Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Hợp Những Cách Nuôi Chim Họa Mi Hót Sung Bạn Nên Biết mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Những cách nuôi chim họa mi hót hay
– Lưu ý khi chọn giống
Với bất cứ vật nuôi nào cũng vậy, việc lựa chọn giống là điều đầu tiên cần quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy, muốn sở hữu một chú chim họa mi đẹp, hót hay và nhiều bạn nên thực sự cẩn thận để chọn mua giống tốt. Những đặc điểm của cơ thể sau đây bạn có thể tham khảo để chọn giống chim họa mi thật sự tốt:
Những chú chim họa mi xà đầu (đầu rắn): Biểu hiện là nhìn ngang thấy mỏ trên, trán và đỉnh đầu tạo thành một đường thẳng, bạn chú ý đặc điểm này để lựa chọn giống tốt.
Lựa chọn chú chim sở hữu lông tơi, xốp và mềm min: Lông đầu mỏng và ôm sát da đầu, còn lông cánh mềm hơn.
Cẳng chân chim to, còn các vảy chân có viền thẫm, ngón ngắn và có hình dạng móng mèo.
Mắt chim họa mi không có giác mạc là lựa chọn tốt nhất, những chú chim có chấm đen ở đồng tử nhỏ hơn những con khác. Từ đồng tử lóe ra bốn tia mắt, bạn nên chọn những chú chim có tia càng to, rõ và càng dày lại càng tốt.
– Cách lựa chọn lồng chim
Việc mua lồng chim cũng khá quan trọng trong việc chăm sóc những chú chim của bạn. Cụ thể, lồng chim nên có khoảng 60 nan là hợp lý, đường kính đáy lồng nhỏ hơn hoặc bằng 40 phân. Về chất liệu nên ưu tiên chọn tre hoặc mây để làm lồng. Bạn nhớ nên vệ sinh lồng chim thường xuyên để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho chú chim nhà mình. Vì chim họa mi là loại động vật ưa khí hậu lạnh nên bạn không nhất thiết phải cho chúng phơi nắng nhiều, tuy nhiên cũng không được cho chúng ra quá nhiều gió nên tốt nhất tối đi ngủ bạn nên đậy kín áo lồng chim lại.
– Kết hợp nuôi thêm chim mái
Đây là một trong những cách nuôi chim họa mi căng lửa, bởi khi bạn kết hợp nuôi thêm một chim mái ở cách xa đó một chút (nên khuất mặt nhau), tiếng chim mái kêu sẽ kích thích chim trống hăng lên và mau dạn hơn rất nhiều. Thông thường, một chim mái có khả năng giúp khoảng 2-3 chú chim trống tăng lửa và hót hăng hơn rất nhiều.
– Chú ý về chế độ dinh dưỡng cho chim
Có thể bạn cũng biết, chim họa mi là loài chim ăn uống giản dị nhất trong các loài chim. Thức ăn của chúng chỉ cần đơn giản là trộn gạo với trứng, cào cào là được. Lượng thức ăn chúng bổ sung vào cơ thể cũng không nhiều, chỉ một thìa cà phê nhỏ mà thôi. Do vậy, cung cấp thức ăn cho chim cũng đơn giản, để chúng sung sức và hót nhiều mỗi ngày bạn nên cho chúng ăn mỗi ngày khoảng 20 – 30 con cào cào.
Thức ăn cho chim khá đơn giản, thế nhưng có một điều lưu ý, bạn không nên thay đổi thức ăn một cách quá đột ngột. Vì chim họa mi khá nhạy cảm với thức ăn lạ và rất dễ dị ứng, nôn mửa và suy nhược nhanh chóng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng và khả năng hót hay của chúng cũng bị giảm đi rất nhiều.
Cách nuôi chim họa mi hót hay, khỏe mạnh
Cách nuôi chim họa mi thay lông được các chuyên gia chia sẻ
– Lựa chọn thức ăn cho chim
Về thức ăn cho chim họa mi thông thường là cám trộn trứng hoặc ngô với trứng, chỉ cần cho chim ăn cám – lòng đỏ trứng gà theo tỷ lệ 3 – 4. Giai đoạn chim thay lông cần phải có sức khỏe tốt, nên lúc này bạn cần tăng cường mồi tươi cho chúng như châu chấu, dế một cách thường xuyên và đều đặn.
