Top 5 # Cách Lựa Chào Mào Hay Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Topcareplaza.com

Cách Lựa Chim Chào Mào Hay Không Phải Ai Cũng Biết

Người chơi chim cảnh nói chung và chơi chim chào mào nói riêng thường rất quan tâm đến giọng hót khi chọn chim. Và dường như nó là tiêu chí lựa chọn hàng đầu để có được một chú chào mào hay và tốt. Chào mào có giọng “rao” là chim có giọng hót bình thường, hát theo bản năng và không có gì nổi bật. Khi chào mào rao là lúc nó đứng một mình, tậm trạng thoải mái và vươn cổ lên hót. Chào mào càng rao nhiều thì là loại chào mào siêng hót, rao hay là phải rao to, khỏe, vang đều đặn và âm vực có độ lên xuống, luyến láy hay.. Chào mào khi hót “sổ” là giọng hót đấu, cũng giống rao nhưng giọng gắt gỏng và đổi đảo giọng liên tục.

Chọn chim chào mào bổi (già rừng)

Chim chào mào bổi tức là chim chào mào đã trưởng thành và được bắt từ rừng về. Đối với những người chơi lâu năm thì rất thích chơi chim chào mào bổi. Ngược lại, với những người mới chơi, nếu chơi chào mào bổi thì rất dễ nản chí. Đơn giản là khi mang về nuôi, vì đã trưởng thành và quen với môi trường sống nên chào mào mất một khoảng thời gian rất dài để thích nghi và thay đổi được môi trường sống, vì thế không tránh khỏi việc chào mào bị sa sút phong độ từ tinh thần đến hình dáng. Chỉ cần bắt về nuôi một thời gian, những chú chào mào bổi này sẽ trông rất bệ rạc. Tuy nhiên, khi trải qua được thời gian này, chú chào mào bổi sẽ lấy lại phong độ rất nhanh và trông chim chào mào đẹp hơn lúc mới mang về rất nhiều.

Chọn chào mào non hoặc má trắng

Chào mào non hoặc má trắng thường là lựa chọn hàng đầu với những người mới bắt đầu chơi chào mào. Chào mào non khi mới bắt về nuôi thì thường rất nhút nhát những cũng sẽ thích nghi và dạn dĩ rất nhanh. Bên cạnh đó những chú chào mào này cũng thuộc loại dễ chăm sóc nhất.

Chọn chào mào theo hình dáng

Nên chọn chào mào có gốc mào to, không gấp khấc ở cổ, đỉnh mào nhọn, không loe hoe hay lông không được chỉa ra mỗi nơi một hướng. Như thế thì trông chào mào sẽ không đẹp. Về mỏ chim thì mỏ chào mào khi chọn cần chọn mỏ mảnh, kiếm được chú chào mào nào có mỏ cạnh rõ rệt là chú chào mào quý, không nên bỏ qua. Về mình chim chào mào, nói chung phải chọn mình thon dài, nhìn như con thoi đan lưới cá thì đẹp, lông chào mào phải mượt, bóng, ôm gọn vào thân mình mới là chim đẹp và tốt. Về chân phải to, ngón chân pahir dài, cẳng và đùi cũng cần to vì chân có nhiệm vụ chuyền cảnh và nâng đỡ cơ thể nên cần chắc khỏe.

Nên Lựa Chọn Chào Mào Bẫy Lưới Hay Bẫy Đấu?

Nên lựa chọn chào mào bẫy lưới hay bẫy đấu?

Chào mào bẫy đấu chính là cách mà những người yêu chim cảnh sử dụng một chú chim mồi cộng thêm một chiếc lồng bẫy để bắt những chú chim ở ngoài tự nhiên. Những chú chào mào bẫy đấu thường có giá thành cao hơn so với chào mào bẫy lưới còn đắt hơn như thế nào lát nữa các bạn sẽ rõ

Chào mào bẫy lưới là phương pháp nhiều anh em áp dụng đó chính là sử dụng 1 chiếc lưới để bắt cả đàn chim, cách này có thể bắt được số lượng nhiều tuy nhiên cũng phải nói rằng không hiệu quả bằng bẫy đấu. Và giá thành chào mào bẫy lưới cũng thấp hơn

Sở dĩ có điều này bởi những chú chào mào bẫy lưới thường có số lượng nhiều hơn tuy nhiên chất lượng lại không bằng bẫy đấu. Vì những chú chim bẫy đấu thông qua cách mà chúng giao lưu chiến đấu với chim mồi của bạn bạn có thể nắm được về tố chất của chúng như thế nào trong quá trình mà chúng thể hiện. Và sau khi đã nắm được những thông tin về những tính cách mà nó thể hiện việc lựa chọn huấn luyện chúng trở thành một chú chim tốt à điều đã có định hướng. Cách này được khá nhiều anh em áp dụng.

