Xem Nhiều 6/2023 #️ Tiêu Chí Chấm Thi Chim Chào Mào # Top 11 Trend | Topcareplaza.com

Xem Nhiều 6/2023 # Tiêu Chí Chấm Thi Chim Chào Mào # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tiêu Chí Chấm Thi Chim Chào Mào mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1.Tiêu chí chấm thi thứ nhất : Đây là tiêu chí quan trọng nhất và luôn được ban giám khảo lựa chọn đầu tiên là : dáng của chú chim và thái độ thi đấu của con chim.

_Chim thi đấu phải siêng sàn cầu,chạy cầu,xòe đuôi,bung cánh,thái độ phải linh hoạt.Nhảy cầu này cầu kia liên tục.

_Chim thái độ hung hăng,dọa nạt đối phương,luôn đứng vươn mình,cúp cầu hình chữ C.Thường xuyên ché chét để hù dọa những chú chim khác.

_Chim phải chơi liên tục đến khi hết cuộc thi.Không được rỉa lông,tắm nắng,tắm cóng nước.Những trường hợp này thường bị loại rất nhanh nhằm tránh những chú chim khác đang thi đấu học theo.

_Chim đang thi đấu không được bu lồng,chụp lồng,lộn mèo.Những chú chim chơi vậy cũng sẽ bị loại.

Với những chú chim chơi tốt như tiêu chí 1 sẽ được lựa chọn và tiếp tục với tiêu chí chấm thi thứ 2.

2.Tiêu chí chấm thi thứ 2 : Đây cũng là tiêu chí rất quan trọng đó là ra giọng,xổ bọng,hót đấu.

_Những chú chim ra giọng,đổ bọng trong suốt cuộc thi sẽ được chọn lựa.

_Chim ra phải nhiều giọng,đảo giọng liên tục,giọng luyến láy rõ ràng.Và những chú chim siêng hót và ché nhằm thị uy với đối thủ.

_Chim ra giọng cần phải rõ ràng và phải đạt từ 3 âm trở lên.Nhưng chú chim kêu huýt hiu,quýt qiu,quýt quýt…Thường sẽ bị loại,vì đây không phải giọng thi đấu mà là giọng gọi chim mái.

3.Tiêu chí chấm thi thứ 3 : Đây là tiêu chí cuối cùng để chọn chú chim đoạt giải đó là hình dáng bên ngoài chú chim.

_Chim thi đấu cần phải có thân hình thon gọn,nhanh nhẹn,dáng phải đẹp và cân đối.

_Chim phải thay lông xong,lông không bị xù,cụt đuôi,thiếu cánh.Và chim không bị tật lỗi.Nói đến chim cụt đuôi mới nhớ lúc trước có đi thi chim ( chỉ là cuộc thi miễn phí) vậy mà thấy người ta xách chú chim cụt đuôi vào thi và cũng vào được 3 vòng.

Chim có dáng bộ và thái độ thi đấu tốt kết hợp với xổ bọng nhiều sẽ được chọn đầu tiên.Chim có dáng bộ và thái độ thi đấu tốt nhưng đổ bọng ít hơn con kia thì sẽ được chọn thứ 2.Chim có dáng bộ và thái độ thi đấu bình thường nhưng chim lại đổ bọng,đảo giọng liên tục sẽ được chọn tiếp theo.Chim có dáng bộ và thái độ thi đấu tốt nhưng chim lười xổ bọng,lười hót mà chỉ siêng chuyền cầu,chơi cánh thì sẽ được chọn thứ 4Chim không chuyền cầu,thái độ thi đấu không linh hoạt.Chỉ đứng 1 chỗ hót,xổ bọng liên tục sẽ được chọn cuối cùng.Tùy theo người tham gia ít hay nhiều,và chim chơi có tốt không để quy định bao nhiêu vòng thi.Thường các cuộc thi lớn có 7,8 vòng thi.Vòng 1 chú chim nào không chơi thì sẽ bị loại,cứ loại dần cho đến khi nào còn khoảng 10 con thi bắt đầu vào vòng lựa chọn những con hay nhất.Sau mỗi vòng thi thì ban giám khảo thường đổi vị trí cho chim để tránh chim quen mặt không chơi.