Lưu ý: Khi nuôi chim họa mi bạn nên tập cho chúng ăn mồi tươi vì đây là thức ăn giàu dinh dưỡng rất tốt cho chim. Một điều hết sức lưu ý, không nên cho chúng ăn sâu quy vì khi đó chim sẽ bị bó lông và lông khi thay sẽ bị quăn, xấu.
– Về lồng trại cho chim họa mi
Lựa chọn lồng sao cho chim được sống yên tĩnh, thoáng mát và độ ẩm tốt. Về buổi tối đêm, chim được ngủ ở nơi tránh gió nên được phủ kín áo lồng. Vệ sinh lồng thường xuyên (khoảng 1 tuần trở lên) để tránh bị hôi, mất vệ sinh ảnh hưởng đến sự phát triển của chim.
– Vệ sinh cho chim họa mi thay lông
Việc tắm cho chim họa mi hợp lý, đúng cách sẽ giúp chúng thay lông nhanh chóng hơn. Nên nếu có điều kiện, bạn nên cho chim tắm buổi chiều để tuột lông rất nhanh. Chim họa mi thường thay lông theo trình tự như sau: lông đầu, lông cánh, lông người, lông đuôi và lông sau cánh cuối cùng, sau mỗi một lần thay lông, chim sẽ nuôi lông măng ra hẳn rồi mới thay tiếp đợt mới.
Lưu ý chăm sóc khi chim họa mi thay lông để chúng phát triển tốt
Kỹ Thuật Nuôi Chim Họa Mi Cơ Bản Nên Biết
1.Tiêu chí để chọn một con chim họa mi
– Đầu tiên là tiếng hót. Chơi chim chủ yếu là để nghe hót thư giãn đầu óc, nên việc chọn một con chim họa mi thì tiêu chí đầu tiên cần quan tâm tới là tiếng hót. Ở cửa hàng bán chim thường có còi chùy mái, khi bạn đến mua hãy yêu cầu thổi chùy mái thử vài lần, hãy chọn ra 2-3 con siêng hót rồi hãy quan sát đến hình thái. Tiếng hót phải đanh và vang thì đó là những con nên chọn, như thế bạn sẽ không bị nhầm với con chim mái. – Mắt : mắt chim chỉ có lòng đen, và lỗ đồng tử ở giữa mắt càng nhỏ càng tốt. Lòng đen mắt chim họa mi gọi là Tảy, tảy màu đõ xanh, nâu đen hoặc màu cùi nhãn thì đẹp. Nên chọn con mắt có mi dưới cong nhiều hơn mi trên, mắt hơi lồi là đẹp. – Đầu: nên chọn con nào xà đầu, nhìn từ phía trước lại thấy đỉnh đầu hơi lõm,bởi hai mắt lồi và hơi nhô cao, tiết diện hình thang cân. Hoặc chọn phương đầu, loại này thường có cái đầu to, nhìn từ trên xuống hay nhìn ngang các đường cạnh gần song song với nhau. – Lông tơi, xốp mềm và xếp đều không rối, chân to các vảy trên chân có viền thẫm, ngón dài, móng dài.2.
2. Thức ăn chim họa mi:
Thức ăn của chim họa mi rất đơn giản. Chúng chỉ cần ăn gạo trộn với trứng hoặc cào cào là được. + Cách làm gạo trộn trứng: Lấy 250 gam gạo tấm đem lên chảo rang đến khi hơi vàng vàng là được. Sau đó đập 3-4 quả trứngvịt hoặc trứng gà lấy lòng đỏ cho vào cùng với gạo vừa rang xong, quấy đều tay cho trứng và gạo quyện vào nhau, đem phơi hoặc sấy khô để dùng cho chim ăn dần. + Món ăn ưa thích nữa của chim họa mi là cào cào, các bạn có thể bắt cào cào cho chúng ăn hoặc ra tiệm đồ ăn cho chim mua cào cào khô về cho nó ăn. Họa mi ăn cào cào thường hót xung hơn bình thường. + Họa mi uống rất nhiều nước, nên các bạn phải thêm nước và thay nước thường xuyên cho chúng.
