Top 8 # Cách Điều Dưỡng Chim Vành Khuyên Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Topcareplaza.com

Cách Chọn Chim Vành Khuyên Hót

PHẦN 1 : Cách chọn chim Vành Khuyên hót Chim Vành Khuyên ( Thuộc bộ Sẽ) được phân bố đều trên thế giới . Tại Việt Nam có 3 họ: 1 -Chim Vành Khuyên Nâu – Sống tại các tỉnh miền nam Trung Quốc(Giáp các tỉnh miền Bắc nước ta) và các tỉnh phía Bắc. Chim có hình giáng to (Trường chim) nhưng giọng hót không hay chính vì vậy rất ít người nuôi. 2 – Chim Vành khuyên Xanh – Sống tại hầu hết các tỉnh bắc Trung bộ , Trung bộ, Nam Trung Bộ. Chim có hình dáng thon nhỏ và có giọng hót rất hay ( Do là bộ Sẽ lên ngoài giọng hót của Khuyên. Chim còn học được các giọng hót của các loài chim khác ví dụ như Chích chòe ) 2 – Chim Vành khuyên Vàng – Sống tại các tỉnh miền Nam nước ta. Chim có giọng hót rất hay nhưng tinh thần hót đấu không bằng chim Vành khuyên Xanh.

Để chọn được chim Vành khuyên hót dân chơi chim thường chọn chim theo bộ ( Bộ đầu quả táo, bộ đầu xà, bộ lưng quy đầu xà, bộ đuôi chuột nhưng phải ngắn vì khi líu chim thường líu xòe rất đẹp)

Cách chọn chim trong lồng mộc: Ngoài chợ chim người bán chim thường nhốt hàng trăm con chim mộc vào 1 lồng làm sao có thể chọn được 1 con chim hay thật là rất khó nhưng theo kinh nghiệm của người nuôi lâu năm. người ta thường bắt ra khoảng 10 con chim nhanh nhẹn khỏe mạnh trong lồng có bộ gần giống như kể trên sau đó tách ra những con có mỏ mỏng có giọng quát to( vì hầu hết những con có giọng quát to là chim đực). Nếu còn nghi ngờ thì phải bắt ra tay để thổi tu nếu con nào có tu cuồn cuộn thì là chim đực, chim cái hoàn toàn không hót tu nhỏ. Chú ý những con mái già tu cũng cuồn cuộn đấy (tôi đã bắt phải 1 con khuyên mơ đẹp khủng khiếp giáng bộ miễn chê tu cuồn cuộn thế mà là chim mái sau biếu tặng Anh Hùng Nguyễn Siêu để Anh ghép đẻ nhưng không thành công). Còn cách phân biệt chim già và chim bánh tẻ cũng rất cần thiết vì chim bánh tẻ thường thuần dưỡng dễ hơn chim già thường rất lâu công và khó nhưng ngược lại chim già thường có giọng hót hay hơn có vần có điệu và líu rất dài khoảng từ 15 mỏ trở lên tối đa lên đến 40 mỏ.Cách phân biệt ta lên nhìn vào chân chim con nào chân có vẩy sừng cứng và nhiều là chim già. Ngoài ra yếu tố may mắn đóng góp 10%

