cảnh lâu năm, có kinh nghiệm, hiểu biết sâu về chim chào mào được ban tổ chức bầu chọn để chấm thi. Sau hơn 5h tranh tài với 15 vòng thi loại dần, BGK đã chọn ra được 50 chú chim có giải (tổng giải thưởng lên đến trên 100 triệu đồng).

Ông Nguyễn Duy Cường (một nghệ nhân chơi chim lâu năm ở TP.Huế) cho biết, để có một con chào mào (chim miều) đẹp, hót hay, có tố chất thì cần phải biết nuôi dưỡng, tức là phải có chế độ ăn uống, vận động, ngủ nghỉ hợp lý

Chú chim chào mào mang số 425 đến từ Quảng Trị được trả giá 140 triệu đạt giải nhất.

Theo ban tổ chức, hội thi năm nay có cơ cấu giải thưởng lên đến trên 100 triệu đồng dành cho những chú chim đạt từ top 10 đến top 50.

Trong đó, có 4 giải cao gồm 3 chiếc xe máy và 1 tivi. Đạt giải nhất năm nay là chú chim chào mào của anh Lê Vĩnh Thành (trú TP.Đông Hà, tỉnh Quảng Trị), giải nhì thuộc về chú chim của anh Bốp Huế (TP.Huế), giải 3 là chim của anh Nguyễn Đức Vũ (TP.Huế) và giải 4 thuộc về chim của anh Quốc (TP.Đông Hà, tỉnh Quảng Trị).

Được biết, trước khi đạt giải “cúp vàng cố đô” trong sáng nay, chú chim của anh Thành (TP.Đông Hà) đã có người hỏi mua với giá trên 140 triệu đồng nhưng chưa được chủ nhân đồng ý bán.

Một số hình ảnh về cuộc thi: Hơn 500 lồng chim chào mào của các nghệ nhân chơi chim đến tham dự và được xếp treo thành hai dãy dài. Những vị giám khảo mặc áo xanh đang chấm thi vòng sơ loại đầu tiên. Hình ảnh chú chim đầu tiên bị loại khỏi cuộc thi. Ngày từ sáng sớm đến 12h trưa thời tiết nắng nóng nhưng vẫn rất đông người dân và du khách theo dõi các chú chim tranh tài. Nhiều lồng chim bị loại được BTC đưa ra ngoài sân thi đấu. Tốp 50 chú chim có tài năng nhất được ban giám khảo bình chọn trong sáng nay.

Sau khi loại hết hơn 500 chú chim cùng tranh tài thì 4 con chim còn lại bước vào tranh giải nhất.

Chim Chào Mào Ăn Gì? Cách Nuôi Chim Chào Mào. Thức Ăn Cho Chào Mào

1. Tập cho chim quen với môi trường mới

Nếu là chào mào bổi (chào mào mới bắt về từ tự nhiên): Trong 3 tháng đầu mới bắt về, bạn nên che lồng kín, chỉ để khe hở thật nhỏ, hạn chế việc di chuyển lồng, hạn chế tiếp xúc với chim, để nó tự thích nghi và mở áo lồng từ từ mỗi ngày. Khi cho chim ăn, bạn cho một lượng thức ăn ít, hết thức ăn thì mới cho thêm vào. Mục đích của việc này là để chim quen với bạn, nhận ra bạn không phải mối nguy hiểm của nó.

Nếu là chào mào đã quen lồng, bạn có thể bỏ qua giai đoạn che kín áo lồng này. Bạn chỉ cần gần gũi chim nhiều hơn, thường xuyên cho ăn, tắm chim… thì chim sẽ dạn.

2. Tắm cho chim chào mào

Mỗi lần tắm, ta nên sang chim qua một lồng tắm. Trong khi chim tắm, bạn tranh thủ làm vệ sinh lồng nuôi cho thật sạch sẽ, để khi tắm chim xong bạn có thể sang chim trở lại lồng. Tắm nước một tuần ít nhất là 2 lần hoặc 3 lần và chia đều ngày ra để tắm. Nếu tắm nhiều quá làm chim lâu lên lửa, tắm ít quá làm chim ngứa lông. Chim tắm xong cho phơi nắng khoảng 5 phút cho khô lông rồi mang vào.

Ngoài việc tắm nước ra, mỗi ngày còn phải cho chim tắm nắng. Treo lồng chim ra chỗ có ánh nắng buổi sớm, mỗi ngày độ nửa giờ để chim hấp thụ vitamin D, nhờ đó bộ xương chim mới cứng cáp, tinh thần chim hưng phấn, và làm ung trứng rận mạt trong lớp lông vũ… Chim không được tắm nắng mỗi ngày sẽ còi cọc, suy yếu, biếng hót.

3. Tập dợt cho chim

Tuần 1 -2 lần, bạn mang chim đến các câu lạc bộ nuôi chim, để chim giao lưu học hỏi từ những chim chào mào khác. Việc này giúp chào mào nhanh lên lửa hơn, chim siêng hót hơn và hót hay hơn.

1. Cám: bạn có thể mua cám bán sẵn trên thị trường hoặc tự làm cám cho chim.

2. Trái cây: những trái cây chín, có vị ngọt như chuối, cam, táo, dưa hấu, nho… trái cây giúp cung cấp vitamin, tốt cho hệ tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho chim.

3. Các loại củ luộc lên như khoai lang, khoai tây, khoai mỳ, cà rốt luộc…

4. Côn trùng: Cào cào non, sâu tươi, trứng kiến… Đây là nguồn cung cấp protein rất tốt cho chào mào.

Bạn cần cho chào mào ăn thức ăn phù hợp theo từng độ tuổi.

Đối với chào mào non, tốt nhất là trộn cám chung với nước cho vừa nhão rồi đút cho chim ăn, cũng có thể cho chim ăn cơm, bơ, đu đủ… Có thể cho ăn cào cào non đã cắt chân và đầu để chim dễ nuốt.

Đối với chào mào đang giai đoạn thay lông: nên dùng loại cám dành riêng cho chào mào thay lông, cám này có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Trái cây nên chọn những loại có tính mát và tạo sắc tố như đu đủ, cà chua, chuối, gấc, cà rốt luộc… bổ sung thêm mồi tươi như cào cào non, trứng kiến. Giai đoạn này không nên cho ăn sâu tươi vì làm lông bị xoắn, hỏng lông.