Top 8 # Chào Mào Bổi Trung Mang Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Topcareplaza.com

Chào Mào Trung Mang Giống Chào Mào Độc Nhất Miền Trung

Đặc điểm của chào mào Trung Mang

a. Hình dáng chào mào Trung Mang

b. Giọng hót chào mào Trung Mang

c. Nết chơi của chào mào Trung Mang

Giá bán chào mào Trung Mang

Sự biến mất dần của chào mào Trung Mang

Đặc điểm của chào mào Trung Mang

a. Hình dáng chào mào Trung Mang

Nói về chào mào miền Trung thì có thể nói là không có nhiều chú chim đẹp. Thường thì sẽ là chim nhỏ hoặc thường bị khiếm khuyết ở phần đuôi hoặc yếm mặc dù những phần khác rất đẹp. Chào mào Trung Mang cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên nếu tìm được em nào hoàn hảo thì bạn đã vớ phải cục vàng rồi đấy.

Đặc điểm nổi bật của chào mào Trung Mang có lẽ chính là mặt chim khá dữ. Phần mắt chào mào lộ rõ và phần giao giữa đầu và mỏ gấp khúc chứ không bằng phẳng. Xét chung thì ngoại hình của chào mào Trung Mang không phải là điểm nổi bật của chúng.

Ngoại hình của chào mào Trung Mang thì có lẽ không được bằng một số chào mào ở vùng khác nhưng về giọng hót của chào mào Trung Mang thì đặc biệt và khó mà lầm nhẫn được với bất cừ chào mào nào khác.

Giọng hót của chào mào Trung Mang thường thì có giọng nhanh và rất có uy. Giọng hót đặc trưng của nó thường toát nên và dễ nhận biết nhất là những con có giọng thổ hoặc thổ pha. Các âm của chào mào Trung Mang là Triu và Wow, do đó khi chào mào ché thì cũng mang âm này.

c. Nết chơi của chào mào Trung Mang

Chào mào Trung Mang có thể nói là khó thuần nhất nhì trong các dòng chào mào hiện nay bởi chúng khá rát người. Đối với việc thuần chào mào bổi rất là khó khăn ngay từ khâu ép dạn đến khi tập dợt. Đây là kinh nghiệm mà mình rút ra được khi đã mất gần nửa năm khi thuần 1 em chào mào Trung Mang, không chỉ mình mà nhiều anh em nghệ nhân cũng nói thế.

Về nết chơi thì có thể nói nết chơi của chào mào Trung Mang rất khó, nhiều khi nó chỉ đấu với chào mào Trung Mang còn mấy giòng chào mào khác thì nó đấu như cho có lệ. Thời gian đầu mình chơi chào mào Trung Mang thật sự là rất nản, thế nhưng nếu chào mào Trung Mang mà được khoảng 3 4 mùa thì nó sẽ khác hẳn. Hầu hết mấy em được 4 mùa trở nên rất hay được cúp khi đi thi đấu.

Giá bán chào mào Trung Mang

Về giá bán của chào mào Trung Mang cũng phụ thuộc rất nhiều về độ thuần, nết chơi, tiếng hót và một phần hình dáng của chúng.

Những con chào mào Trung Mang non, những con mới bẫy về thường có giá từ 200k ~ 500k. Có những con bổi mới bẫy về mà có giọng tốt, dáng đẹp thì giá cũng tầm 500k ~ 700k.

Những con chào mào bổi được bẫy về đã thuần thì có giá từ 1 triệu đến 2 triệu đồng 1 con. Đây là giá những con chào mào Trung Mang đã có thể hót, ché được.

Những con chào mào có tiếng hót chuẩn, nết chơi hay, có thể đấu giàn, đã có thành tích thi đấu thì đắt hơn thường thì anh em mà gặp những con chào mào này thì chủ nhân của chúng cũng ít khi bán. Giá của chúng khoảng 2 triệu trở lên. Ngoài ra còn có những con chào mào Trung Mang đã từng được anh em định giá trên 10 triệu.

