Top 6 # Chào Mào Bộng Rừng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Topcareplaza.com

Phương Pháp Thuần Chào Mào Bổi Già Rừng.

Đến thời điểm hiện tại để có một chú chim bổi bẩy đấy, già rừng là không phải chuyện dễ đâu nha các bạn. Nhưng tôi vẫn muốn chia sẻ kinh nghiệm thuần chim bổi già rừng cho những anh em nào may mắn có được chúng mà chưa biết cách thuần chúng. Nói về chào mào bổi già rừng thì ai cũng ớn lạnh, vì nó quá nhát, thuần được nó là 1 kỳ công không nhỏ, đòi hỏi nhiều gian nan thử thách và lòng kiên nhẫn của người thuần nó.

Bổi già rừng thì tùy theo độ già rừng của nó mà nó sẽ có độ nhát khác nhau. Chim ngoài rừng 1-2 mùa thì đã là nhát rồi. Chim từ 3 mùa rừng trở lên thường là chim có vị trí quan trọng ngòai rừng và trong bầy đàn của nó. Chim từ 4 mùa rừng trở lên thường là những anh chị đầu đàn, chim rất khôn, bẩy được những chim như vậy quả là 1 kỳ tích. Chim rất nhát, nhưng bù lại chim có giọng rừng chuẩn, giọng hay, đanh, rát, nước chơi hay,mà những con chim non mùa khác không thể nào có được.

Cách thuần chim bổi già rừng cũng không đơn giản, chỉ có các nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm nuôi chim bổi hoặc những chàng trai đầy sức trẻ muốn thử sức và lòng kiên nhẫn mới dám nuôi lọai chim này.

Chim bổi già rừng với bản chất rất nhát, tùy theo mỗi con mà ta nên chọn giữ nuôi hay không nuôi. Lồng nhốt chim bổi già rừng theo khuyến cáo của các nghệ nhân chơi lâu năm là nên nhốt chim trong lồng rộng, dễ bay nhảy, đặt nhiều cầu để chim bớt tung lồng và hạn chế làm hỏng bộ lông của chim cũng như hạn chế chim phát sinh các tật lỗi khác. Lồng từ 60 nan đến 76 nan, trong lồng nên đặt ít nhất 2 cầu chính và có thể có cầu phụ để chim tự do bay nhảy, khi chim bị tác động hoảng sợ thì chim còn có không gian bay nhảy. Nếu ta tra tấn chim trong lồng quá nhỏ bé, vì bản chất chim quá nhát nên việc chim tung lồng gây tổn thương và phát sinh các tật ngóai, ngửa, lộn mèo là chuyện không thể tránh khỏi.

Chim bổi già rừng thường là đã biết ăn các lọai trái cây trong đó có chuối cho nên không cần tập cho chim ăn chuối. Chỉ cần tập cho chim ăn cám, việc làm này cũng lắm gian nan, vất vả. Tùy theo bản chất từng con chim mà việc tập cho ăn cám nhanh hay chậm. Có con tập vài ngày là ăn cám nhưng cũng có con tập cả 1 thời gian dài, có con khi bẩy về thì tuyệt thực và không chịu ăn gì, lúc này đòi hỏi ta phải mất thời gian để đút chuối và thức ăn cho chim. Những ngày mới về nên cho chim ăn nhiều chuối nhằm tránh thay đổi chế độ dinh dưỡng 1 cách đột ngột sẽ làm chim mắc các bệnh đường ruột, khi chim đã biết ăn cám thì cho chim ăn trái cây ít lại.

Chim bổi già rừng khi về lồng mà không tung tóe nhiều thì đã là may mắn lắm rồi, khi chim đã yên vị với nơi ở mới với thức ăn và nước uống đầy đủ thì cần cho chim 1 khỏang không gian yên tĩnh để cho chim tập làm quen dần với cái lồng như là nhà của nó.

Nên treo chim nơi ít người qua lại, ít bị các tác động làm cho chim bị hỏang sợ. Tốt nhất nên treo chim vào 1 góc nào đó trong vòng 1 tuần đầu khi chim mới về nhà. Ngày ngày ta vẫn theo dõi thức ăn, nước uống cho chim nhưng nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với chim.

