Cập nhật thông tin chi tiết về Tổ Yến Ở Nước Nào Tốt Nhất? mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thật ra đây là lý do quan tâm của nhiều người khi chọn mua Tổ Yến để giử sức khỏe cho mình và gia đình. Tổ Yến ở nước nào cũng có nhiều loại khác nhau vì đặt thù Tổ Yến là từ thiên nhiên. Đều quan trọng là môi trường sống chung quanh của chúng như thế nào tạo nên dinh dưỡng khác nhau. Chẳng hạn như việc mua tôm , cá đánh bắt hay nuôi – Wild catch or farmer raise , thường thì chúng ta nên chọn loại nào? Vì sao lúc nào loại wild catch giá thành cũng cao hơn?
Chim yến ở các nước Đông Nam Á chỉ là một loài duy nhất C. Fuciphaga. Nước bọt của chim yến ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan hay ở Việt Nam ( ở các tỉnh miền Trung hay miền Nam) là như nhau, không có tổ non, tổ già. Tổ yến có màu trắng ngà có mùi tanh thoảng nhẹ của nước bọt tựa như mùi lòng trắng trứng. Sau khi rửa qua một lần nước để loại bỏ các tạp chất bám bên ngoài Tổ Yến, ngâm Tổ Yến vào nước sạch, tùy theo chất lượng Tổ Yến, sợi yến sẽ hút nước trương phồng lên từ 6-7 lần so với trọng lượng ban đầu. Các sợi yến của Tổ Yến dù có màu nào, khi ngâm trong nước sạch sẽ trở nên trong suốt và nước dùng ngâm Tổ Yến vẫn trong và không màu.
Tổ Yến là mặt hàng xuất chủ lực của Indonesia lớn nhất chiếm 80% sản lượng trên thế giới, mỗi năm trên 2.000 tấn Tổ Yến, doanh thu trên 4 tỷ USD. Trung Quốc và Hồng Kông là quốc gia nhập khẩu tiêu thụ hơn 60% sản lượng Tổ Yến trên thế giới
Tổ Yến tiêu thụ trên thị trường có 3 dạng:
Tổ yến rút lông, sơ chế: được nhặt lông từ Yến thô có mùi hơi tanh, mùi ẩm mốc, màu trắng ngà. Tổ yến thường có hình dạng giống như một cái chén, thân dày và chân cứng, giúp bảo vệ trứng hoặc yến non không bị các loài vật khác ăn mất và ảnh hưởng thời tiết. Chân tổ yến cứng để có thể gắn chặt vào vách vì các hang động thường có độ ẩm cao. Tổ yến sơ chế khi ngâm hoặc nấu đều không tan nhão, mà từng sợi yến vẫn nguyên vẹn, nở to .
Tổ yến tinh chế: Sợi yến sạch hoàn toàn không còn lông, tạp chất. Do rửa nhiều lần nên hàm lượng các khí độc giảm đến mức thấp nhất và vì vậy chất lượng dinh dưởng cũng mất đi một ít do ngâm nước . Tổ Yến tinh chế thường không có mùi vị vì đã qua chế biến, tẩy trắng, và có màu trắng trong. Tổ yến tinh chế vì đã qua quá trình chế biến và ép khuôn nên có thể kết Yến vụng và Yến sợi vào thành khuôn đều nhau.
Vi vậy, tuỳ theo nhu cầu và sở thích mọi người mà chọn loại Yến thích hợp.
Lưu ý: Nên dùng yến thường xuyên với 1 lượng vừa đủ thay vì dùng thỉnh thoảng với 1 lượng lớn. Thời gian dùng yến tốt nhất là trước khi ngủ và sau khi ngủ dậy.Không nên dùng khi ăn no
Nguồn: Internet
Cách Thu Hoạch Tổ Yến Đúng Cách Tốt Nhất Cho Nhà Yến
Thông thường một năm chúng ta có thể thu hoạch 4 lần tổ yến, cụ thể:
Thu hoạch trong trường hợp số lượng chim yến quá nhiều không còn nâng đàn được nữa: chim yến làm tổ đã xong, sẵn sàng để chim đẻ trứng, nhưng chưa có trứng. Phương pháp này còn được gọi là phương pháp cưỡng đoạt (trộm tổ). Tổ không đạt chất lượng như tổ đủ ngày tháng.
Thu hoạch trong trường hợp nâng đàn (nhà yến mới xây): Khi thu hoạch tổ yến cần phải thực hiện đúng phương pháp, chi tiết và chắc chắn để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến đàn yến và không làm cho chim cảm thấy mất yên tĩnh và bỏ đi.