Hiện nay thì với cái giá cao, được giới nghệ nhân săn tìm thì việc nhiều người đổ xô vào rừng để bẫy chim chào mào Trung Mang là điều dễ hiểu.

Trước đây khi mình đến chơi vùng Quảng Nam, Đà Nẵng nên các đồi chè, núi thì việc gặp những chú chào mào Trung Mang là rất dễ gặp. Tuy nhiên vừa rồi có dịp vào chơi Đà Nẵng, tham quan những nơi sản sinh ra dòng chào mào này thì người dân ở đây nói rằng chào mào Trung Mang bổi hiện nay ít lắm. Người ta săn nhiều, bắt nhiều nên tiếng chim chào mào tự nhiên không còn nữa. Đây có lẽ cũng là một điều khá đáng buồn anh em nhỉ.

Tuy thú chơi chào mào là niềm đam mê của rất nhiều người, ai cũng muốn sở hữu được chú chào mào chơi hay, hót tốt những chúng ta cũng không nên săn tìm quá để giống chào mào Trung Mang này vĩnh viễn biến mất sau này. Chúc anh em thành công.

<!-

Chào Mào Trung Mang Có Còn Không ?

Thấy nhiều anh em thường hỏi mua chim Trung Mang, hoặc nhiều người bán chào mào Trung Mang giá rẻ. Vậy anh em đã biết rõ về chào mào Trung Mang không? chim hót thế nào ? chơi thế nào …Mình xin chia sẻ đôi nét về chim Trung Mang

*Giới thiệu về chào mào Trung Mang Hội An _ Quảng Nam

* Về dáng chim chào mào trung mang

Chim chào mào Trung Mang nói riêng và các vùng khác ở khu vực Quảng Nam – Đà Nẵng nói chung đa phần mẫu chim đẹp không nhiều như phía Bắc đèo Hải Vân trở ra. Nhiều chú có bộ rất đẹp nhưng lại khuyết phần yếm, hoặc đuôi hơi ngắn và đặc biệt là xác chim nhỏ, do đó chim Trung Mang cũng không nằm ngoại lệ.

Những con yếm treo thường đi kèm mào đinh, rất hiếm có chú chim vừa mào đinh, vừa yếm đậm (hình trên) và thường những con này xác tương đối, nhưng đoản chim. Về loại yếm đậm thường rơi vào những con có mào lân, lân nhiều thì yếm đậm nhiều.

Khi xem tướng chim, thường mình nhìn mặt, mặt chim Trung Mang khá dữ (chim bổi). Phía trước điểm giao giữa phần mỏ và đầu, mình nhìn có cảm giác gấp khúc chứ không bằng. Mắt nhìn lộ, không biết vì đặc điểm này khiến dòng chim này rất khó thuần, chim khá nhát. Nhiều con 2 mùa nếu không thường xuyên mang đi dợt hoặc tiếp xúc nơi đông người, chim nhảy khủng, chim tơ cũng không ngoại lệ.

* Về giọng Chim Trung Mang

Được thiên phú cho 1 chất giọng rất khó nhầm lẫn với các vùng khác. Nhưng theo mình hay và đạt nhất những con hót giọng Thổ hoặc Thổ pha, giọng này đi vừa nhanh, gắt và trong giọng có UY. Những con đi giọng Kim không thể toác hết được độ hay và nét độc đáo về giọng của chim Vùng này.Mời anh em xem qua clip

Các âm cơ bản AE chơi dòng này hay quan tâm là : WOW và TRIU. Nhưng điều đặc biệt mình cũng cảnh báo là những tiếng này hiện đã kèm được. Do đó, để nhận xét có phải chim đúng vùng hay không điều quan tâm là giọng, chứ không phải 2 âm trên, nhất là đối với chim BỔI hoặc chim thuần từ BỔI lên.

Về giọng theo mình quan sát cũng như mang chim nhà đi thực tế tại Vùng này (xã 3 và 4), đoạn Thuỷ điện Sông vàng cũng thuộc Trung Mang nhưng chim ở đó phân bố xen kẻ, không như giọng ở khu đường Bê tông, đồi chè, xã 4. Từ những chuyến đi thực tế và cho chim nhà đấu giọng với chim trời mình nhận thấy chim Trung Mang có tầm 3 giọng được xem là cơ bản, còn lại tuỳ thuộc vào gen từng con mà độ dài và sâu của giọng hay hơn.