Lồng chim ta nên trùm áo lồng theo kiểu chữ A, trường hợp chim tung quá dễ dẫn đến làm tổn thương chim thì bắt buộc phải trùm kín áo lồng trong 1 khỏang thời gian nhất định. Sau 1 tuần kể từ khi chim về nhà, ta theo dõi họat động của chim xem thế nào, nếu còn quá nhát thì tiếp tục chăm như lúc ban đầu, sau 1 thời gian khi chim bớt tung hơn thì từ từ hé áo lồng to ra 1 chút. Trong giai đọan này nếu có thể thì cũng nên cho chim tắm nước và phơi nắng để chim dần dạn dĩ hơn.

Ta có thể dùng mọi phương pháp để ép cho chim dạn thật nhanh, nhưng sẽ để lại nhiều hậu quả sau này:

– Chim bị dị tật do thời gian đầu nhảy hoảng dễ bị thương tật, có thể chim bị chết do sốc.

– Chim bị đơ do luôn hoảng loạn. Khi ta ép được con chim đến dạn người, ta tưởng chim đã thuần nhưng thực ra đó là sự khuất phục, cam chịu, chim đã quen và chấp nhận sự o ép đó, nhưng chim vẫn chưa từ bỏ hẳn bản tính nhát người. Việc này cần có nhiều thời gian sau này thì chim mới quen với người.

– Tốn thời gian của ta, khi ta dùng mọi phương pháp để ép cho chim dạn người thì ta sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian ở bên chim, suốt ngày quyến luyến bên chim với đủ mọi phương pháp.

Vì vậy khi chim đã hót rồi thì ta nên để tự nhiên cho nó hót, không nên tìm cách ép cho dạn. Cứ để thoáng cho nó, treo chỗ vắng người, tránh tiếp xúc nhiều với chim (mỗi lần đến là chỉ để cho ăn hoặc dọn lồng). Làm vậy thì chim lâu dạn nhưng đó là cách tốt nhất ta có thể làm. Con chim tự nó thích nghi với từng cái lạ lẫm và tự thuần, chim giữ được bản tính, nết chơi vốn có ngòai rừng của nó.

Những Loại Chào Mào Ngoài Rừng

Khi bắt chim chào mào ngoài rừng có các loại như : chim con, má trắng, má lỡ, chim bổi… Nên chơi chim già rừng hay chim non? Đây là câu hỏi nhiều người mới chơi chim hay để ý. Nếu những người mới chơi chim thì có lẽ thích chơi chim non hơn vì chim nhanh dạn,còn những người chơi chim lâu năm thì lại chọn chim bổi già vì chim chơi đẹp, xổ bọng hay. Mỗi loại có ưu và nhược điểm khác nhau.

Chúng ta cần biết nuôi chim chào mào để làm gì : nghe hót, thi thố, làm cảnh… Từ đó sẽ biết nên chọn chim gì. Giải thích những loại chào mào ngoài rừng.

Chim má trắng : Chim đã biết bay, và tự kiếm ăn. Nuôi chim này không phải đút cho nó ăn. Nhưng phải có chim hay để tập cho nó hót, nếu không thì cũng không chịu hót. Chim này cũng dễ phát sinh ra nhiều tật. Đặc điểm nữa là thích thì chơi điên loạn nhìn rất đẹp, không thích thì đứng im. Nếu thích chơi chim giọng thì kiếm em này về tập giọng.

Chào mào má lở : Già hơn má trắng 1 tí, nó đã có 1 ít tách đỏ và đã biết hót 1 phần. Nuôi chim này cũng nhanh dạn hơn bổi. Và đi cội thì cũng hơn má trắng 1 tí vì ở ngoài rừng lâu hơn được vài tháng.

Chào mào bổi : Đây là từ nói chung của chào mào, tức là chim đã có lông lá đầy đủ. Chào mào bổi có loại mới 1 mùa rừng, có loại 3 – 4 mùa rừng. Ở đây mình nói chim 1 mùa, tức là từ má lở rồi ra lông lá đầy đủ thành chim bổi. Chim này tương đối khó thuần. Hót hét nghe rất thích, và chơi cội cũng ngon, nhưng phải có kiên nhẫn vì loại này phải nuôi ít nhất 1 mùa mới chơi nếu nuôi giỏi.

Chào mào bổi già : Đây là chiến binh chơi cội thực sự, chim sống ngoài rừng trên 2 năm. Phải đấu tranh sinh tồn, giành lãnh thổ nên chơi cội thì tuyệt vời. Nhưng loại này thuộc loại khó thuần nhất, nuôi giỏi cũng phải 2 mùa mới chơi

Đó là các loại chim ngoài rừng, chúc anh em vui vẻ.