Phần 2: Cách vào cám và thuần dưỡng chim Khi đã chọn được chim ưng ý bạn nên mua cho chim 1 chiếc lồng tiêu chuẩn là loại lồng có đường kính đáy 21cm, chiều cao tính từ đáy lên nóc lồng 35cm, lồng có 48 – 50 nan chỉ sử dụng tối đa 2 cóng thức ăn 1 ống thủy tinh đựng nước nắp ở ngoài lồng. Nên sử dụng đĩa CD hoặc miếng nhựa trong được gắn vững chắc lên đỉnh lồng ở phía trong có tác dụng ngăn cho chim nhảy lộn (Chim càng hay càng có nhiều tật ngoái tiện lộn) Để chim vào cám các bạn nên mua chuối tây bỏ vỏ, cắt miếng nhỏ bóp với cám đậu xanh trứng gà (Cách làm cám sẽ được viết vào mục sau) có thể cho thêm Sâu Quy, Sâu gạo, hoặc Châu chấu non (nhớ bỏ càng) cho chim ăn như vậy sau 3 ngày bạn từ từ giảm bớt chuối, sâu, châu chấu đến khi còn cám không (thời gian khoảng 10 ngày). Những ngày này chim còn yếu hay hoảng loạn bạn nên treo chim ở chỗ cao yên tĩnh, tránh nắng, gió. Sau 13 ngày bạn đã có 1 con chim mộc đã biết ăn cám và sức khỏe tạm ổn định. Bạn mới bắt đầu chuyển sang cách thuần dưỡng chim. 1. Bạn nên chọn chỗ treo chim nơi đông người qua lại khoảng cách treo ngang mặt người. 2. Hàng ngày bạn dành cho chim khoảng nửa tiếng vào lúc chiều tối để ôm chim vào lòng hai tay thỉnh thoảng vỗ nhè nhẹ vào lồng. Sau 15 ngày bạn đã có 1 con chim mộc thuần. Về phần dưỡng bạn nên cho chim 1 cóng cám đủ ăn trong khoảng 1 -2 ngày (sau hết ngày thứ 2 nếu chim ăn không hết nên đổ bỏ để tránh mốc cám) buổi sáng khoảng 5 con sâu, buổi chiều khoảng 4h cho tiếp 5 con. Nếu không có sâu bạn có thể thay bằng châu chấu. Hai ngày bạn cho ăn 1/2 lát chuối tây mỏng khoảng 1/2cm (có thể thay bằng các loại hoa quả khác được nhưng những loại thay thế phải mang tính ôn ấm), cách 1 ngày cho chim tắm 1 lần. Nếu sử dụng loại cám có chất lượng tốt tôi đảm bảo sau 3 tháng bạn có 1 con chim líu khá hay.

suu tam anh em tham khao nhe

Những Điều Thú Vị Về Loài Chim Vành Khuyên

Nguồn gốc chim vành khuyên

Chim vành khuyên được biết đến có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ đại. Sở dĩ người ta gọi là chim “vành khuyên” là bơi quanh mắt chúng có cái vành đai. Loài chim này đang dần được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn làm chim cảnh để thưởng thức giọng hót thanh thót rất dễ chịu.

Nếu chỉ nhìn bề ngoài rất khó phân biệt nếu như chỉ nhìn bề ngoài. Dựa trên màu lông của chúng mà người ta chia chim vành khuyên thành chủ yếu hai loại là: chim khuyên xanh và chim khuyên vàng (có nghĩa là lông màu xanh và lông màu vàng). Chúng thích sống trên những cây cao, nhiều tán lá để làm tổ khi mùa sinh đẻ đến. Khác với chim chích chòe hay chim họa mi nếu như chúng thích sống ở trong những rừng sâu, cao vút thì chim vành khuyên lại thích sống ở trong những thành phố nhộn nhịp, nhiều cây cao.

Đặc điểm chim vành khuyên

Ngoài ăn chim sâu, những chú chim vành khuyên còn thích hút mật của các loại hoa như: hoa gạo, hoa trạng nguyên hay hoa sưa…Đặc biệt phải kể đến hoa trạng nguyên, hễ ở đâu có là chim vành khuyên xuất hiện nhiều ở đó. Ở Việt Nam có rất nhiều loại chim vành khuyên, trong đó chủ yếu là chim vành khuyên xanh và vành khuyên vàng.

Loài chim vành khuyên có hình dáng thon gọn, giọng hót hay, dễ nghe. Không chỉ hót được giọng đặc trưng của loài mình, vành khuyên còn có thể học được những giọng hót của các loài chim khác như chích chòe.

Tập tính sinh sống của chim vành khuyên

Chim vành khuyên sống theo bầy đàn, chỉ khi vào mùa sinh sản chúng mới tách rời. Chúng thường làm tổ trên cây, mỗi con mái đẻ được từ 2 – 4 quả trứng, trứng có màu xanh lam hơi nhạt nhưng không có đốm.