Giọng ché chuẩn : Chim Trung Mang thông thường không ché như các dòng chim khác mà thường là “chít”. Tùy năng lực từng con mà chít dài hay ngắn, đồng thời giọng chít đúng sẽ có hậu là wow hoặc triu…quá lực. Những chú chim lỡ hoặc tơ vùng này lên, những giọng cơ bản khả năng có do thừa hưởng từ chim cha mẹ, nhưng nếu không có chim Thầy kèm thì sẽ ché giọng khác, vẫn có thể có âm hậu : Triu hoặc wow.

* Thuần và nét đấu chào mào Trung Mang

Bản thân mình và cũng qua 1 số AE chơi chim Trung Mang có thâm niên, phải thừa nhận 1 điều là dòng chim này khó Thuần. Từ khâu ép dạn đến khâu tập dợt, dòng này khá nhát. Theo quan sát thì chim này hầu hết ở trong vườn nhà dân, nhưng không hiểu sao sợ người đến vậy (chim bổi). Chim tơ mình nuôi gần 1 năm bửa nay cầm lồng đỡ nhảy, chứ lúc trước thì tông lông lá tơi tả.

Thứ đến là nết đấu. Nếu các bạn đã từng sở hữu dòng chim này ắt hẳn sẽ gặp, chỉ chịu đấu với chim Trung Mang, còn với dòng khác thì đấu cho qua chuyện và thường thiên về đấu giọng. Vì mình cũng chơi dòng này tầm 3 năm, nên độ thuần chim theo mấy anh lớn nói lại là qua gần hết mùa 3, chớm mùa 4 chim mới bắt đầu nổi sm:46. Cũng vì lẽ này mà 1 số AE các tỉnh khác khi mua về chơi 1 thời gian đâm ra nản, ở Đà Nẵng cũng không ngoại lệ.

Vùng nào cũng có chim hay, chim dỡ. Nhưng chúng ta cũng nên tự hào về dòng chim chào mào Việt Nam. Có lẽ không có 1 quốc gia nào mà trên bản đồ phân bố của dòng này trải dài từ đỉnh đầu Tổ quốc cho đến tận cùng Đất mủi. Mỗi vùng có 1 sắc thái riêng, 1 giọng riêng đặc trưng. Như vùng Quảng Nam, vị trí địa lý chỉ cách nhau vài Km đường chim bay mà giọng đã khác hẳn rồi.

Mình cũng cảnh báo AE đam mê dòng này nên cẩn thận vì chim tơ kèm được giọng hiện nay khá nhiều, ngoài chúng tôi còn có cả giọng Trung Mang chuẩn. Nên các bạn khi mua thì phải xác định rỏ nguồn gốc chim bổi. Nếu ở Đà Nẵng hoặc Quảng Nam thường thì các con Trung Mang hay đều có gốc rỏ ràng. Vị trí bẫy được, ai bẫy và qua những ai chăm. Riêng về các âm : wow, triu, tít chúng tôi vùng khác đều học được nên các bạn không thể căn cứ vào điểm này mà nhìn nhận “nó” là vùng Trung Mang.

Hiện tại những người dân sống ở đây đi bẫy hàng ngày và rất khó, hoặc thậm chí là không có chào mào Trung Mang. Vì thế anh em phải cần thẩn trước khi mua. Nếu có đúng chim Trung Mang thiệt thì 1 chú chim bổi giá cũng 2 triệu 5 trở lên.

Chào Mào Trung Mang, Loài Chim Không Đụng Hàng Và Đắt Nhất Miền Trung

Hiện nay với những người chơi chim cảnh, chào mào là một trong những loài chim cảnh được nhiều ưa thích nhất vì chúng có vẽ ngoài khá đẹp và hót hay. Đặc biệt là loài chào mào Trung Mang, loài chim được mệnh danh không đụng hàng và đắt nhất miền Trung. Mời các bạn theo giỏi bài viết này để nhận biết chim chào mào Trung Mang có đặc điểm gì nổi bật?