Cách Nuôi Chào Mào Bổi Căng Lửa, Chăm Sóc Giữ Lửa Chào Mào Rừng

Cách vào cám chào mào bổi

Nếu anh em chỉ có một chú chào mào thì lúc đầu anh em cho vào cóng 1 ít chuối. Dần dần anh em dùng cám rắc lên chuối để chim ăn dần cho quen. Còn nước thì kệ nó thôi, bản năng sẽ khiến nó tự tìm uống rất nhanh.

Nếu anh em có một chú chào mào bổi khác mà đã vào cám được thì nhốt chung chúng với nhau. Như thế nó sẽ tự học và vào cám khá nhanh. Lưu ý không nên nhốt chung chào mào bổi với chào mào thuần. Hoặc đơn giản là có thể đặt chúng cạnh nhau sao cho chúng nhìn thấy nhau để có thể học được cách ăn cám.

Tắm cho chào mào bổi

Tắm cho chào mào khi mới về là việc không quá khó khăn. Thế nhưng nhiều bạn tắm cho chim không đúng khiến cho chim bị rát người. Chính vì thế sẽ dẫn đến hiện tượng mất lửa cho chào mào mà nhiều khi anh em không hiểu sao. Nguyên nhân chính là do tắm cho chào mào không đúng cách.

Nếu có chim chào mào đã biết tắm thì đặt chúng gần nhau là chúng sẽ tự học được cách tắm rất nhanh.

Chim không chịu qua lồng tắm thì sao? Vấn đề này thì bạn hãy bỏ cóng nước trong lồng nuôi ra ngoài. Chim khát nước thì sẽ tự mò sang lồng tắm uống nước và dần dần sẽ tắm mà thôi. Chim mà chỉ tắm khoát không chịu nhảy xuống hồ tắm thì có thể do chim sợ mực nước quá sâu. Lúc đầu anh em hãy cho nhiều nước một tý để chim tắm khoát, sau đó đổ ít nước lại để chim không tắm khoát được mà nhảy xuống để tắm.

Chăm sóc chim giữ lửa rừng

Nói đến việc chăm sóc chào mào bổi thì chúng ta có 2 phương án. Đó là nuôi dạn trước hay giữ lửa chim từ khi cho chào mào vào lồng. Về việc nuôi dạn trước thì bạn xem cách thuần chào mào bổi sau đó khi chào mào đã thuần thì xem cách nuôi chào mào hót hay để tăng lửa và giữ lửa cho chim. Còn ở đây mình sẽ nói đến cách nuôi và giữ lửa cho chim ngay khi cho chào mào bổi vào lồng.

Điều quan trọng nhất để giữ lửa cho chào mào mới vào lồng thì quan trọng nhất là dinh dưỡng cho chào mào. Do đó anh em cần phải chú ý đến chất lượng cám cho chào mào. Tốt nhất là anh em hãy tự làm cám chào mào để chủ động nhất về dinh dưỡng cho chào mào. Nhìn chung là chào mào mồi ăn gì thì chào mào bổi bạn cứ cho ăn như vậy là được.

Về việc trùm áo lồng cho chim thì khoảng 1 tháng anh em có thể trùm áo lồng rồi. Nếu chào mào nhát quá thì anh em mới chùm áo lồng còn nếu không thì không cần thiết lắm. Chim chào mào sẽ chỉ hót và đấu khi có ánh sáng nên nếu trùm thì anh em nên trùm nửa áo lồng là được.

Sau khi chào mào đã có tình trạng ổn, đổ giọng thì bạn cho chim ra chỗ mới yên tĩnh. Nếu nó chịu kéo giọng, đổ giọng thì là tín hiệu tốt. Còn nếu chưa thấy nó đổ giọng thì các bạn cứ kiên nhẫn và thường xuyên xem thể trạng của chim. Nếu có vấn đề thì xem lại cách chăm sóc, có thể phải đổi cám vì chúng không hợp cám. Cám không phù hợp nên không giữ được độ căng nhất của con chim.

Đến lúc này thì chắc anh em đã mỉm cười rồi đấy nhỉ. Nếu thành công thì chắc chắn anh em sẽ có một chú chào mào bổi chơi cực kì bền và hay. Còn nếu giả sử như trong những bước trên mà thất bại ở một trong những bước trên thì anh em sẽ phải làm lại từ đầu đấy.