Và thường có 5 giải thưởng là nhất,nhì,ba,tư và giải khuyến khích và thường tặng tiền + cờ lưu niệm,giá trị lớn nhỏ tùy nơi tổ chức.Người đoạt giải nhất thường ít quan tâm đến giải thưởng,vì khi đó chú chim thắng cuộc có thể được trả từ vài chục đến cả trăm triệu.(Sưu tầm)

Những Tiêu Chí Chấm Thi Chào Mào

1. Tiêu chí thứ Nhất (Dáng bộ và Thái độ thi đấu) · Chim thi đấu có thái độ linh hoạt, nhảy cầu, chuyền cầu, dáng đứng vươn mình · Chim thi đấu rê cầu (sàn cầu), ra đuôi, ra cánh dọa nạt đối thủ · Chim sục sạo tìm đánh ra giọng ché (chét) thị uy doạ nạt đối thủ Chú ý: Chim không bỏ nước đấu trong suốt quá trình thi, trường hợp chim xỉa lông, phơi nắng, tắm cóng dẫn đến việc mất hình bỏ nước chơi, thì sẽ bị loại để tránh ảnh hưởng đến phong độ thi đấu của những chú chim khác. 2. Tiêu chí thứ Hai (Giọng và đấu giọng) · Lựa chọn ra những chú chim mau mỏ ra giọng đều đặn bền bỉ trong suốt quá trình thi đấu, chim hót đổ nhiều giọng, đảo giọng, luyến láy âm tiết rõ ràng, chim ra giọng quát hoặc giọng ché (chét) thị uy doạ nạt đối thủ (Chim ra giọng tối thiểu phải đủ 3 âm tiết trở lên; không có âm tiết trùng lắp; vd: quýt quýt… những âm tiết không phải giọng chim mái) 3. Tiêu chí thứ Ba (Hình dáng) · Chào mào dự thi hình dáng đẹp, bóng bộ, cân đối, chim thon gọn, rắn chắc, nhanh nhẹn · Chim không tật lỗi (lông xơ, thiếu lông đuôi và cánh)

– Thứ nhất: chim có dáng bộ và thái độ thi đấu tốt + bọng nhiều (liên tục) sẽ được BGK chọn đầu tiên – Thứ hai: chim có dáng bộ và thái độ thi đấu tốt nhưng bọng ít (thưa) sẽ được BGK chọn thứ 2 – Thứ ba: chim có dáng bộ và thái độ thi đấu trung bình + nhưng bọng nhiều (liên tục) sẽ được BGK chọn thứ 3 – Thứ tư : chim có dáng bộ và thái độ thi đấu tốt nhưng mất bọng sẽ được BGK chọn thứ 4 – Thứ năm: chim không có dáng bộ và thái độ thi đấu nhưng bọng nhiều (chỉ đứng 1 chổ hót, hót ko ghim chim) sẽ được chọn sau thứ 5

Đó là các tiêu chí chấm thi,chúc anh em có chú chào mào căng lửa để đi thi

Tiêu Chí Lựa Chọn “Hoa Hậu” Chim Chào Mào

(vanhien.vn) Nhiều người ngoại đạo khi theo dõi những cuộc thi tiếng hót chim Chào mào bày tỏ băn khoăn không biết những vị giám khảo dựa vào những tiêu chỉ nào để đánh giá một chú chim tốt trong hàng trăm chú chim gần giống nhau về kích thước, màu lông, điệu bộ và tiếng hót. Qua theo dõi các cuộc thi Chim Chào mào và nghiên cứu thể lệ một số cuộc thi Chim Chào mào gần đây xin chia sẻ tới bạn đọc những tiêu chí chung để lựa chọn “hoa hậu” Chim Chào Mào

TOP 10 chú Chim Chào mào xuất sắc nhất tại Siêu Cúp Chào mào Việt Nam 2018

I. Cách thức tổ chức chấm thi: Treo tất cả số lượng lồng dự thi lên cùng một lúc tại các khu vực quy định theo SBD để bắt đầu cuộc thi. Mỗi trọng tài chỉ được chấm từ 15 – 20 lồng chim để dễ quan sát, không bỏ sót. Để phục vụ một cuộc thi có: Ban tổ chức (BTC), Ban Giám khảo (BGK), Ban Giám sát (BGS), Ban hỗ trợ trường thi (BHT).