Đặc điểm không đụng hàng của chào mào Trung Mang

Điều khiến những chú chào mào Trung Mang này đặc biệt đó là giọng hót trầm trầm pha lẫn tiếng “quách chào quyu” cao vút, nghe thật đã tai. Tại sao giống chào mào này lại hót được vậy, chắc hẳn các bạn cũng đang thắc mắc như tôi, đó chính là do cái bọng họng to nên có thể hót kéo dài liên tiếp 2-3 hồi.

Về ngoại hình thì giống chào mào Trung Mang hơi nhỏ, thon dài hơn giống nơi khác khoảng 3cm, mũ cao vươn ra phía trước và vòng cổ màu đen chạm nhau dưới ức. Đặc biệt loài chim này mà đi thi đấu thì khỏi phải nói, rất là hung đấy.

Giống chào mào Mang Trung đắt nhất miền Trung

Với những đặc điểm độc nhất vô nhị ở trên khiến cho chào mào Trung Mang có giá rất đắt, và được xem là loài chim chào mào đắt nhẩt miền Trung.

Mỗi chú Trung Mang mới bẫy được đem rao bán cũng được vài trăm ngàn. Còn nếu người nào đầu tư hơn nữa nuôi thêm khoảng vài ba tháng cho quen lồng, biết ăn bột cám, bắt đầu cất tiếng hót thánh thót, thì mỗi em chim chào mào Trung Mang sẽ bán với giá 1 triệu đồng.

Còn không tiếng “quách chào quyu”?

Đó cũng là điều khiến nhiều người muốn đổ xô vào rừng săn bắt chim chào mào Trung Mang nhằm kiếm thêm chút thu nhập. Từ đó, số lượng chim chào mào Trung Mang ngày càng khan hiếm.

Mỗi ngày có rất nhiều người đưa nhau vào rừng để bẫy chim, trên dưới cả chục người hơn. Chỉ tính sơ bộ, nếu trong số đó 2 người bắt được một con chim chào mào Trung Mang thì mỗi ngày có bao nhiêu chú chào mào quý nơi đây bị bắt? Để từ đó liệu ta có nghe được tiếng hót thánh thót ban sơ của những chú chim chào mào ở đây, còn đâu những đồi chè nhộn nhịp tiếng hót, những tán cây chim nô đùa nhảy múa hót líu lo.

Người dân ở vùng Trung Mang này có câu: “Giá mà chào mào Trung Mang không đắt giá thì thú chơi “tao nhã” không đông người theo đuổi như rứa mô”…

Suy Nghĩ Về Chào Mào Bổi

Chim khi mới bắt về nhà, chúng còn lạ lẫm với mọi điều xung quanh từ không gian sống,tiếng ồn ào,người nuôi,thức ăn…

Nhưng dù cho cuộc sống của chúng đã thay đổi hoàn toàn, chúng vẫn học hỏi từ cách sống trong môi trường chật hẹp từ cuộc sống bay nhảy sang cầm tù, cách thích nghi với loại cám mới, học cách tắm hay thích nghi với tiếng nói của con người,tiếng xe cộ qua lại mà trước đây chúng rất ít khi nghe.Từ 1 thủ lĩnh ở chốn núi rừng thành con cờ trong tay chủ.

Chúng học hỏi không ngừng, để dần thích nghi với cuộc sống mới, không phải ngày 1 ngày 2, mà là năm này qua năm khác.

Tôi là một chú chào mào non. Cha mẹ tôi sinh tôi ra ở một khóm tre đầu làng. ( Vì có chiếc mào dựng đứng ở trên đầu, nên chúng tôi có tên gọi như vậy). Cha tôi có được chất giọng bay bổng, cao vút, vang xa. Tiếng hót như tiếng chuông ngân. Khi gặp kẻ khác đến tranh giành lãnh thổ, cha tôi dùng tiếng ”ché” để quát, đuổi những kẻ khác đến tranh giành thức ăn.

