Top 7 # Cách Chọn Chim Khuyên Non Trống Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Topcareplaza.com

Toàn Tập Về Chim Sơn Ca, Cách Chọn Sơn Ca Non Trống Mái

Chim sơn ca có rất nhiều ở nước việt nam, và là giống chim quý, gần như miền nào, vùng nào cũng có. Chúng tập trung sống nhiều theo bầy đàn, ở vùng ruộng đồng ven biển, ở vùng đồi núi, và nhiều nhất là ở các ruộng rẫy.

Có lần mình đi qua một khu đất vắng, có các bụi cỏ ngắn khoảng gần đâu gối, bất thình lình 1 bầy sơn ca bay ra, vì lúc đó mới học cấp 1, chẳng biết đó là sơn ca, mà cứ nghỉ nó là chim cút, vì lông nó có mầu của cây cối, cỏ úa gần như với chim cút.

Chim sơn ca sống ở miền biển có tên gọi là Sơn Ca. Chim sống ở miền rừng núi , miền đồng ruộng lại có tên là Thăng Ca. Đặc biệt ở Huế, và vài tỉnh miền Trung, nó có tên địa phương là Bời Lời…Thế nhưng cái tên tổng quát và nhiều người biết đến và hay gọi em nó vẫn là SƠN CA.

Đặc điểm hình dáng chim sơn ca

Chim sơn ca là loài chim nhỏ có kích thước bé bằng chim sẻ nhưng vẻ ngoài lại kém nổi bật

Mỏ hình chóp, mép mỏ trên và dưới trơn, mút mỏ trên có vết lõm

Cánh dài, nhọn với 9 lông cánh. Bộ lông xỉn màu, thường có màu nâu, vàng nhạt hoặc nâu hung, đặc điểm này giúp chim dễ dàng lẫn trốn trong đất hoặc cỏ khô. Các lông gáy ngắn, thường dựng lên thành mào

Chân nhỏ, dài được phủ vảy cả hai mặt trước – sau, cạnh sau tròn nhưng không sắc, các vuốt chân sau dài giúp chim thích nghi với môi trường sống trên mặt đất – đứng vững và ổn định hơn

Thông thường, chim sơn ca trống và mái rất khó phân biệt bởi hình dáng bên ngoài và màu lông khá giống nhau. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của những tay chơi chim chuyên nghiệp lâu năm cho biết: chim sơn ca trống thường có đầu, ngực và vai to hơn; lông ở lườn nhiều hơn; lông ở ngực chẻ đôi; có tiếng kêu “tít tít” trong trẻo, ca nên hót hay hơn;…

Đặc điểm tính cách chim sơn ca

Chim sơn ca chỉ đi chứ không nhảy, chúng sinh hoạt chủ yếu dưới mặt đất, đặc biệt không thể đậu và chuyền trên cây như hầu hết các loài chim khác

Trong tự nhiên, chim sơn ca thường hót vào chiều mát, khoảng 4 – 5h chiều. Lúc này, chim sẽ bay vút lên trời cao rồi giang cánh ra vừa hót vừa rơi xuống rồi lại tiếp tục bay lên. Một con chim sơn ca có giọng hót hay thì phải luyến láy đổi giọng liên tục từ thấp đến cao rồi lại từ cao xuống lại thấp; mỗi lần hót phải kéo dài ít nhất 30 hồi.

Trong điều kiện nuôi nhốt, chim sơn ca mới đưa về khá nhát người

Cách chọn lồng nuôi chim Sơn ca

Nuôi chim Sơn ca phải có lồng cao, đáy chắc chắn để đựng cát, nấm để chim đứng. Cũng phải chọn nấm có mấy nấc để tập cho Sơn Ca đứng lên. Chim Sơn ca mới mua về các bạn cho vào lồng thấp khoảng 70cm có nấm thấp. Chim thuộc thì tìm lồng cao khoàng 1,2m nấm khoảng 15cm là vừa. Nếu chim đã vừa thăng vừa hót rồi thì nên có lồng càng cao càng tốt vì nếu lồng thấp hơn Sơn ca bay mà đụng nóc thì chim sẽ ko thăng nữa.