Cách thức chấm là loại dần những chú chim yếu kém qua các vòng thi khỏi giàn đấu. Những chú chim nào trải qua tất cả các vòng và ở lại trên giàn liên tục đến cuối cùng là những chú chim xuất sắc nhất cuộc thi.

Ngoài ra, BTC trong quy chế thi yêu cầu: Chủ chim phải kiểm tra và đảm bảo an toàn, đầy đủ một cách tuyệt đối về lồng, nước uống, đồ ăn trong suốt thời gian trao lồng và chim cho BTC cho đến khi nhận lại; Tuyệt đối không vào khu vực BTC cấm vào, không được động chạm vào giàn treo chim; Tuyệt đối không được tạo ra tiếng xùy, xuỵ… kích chim, giữ trật tự, không tạo ra tiếng động lớn.

BTC cũng yêu cầu các nghệ nhân hãy quan sát tổng thể những chú chim trong bảng cùng với chú chim cưng của mình ở mỗi vòng thi, căn cứ vào tiêu chí chấm thi để có nhìn nhận khách quan và đúng; Tôn trọng quyết định của Ban giám khảo; Trường hợp có vấn đề gì thắc mắc, cần điều chỉnh hoặc có ý kiến khác với BTC thì gặp BTC để được xem xét và giải quyết.

II. Tiêu chí chấm thi 1. Tiêu chí thứ nhất: Dáng bộ và Thái độ thi đấu

– Đạt: Chim thi đấu có thái độ linh hoạt, nhảy cầu, chuyền cầu, dáng đứng vươn mình; Chim thi đấu rê cầu (sàn cầu), ra đuôi, ra cánh dọa nạt đối thủ; Chim sục sạo tìm đánh ra giọng ché (chét) thị uy doạ nạt đối thủ

– Không đạt: Đứng ủ rũ, không có thái độ muốn đấu, mặt quay đi hướng khác.

2. Tiêu chí thứ hai: Giọng và đấu giọng

– Đạt: Lựa chọn ra những chú chim mau mỏ ra giọng đều đặn bền bỉ trong suốt quá trình thi đấu, chim hót đổ nhiều giọng, đảo giọng, luyến láy âm tiết rõ ràng, chim ra giọng quát hoặc giọng ché (chét) thị uy doạ nạt đối thủ. Chim ra giọng tối thiểu phải đủ 3 âm tiết trở lên

– Không đạt: Khi thi đấu ít sổ giọng, giọng dưới 3 âm tiết, có những âm trùng lắp (ví dụ: wuýt wuýt, wuýt wiu, những âm giọng của chim mái)

3. Tiêu chí thứ ba: Hình dáng thể hiện

– Đạt: Chào mào dự thi hình dáng đẹp, bóng bộ, cân đối, chim thon gọn, rắn chắc, nhanh nhẹn, hình dáng chim lúc thi đấu hay còn gọi là giữ hình

– Không đạt: Xù lông, thiếu lông đuôi và cánh trên 30% hoặc các tật lỗi như lộn, bu nóc, phá cách, xoay dí đuôi.

Bộ chú chim đạt là: Nhất Dáng, Nhì Thanh, Tam Hình, Tứ Sắc III. Các vòng thi đấu

1. Vòng loại : Thời gian mỗi vòng 10 phút loại những chú chim chơi yếu, bỏ nuớc…

– Vòng loại 1,2 : Loại những chú chim thật sự không chơi… chấm cụ thể như sau: Trong vòng 5 – 8 phút đầu trọng tài quan sát và ghi chú những chú chim nào không chơi, xù lồng , tắm…. khi BTC có hiệu lệnh thông báo vòng loại còn 2 phút thì trọng tài tiến hành rà soát lại các chú chim đã ghi chú, nếu vẫn tiếp tục không chơi thì mới loại.