3.Lồng chim họa mi:
Lồng nuôi chim họa mi không cần cầu kì, có thể bằng tre nứa hoặc lồng kim loại đều được. Tiết diện dáy lồng khoảng 200 xen ti mét vuông là được . Bên trong lồng có cầu cho chim đậu và máng ăn, máng nước nên đặt cạnh cầu đậu để chim ăn uống được dễ dàng. Bạn phải vệ sinh lồng thường xuyên để tránh bệnh tật cho chim. Mỗi lần tắm cho chim là mỗi lần vệ sinh lồng cho nó, Ta phải cọ sạch cóng nước và quét hết rác rến dưới đấy lồng cho kỹ Họa mi ưa lạnh ko nên cho phơi nắng nhiều, nếu để ở nới có nhiều gió chim dễ chết đột ngột, tốt nhất là tối đi ngủ nên đậy kín áo lồng lại Với những kiến thức cơ bản như trên là bạn đã có thể tự nuôi được một chú họa mi cho riêng mình rồi. Vừa đơn giản lại không tốn tiền cho một con chim họa mi hót.
Tổng Hợp Các Bệnh Phổ Biến Ở Chân Họa Mi
Chào các bạn yêu thích Họa Mi!
Thời gian vừa qua tôi rất bận nên suốt mùa xuân không thể viết bài trả lời được. Từ tháng 10 năm 2019 tới nay có nhiều bạn gửi câu hỏi đến, nhờ giải đáp và xin phương án điều trị một số bệnh của chim họa mi cùng một số loài chim cảnh khác. Số câu hỏi các bạn gửi tới có nhiều nội dung nhưng tập trung nhất vào vấn đề chim bị đau chân.
Chim đau chân có rất nhiều nguyên nhân và mức độ khác nhau. Trong phạm vi bài trả lời này, tôi chỉ có thể trình bày một số trường hợp thường hay gặp nhất. Mong các bạn tham gia ý kiến, ai có phương án giải quyết nào hay, xin cứ nêu ra để chúng ta cùng tìm hiểu và rút kinh nghiệm nhằm ngày càng nâng cao sự hiểu biết về cách chăm sóc những chú chim yêu của chúng ta.
Do tình hình thời tiết từ mùa đông năm ngoái tới nay, trên miền bắc nước ta mưa nhiều, độ ẩm cao, đó là điều kiện thuận lợi để côn trùng, vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Nếu chúng ta không lưu ý giữ gìn vệ sinh cho chim, để chuồng trại bẩn sẽ dẫn đến chân chim bị nhiễm trùng nhiễm nấm, gây sưng tấy, viêm nhiễm tạo mủ hoặc nứt nẻ vảy sừng rồi bội nhiễm. Con chim sẽ đau đớn, co chân, bỏ ăn, xuống lửa và suy kiệt dần, có thể tử vong.
Xin mời các bạn xem một số hình ảnh phía dưới bài. Để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng này, điều quan trọng nhất là phải làm vệ sinh chuồng lồng thật tốt mỗi ngày. Đặc biệt là cầu đứng của chim, một tuần hoặc mười ngày nên tháo cầu đứng đánh rửa bằng xà phòng, hong hoặc hơ lửa cho khô rồi mới lắp lại vào lồng cho chim đậu.
Trường hợp chim đã mắc bệnh, nếu vết đau có bọc mủ nên bắt chim ra, dùng kim sát trùng chích hết mủ rồi bôi thuóc sát trùng cho vết đau. Ta có thể tự chế một loại thuốc kháng sinh cực mạnh dùng bôi hoặc ngâm chân cho chim như sau:
Hòa tan ba thứ trên với nhau dùng để bôi đẫm vào vết đau của chân chim hoặc có thể ngâm chân đau của chim vào dung dịch đó 15 giây một lần, ngày ngâm 2 lần. Chú ý: Vì phải bắt chim nhiều lần nên cần nhẹ nhàng, thận trọng, tránh làm chim quá hoảng sợ, gây ra những tật lỗi khác hoặc gãy chân chim.