Trước khi xây nhà làm tổ, cha tôi đã mất rất nhiều công sức, thời gian để tìm cho mình một chiếc tổ gần những nơi có trái cây quanh năm để tiện cho việc kiếm thức ăn sau này. Gần tổ của chúng tôi có một số loài chim khác như : Chim Hoành hoạch, vành khuyên, sẻ đá sống ở những bụi chuối, cây nhãn, cây ổi…

Khi chúng tôi đến khu vườn này, số lượng chim đến đây còn khá thưa thớt. Vì vậy lượng quả chín này có thể dùng quanh năm, không phải lo đến việc kiếm thức ăn hàng ngày. Những quả trâm, quả dâu da, quả ổi mọc trĩu quả nhưng cha tôi vẫn thường khuyên với mọi người: ”chúng ta phải tiết kiệm, ăn quả nào thì ăn hết chứ đừng để lãng phí, nếu chúng ta không hoang phí thì lượng quả này có thể dùng quanh năm”. Tất cả mọi ngưười đều đồng ý với ý kiến của cha tôi, vì vậy mọi người lựa những quả chín ăn trước, những quả xanh thì để đến khi chín mới ăn. Lượng quả chín trong vườn vì vậy mà còn rất nhiều.

Ở vườn bên cạnh, do các loài chim dùng trái quả lãng phí nên lượng quả trong vườn của họ cạn kiệt dần. Họ phải đi sang vườn bên cạnh kiếm thức ăn. Như mọi sáng, cha tôi cùng mọi người đến ăn và đem thức ăn về tổ. Mọi ngưười vừa hái những quả chín, vừa vui vẻ hót ca líu lót thì thấy lũ lượt các anh chim vườn bên cạnh đến lấy quả. Họ gặp chúng tôi và nói: ” Khu vườn chúng tôi ở, giờ không còn quả nào, lượng quả thưa thớt nên việc kiếm ăn gặp khó khăn, chúng tôi đến để xin ít quả về cho gia đình mình”. Cha tôi và mọi người vui vẻ nói: ” Mời mọi người cứ tự nhiên, nhưng xin mọi người lưu ý, ăn quả nào thì ăn hết, đừng để lãng phí”. Những loài chim này ậm ừ cho qua chuyện. Nhưng do quen tính hoang phí, hàng ngày mọi người đến lấy quả chín, họ nếm quả nào ngon thì ăn, quả nào không ngon thì đem vứt bỏ. Ban đầu cha tôi và mọi người nhắc khéo: ” Nếu các bác mà ăn lãng phí như vậy thì khu vườn này sớm muộn cũng lại giống khu vườn của các bác, lúc ấy tất cả chúng ta chẳng còn quả để ăn đâu”. Mọi người lúc này có vẻ không bằng lòng với cha tôi. Họ bảo: ” Lúc khó khăn chúng tôi mới đến xin ít quả về cho gia đình chứ” rồi bỏ đi. Ngày hôm sau họ lại đến, vẫn chứng nào tật ấy lại ăn những quả ngon, quả không ngon thì bỏ đi. Khu vườn trái quả nhiều là thế nhưng do các loài chim vườn bên cạnh đến lấy thức ăn hoang phí nên lượng quả chín cũng không còn nhiều, bởi những quả xanh chưa kịp chín đã bị bọn họ hái mà không ăn. Cha tôi thấy vậy mới bàn với mọi ngưưuời: ” ngày mai chúng ta sẽ đuổi tất cả những người khách này đi ra khỏi khu vườn”. Mọi người nhất loạt đồng ý.