2. Thời điểm thu hoạch tổ yến
– Trước khi chim Yến đẻ trứng:
Thu hoạch ở thời điểm này là cách làm được ưa chuộng nhất bởi vì khi lấy tổ yến tại thời điểm này, tổ yến là sạch sẽ nhất, không bị nhiều bụi bẩn, phân hay lông yến. Giá trị tổ yến mang lại cũng là cao nhất vì thời gian xử lý ngắn do tổ yến đã sạch sẵn rồi. Khi chim Yến phát hiện ra là bị mất tổ thì sẽ lập tức xây lại tổ mới.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điểm đó là trọng lượng tổ yến thu được nhẹ hơn vì lượng nước dãi của chim Yến là ít. Và sức khỏe của chim yến sẽ bị ảnh hưởng vì chúng phải mất sức xây lại tổ mới, đặc biệt là những con chim Yến Mái đang chuẩn bị đẻ mà lại không có tổ để đẻ.
Thu hoạch tại thời điểm này có lợi là tổ yến lúc này đã hoàn thành đầy đủ về cấu trúc, tổ yến dày hơn và đạt chất lượng cao hơn.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là số lượng chim yến trong nhà nuôi sẽ bị giảm đi do không có trứng nở đẻ ra những con chim yến non.
– Thu hoạch tổ yến sau khi chim yến non rời tổ:
Cách thứ ba trong phương pháp thu hoạch tổ yến đó là lấy tổ yến khi chim non đã rời tổ. Với cách này thì bạn sẽ được lợi là số lượng tổ yến sẽ tăng lên nhiều lần do chim non rời tổ sẽ ở lại trong nhà và tiếp tục xây tổ mới.
Tuy nhiên, nhược điểm của cách này là chất lượng tổ yến thu được không sạch mà có nhiều tạp chất, lông yến…cần phải qua nhiều khâu xử lý nên có thể giá trị dinh dưỡng có trong tổ yến sẽ bị giảm đi.
Có thể thấy rằng mỗi phương pháp thu hoạch thì đều có những ưu, nhược điểm riêng. Để mang lại hiệu quả cao nhất thì bạn nên thử từng phương pháp một xem cách nào phù hợp và cho hiệu quả cao nhất hoặc bạn có thể kết hợp 3 phương pháp lại với nhau.
3. Một số lưu ý trong quá trình thu hoạch tổ yến
– Thời gian chính xác nhất để thu hoạch tổ yến là 9h00 -15h00, đó là lúc đi kiếm mồi. Tránh thu hoạch vào lúc chim đang nghỉ vì sẽ làm xáo trộn cuộc sống của chim.
– Thời điểm thu hoạch cũng là lúc kiểm tra và loại bỏ các yếu tố gây hại đối với chim.
– Để cho tổ chim yến không bị gãy thì trước khi lấy đi thì phải phun nước trước, xung quanh chỗ tổ gắn vào xà thanh gổ. Tiếp đến dùng dao mỏng để gạt hớt nó.
– Thời gian lấy tổ và sự phân bố của các tổ lấy đi đều cần phải chú ý, làm sao để chim không bối rối và có thể giúp nó làm tổ trở lại lúc ban đầu
Chim Yến Sẽ Uống Nước Vào Lúc Nào?
Không những mang lại nguồn thực phẩm chứa đầy dinh dưỡng, cũng như giá trị kinh tế cao cho người dân, chim yến còn được biết đến với những đặc tính cực kỳ độc đáo như sau:
Người ta kháo nhau rằng, chim yến ăn sạch – uống sạch, nguyên nhân ra đời câu nói này chính là từ tập tính kiếm nguồn nước của chim yến. Chim yến thường uống sương trời vào khoảng lúc rạng sáng hoặc hiều tà, đây là những giọt sương sạch, tinh khiết. Một điều thú vị đó là chim yến tuyệt đối không uống những loại nước bẩn ở các sông ngòi hay ao hồ,…
Chim yến có một sức khỏe tốt và rất dẻo dai, chúng thường đi kiếm thức ăn từ 5 giờ sáng, và trở về tối có khi tận 8 giờ đêm. Trung bình trong một ngày, chim yến có thể bay liên tục trong vòng 15 tiếng đồng hồ và bay xa tận 300km để tìm kiếm con mồi. Vận tốc bay của chim yến cực kỳ cao, tối đa có thể lên đến 130 – 160 km/giờ. Đây quả là những con số ấn tượng về loài chim bé nhỏ mà nhiều người vẫn chưa được biết.