Còn những chú chim chào mào bẫy lưới cũng không hẳn là không có chim hay tuy nhiên tỉ lệ không nhiều và còn phải sàng lọc rất nghiêm ngặt. Một chú chim bổi phải mất khoảng vài năm để chúng có thể thuần được, nên huấn luyện chim chào mào bẫy lưới khá tăng tỉ lệ hên xui lên khá cao. Nếu chẳng may mắn chú chim đó được đầu tư bao nhiêu công sức mà kết quả không ra gì cũng là điều đáng buồn. Chính vì vậy mà những nghệ nhân những người chơi chim cảnh lâu năm họ thường mua cho mình những chú chim đấu mặc dù giá trị cửa những chú chim này khá đắt tiền tuy nhiên nó chắc chắn hơn.

Phương Pháp Lựa Chọn Chim Chao Mào Hay Có Tố Chất

Cách lựa chọn chim chào mào trống đẹp hay:

Chào mào trống và mái rất chi là giống nhau, cho nên ngay cả một tay nuôi lâu ngày đôi khi còn nhầm lẫn. Tuy nhiên ta có thể dựa vào vài chi tiết để chọn chim trống. Chim trống khác chim mái ở tướng to hơn cánh dài hơn, đầu to hơn, tách đỏ của nó to nhiều lông hơn chim mái. Mũ thường thì cao hơn chim mái, giọng hót được phong phú hơn tức là đi được từ 6-9 âm thanh dài, còn chim mái chi đi được 3-4 âm thanh lập đi lập lại hoài là: wit’ tu hìu. Muốn cho chắc ăn là chim tróng trong lưởi có chấm đen cở 3-4 chấm ở cuối lưởi là trống. Tuy nhiên đôi khi có vài cô chim mái tướng không thua chim trống cho nên rất dễ bị lộn (trường hợp này rất chi là hiếm, như 95% vậy).

Khi chọn chim phải chọn con chim lanh lợi, lí lắc, nhìn thấy điệu bộ lanh lẹ.

Cặp ức tức là hai viền lông đen bên ngực nó. Phải to khá dài cho tới dài gần đụng nhau thì quả thật là quý hiếm.

Nói về mũ, mũ chim chỉ có hai loại thường được nuôi nhiều nhất là: mũ lân và mũ rơm. Tuy nhiên mũ chim rất chi là phong phú, thấp có, cao có, to và nhỏ. Tuy nhiên chỉ có hai loại là mũ rơm tức là to đều từ gốc tới đỉnh mũ cao chọc trời thẳng đứng khá cong, và mũ lân là cong y như sừng đầu lân vậy.

Cặp chân phải to dài, tướng chim đòn dài, tức là thân hình nó dài. Nói về miệng chim, miệng chim ta chọn chú miệng mỏng ngắn thì siêng hót lắm. Riêng loại ngủ đoản là phải ngắn hết mới quý như thân hình ngắn, chân ngắn, miệng ngắn, mũ cong ngắn, đuôi đều ngắn thì mới quý mà ức phải dài.

Thiết kế bởi diễn đàn Chim Cảnh Việt Nam

4 Tiêu Chí Lựa Chọn Chim Chào Mào Hót Đấu Hay Khỏe ” Pet Mart

Thú chơi chim Chào Mào hót đấu từ lâu đã trở nên rất đỗi quen thuộc với người Việt. Tuy nhiên không phải người chơi chim nào cũng biết cách chọn một con chim tốt. Nhất là với những người mới bước chân vào giới chơi chim cảnh.

Chọn chim Chào Mào hót đấu theo hình dáng

Về đầu chim: phần lông dài hơn, mọc dựng đứng trên đỉnh đầu được gọi là mào của chim Chào Mào. Người chơi chim hót đấu cần lưu ý chọn những con có mào càng cao càng tốt. Mào phải hướng về phía trước, nhìn rất oai vệ. Mào càng dày, gốc mào càng to thì chim càng khỏe mạnh, có thể chơi nhiều nước hay.