Ở nước ta, chim vành khuyên thường sông sở các tính Bắc Trung Bộ, Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Cũng giống như các loài chim khác, chim vành khuyên đực thường dụ chim cái về giao phối bằng giọng hót của mình. Đặc biệt, Vành khuyên đực tỏ ra rất có trách nhiệm trong việc chăm sóc, ấp trứng và nuôi con cùng chim mái trong suốt mùa sinh sản. Thời gian giao phối của loài chim này thường ở khoảng tháng 3 đến hết tháng 7.

Related posts:

Nội Dung Khác

Tìm Hiểu Những Điều Thú Vị Về Chim Vành Khuyên

Phân loại và thức ăn

Một loài chim nhỏ phân bố nhiều ở khu vực Đông Nam Á. Chúng được phân loại dựa trên màu sắc của lông. Hiện nay có 2 loại chim khuyên đó là khuyên xanh và khuyên vàng.

Chim Khuyên có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ đại. Sở dĩ mọi người gọi là chim khuyên bởi vì xung quanh mắt chúng có vành đai.

Chim khuyên sống ở nhiều môi trường khác nhau và chúng rất mạnh dạn. Vì vậy chúng ta có thể thấy chúng sinh sống và kiếm ăn nhiều ở môi trường xung quanh con người.

Chim khuyên ăn gì – thức ăn của những con chim khuyên khá đa dạng. Chúng có thể ăn rau, những loại hạt nhỏ, sâu bọ, hút mật,……Thậm chí người ta còn xem chúng như một loài chim rất có ích cho nhà nông vì chúng ăn sâu bọ trên hoa màu, giúp cho hoa màu ít bị làm hại.

Đặc điểm của chim vành khuyên.

Chim vành khuyên thích sống ở môi trường sống ồn ào nhộn nhịp. Nơi có nhiều cây cao vì vậy chúng ta có thể bắt gặp chúng ở rất nhiều nơi. Nhiều nhất là khu vực Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và cả Trung Bộ.

Nếu so sánh kích thước với nhiều loài chim khác thì loài vành khuyên được xem là loài chim có kích thước nhỏ bé, thon gọn và rất nhanh nhẹn.

Giọng hót của vành khuyên không lanh lảnh như họa mi mà rất nhẹ nhàng và dễ nghe. Thậm chí chúng còn có khả năng bắt chước giọng hót của một số loài chim khác. Đây cũng chính là lý do mà nhiều người chơi chim cảnh rất thích loài chim này.

Có một điểm rất đặc biệt mà có thể rất ít người biết đó là chúng còn rất thích hút mật của loài hoa trạng nguyên. Vì vậy nếu như ở nơi nào có nhiều hoa trạng nguyên thì mọi người sẽ thấy ở đó sẽ tập trung rất nhiều chim vành khuyên.

Một số tập tính của chim khuyên.

Nếu như một số loài chim thích cuộc sống đơn độc thì vành khuyên lại sống thành bầy đàn, thậm chí có những đàn có số lượng rất đông. Vì vậy mà sẽ không hiếm khi chúng ta bắt gặp một đàn vành khuyên cùng nhau bay vút lên trời sau khi chúng kiếm ăn.

Tuy nhiên khi đến giai đoạn sinh sản, chúng sẽ tách đàn và tìm kiếm bạn tình để giao phối và sinh sản.

Vào mùa sinh sản tầm tháng 3-7 hàng năm. Cũng giống như nhiều loài chim khác, chim trống sẽ dùng tiếng hót của mình để thu hút bạn tình.

Sau khi đã thu hút được bạn tình chim vành khuyên sẽ bắt đầu giao phối và cùng nhau làm tổ. Chúng thường làm tổ trên những cây cao và có nhiều tán lá để bảo vệ chim non.