Chim yến thường bay lên cao từ 5 – 50m để tìm kiếm thức ăn, thức ăn của yến là những loại côn trùng nhỏ, bay giữa không trung. Chim yến không bao giờ ăn những côn trùng đã chết, chỉ ăn những con còn sống.
Dựa vào tập tính của chim yến để lựa chọn địa điểm nuôi chim yến thành công
Để có được một vị trí đắc địa trong việc nuôi yến, người nuôi cần nghiên cứu kỹ lưỡng về tập tính của yến:
Đầu tiên, cần tìm một khu đất có chim yến bay qua, hoặc là nằm trên đường bay của chim yến. Đây là có thể nói là yếu tố quyết định trong việc lựa chọn vị trí xây nhà yến. Để làm được điều này, cấn sử dụng các loại máy thử chim để xác định đường bay, hoặc cũng có thể quan sát vào lúc chiều tà có chim yến bay ngang hay không, nếu có thì tỷ lệ thành công sẽ rất cao
Tiếp theo, đó là khí hậu của khu vực nhà yến, người nuôi cần đảm bảo thời tiết phải thật ấm áp và không được quá lạnh vào mùa đông. Nhiệt độ lý tưởng để nuôi yến tốt nhất đó là từ 22 – 35 độ, nếu nhiệt độ quá khắc nghiệt sẽ dẫn đến tình trạng sụt giảm sản lượng cũng như số lượng chim. Ngược lại, nếu xây dựng nhà yến ở nơi có nhiệt độ lạnh, khi trời vào đông chim yến non rất dễ bị chất, gây hao tổn số lượng một cách đáng kể.
Khoáng cách từ nhà ở đến nhà yến cũng là một vấn đề cần lưu ý. Khi xây dựng nhà yến, các bạn cần cân nhắc xem thời gian đi từ nhà đến nhà yến dưới 2 tiếng đồng hồ. Mục đích là để kịp thời giải quyết khi có những vấn đề hay sự cố bất ngờ xảy ra.
Khi xây dựng nhà yến, cần lựa chọn những nơi có giao thông thuận lợi, giúp việc vận chuyển các vật tư dễ dàng và nhanh chóng hơn. Vì muốn nhà yến được bền lâu, cần xây dựng bằng bê tông, cốt thép, nguồn vật liệu khá lớn, do đó nếu xe tải lớn không vào được thì việc vận chuyển sẽ rất khó khăn. Bên cạnh đó, cần đảm bảo khu dân cư xung quanh hòa hợp với bạn để không bị phàn nàn trong quá trình nuôi yến như tiếng ồn từ máy gọi yến, hay tình trạng chim chóc quá đông gần nhà họ,… vấn đề này tuy nhỏ nhưng nếu không sắp xếp từ sớm đến khi xây dựng xong mới phát hiện sẽ khiến cho công việc của bạn gặp phải nhiều khó khăn đấy.
Ngoài ra, chim yến rất thích tắm và uống nước trước khi về lại tổ, do đó những nhà yến nào ở khu vực khô cằn thì nên lắp cho đàn yến một hệ thống béc phun để chim tắm ngoài trời, bên cạnh đó có thể làm mát khu vực cửa vào và xung quanh khu vực.
( Giải Đáp) Tổ Chim Yến Được Làm Bằng Gì? Cách Ăn Yến Sào Tốt Nhất
Tổ chim yến được làm bằng gì? Chim yến xây tổ như thế nào
Cách làm tổ của chim yến: Bước vào mùa làm tổ, chim yến sẽ bắt đầu bay đi tìm vị trí thuận lợi để xây dựng tổ. Vị trí xây tổ có thể sẽ được giữ nguyên trong nhiều năm hoặc cả đời nên chim yến thường tìm những vị trí an toàn, vững chắc để xây tổ, chim Yến chọn một vị trí và xây tổ làm nhiều lần ở vị trí đó.
Quá trình làm tổ yến: Sau khi chọn được vị trí xây tổ, vào thời điểm nước bọt chim yến phát triển là lúc chim yến bắt đầu xây tổ. Khi nước bọt tiết ra, chim yến dùng lưỡi đẩy nước bọt ra khỏi miệng và quẹt lên thành vách tạo hình, sau 2-3 tiếng đồng hồ nước bọt của chim yến sẽ khô lại. Để hoàn thành một chiếc tổ, trung bình mỗi đêm chim yến chỉ xây được khoảng 1 mm. Vì vậy, chúng phải mất rất nhiều đêm và gặp rất nhiều khó khăn, tốn nhiều sức lực khi xây tổ. Thậm chí khi xây, chúng còn phải nhắm mắt, xù lông rất vất vả để tiết nước bọt lên thành vách. Sau nhiều đêm dùng nước bọt xây tổ, chim yến sẽ nhảy lên mép tổ rồi tiết nước bọt vào lòng tổ yến để tạo nơi đẻ trứng.