Cách chăm sóc, cách nuôi chim sơn ca

Để kỹ thuật nuôi chim Sơn ca thành công thì việc chăm sóc cực kỳ quan trọng. Nếu nuôi một vài chim non thì chúng không thể tự hót dù bạn có nuôi 1 đến 2 mùa. Do đó khi nuôi ta phải có một hai chim thầy tức là chim đã hót có nhiều mùa. Nhờ đó mà trong thời gian nuôi, lũ chim non luôn nghe ngóng chim thầy hót và dần dần chúng sẽ hót theo.

Chim Sơn ca rất sợ bóng tối. Do đó mỗi buổi sáng ta nên cho chúng tắm nắng từ 2 đến 3 giờ rồi mang vào treo chỗ mát có nhiều ánh sáng. Đặc biệt ban đêm hoặc trong mùa thay lông cũng không nên chùm áo lồng. Trong 1 tuần ta nên bắt chúng ra rửa sạch chân bằng nước có pha thêm chút muối, dọn móng chân cho chúng nếu quá dài và thay cát mới để nơi ở của chúng luôn đảm bảo sạch sẽ.

Loài chim này không tắm bằng nước mà tắm bằng cát cho nên chúng ta cần thay cát mỗi tuần một lần cho chúng. Tối thiểu nhất là 2 tuần 1 lần, cát sử dụng cho chim tắm là loại cát mịn và cần thây thường xuyên để chim không bị rận. Khi thây cát dùng 2 lông chim để sát cửa rồi lùa chim qua 1 bên thây cát không nên bắt chim lên làm như vậy nó sẽ bị nhát.

Chế độ ăn uống dinh dưỡng của chim Sơn ca

Ngoài thiên nhiên chim Sơn ca thường ăn các loại côn trùng như sâu bọ, dế, gián và các hạt cỏ, hạt thực vật khô trên mặt đất. Khi nuôi nhốt trong lồng ta nên làm thức ăn cho chúng bằng các loại như cám cò, cám gà, cám trứng.. Để chim Sơn ca khỏe mạnh thì bạn nên chọn một loại cám ổn định, đầy đủ.

Trong thời gian chim mới mua về, hoặc thời tiết thay đổi nắng mưa thất thường thì càng cần sự ổn định trong thức ăn, lồng trại. Bạn nên tránh việc quan tâm quá nhiều hoặc bỏ mặc chúng, cả hai đều không tốt cho chú chim.

Việc cho ăn sâu tươi, dế quá nhiều và cám quá chất có thể sẽ không có lợi cho chim Sơn ca, thậm trí có thể gây tác hại, chim dễ chết. Cám nên có thành phần chất xơ nhiều, giúp chim tiêu hóa tốt. Cám cò, cám gà chim ăn tốt, tuy nhiên cám không có chất khử mùi phân nên phân chim sẽ có mùi giống phân gà.

Vấn đề sức khỏe của chim Sơn ca

Chim Sơn ca thường hay bị đi ngoài ỉa chảy. Nguyên nhân là do có thể cám bị mốc do trời mưa hoặc để những nơi không khô thoáng mà mình không để ý. Cũng có khi cám có quá nhiều chất đạm, ăn quá nhiều mồi tươi chim không tiêu hóa hết. Do đó, cần chú ý đến cám, để cám ở những nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc. Đặc biệt cũng cần chú ý đến cóng cám những hôm trời mưa xong.

Chim Sơn ca cũng có thể hay bị kén mép sưng, xuất hiện một cục nhỏ như mụn trứng cá. Đó là dấu hiệu của sự thiếu chất hoặc chọc mỏ vào kẽ nan lồng. Bạn cần bổ sung thêm chất cho chim như vitamin A có trong dầu cá. Nếu không để khi nào cái mụn nhỏ bên mép già thành cục trắng cứng thì chỉ cần lấy kim gẩy ra. Khi nhân đã được lấy ra ngoài vết thương đó sẽ tự khỏi và liền nhanh chóng

Cách huấn luyện để cho chim Sơn ca hót hay

Để có được một chú chim Sơn ca hót hay đòi hỏi bạn phải trải qua một quá trình nuôi, chăm sóc, huấn luyện nó một cách rất kì công. Phải trải qua 1 kỳ thay lông, 1 lần thay lồng và đến vài tháng chim mới bắt đầu hót. Do đó, để có thể chọn được một chú chim Sơn ca hót hay thì bạn nên mua 10 chú chim non về nuôi và huấn luyện cùng một lúc từ đó có được sự chọn lựa được chú chim nào hot hay nhất. Thông thường người ta nuôi chim sơn ca Huế thì việc chọn lựa có tỉ lệ thành công cao hơn.