Sáng hôm sau, theo thói quen, mọi người lại kéo tới. Lúc này cha tôi cùng những người hàng xóm cất tiếng hót xua đuổi những vị khách này đi. Những vị khách này thấy mình cũng có lỗi nên bỏ đi nơi khác kiếm thức ăn. Cha tôi nghĩ bụng: ”Với tính cách sống hoang phí như vậy thì đi xin ăn ở đâu cũng bị nguười ta đuổi mà thôi” Chỉ duy nhất có anh chào mào là không chịu rời đi. Anh nói : ”Trái quả là của chung, tôi không đi đâu hết ”. Khu vườn này giờ là của tôi. Cha tôi ngạc nhiên trưước sự ngang ngược, trắng trợn của anh. Cha tôi nói: ” Khu vườn này là do chúng tôi đến đây trước, anh hãy trở về khu vườn của anh đi” Anh chào mào nhất mực không chịu đi, anh nói: ”chiến thắng dành cho kẻ mạnh, kẻ nào thua thì đi chỗ khác kiếm ăn” Loài chim chúng tôi là thế, khi có được lãnh thổ mà không có bản lĩnh thì không dễ gì bảo vệ được lãnh thổ của mình. Vì vậy loài chim chúng tôi phải rèn luyện thân thể: Chuyền cành, bay nhảy để có được sự nhanh nhẹn, khoẻ mạnh của đôi chân, tập luyện để có giọng hót to, vang xa. Để có được tiếng hót hay là cả một quá trình học hỏi, rèn luyện. Những chú chim hót to, vang, hót được nhiều giọng là những chú chim siêng năng luyện tập võ nghệ cùng luyện tiếng hót. Tiếng hót thể hiện được bản lĩnh của loài chim.

Cha tôi nói: ” Được, ngày mai chúng ta sẽ thi đấu, kẻ nào thua sẽ phải chuyển đi nơi khác” trước khi đi anh còn trêu tức cha tôi, ăn một quả ổi và vứt đi cả chùm dâu da chín đỏ rồi mới chịu bay đi.

Cha tôi nói với mọi ngưười : ” Chúng ta làm đúng thì không phải sợ gì cả. Khu vườn trên là của chúng ta, chúng ta phải giữ những gì thuộc về chúng ta, nếu nhượng bộ sẽ bị chiếm mất lãnh thổ, mà kẻ thua cuộc thì đi đến đâu cũng bị xua đuổi, sẽ phải đi tìm trái quả ở những nơi khác ”. Mẹ tôi rất lo lắng bởi ở khu vườn anh chào mào ở và những khu vườn bên cạnh ai cũng phải nhượng bộ bởi tính hống hách, ngang ngược, không biết điều của anh.

Hôm sau đúng hẹn, cha tôi bay lên cành ổi đợi anh chào mào. Anh xuất hiện trong tư thế thật hống hách. Anh giang cánh, xòe đuôi thể hiện sự dũng mãnh. Sau đó anh bay đến cây ổi nơi cha tôi đậu. Hai bên bắt đầu trổ tài thi đấu. Cha tôi và anh cất tiếng hót, biểu diễn tất cả những giọng hót đã tập luyện hàng ngày. Tiếng hót của anh vang xa ra khắp khu vườn, cha tôi cũng không vừa, cha tôi rít lên những tiếng chói tai, cha tôi do siêng tập luyện nên tiếng đanh và chắc. Hai bên thi đấu hết tất cả giọng của loài chim, từ giọng trầm bỗng chuyển sang bổng, những tiếng ”ché” dùng để lấn át, dọa nạt đối phuương được hai bên trổ tài nhưng vẫn không phân thua thắng bại. Hai bên cùng giang cánh, xòe đuôi để thu phục đối phương. Gần nửa ngày mà không bên nào chịu bên nào. Lúc này, cả hai bên lao vào đánh nhau. Anh chào mào dùng mỏ quặp chặt lấy cổ cha tôi, cha tôi lách đầu, dùng mỏ mổ tới tấp lên đầu anh chào mào. Anh cũng không vừa, mặc dù bị đau nhưng anh vẫn cố tránh né và dùng chân đá cha tôi, cả hai đều bị rơi xuống đất đau điếng. Vừa rơi xuống chưa kịp hết đau hai bên lại nhảy vào đánh nhau. Tất cả những món đòn như: khoá cánh, dùng cánh để tát đối phương, né đòn được hai bên sử dụng triệt để nhưng vẫn không phân thua thắng bại. Hai bên đánh nhau, dùng tất cả những gì đã tập luyện để hạ gục đối phương. Nhân lúc anh bị mổ tới tấp vào đầu, chưa kịp phản đòn, cha tôi dùng mỏ quặp chặt đầu anh và đè đầu anh xuống giữ không cho anh đứng dậy được. Anh vùng được dậy và mổ trả lại cha tôi. Cha tôi vít đầu anh và đá liên tiếp vào mặt, vào ức, khiến anh đau quá lúc này mới chịu thua và vội vàng bay đi. Mọi người vui mừng khôn xiết, họ hái rất nhiều quả chín để chúc mừng vì đã xua đuổi kẻ không mời mà đến này. Cha tôi đau và mệt nhưng vẫn không quên nhắc nhở mọi ngưưuời: ” tiết kiệm là một việc nên làm, đừng để hoang phí thức ăn” . Vườn cây lại yên bình như xưa, không còn kẻ đến phá phách nữa.