<!-

Cách Bẫy Chào Mào Rừng Lưới, Chim Mồi,Keo Hay Đúng Kỹ Thuật Nhất

Cách bẫy chim chào mào rừng đúng kỹ thuật nhất

1. Cách bẫy chim chào mào bằng chim mồi

Đây là cách bẫy thông dụng nhất và mang đến cho anh em cơ hội sở hữu những chú chim chào mào hay nhất. Để làm được điều này thì trước tiên anh em phải chuẩn bị chim mồi, như anh em phải nắm được cách treo lồng chim

Trong cách bẫy chào mào rừng thì việc lựa chọn chim mồi là điều khá quan trọng, một chú chim mồi không nhất thiết phải là một chú chim cao thủ chỉ cần tố chất bình thường là đủ bởi nếu anh em sử dụng nhữg chú chim mồi cao thủ thì sẽ khiến cho những chú chim rừng không dám xuống để giao đấu. Tuy nhiên bạn nên lựa chọn những con nào càng hót to hót khỏe thì càng có tỉ lệ dụ được chim tốt đến.

Anh em phải chọn những chiếc lồng bẫy có nóc cao, những chiéc lồng này sẽ khiến cho những chú chào mào có thể chui được vào trong lồng một cách dễ dàng nhất. Sau đó anh em cần phải nắm được cách đặt lồng chim sao cho hiệu quả. Nơi mà những chú chào mào rừng thường xuyên qua lại nhất chính là những nơi có ít xe cộ ít người qua lại và yên tĩnh. Ngoài ra lý tưởng hơn la những nơi tập trung nhiều loại trái cây vì những chú chào mào rất khoái khẩu những món này. Tiếp đến sau khi đặt lồng bẫy chim chào mào thì bạn có thể phủ lá cây cũng như cỏ để ngụy trang như vậy hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều.Bạn cũng nên lựa chọn một nơi ít cây ít cành để những chú chào mào rừng không có chỗ dậu mà không chịu chui vào bẫy.

2. Cách bẫy chim chào mào rừng bằng keo

3. Cách bấy chim chào mào bằng lưới

Một cách bẫy chim chào mào khác cũng được khá nhiều anh em chơi chim lâu năm sử dụng đó chính là bẫy chim chào mào bằng lưới. Với cách bẫy chào mào bằng lưới này thì hiệu quả cũng khá cao tuy nhiên so vối hình thức bẫy chào mào bằng chim mồi thì chất lượng không được bằng. Tuy nhiên cách nay lại cho ưu điểm là có thể bắt được nhiều chim, hoặc những anh em không có chim mồi thì cũng có thể áp dụng đựơc cánh này

Việc đầu tiên mà anh em cần chuẩn bị chính là một chiếc lưới về độ dài rộng thì tùy thuộc vào anh em tuy nhiên cũng phải đảm bảo tối thiểu khoảng 3 mét chiều rộng và 20 -100 mét chiều dài để làm. Đến giờ chiều khi đàn chim về tổ anh em theo dõi chúng để xem chúng bay về hướng nào. Những chú chim này thường nằm ngủ lại ở cây nào. Thông thường thì những chú chào mào rất ngủ lại ở những bụi lau. Sau khi đã nắm được chỗ ngủ của chúng thì khoảng nửa đêm bạn quay lại chỗ đó vầmng theo lưới nên nhớ khoảng thời gian thích hợp nhất để đi bẫy chim chính là anh em lựa chọn vào khung giờ buổi sáng thời gian lý tưởng nhất là khoảng 4 5 h và dăng lưới theo hướng chúng bay hàng ngày. Nếu như may mắn bạn có thể bắt được 1 lúc khoảng vài chục con, thậm chí còn lên tới cả trăm con . Nhưng như anh emthấy đấy cách bẫy chào mào này mất khá nhiều thời gian và nếu không phải là những người am hiểu về chi thì chắc sẽ không thể thành công được

Trong 3 cách bẫy chim chào mào ở trên thì như đã nói từ đầu cách đầu tiên là tỉ lệ bắt được chim hay cao nhất và thông thường những chú chim chào mào bổi được bắt ở đây sẽ có giá trị cao hơn so với bắt chào mào bẫy lưới và bẫy keo vì 2 cách này 1 phần là khiến cho những chú chim không được nguyên vẹn về ngoại hình 2 là những chú chim không hay. Như vậy ở trong bài viết trên Chú Gióng đã giới thiệu đến anh em 3 cách bẫy chim chào mào thường được áp dụng nhất hiện nay. Tùy theo điều kiện của bản thân cũng như nhu cầu mà anh em có thể lựa chọn cho mình được 1 phương pháp tốt nhất.