Muốn nuôi chim sơn ca hót hay, trước hết người nuôi phải biết cách chọn sơn ca nuôi phù hợp. Cụ thể: chim sơn ca được nuôi thường là chim non (vì chim già rất khó thuần) – một con chim sơn ca đẹp và hót hay là những con mà trên người của chúng phải có đốm nổi bật – hai cánh thường bắt chéo nhau trên lưng, chứ không nằm song song riêng lẻ hai bên – …

Người nuôi thường sẽ mất khoảng 5 – 7 tháng để nuôi và chăm sóc chim sơn ca non để chúng thay lông và hót được; đặc biệt phải chọn đúng chim sơn ca trống. Trường hợp nuôi chim non nhưng lên khoảng hơn 8 tháng mà chim vẫn chưa hót được thì xem như thất bại, người nuôi nên tuyển con khác.

Tuy nhiên, thông thường, một con chim sơn ca được nuôi từ nhỏ lên phải mất hơn 1 năm mới chơi được; vì vậy, muốn nuôi sơn ca đạt chuẩn (có giọng hót hay), người nuôi phải thực sự kiên trì

Lồng nuôi chim sơn ca phải là loại lồng cao, đáy chắc chắn để đựng cát cho chim tắm và nấm cho chim đứng

Nên treo lồng chim sơn ca ở nơi có đủ nắng gió để chim được tắm nắng, thông thường sơn ca cần phơi nắng ít nhất 6 tiếng một ngày, thời gian phơi nắng càng lâu – sơn ca càng mau lên. Tuy nhiên, người nuôi phải tập cho chim phơi nắng dần dần, thời gian phơi ở mỗi lần sau nhiều hơn mỗi lần trước, tránh để chim phơi lâu ngay lập tức sẽ rất dễ làm chết chim

Chim sơn ca thích tắm, tuy nhiên chúng không tắm bằng nước mà lại tắm với cát. Vì vậy, người nuôi nên lưu ý thay cát cho chim, thường là 1 tuần 1 lần, sử dụng cát mịn (thường là cát gần bãi biển), dùng 2 lồng chim để sát vào nhau để lùa chim qua bằng cửa, không được dùng tay bắt chim vì sẽ làm chúng hoảng sợ và trở nên nhát người hơn.

Để chim sơn ca hót hay với nhiều giọng hót đa dạng, người nuôi cần thường xuyên đưa chim đi dợt hoặc mở các loại đĩa có giọng chim hót để chim sung và học hỏi cái hay từ các loài khác. Tuy nhiên, không nên cho chim sơn ca tiếp xúc với các loài chim hót khác như họa mi, chích chòe, khướu vì có thể bị lai giọng

Cách nhận biết chim sơn ca thuần chủng hay không

Hiện tại chưa có thông tin về cách nhận biết chim sơn ca thuần chủng.

Cách chọn giống chim Sơn ca

Nếu lựa chọn chim Sơn ca đã già chắc chắn sẽ rất khó thuần hóa nên thường những người nuôi chim Sơn ca luôn chọn chim non để nuôi. Tuy nhiên, bạn cũng phải để ý rằng, chim Sơn ca trống và mái có màu lông tương đương nhau cho nên việc bạn phân biệt cũng gặp nhiều khó khăn.

Bạn có thể phân biệt bằng cách những chú chim trống có phần đầu, ngực, vai to hơn những chú chim mái. Phần lườn của chim trống có lông nhiều hơn chim mái, lúc đi lại hay di chuyển đầu chim trống hay thò lên thụt xuống, phần ngực chim trống thường chẻ đôi.

Gía bán chim Sơn ca trên thị trường hiện nay

Chim sơn cá có hình dáng khá giống với những dòng chim thông thường khác trong môi trường. Chúng thường bị nhầm lẫn với những dòng chim thông dụng như chim sẻ, chim phóng sinh, hay có người còn bảo chim sơn cá giống loài chim cút.