Tưởng mọi việc diễn ra suôn sẻ. Nào ngờ mấy hôm sau, gia đình bác nông dân chuẩn bị dựng nhà. Họ bàn nhau phá bỏ một phần khu vườn trên để xây nhà. Tất cả loài chim xung quanh khu vườn đều lo lắng, bởi nếu họ dựng nhà thì tất cả sẽ phải tìm khu vườn khác để dựng tổ. Sáng hôm sau, cha mẹ tôi đi tìm chỗ ở mới, gia đình bác nông dân bắt đầu đốn các cây trong khu vườn. Những cây ổi, cây nhãn, cây tre đều bị đốn. Bác nhìn thấy tổ của gia đình tôi. Bác bắt tôi vào trong một cái lồng bẫy. Lồng bẫy được thiết kế rất tỉ mỉ, ở dưới nhốt chim mồi, ở trên là hai lồng bẫy. Nếu không cẩn thận sẽ bị sa vào bẫy, không có cách nào thoát khỏi. Vì tôi còn non chưa đủ lông cánh nên không thể bay được nên đành chịu để bác bắt. Lúc ấy cha tôi vừa kịp bay về, cha tôi từ trên nóc nhà nhìn xuống thấy con mình đang kêu thảm thiết nhưng không biết làm cách nào để cứu lấy con mình. Bác treo tôi lên một cành cây gần đó để dụ cha mẹ tôi vào lồng bẫy. Bác biết khi con bị nguy hiểm, cha mẹ sẽ tìm mọi cách để cứu con, bất chấp mọi nguy hiểm đến tính mạng. Đến trưa nhân lúc mọi người nghỉ ngơi, cha mẹ tôi bàn cách cứu con của mình. Tôi lo sợ kêu khóc gọi cha mẹ. Vì thương con, không suy nghĩ, từ trên nóc nhà cha tôi xà xuống lồng cứu tôi, liền chạm phải lồng bẫy, giãy giụa không tài nào thoát ra được. Thấy vậy mẹ tôi cũng lao xuống để cứu chồng, không may cạnh đó cũng còn một cái bẫy nữa, cánh của mẹ tôi vuướng phải bẫy, vậy là cả nhà tôi đều dính bẫy của bác nông dân. Lúc này bác nông dân chạy ra và nói với mấy anh thợ: ”Cả gia đình chào mào sa lưới rồi”. Bác vừa nói vừa gỡ cha mẹ tôi và cho vào hai lồng bẫy khác. Chúng tôi trở thành tù nhân bị giam trong lồng bẫy. Bác bắt đầu cho gia đình tôi ăn. Vì từ sáng tới giờ chưa được cha mẹ cho ăn gì nên tôi đói đã ăn hết thức ăn bác cho, cha mẹ tôi thì buồn, ủ rũ. Cha mẹ tôi bỏ ăn. Rồi vì sinh tồn, hai hôm sau cha mẹ tôi mới ăn. Cha tôi chẹp miệng nói: ” Thôi đành phải sống trong cảnh giam cầm, bù lại không phải lo đến miếng cơm, miếng nước, họa cũng là may, chỉ có điều là không được tự do mà thôi, đợi khi có cơ hội chúng ta sẽ trốn ra khỏi đây” Giờ đây chúng tôi đã trở thành tay sai cho bác nông dân. Hàng ngày bác cho chúng tôi ăn, uống tử tế, bù lại chúng tôi phải là những con chim mồi để dụ những con chim chào mào quanh đó sa bẫy. Những ngày tiếp theo, rất nhiều anh chào mào bị sa lưới bởi có chúng tôi làm chim mồi. Số lượng lồng ngày càng nhiều. Giờ ngoài gia đình tôi còn có nhiều gia đình chào mào khác. Không biết mọi người vui hay buồn nữa. Hàng sáng bác cho tất cả chúng tôi ăn, uống, ai cũng ăn hết khẩu phần của mình. Một thời gian sau cha tôi thấy việc làm của mình khiến mọi ngưười cũng cùng số phận như ông. Ông nói với mọi người: ” Vì tôi mà mọi người bị giam ở đây, tôi thật có lỗi với mọi người” Tưởng mọi người sẽ trách mắng cha tôi nhưng mọi người đồng thanh nói: ” Chúng tôi phải cảm ơn gia đình bác mới đúng, không có bác chúng tôi không biết phải kiếm ăn sao nữa, trái quả giờ chẳng còn là mấy, quả thì ít mà số lượng người ăn trái quả thì nhiều. Giờ chúng tôi không phải lo toan đến cuộc sống mưu sinh nữa. Có tự do mà không có cái ăn thì cũng không thể sống được”. Cha tôi nghe vậy càng buồn hơn bởi họ chỉ nghĩ đến cái ăn mà thôi, tự do họ không coi trọng?