Về mỏ chim Chào Mào, nên chọn con có mỏ nhỏ, mảnh, góc cạnh rõ nét và hai bên mồm rộng. Vì những con này thường hót nhiều, hót sung hơn.

Về phần yếm cổ, theo kinh nghiệm của nhiều bậc lão làng thì nên chọn những con yếm dày. Phần yếm càng dày lông càng tốt, càng dài xuống hai bên vai thì càng đẹp. Trông dáng chim cũng uy nghiêm hơn.

Thân chim Chào Mào càng dài và thon gọn thì càng đẹp. Lông Chào Mào đẹp là lông óng mượt, không xòe ra mà ôm gọn vào hai bên. Hai vai dày dặn, ngực phải nở nang nhìn chim mới có lực, giúp cho bộ cánh nó linh họat. Ngực nở sẽ khiến giọng con chim khỏe khoắn, vang xa, chim bền nước.

Lưng chim Chào Mào hót đấu nên hơi gù, nghĩa là có dáng đứng hình chữ C. Chân, đùi, cẳng chân phải dài. Ngón chân to, dài, móng dày, ngắn gọn và cong đều. Đuôi Chào Mào nên chụm về một hướng, đuôi dài và gọn gàng, lông cứng.

Chọn chim Chào Mào hót đấu theo nết chơi

Theo những người chơi chim Chào Mào, loại chim này có tới 5 nết chơi:

Chim có nết chơi bền: chim hót liên tục nhiều ngày, không ngừng nghỉ, như không biết mệt

Chim có nết chơi siêng: chim rất mau mồm, hay hót, ít im lặng

Chim có nết chơi dữ: loại này thường chèn ép đối thủ, luôn cố gắng hót to hơn, đấu đá hăng hơn những con khác

Chim có nết đằm: là loại chim khá điềm tĩnh, không lăng xăng như những con khác. Những con này luôn có tâm lý ổn định, có khả năng hót tốt

Loại kết hợp các loại trên, loại này được cho là tốt nhất trong các loại Chào Mào

Chọn chim Chào Mào hót đấu theo lối chơi

Lối chơi là tư thế của chim Chào Mào khi hót đấu. Tư thế này có thể coi là cách để con chim thị uy với những con khác. Có rất nhiều tư thế khi hót như vừa giang cánh, xòe đuôi vừa hót, hai cánh đập liên tục trong lúc hót.

Nhiều con vừa nhảy bên này rồi lại chuyền sang bên kia như kiểu nhử mồi, rủ rê trong lúc giao đấu. Có con liên tục lùi như kiểu bỏ chạy nhưng lại hót rất sung. Đó là những tư thế của một con chim Chào Mào hót đấu hay.

Chọn chim Chào Mào hót đấu theo giọng hót

Chim Chào Mào có nhiều giọng hót khác nhau, có thể lên bổng xuống trầm. Nhưng nhìn chung phổ biến nhất là những kiểu hót sau đây:

Chim hót rao: là giọng bình thường, đều đều tự nhiên theo bản năng của chim. Giọng rao hay là phải to, khỏe, có độ vang nhất định. Giọng hót đều đặn và luyến láy có vần điệu.

Chim hót sổ: là giọng hót đấu, là giọng rao nhưng gắt gỏng, ngắn nhưng đanh hơn rao. Giọng sổ hay phải to, vang xa, nghe rất gắt. Âm điệu biến đổi liên tục.

Chim hót chẻ: là tiếng ré lên khi con chim sung tột độ. Giọng chẻ là một tràng âm thật dài trong thời gian thật ngắn. Tiếng chẻ uy lực thì phải gắt, dài, tiếng thanh và vang.

Chim hót rọt: là tiếng kêu lúc chim sung, phấn khích. Là chuỗi âm thanh biên độ ngắn, nhanh nhưng dài phát ra từ họng của con chim. Tiếng rọt như là một hình thức để khởi động cho một cuộc chửi nhau tơi tả.

Chim hót nẹt: là tiếng whet mạnh, đanh, đay nghiến, có khi chỉ có một âm, có khi 4-5 âm. Chim nẹt là để trấn áp đối thủ khi hót đấu.