Khá bất ngờ và dễ bị nhầm lẫn về hình dáng như vậy nhưng chúng lại là loài chim có giọng hót được đánh giá là một trong những loài chim có giọng hót thánh thót, vang xa, đặc biệt rất hay, khiến nhiều người yêu thích nuôi chim lâu năm tới người mới nuôi cũng luôn mong muốn được sở hữu.

Giá chim sơn ca trên thị trường hiện nay có khá nhiều giá đa dạng. Giá thành thường được đánh giá thông qua giọng hót hay của chim, có đặc điểm hiếm có. Thông thường thì giá của một chú chim sơn ca bồi được bán tại miền bắc với giá thành rơi vào khoảng 500.000 – 600.000 vnđ/ con.

Tại các miền khác nhau trong nước cũng có giá thành thay đổi không ngừng. Tại miền trung giá chim sơn ca có giảm hơn một chút, giao động khoảng 300.000 vnđ/ con. Và miền nam thì giá cũng rẻ hơn, giao động từ 200.000 vncc/ con.

Tuy nhiên, tùy vào giọng hót đặc biệt của chim sơn ca mà giá của chúng thay đổi, có khi lên tới triệu đồng dù ở bất kỳ vùng miền nào. Với những chim sơn ca được nuôi lâu năm và hót thành thục, giọng hót hay được đánh giá thăng ca thì sẽ có giá giao động từ 2 triệu – 3 triệu đồng/ con. Đôi khi chủ của chúng cũng không muốn bán dù giá cao.

Tại các vùng miền trên cả nước mà chim sơn ca có giọng hót khác nhau. Thông thường những người yêu chim sơn ca khi có nhu cầu mua, sẽ tới các địa điểm chuyên có giống chim sơn ca hót hay như Quảng Yên, sông Hồng. Tại miền trung thì chim Sơn ca Huế là được đánh giá có giọng hót tuyệt đỉnh.

Điều đặc biệt là chim sơn ca ở miền bắc sẽ thường có kích thước to hơn so với chim sơn ca tại miền nam, do đó chúng thường có giá chênh lệch hơn rất nhiều. Nhưng như người yêu thích chim sơn ca thì dù chúng bắt nguồn từ vùng miền nào cũng đều có giọng hót rất hay.

Mua chim Sơn ca ở đâu uy tín tại TPHCM & HN

Liên hệ Duys Pets 097.6666.156 Để được tư vấn miễn phí

Chọn Than Non Trống 100% ✅ Chích Chòe Than

Rate this post

CÁCH CHỌN THAN TRỐNG, THAN NON TRỐNG NHƯ THẾ NÀO, HƯỚNG CHỌN THAN TRỐNG PHÂN BIỆT THAN NON TRỐNG VÀ MÁI

KÊNH CHIM CẢNH ✅ BÍ QUYẾT ✅ KINH NGHIỆM ✅ NUÔI CHIM ✅ THUẦN CHIM HƯỚNG DẪN CHỌN, NHẬN BIẾT TRỐNG MÁI TẤT CẢ CÁC LOÀI CHIM TẠI VIỆT NAM

ĐIỆN THOẠI: LƯU Ý: NHẬN CHUYỂN KHOẢN TRƯỚC KHI GIAO HÀNG VÌ ĐƠN HÀNG KHÁ NHIỀU CHÚNG TÔI KHÔNG ÁP DỤNG HÌNH THỨC THU TIỀN QUA NHÀ XE MONG AE THÔNG CẢM 0934191719 – 0946191719

SƯU TẬP CÁC LOẠI TIẾNG (GIỌNG) CHIM HÓT TIẾNG HÓT CÁC LOẠI CHIM CẢNH KÍCH CHIM HÓT – TẬP CHIM HÓT NHIỀU GIỌNG HAY + HƯỚNG DẪN TẮM CHIM + HƯỚNG DẪN NUÔI CHIM THUẦN HÓT NHIỀU + HƯỚNG DẪN NUÔI CHIM SINH SẢN – GHÉP ĐẺ + HƯỚNG DẪN CÁCH CHỌN CHIM TRỐNG MÁI + HƯỚNG DẪN NUÔI THUẦN CÁC LOẠI CHIM NHANH NHẤT + HƯỚNG DẪN TẬP CÁM CÁC LOẠI CHIM

– CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM CHÀO MÀO – CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM CHÒE LỬA – CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM CHÒE THAN – CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM ỐC MÍT – CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM VÀNH KHUYÊN – CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM XANH TÍM – CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM THAN ĐẤT – CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM HUÝT CÔ – CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM KHƯỚU – CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM HỌA MI – CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM BỒ CHAO – CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM SÁO ĐEN – CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM CÀ CƯỠNG – CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM HÚT MẬT – CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM SƠN CA – CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM TIỂU MI – CÁCH TẬP CÁM CHO CHIM HỒNG HẠNH

BẠN THẮC MẮC GÌ VỀ CHIM HAY ĐẶT CÂU HỎI – CHÚNG TÔI SẼ LÀM CLIP HƯỚNG DẪN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ HÃY ĐĂNG KÝ KÊNH NGAY VÀ BẤM LIKE NHÉ

Tag: TIẾNG CHIM HÓT HƯỚNG DẪN NUÔI GIỌNG CÁCH PHÂN BIỆT TRỐNG MÁI HƯỚNG DẪN CHIM ĂN CÁM, HƯỚNG DẪN TẮM CHIM, HƯỚNG DẪN NUÔI CHIM SINH SẢN, TẬP CHIM ĂN CÁM, VÔ CÁM CHO CHIM, NUÔI CHIM NON, CHIM GÌ ĐÂY, DẠY CHIM NÓI, NUÔI CHIM KHÔNG CHẾT, NUÔI CHIM ĐẺ, CÁC LOẠI CHIM, TIẾNG CHIM HÓT

Nguồn: http://hằng.vn

Cách Chọn Chim Vành Khuyên

 by Admin Fri Apr 17, 2015 3:33 pm

Một chú chim vành khuyên đẹp toàn diện thì phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau đây. Tuy nhiên, việc 1 chú chim hội tụ hết các đặc điểm như vậy thường là rất hiếm. Bạn đừng quá cầu toàn, chú chim nào đạt 70 – 80% tiêu chuẩn là ổn lắm rồi.Mỏ phải mỏng cả trên và dưới nếu được, còn ko thì mỏ duới mỏng cũng ổn rồi.. Mỏ mỏng thì mỏ nhẹ, mỏ nhẹ thì sẽ dễ mở miệng ra hót. Tiếp đến Mỏ phải đóng sâu vào mặt, càng sâu càng tốt. Đóng sâu thì độ mở mỏ con chim càng rộng, tiếng tốt, hơi lấy nhiều hơn, đặc biệt là khi đi thi dễ nhìn mỏ hơn. Nếu nhìn thẳng mặt con chim thì mỏ phải có độ mở, độ rộng hay còn là hàm rộng.

Hầu phải nở. có nghĩa là nếu nhìn nghiêng thì độ vát từ mỏ xuống ít, ko vát nhiều. Hầu nở trước hết là khi nhìn nó líu hoặc chuyện thì sướng, thứ đến là con chim có hơi tốt, hầu thắt thường hay bỏ đòn, khôg đủ hơi.

Mắt chọn con chim mắt treo cao lên trán, có độ lồi, nếu đựoc họa kép thì càng tốt, ko đựoc thì cũng ko quan trọng.

Trán phải rộng, thường thì trán tròn hay bẹt tôi ít quan tâm vì nó đi lièn theo hàm rồi.

Cổ không nên chọn cổ dài (dễ ngoái lộn), cổ vừa, ngắn tý cũng đựoc nhưng to

Ngực con chim phải có bộ ngực đầy đặn, nở nang, sáng mầu

Lưng nhìn nghiêng con chim có độ cong trên lưng chút là tuyệt, chứ đừng vớ những em lưng phẳng, thứ 1 là phong thái về sau sẽ kém thứ đến là chim hèn. Chim lưng gù đuôi cụp là bộ chim quý, những con đấy hay cả trăm con. Dân gian còn có câu LƯNG QUY.

Hậu nở, bản đuôi to dầy. Những con thế lực tốt, sâu, líu ko biết mệt mỏi.

Cách phân biệt khuyên trống mái theo kinh nghiệm: Để phân biệt khuyên trống mái có rất nhiều cách phân biệt dựa theo kinh nghiệm giúp người mói chơi có thể phân biệt. VD thổi tu, màu lông, tiếng gọi, nhìn đầu mặt, nhìn vạch bụng….