Trường hợp chân chim bị nhiễm nấm, ngứa nên chim mổ gãi tạo ra các vết xước gây bội nhiễm làm chân chim sưng đau. Chúng ta có thể dùng thuốc chống nhiễm trùng như trên, đồng thời mua thuốc chồng nấm gia cầm ở hiệu thuốc thú y, sử dụng theo hướng dẫn.
Tôi xin nhắc lại một lần nữa. Với bệnh này thì PHÒNG BỆNH LÀ CHÍNH, LÀM TỐT VIỆC VỆ SINH CHUỒNG LỒNG.
Cách Kích Lửa Cho Chim Họa Mi Căng Lửa Nhanh Và Bền Nhất Bạn Nên Biết
Ai cũng biết là một loài chim rừng có giọng hót vô cùng lảnh lót. Nếu bạn muốn sở hữu một chú chim và muốn chúng luôn giữ được phong độ như ngoài tự nhiên? Thì điều đó khá là khó khăn nếu người nuôi không có kinh nghiệm và sự kiên nhẫn cao. Vì thế bài viết này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về cách kích lửa cho chim họa mi giúp chúng luôn căng lửa, sung mãn và hót nhiều.
Điều đầu tiên luôn được chú tâm luôn là “ngôi nhà” của chim họa mi. Một chú chim muốn căng lửa thì phải có một không gian sống thật chất lượng và thoải mái. Chiếc lồng thích hợp để bay nhảy, ăn uống và cả nghỉ ngơi sẽ giúp chim sung mãn, hót nhiều hơn.
Lồng có kích thước đường kính đáy là 30 đến 40cm. Các nan lồng xung quanh khoảng 60 chiếc, có thể được làm từ nan tre hoặc là mây. Bên trong lồng phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như: cóng đựng nước, cóng thức ăn, các cầu lồng bắt ngang cho chim đậu. Dưới đáy lồng cần có khay đựng phân.
Mỗi ngày đều phải vệ sinh lồng, các cóng nước và thức ăn sạch sẽ. Cũng đừng quên rửa sạch khay đựng phân, dọn rác có trong lồng và khay. Lồng chim nhất định phải có áo trùm để che chắn. Nên treo lồng trên cao, yên tĩnh, kín gió, tránh sự tác động làm hại từ những động vật khác như chó mèo.
Thường xuyên thay đổi nơi treo lồng để chim tiếp xúc mới đa dạng môi trường. Cũng như sẽ tiếp xúc với nhiều nhiều người. Từ đó khiến chim dạn nhanh hơn đồng thời mau lên lửa, căng lửa, hót nhiều hơn.
Điều quyết định tốc độ căng lửa, hót nhiều hay không là dinh dưỡng dành cho chim. Vì thế, bạn cần duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý và ổn định nhất cho chim họa mi.
Nên tập luyện cho chim họa mi ăn những món ăn có công thức nhất định. Thức ăn thường được nhiều người làm cho chim ăn nhất là hỗn hợp gạo tấm và trứng. Và tuyệt đối không được thay đổi thức ăn đột ngột. Điều đó làm chim sẽ lơ thức ăn, chúng “tự nguyện” nhịn đói, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của họa mi rất nhiều.
Trong quá trình cho ăn phải bổ sung đầy đủ các chất khoáng và khoáng vi lượng. Có thể mua ngoài các tiệm thuốc cho chim. Chất khoáng giúp chim chống lại các loại bệnh tật, cung cấp đủ các nguyên tố vi lượng cho các hoạt động sống. Dễ dàng căng lửa lên cho chim.
Người nuôi sẽ biết được các giai đoạn cho ăn thích hợp của chim. Người chuyên nghiệp khi chăm sóc luôn hiểu rằng chim đang cần gì, thiếu chất gì trong từng giai đoạn sống khác nhau. Đặc biệt nếu muốn chim căng lửa dễ dàng phải bổ sung cho chim nhiều vitamin, đạm động vật và nên bổ sung kịp thời với chế độ hợp lý.