Vào mỗi mùa sinh sản chim thường đẻ 2-3 trứng và trứng có màu xanh lam nhạt. Vành khuyên trống được xem là một ông bố có trách nhiệm vì chúng thường xuyên giúp chim cái ấp trứng và chăm sóc chim con.

Chim con khi mới nở sẽ được bố mẹ chăm sóc cho đến khi chúng đủ lông, đủ cánh và hoàn thiện kỹ năng bay sẽ tách khỏi bố mẹ để tự lập.

Cách Phân Biệt Chim Vành Khuyên Trống

Hướng dẫn cách phên biệt chim vành khuyên trống – mái.

1. Phân biệt khuyên theo tiếng kêu

– Khuyên trống thì có nhiều loại tiếng gọi: gọi đôi, gọi đơn, gọi giật . Khuyên mái thì chỉ có một tiếng gọi đơn. Khuyên trống âm thường đanh hơn và có âm vực cao cuối tiếng, mái thì tiếng kêu tắt dần (chiu…ịu) và thường kéo dài.

– Chim trống kêu tiếng gắt, âm cao lại siêng kêu.

– Chim mái thì kêu tiếng đục, âm trầm và ít kêu.

Thế như đó cũng lại là một điều khó. Vì tiếng kêu của chim khuyên chỉ có “Chep! chép!”…. đó là tiếng của khuyên mái, nhưng đồng thời cũng là tiếng kêu của con chim trống khi chưa đủ lửa.

+ Mùa chim đi theo đôi nếu con nào mà cứ kêu creee creee (tiếng rế) giậm chân trên cành rồi bành bành cái cổ, xòe xòe cái cánh là con đực đang ve mái. nhưng loại âm thanh này không chỉ riêng con đực có…

+ Chim hót chuyện là chim trống (100%).

2. Phân biệt theo vóc dáng

– Chim trống thì mình thon, dài đòn, hàm dưới banh ra và chân cao.

– Chim mái thì chân thấp, thân hình bầu bĩnh.

3. Phân biệt theo phong thái

Theo họ thì: con đực thường có dáng đứng cao hơn con mái và tư thế chân choãi ra như hình (/), còn khuyên mái thì thế đứng gần như song song. Chim trốnng hay bay, nhảy và kêu nhiều hơn chim mái.

4. Phân biệt bằng cách xem tu:

(Tu là : phần lông vàng ở hậu môn). Phương pháp này phải phân biệt theo mùa.

Đầu mùa xuân chim ghép đôi và sau khi sinh sản xong tu của chim mái cũng vẫn to gần như chim đực. Nên tỉ lệ chính xác sẽ ko cao cho vì thế chúng ta hay bị nhầm. Vào mùa thu, tu con mái sẽ nhỏ và ngắn thấp hơn so với con đực. Thông thường tu con đực cao nhọn và xuôi về phía đuôi. Kết hợp quan sát hai bên lườn chim, nếu thấy có lông tơ mọc nhiều đa phần là đực.

5. Phân biệt theo màu lông

Chim trống thì có mầu lông khác hơn chim mái ở những điểm sau: Lông trên lưng tươi và sáng hơn, lông cổ và phía dưới vàng tươi (chim mái vàng nhạt). Hoạ dày và trắng hơn chim mái. Lông bụng màu trắng sáng còn chim mái thì mầu trắng hơi xỉn. Lông sườn con đực đậm và vạch vàng dưới bụng (có khi suất hiện ở cả con mái) nhưng ở con trống thì to hơn và đậm hơn.

– Khuyên con nào nhìn sáng, lông mượt, bó sát người và lông đuôi có bản to, cuối đuôi tẽ ra 2 bên, lõm vào ở giữa thì tỉ lệ để có khuyên trống là rất cao.

6. Cách phân biệt chim trống và chim mái của Trung Quốc

Tìm bài này trên Google:

chim khuyen

phan biet khuyen trong mai

chim vanh khuyen duc

cach phan biet chim khuyen trong mai

cách phân biệt khuyên trống mái

Phan biet chim khuyen trong mai