Những ngày tiếp theo cảnh tù túng khiến cha tôi chẳng thiết ăn uống. Cha tôi nói với mẹ con tôi: ” tôi sống quen tự do rồi, giờ sống cảnh tù đày, tôi không thể sống đưược, không có tự do thì sống phỏng có ích gì” và cha tôi cắn lưỡi chết. Sự việc diễn ra chóng vánh khiến mẹ tôi không kịp suy nghĩ, bà cũng cắn lưỡi chết cùng chồng. Hôm sau bác nông dân thấy vậy nói với mọi ngưười: ” Chắc chim bố mẹ quen sống tự do không quen cảnh tù túng”. Bác vừa nói vừa đi ra thả hết tất cả những lồng bác bẫy được. Từng con chim được bác thả ra khỏi lồng. Còn lại một mình tôi bác không thả bởi tôi còn non, chưa đủ lông, đủ cánh, chưa thể tự kiếm ăn được nên bác giữ tôi lại để nuôi. Hàng ngày bác cho tôi ăn uống, chăm sóc tôi như chuộc lại nỗi lỗi lầm khi bắt chúng tôi. Theo thời gian tôi lớn lên rất nhanh. Tôi mọc đủ lông, đủ cánh. Ngực tôi nở nang, tôi bắt đầu biết cất tiếng hót. Để không phụ lòng bác đã chăm bẵm tôi, hàng sáng tôi cố gắng luyện tập giọng hót của mình. Do sống trong cảnh ”chim lồng cá chậu” nên tôi không có cảm giác tù túng, mất tự do. Tôi chỉ thấy cô đơn khi nghĩ về cha mẹ mà thôi. Một ngày kia bác nông dân cho tôi ăn và nói : ” chim ơi, mày đã đủ lông, đủ cánh. Tao thả mày về với tự nhiên”. Bác mở lồng để tôi bay đi. Tôi lưỡng lự một hồi không đi. Bác thò tay vào lồng bắt tôi và nói: ”Không biết mày có quen với môi trường tự nhiên không, nếu không kiếm được thức ăn thì quay về lồng tao cho mày ăn” Vừa nói bác vừa tung tôi bay lên trời. Tôi liền bay vút lên không trung và đậu lên một cành cây, nhìn xuống nơi bác đang ngước nhìn tôi, tôi cảm thấy tự do thật là tuyệt vời, từ trên cao nhìn xuống, có thể bao quát tất cả cảnh vật xung quanh.