Phân biệt khuyên bằng tiếng kêu: + Khuyên trống thì có nhiều loại tiếng gọi: gọi đôi , gọi đơn , gọi giật . Khuyên mái thì chỉ có một tiếng gọi đơn . Khuyên trống âm thường đanh hơn và có âm vực cao cuối tiếng, mái thì tiếng kêu tắt dần (chiu…iu) và thường kéo dài. + Mùa chim đi theo đôi nếu con nào mà cứ kêu creee creee, chạy giậm chân trên cầu rồi bành bành cái cổ, xòe xòe cái cánh là con đực đang ve mái.+ Chim hót chuyện là trống (100%)– Phân biệt theo vóc dáng : + Chim trống thì mình thon, dài đòn, hàm dưới banh ra và chân cao.+ Chim mái thì chân thấp, thân hình bầu bĩnh.– Phân biệt theo phong thái: con đực thường có dáng đứng cao hơn con mái và tư thế chân choãi ra như hình chữ V úp ngược, còn khuyên mái thì thế đứng gần như song song. Chim trống thường đứng vị trí cao hơn chim mái (nếu nhốt chung), hay bay nhảy và kêu nhiều hơn chim mái.– Phân biệt bằng cách thổi tu: phải phân biệt theo mùa. Đầu mùa xuân chim ghép đôi và đang căng nên tu của con chim mái cũng cao, to như con đực: tỉ lệ chính xác ko cao . Sau khi sinh sản xong tu của chim mái cũng vẫn to cho nên chúng ta hay bị nhầm . Vào mùa thu tu con mái sẽ nhỏ và ngắn thấp hõn so với con đực .Thông thường tu con đực cao nhọn và xuôi về phía đuôi. Kết hợp quan sát hai bên lườn chim, nếu thấy có lông tơ mọc nhiều đa phần là đực. – Phân biệt theo màu lông:Chim trống thì có mầu lông tươi và đẹp hơn chim mái ở những điểm sau: lông trên lưng tươi hơn, lông cổ và phía dưới vàng tươi (chim mái vàng nhạt). Hoạ dày và trắng hơn chim mái. Lông bụng màu trắng sáng còn chim mái thì mầu trắng hơi xỉn. Con trống có vạch vàng dưới bụng, tuy nhiên cũng có một số rất ít chim mái có vạch vàng này.

Một số kinh nghiệm khi lựa chon chim khuyên mộcXin nói trước với các bạn là vóc dáng không quyết định gì tới tiếng hót hay, chỉ thuần túy để ngắm cho sướng mắt thôi, nếu mà dáng đẹp tiếng hay thì ai mà chẳng thích.

– Bộ đẹp thì nhỏ dài cao, thường những con nhỏ chim thì vai của nó hẹp hơn các bạn chú ý điểm này là sẽ thấy. Đầu mặt nhỏ nhọn nhìn con chim sẽ dữ tướng hơn.– Đầu con chim theo kinh nghiệm thì khi cầm trên tay nhìn ngang chú ý vào đỉnh đầu và mỏ trông như một đường thẳng thì đầu và mặt của con chim sẽ rất đẹp.– Họa có hai loại: họa đơn và họa kép, họa kép nhìn đẹp hơn trông dữ tướng hơn.– Mỏ con chim nhỏ trông như gai bưởi là đẹp, mắt con chim đóng sát đỉnh đầu và mỏ con chim thì trông sẽ dữ tướng hơn.– Hàm con chim rộng cổ con chim dài hơn gọi là cổ thừa theo kinh nghiệm thì những con chim này sẽ mau mỏ.– Lông đuôi của con chim thế nào là đủ tiêu chuẩn: lông đuôi của con chim phải đủ 12 cái là chuẩn có những con 11 cái thì vẫn được, nhưng có những con chỉ có 9 cái sau này chim căng trông đuôi tóp sẽ mất cân dối với con chim.Xin nêu một số kinh nghiệm chọn khuyên mộc, nếu muốn chọn được con chim mộc đẹp mà trong lồng nhiều quá nhìn sẽ khó chọn .– Nhìn thẳng cửa lồng: Bình thường chúng ta hay nhìn thẳng cửa lồng như vậy thì chỉ nhìn được mỏ và mặt.– Nhìn từ đỉnh lồng: nếu muốn nhìn vóc dáng con chim xem dài hay ngắn đuôi xòe hay ko xòe thì các bạn nhìn thẳng từ đỉnh lồng chim xuống thì nhìn rõ hơn .– Nhìn thẳng theo chiều rộng của lồng: Còn muốn nhìn đầu con mặt con chim thì nhìn thẳng chỉ rõ được môt phần, các bạn nên nhìn từ chiều rộng của lồng lúc đó con chim mộc sẽ không hoảng đứng yên các bạn có thể nhìn rất rõ con nào đầu mặt mỏ có đẹp hay không, chân nó có cao hay không, móng trắng hay đen, họa dày hay mỏng sẽ lộ hết.Chú ý khi nhìn bắt mộc lúc các bạn nhìn tay cầm cây móc chim gõ nhẹ vào lồng con chim hơi giật mình và mặt sẽ ngơ ngác lúc đó là lúc sẽ lộ ra hết vẻ đẹp của con chim.( Sưu tầm)