– Vòng loại 3 – 5: Loại những chú chim trong chơi yếu, tắm, xù rỉa lông…Lưu ý ở những vòng này thông báo rõ các tiêu chí chấm những tình huống dễ gây ra tranh cãi như: * Trường hợp 1: Chim bu chụp táp lồng nếu còn xuống cầu ra cánh, bọng… thì BGK không loại, nếu chim chỉ chụp quá 2/3 thời gian cuộc thi làm ảnh hưởng đến những chú chim khác thì BGK cân nhắc có thể loại chú chim đó nhưng ghi chú rõ ràng. * Trường hợp 2: Chim ăn uống , xuống bố lồng quá nhiều, bỏ đấu không chơi quá 2/3 thời gian vòng đấu, thì BGK có thể loại và ghi rõ nguyên nhân. * Trường hợp 3: Khi BTC thông báo còn 2 phút hết giờ vòng thi, BGK nên xem qua lại 1 lần cuối những chú chim mình dj kiến loại, nếu có chú nào trong danh sách loại mà chơi thật tốt, vượt trội hơn những con chim bên cạnh như Ché, sán cầu đi cánh đẹp mắt…thì có thể xem xét giữ lại không loại và ghi rõ cho BTC khi công bố có thể đọc tránh sự thắc mắc từ phía nghệ nhân.

– Từ Vòng loại 6 trở đi: Loại những chú chim chơi yếu hơn phần lớn các chú chim còn lại trên giàn thi nhưng cần lưu ý trong vòng này thông báo rõ các tiêu chí chấm những tình huống dễ gây ra tranh cãi như : * Trường hợp 1: Chim bu chụp táp lồng nếu còn xuống cầu ra cánh, bọng… thì BGK không loại, nếu chim chụp mà không ra cánh sổ bọng ảnh hưởng đến những chú chim khác trong tầm 2 đến 3 phút cũng có thể quyết định đánh dấu lại và ghi rõ nguyên nhân, nếu ghi được chi tiết thời gian thì càng tốt. * Trường hợp 2: Chim ăn uống , xuống bố lồng quá nhiều, bỏ đấu không chơi trong tầm từ 2 đến 3 phút thì BGK có thể loại và ghi rõ nguyên nhân. * Trường hợp 3: Khi BTC thông báo còn 2 phút hết giờ vòng thi, BGK nên xem qua lại 1 lần cuối những chú chim mình loại, nếu có chú nào trong danh sách loại mà chơi thật tốt, vượt trội hơn những chú chim bên cạnh như Ché, sán cầu đi cánh đẹp mắt…thì BGK có thể hội ý với Giám Sát xem xét loại hay không và ghi rõ lý do cho BTC khi công bố có thể đọc tránh sự thắc mắc từ phía nghệ nhân.

Cứ như vậy loại các chú chim qua các vòng đến bao giờ còn lại 10 chú chim xuất sắc nhất thì chọn vào vòng chọn:

2. Vòng chọn: Thời gian 10 phút thi để chọn ra 4 chú chim xuất sắc nhất trong 10 chú chim ở các vòng loại để lọt vào vòng Chung kết tranh giải Nhất, Nhì, Ba, Tư và Khuyến khích. Ở vòng này, BTC mời 10 nghệ nhân lên bốc thăm để xác định vị trí treo lồng, theo sơ đồ sau ngẫu nhiên theo lẻ lẻ, chẵn chẵn, chẵn lẻ, lê chẵn đan xen thứ tự các lồng với nhau.

3. Vòng Chung kết: Thời gian 10 phút BGK chấm để chọn ra giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích. Vòng này BTC sau khi chọn và hạ 6 chú chim Khuyến khích thì vẫn giữ nguyên vị trí các lồng vào vòng Chung kết chỉ cho xê dịch lại gần nhau và chỉnh cầu, không được đổi vị trí. Ở vòng Chung kết, BGK sẽ chấm độc lập cho 4 chú chim tranh Nhất, Nhì, Ba và Tư thời gian 10phút theo 3 tiêu chí ưu tiên như sau:

Ưu tiên 1: Bộ là điệu bộ, thái độ thi đấu, nước đấu của từng chú chim

Ưu tiên 2: Thanh là giọng hót, mật độ ra hót của chim , chú ý không phải những tiếng đơn như : Quit…quit.. .hay Quít… quiu…

