Cơ thể mèo trông mệt mỏi, khuôn mặt của chúng trông buồn rầu và rất ủ rũ.
Mèo thường xuyên nằm im một chỗ, ngủ nhiều, có hiện tượng run toàn thân và sốt nhẹ (thường sẽ sốt vào buổi chiều).
Lông dựng thẳng đứng, mắt lờ đờ, sắc tố da ở vùng mũi và mắt tái nhợt.
Mèo biếng ăn hoặc bỏ bữa.
Mèo có biểu hiện nôn (có thể nôn khan hoặc nôn nôn hết toàn bộ thức ăn vừa ăn).
Khi chạm vào người chúng sẽ có cảm giác nhiệt độ cơ thể hạ thấp xuống, mèo thường xuyên hắt hơi sổ mũi, tiếng thở to và khò khè.
Khi mèo bị cảm lạnh nặng có thể kèm theo những triệu chứng khác như mèo bị tiêu chảy, mắt đỏ và miệng ngậm chặt.
Nếu như để đến giai đoạn này, mèo thường sẽ khó qua khỏi.
Mèo là một trong những loài vật ưa hoạt động, chính vì vậy chúng thường xuyên chạy ra ngoài để đi chơi.
Khi mùa đông đến, thời tiết lạnh nên chúng rất dễ bị nhiễm cảm lạnh. Hơn nữa, việc đi chơi và tiếp xúc với mèo lạ có sẵn mầm bệnh cũng là nguyên nhân.
Chuồng hoặc chỗ ngủ của mèo không đủ ấm hoặc để ở nơi ẩm thấp, gió lùa.
Khi tắm xong cho mèo, các bạn không lau và sấy bộ lông của chúng khô – đây là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng cảm lạnh.
Mèo khi được vận chuyển đường dài hoặc vừa về nhà mới, do chúng chưa thích nghi được với môi trường sống. Điều này cũng rất dễ khiến những chú mèo bị cảm lạnh.
🔱🔱🔱 HƯỚNG DẪN: Cách làm nhà cho mèo bằng thùng giấy Carton
Bệnh cảm lạnh là căn bệnh không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu để lâu không chữa sẽ dễ dàng cướp đi sinh mạng của chú mèo của gia đình nhà bạn.
Sau khi phát hiện chú mèo của gia đình bạn mắc chứng cảm lạnh, việc đầu tiên nên làm chính là đưa chúng vào nhà để sưởi ấm.
Các bạn nên mặc thêm quần áo ấm cho chúng, để cho chúng vào trong chuồng có thắp đèn sưởi, chuồng nuôi phải có nhiều chăn ấm.
Bước tiếp theo các bạn nên làm là xoa dầu nóng lên người của chúng. Điều này giúp tăng nhiệt độ cơ thể và giúp cho mèo cảm thấy dễ chịu hơn.
Các bạn nên bôi nhiều vào phần bàn lòng bàn chân cho mèo. Đây là bộ phận tiết ra nhiều mồ hôi nhất ở mèo
Khi mèo bị cảm mà xuất hiện hiện tượng sốt cao, các bạn nên bổ sung nhiều nước cho chúng. Ngoài sử dụng nước thông thường, các bạn nên cho mèo uống thêm nước điện giải để tránh mất nước.
❌❌❌ THAM KHẢO: Cách dùng vòng trị rận cho mèo
Mèo bị cảm lạnh thường rất mệt, chúng thường sẽ không đi vệ sinh đúng chỗ.
Cho nên, sau khi chúng đi vệ sinh các bạn phải dọn dẹp sạch chuồng của chúng. Điều này để tránh lây lan virus và làm cho tình trạng bệnh xấu đi.
Mèo bị ốm thường sẽ bỏ ăn các bạn nên bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho chúng bằng đường uống.
Các bạn nên cho mèo uống thêm đường glucozo và bổ sung thêm vitamin B. Các bạn nên sử dụng thực phẩm Nutri – Plus Gel và đường của pháp để cho mèo uống.
1 ngày các bạn nên cho mèo uống 0.5ml đường glucozo và 0.5ml Nutri – Plus Gel (mức liều lượng này phù hợp với mèo dưới 1 kg, nếu như nặng hơn thì các bạn tăng thêm liều lượng theo tỷ lệ).
Nếu như sau 2 – 3 ngày, chú mèo của bạn vẫn không giảm triệu chứng, các bạn nên đưa đến các cơ sở thú y để khám và điều trị bệnh.
❌❌❌ NÊN ĐỌC: Tắm cho mèo bằng sữa tắm của người được không
Để phòng tránh bệnh cảm lạnh cho mèo, các bạn cần lưu ý những điều sau:
Luôn giữ ấm cơ thể cho mèo bằng cách cho chúng mặc ấm. Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm cho mèo, giúp chúng tăng được sức đề kháng để phòng ngừa bệnh.
Nên cho mèo ở trong phòng kín gió hoặc chuồng phải được thiết kế kín hoặc có máy sưởi để giữ ấm cho mèo.
Sau khi tắm xong, các bạn phải lau người và sấy thật khô lông cho mèo để tránh bị cảm lạnh.
Khi mèo còn nhỏ, các bạn nên tiêm phòng cho mèo. Định kỳ nên đưa chúng đi tiêm các mũi tiêm nhắc lại để mèo có sức đề kháng lại bệnh tốt nhất. Thời gian khám định kỳ tốt nhất là 6 tháng 1 lần.
Thường xuyên cho mèo luyện tập thể chất, leo trèo. Điều này cũng giúp chúng có sức khỏe dẻo dai và đề kháng để chống lại bệnh cảm lạnh.