Hình dáng tổ yến: Tổ yến thường gặp sẽ có hình dạng như nửa chén trà úp hoặc giống hình dáng chiếc tai, nên còn được gọi là tai yến, thường nặng từ 5 – 10g đối với tổ làm lần đầu, và 7 – 15g đối với tổ được làm thêm vào lần thứ hai. Sau nhiều lần làm lại thì tổ yến sẽ càng to và tròn đẹp hơn.
Các dạng tổ yến thường gặp
Về nguồn gốc: có 2 loại là tổ yến sào tự nhiên (yến đảo) và tổ yến nhà. Về màu sắc, tổ yến sào có 3 loại chính là huyết yến, hồng yến, bạch yến… Trong đó huyết yến là đắt và hiếm nhất, còn bạch yến là phổ biến nhất.
Về màu sắc: có 3 loại chính là huyết yến, hồng yến, bạch yến… Trong đó huyết yến là đắt và hiếm nhất, bạch yến là loại phổ biến nhất. Nhiều người thường thắc mắc huyết yến hình thành như thế nào, theo nhiều câu chuyện lưu truyền cho rằng huyết yến được hình thành từ nước bọt và máu của chim yến khi làm tổ, tuy nhiên cũng có nhiều người cho rằng đây chính là do sự tác động của thời tiết, nhiệt độ.
Các loại màu sắc của tổ yến
Nên dùng tổ yến như thế nào là tốt
Không thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng của tổ yến với nhiều công dụng quý giá đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý sử dụng đúng cách để có thể phát huy lợi ích tối đa:
– Ăn yến lúc nào tốt nhất: Buổi sáng được cho là thời điểm ăn tổ yến tốt nhất. Việc sử dụng yến sau khi ngủ dậy sẽ giúp cơ thể được cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho hoạt động trong suốt cả ngày dài. Nếu không có thời gian, bạn có thể uống một ly nước yến hoặc ăn yến vào buổi tối trước lúc đi ngủ khoảng 30 phút cũng rất tốt cho sức khỏe.
– Số lượng và tần suất sử dụng tổ yến: Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, có thể ăn tổ yến từ 2 – 3 lần/ tuần. Lượng yến dùng tùy theo lứa tuổi:
Trẻ từ 7 tháng – dưới 1 tuổi: Mỗi lần 1 thìa canh nấu chung với cháo hoặc chưng cho bé ăn.
Trẻ từ 1 – 2 tuổi: Ăn 1 – 2g một lần
Trẻ từ 2 – 10 tuổi: Ăn 2 – 3g tổ yến một lần
Người trưởng thành, bệnh nhân cần bồi bổ sức khỏe: 3 – 5g mỗi lần.
– Những ai không nên ăn yến:
Người đang bị cảm mạo, đau đầu, tay chân lạnh
Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 7 tháng tuổi
Người từng bị dị ứng với các sản phẩm từ yến
Bệnh nhân tiểu đường, viêm tụy.
– Sơ chế và chế biến tổ yến đúng cách: việc sơ chế và chế biến đúng cách sẽ giúp cho yến giữ được dinh dưỡng tối đa
Nếu dùng yến thô chưa qua sơ chế thì bạn đem ngâm cho mềm, nhặt sạch lông yến và tạp chất trước khi chế biến để đảm bảo vệ sinh.
Hạn chế việc chế biến yến ở nhiệt độ quá cao để bảo toàn được đầy đủ các dưỡng chất quý có trong yến. Tốt nhất nên chế biến yến với các món chưng, hấp cách thủy. Thay đổi khẩu vị bằng cách nấu riêng những món ăn kèm và dùng chung với yến sau khi chế biến. Tránh hâm nóng yến bằng lò vi sóng hoặc nấu ở nhiệt độ trên 100 độ C.
Không cho quá nhiều đường (dù là đường phèn) khi chế biến. Bởi nếu lượng đường càng nhiều sẽ càng làm giảm tác dụng hỗ trợ và dưỡng chất có trong yến.
Sơ chế và chế biến đúng cách sẽ giúp cho yến giữ được dinh dưỡng tối đa
Bạn đang xem bài viết Tổ Yến Ở Nước Nào Tốt Nhất? trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!