Hướng Dẫn Cách Chọn Chim Chào Mào Trống Đẹp

Cách phân biệt chim chào mào trống khi còn non: Chim chào mào thường làm tổ trên những cành cây cao, chim bố mẹ dùng rơm rạ, rác, lá, cành cây nhỏ để bện lên những chiếc tổ xinh đẹp. Mùa sinh sản của chào mào vào khoảng tháng 7 đến tháng 10 trong năm. Chim chào mào cái sẽ đẻ 1 đến 4 trứng vào tổ rồi ấm nở ra những chú chim con nhỏ xinh.

Trường thì trong một tổ chỉ có một con chim đực, và nó là con nở sớm hơn các con còn lại. Để phân biệt chim trống mái trong các con chim non ở trong 1 tổ ta dựa vào các đặc điểm sau.

Chim chào mào đực có đầu to, thân hình lớn hơn chim cái trong tổ.

Chân chào mào con đực có màu xám đậm, to và thô hơn con chim chào mào cái.

Nhìn vào lông đuôi và cánh chim các chú chim con bạn thấy con nào có lông nhú ra dài hơn thì 95% là chào mào đực.

Và một đặc điểm dễ phân biết nhất là mắt chim chào mào đực luôn có mí mắt hơi méo ở trên, còn chào mào cái thì tròn vành vạch.

Cách chọn chim chào mào trống khi trường thành:

Chào mào đực tướng to, đòn dài, đầu to, sải cánh dài hơn so với chào mào cái , Mí mắt chim chào mào đực thường hơi méo, viền mí trên ngang bằng hoặc sệ hẳn xuống dưới, còn mí mắt chào mào cái thì tròn vành cạch, nhin có vẽ hơi ngây ngô, ngơ ngác. Ở phần cuối lưỡi chào mào đực thì có khoảng 3, 4 chấm đen còn chim cái không có hoặc có ít hơn, nhưng có thể có 1 ít con chim chào mào cái có tướng chim trống thì cũng có chấm nên cách phân biệt này cũng không hoàn toàn chính xác 100%. Khi chim chào mào qua thời kỳ má trắng, bắt đầu trưởng thành thì các tách đỏ của con đực sẽ dài, và dày hơn so với chim cái. Chiếc mũ chào mào đực nhìn to hơn, cao và nhọn hơn. Một đặc điểm nữa bạn cần chú ý đó là chim chào mào đực có một ít lông tơ ở sau gáy phát triên dài hơn so với bộ lông ở đầu, còn chim mái thì không có.

Còn một cách nữa cũng có thể phân biệt được chim đực khá chính xác là : bạn cầm con chim chào mào trong tay, hướng bụng chim xuống dưới, mở hờ tay để chim được thoải mái. Sau khi không thấy chim động đậy, bạn bất ngờ ngủa bụng chim lên. Nếu là chim mái thì đầu chim sẽ thụt vào, phần lông đuôi xếp gọn lại, không có phản ứng. Còn nếu chim chào mào rướn cổ ra ngoài để giữ thăng bằng, và xòe đuôi ra thì đó đích thị là chim đực.