Ưu tiên 3: Sắc là sắc thái , hình dạng đấu của chú chim lúc đó

Tất cả các phiếu chấm thi sau khi chấm xong của BGK sẽ tập kết về BTC để thống nhất bầu chọn ra các chú chim hay, toàn diện nhất và xét giải Nhất, Nhì, Ba. BTC sẽ tổng kết và công bố phát giải thưởng cho các nghệ nhân có chim đoạt giải

Tiêu Chí Chuẩn Chọn Chim Chào Mào Hót Đấu 2022

Hầu hết các anh em chơi chim đều biết về chim chào mào. Đây là loài chim được rất nhiều anh em chọn nuôi bởi nét đẹp và giọng hót của chúng. Để chọn được chú chào mào đẹp thì chưa phải ai cũng làm được nhất là anh em mới chơi chim. Thế nên hôm nay mình sẽ giới thiệu đến anh em cách chọn chim chào mào bổi. Đảm bảo anh em sẽ tự có thể chọn cho mình một chú chim ưng ý.

Khi mua chào mào anh em nhìn trong lồng thấy con nào hay đuổi con khác, con nào đến gần nó thì nó đánh… Anh em chú ý đến những con nào bởi đây là những con khỏe mạnh, chơi hay… Sau đó anh em sẽ tiến hành quan sát nó theo các tiêu chí đầu, mào, tách đỏ…

I,Tiêu chí hình dáng

1.Chào mào đầu to gốc mào dày

Chọn chào mào thì anh em phải chọn những con có đầu to. Những con chào mào đầu to là những con chim khỏe mạnh, dữ, và đấu rất hay. Những con này thường lấn lướt hẳn những con khác trong lồng.

Sau khi đã có được con chào mào đầu to thì anh em nhìn gốc mào của chúng. Con nào có gốc mào dày, càng dày càng tốt thì anh em duyệt. Anh em tuyệt đối không chọn những con chào mào có gốc mào gãy, khuyết dù nó có hót hay thế nào đi nữa.

Có một số loại mào chào mào phổ biến cho anh em tham khảo và lựa chọn:

Mào cui: Chào mào có cái mào ngắn, gốc mào dày. Đây là tướng chào mào trông lì lơm, thi đấu rất bền và bản lĩnh.

Mào Tê giác: Thường được gọi là mào tê, nhìn giống như cái sừng của con Tê giác. Mào tê giác này thì cũng nhiều nhưng nếu anh em tìm được con mào tê mặt quỉ thì hiếm lắm đấy. Con này mà đi đấu thì rất dữ dằn và ăn tươi nuốt sống đối thủ. Tuy nhiên giá của nó cũng rất chát đấy.

Mào đinh: Đây là chào mào có cái mào thẳng đứng và chóp nhọn. Chào mào này trông khá uy nghi và đĩnh đạc. Dòng này thì khá siêng hót và mau mỏ. Thế nhưng một số anh em không thích bộ mào này bởi khi mất bộ thì nó sẽ cụp về phía sau, không đẹp lắm.

Mào lân: Mào cong và chỉa về phía trước nhìn giống sừng của con lân. Những con này khi thi đấu lỳ lợm và không sợ. Dòng này khá hiếm và nếu chọn được con đầu bi mũ lân thì lại càng hiếm.

2.Tách chim to, xệ

3. Mỏ chim to, rộng

Chim chào mào chơi hay thì ai chẳng thích đúng không? Chính vì thế mỏ là thứ được nhiều anh em quan tâm. Làm sao để chọn được con chim siêng mỏ, to mồm thì anh em chú ý điểm này.

Chọn những con chim có gốc to, miệng rộng như thế nó sẽ to mồm và gắt gỏng hơn. Ngoài ra anh em cũng để ý những con có mỏ mỏng, ngắn. Đây là những con chào mào hót rất siêng theo kinh nghiệm của một số tiền bối. Chọn được mấy con này thì khi đấu nó sẽ to mồm và giọng hót uy lực, gắt gỏng hơn.

4. Hầu và yếm chim chào mào

Hầu là phần cổ của con chim tính từ gốc mỏ xuống dưới cổ. Phần này thì nó giúp tô thêm vẻ đẹp của con chào mào trông nó có oai vệ hay không. Ngoài ra nó còn báo hiệu nết của chim bền, dữ. Cái hầu chủ yếu làm tô điểm thêm vẻ đẹp bên ngoài của chim thôi, anh em thấy đẹp là được.