Món ăn ưa thích của họa mi chính là mồi tự nhiên, cào cào là loài được xếp hạng nhất trong thực đơn. Cho chim ăn càng nhiều càng tốt, bổ sung cho chim hằng ngày. Ngoài ra còn có sâu bọ, châu chấu, trứng kiến, thịt bò, cá con, tôm tép,… Rất tốt cho việc bổ sung năng lượng, mau lên lửa.
Chú ý khi chọn thức ăn cho họa mi: không cho chim ăn những thực phẩm bị hư hỏng, ẩm mốc; thức ăn không được mặn; nước uống phải thật sạch sẽ; bổ sung đầy đủ côn trùng tươi sống.
Chim họa mi là một loài ưa sạch sẽ. Thích tắm nước nên việc đó trở thanh thói quen của chúng từ khi còn trong tự nhiên. Vì thế, bạn phải luôn luôn tắm táp cho họa mi thường xuyên vào mỗi buổi sáng. Điều này giúp loại bỏ bụi bẩn, ký sinh trùng sống trên lông và da. Đồng thời làm sạch lông, sáng mướt hơn.
Có thể tắm cho chim vào thời gian có nhiệt độ cao nhất trong ngày (13h đến 15h) nếu trời có nắng. Còn nhiệt độ thời tiết lạnh khoảng 10 độ C, người nuối vẫn có thể tắm bình thường cho chim được. Vì chim là loài sống ở vùng khí hậu mát lạnh nên chịu lạnh rất tốt.
Tuy nhiên, cần tắm cho chim ở những nơi khuất gió, tránh chim bị trúng gió dễ dàng. Trời lạnh hãy pha một ít nước ấm để tắm.
Về việc tắm nắng cho chim, thời tiết bình thường hãy thường xuyên đem chim phơi nắng sớm. Chỉ nên tắm 20 phút vì chim ít chịu được nhiệt độ cao. Việc hấp thụ vitamin D rất tốt cho việc giúp chim dễ dàng căng lửa, hót nhiều hơn. Đối với mùa đông, nên tranh thủ tắm nắng cho chim khoảng nửa tiếng hoặc 45 phút là được.
Để giúp chim căng lửa và việc chăm sóc cũng như tập luyện trở nên dễ dàng hơn thì cần cho chim mái luôn “sát cánh” bên cạnh chim trống. Những người nuôi chim lâu năm, luôn luôn sử dụng chim mái để tạo động lực giúp chim trống mau lên lửa và căng lửa theo từng thời gian nhất định.
Khi chim đã dạn dĩ, già lồng hơn rồi thì bạn cần tăng cường luyện tập cho chim hót. Thời kỳ công nghệ 4.0 như hiện nay bạn có thể dễ dàng kiếm được những video có tiếng hót của chim họa mi trên internet. Cần lựa chọn những video có giọng hót hay, thánh thót, ngân vang cho chim nghe hằng ngày.
Hoặc có thể có chim tiếp xúc với những chú chim họa mi khác để chúng nghe trực tiếp hơn. Nên tủ lồng kín khi cho chúng đối mặt nhau, tránh trường hợp háu đá nhau. Đây là những cách giúp chim họa mi tập hót nhanh, mau căng lửa hiệu quả nhất được nhiều nhà nuôi chim sử dụng.
Mùa thay lông của chim thường bắt đầu vào đầu mùa thu. Vào thời kỳ thay lông chim thương bị đuối sức, xuống lửa. Dấu hiệu là chim thường rụng lông, không hót nữa, cũng ít bay nhảy hơn. Vì thế cần bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cho chim trong thời kỳ này, giúp chúng thay lông tốt hơn.
Quá trình thay lông mất khoảng 2 đến 3 tháng. Cung cấp đầy đủ chất khoáng để tăng cường cho sức khỏe họa mi. Đây là thời kỳ tất yếu, xảy ra thường xuyên của chúng nên bạn không cần quá lo lắng. Chỉ cần chăm sóc tận tình, kỹ lưỡng và kiên nhẫn thì qua đợt chim sẽ căng lửa trở lại và sung hơn rất nhiều.
Bạn đang xem bài viết Tổng Hợp Những Cách Nuôi Chim Họa Mi Hót Sung Bạn Nên Biết trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!