Anh em chọn hầu to thì chim sẽ có nét bền và giọng tốt. Anh em nhìn từ xương ở cổ con chào mào nó đưa ra làm phần hầu căng to. Còn nếu con nào có hầu nhỏ thì thường có giọng đôi, nhỏ nhưng vang và rất đanh.

Yếm của chim cũng như hầu giúp tô thêm vẻ đẹp của chào mào. Mình hay chon con nào yếm có màu đen đâm và dày. Đặc biệt yếm mà cân đối và sâu xuống 2 bên thì con chim rất đẹp.

5. Mình chim thon dài

Mình chim thì anh em cứ chọn những con thon dài là được. Bộ lông thì phải ôm vào thân hình và có độ bóng như tơ, mượt như nhung.

6. Cánh chim là phần quan trọng

Chọn cánh cho chào mào là phần rất quan trọng. Đây là bộ phận quan trọng gần như nhất của bất cứ con chim nào. Nó sẽ giúp chim bay lượn và bung cánh dọa đối thủ khi thi đấu.

7. Chọn đuôi chim ngắn

Những anh em mới chơi chim hay cả chính mình ban đầu cũng thế, hay mắc một lỗi đó là chọn những con đuôi dài. Bởi khi nhìn vào bộ đuôi dài thì anh em sẽ có cảm tình hơn. Nhưng những con đuôi dài này thì có bản đuôi khá to, khi thi đấu sẽ bi kém linh hoạt.

8. Chân chim cao, to

Chân chim là phần anh em cần phải lựa chọn kỹ. Một con chim khỏe mạnh thì cặp chân của nó sẽ quyết định tất cả. Chọn nhầm những con chân yếu thì khỏi đánh đấm gì luôn.

Anh em chọn những con có chân cao, to. Những con này sẽ là những con nhanh nhẹn, hay bay nhảy. Những con này khi thi đấu thì nó sẽ dũng mãnh hơn rất nhiều.

Loại có nết chơi bền : chơi liên tục nhiều ngày, không ngừng nghỉ, như không biết mệt

Loại có nết chơi siêng : mau mồm, hay hót, ít im lặng

Loại có nết chơi dữ : thường hay chèn ép đối thủ, luôn cố gắng hót to hơn, đá hăng hơn con khác

Loại có nết đằm : là loại điềm tĩnh, không lăng xăng như những con khác, luôn giữ thần thái ổn định, có khả năng hót tốt

Là loại kết hợp các loại trên

Có nhiều tư thế điển hình trong lúc chơi của chim chào mào : giang xòe đuôi và cánh, hai cánh đập liên tục trong lúc hót đấu, cũng có loại chim vừa bay bên này, nhảy bên kia như vừa bỏ chạy vừa rủ rê trong lúc giao đấu. Đó là các tư thế của những con chim chào mào hót đấu hay.

chim có khả năng hót sổ : giọng hót đấu, là giọng rao nhưng gắt gỏng, ngắn nhưng đanh hơn giọng rao. Giọng sổ phải to, gắt, đổi đảo liên tục thì mới tốt

chim hót ré lên khi hót đấu : khi chào mào phẫn nộ, giận giữ thường hót ré lên để dọa nạt đối thủ

chim có thể hót rọt: là tiếng kêu lúc chim xung, phấn khích, rọt là chuỗi âm có biên độ ngắn, nhanh nhưng dài phát ra từ họng của con chim, khi rọt thì con chim nó không há mỏ mà chỉ rung rung 2 mỏ cho âm bật ra thôi. Tiếng rọt như là một hình thức đề-ba, khởi động cho một cuộc chửi nhau tơi tả.

Tựu chung lại, đây là những tiêu chuẩn về kinh nghiệm chọn chim chào mào hót đấu. Hi vọng mọi người có thể tham khảo và lựa chọn cho mình một chú chim chào mà vừa ý nhất để hót đấu.

Bạn đang xem bài viết Tiêu Chí Chấm Thi Chim Chào Mào trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!