Xem Nhiều 6/2023 #️ Thức Ăn Của Chim Chích Chòe Lửa # Top 13 Trend | Topcareplaza.com

Xem Nhiều 6/2023 # Thức Ăn Của Chim Chích Chòe Lửa # Top 13 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Thức Ăn Của Chim Chích Chòe Lửa mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

So với Chích Chòe Than, chim Chích Chòe Lửa dễ nuôi hơn, và ăn ít hơn số lượng thức ăn bột mà Chích Chòe Lửa ăn trong ngày chỉ bằng hai phần ba khẩu phần của Chích Chòe Than. Trong khi đó, số lượng đạm động vật như cào cào, sâu tươi, nó chĩ ăn bằng phân nửa khẩu phần Chích Chòe Than mà thôi. Vì vậy, nuôi chim Chích Chòe Lửa ít tốn kém hơn.

Có trường hợp người nuôi chim cảnh vì một lý do nào đó, không cho cả chục con Chích Chòe Lửa ngưng ăn chất đạm trong một thời gian dài, nhưng tất cả số chim đó vẫn không có triệu chứng suy yếu, trái lại vẫn hót căng… Nuôi Chích Chòe Than mà cố tình cho “ăn chay” như vậy chúng sẽ suy ngay, và triệu chứng xấu xảy ra trước tiên là ngưng dần tiếng hót! Sau đó, chim ốm dần, lưỡi hái nhô cao lên mỏng như lưỡi dao, và thay lông bất bình thường…

Thức ăn của Chích Chòe Lửa cũng giống như thức ăn của Chích Chòe Than.

– Bột đậu phộng, trộn trứng.

– Thức ăn đam động vật.

Thức ăn bột là thức ăn chính như cơm cháo nuôi sống con người. Các chất đạm như trứng gà vịt, trứng kiến, cào cào, sâu tươi, sâu khô cũng giống như thức ăn thịt cá nuôi sống con người. Phải cho chim ăn đủ chất chim mới sống mạnh khỏe được.

Việc chế biến thức ăn bột như sau:

– Đậu phộng rang vàng, dùng chai cán mạnh tay cho thành bột. Cứ một lon bột đậu như vậy thì trộn với năm trứng gà (hoặc trứng vít), thêm vào một muỗng cà phê đường và một muỗng cà phê bột sò. Sau đó đem ra phơi nắng thật khô rồi đổ vào chai lọ cho chim ăn dần.

Trong đậu phộng chứa nhiều chất dầu, mà chim ăn nhiều dầu bị nóng, hót giọng khàn, vì vậy cần phải giảm bớt chất dầu ưong đậu được chừng nào tốt chừng nấy.

Muốn vậy, trước khi cán đậu thành bột, ta nên cán trên một xấp giấy báo dày chừng bốn năm lớp, dầu trong đậu sẽ ngâm vào xấp giây báo này. Khi phơi bột ra nắng, ta lại trải lên một xâp giấy báo khác để số dầu còn lại sẽ bị ngấm vào báo thêm một lần nữa…

Có nhiều nghệ nhân tăng lượng trứng lên gấp đôi, thậm chí hơn nữa, cho rằng như vậy thức ăn mới đủ bổ dưỡng. Thật ra, cho chim ăn nhiều trứng quá không phải là điều hay, vì sẽ có hại cho gan. Chúng tôi sẽ trình bày kỹ vấn đề này trong mục “Bệnh chim” ở chương sau.

Cũng có nhiều nghệ nhân, hạ lượng bột đậu phộng xuống độ tám phần mười. Hai phần còn lại thì dùng bột gạo. Thức ăn này cũng tốt cho chim. Nhưng khi chim đã ăn quen thức ăn này thì đừng nên vì một lẽ gì mà thay đổi đột ngột qua thức ăn khác, sẽ có hại sức khỏe cho chim.

Tiện đây, chúng tôi cũng xin nói rõ một điều là: chim muông hoang dã không thích ăn uống những thức ăn lạ, nhất là thức ăn tỏa mùi đặe biệt. Hễ gặp thức ăn có mùi lạ thì chúng tỏ ra nghi ngờ. Nếu đói thì cũng chỉ ăn cầm chừng. Ngay nước uống cũng vậy, nếu có mùi thuốc thì dù có khát chim cũng không chịu uổng.

Vì vậy, khi thay đổi thức ăn, nhât là khi pha thuốc vào nước cho chim uống, ta nên để tâm theo dõi xem chim có ăn uống ngon miệng hay không. Nếu phát giác có sự… chê bai, thì nên đổi ngay lại thức ăn cũ, để tránh cho chim khỏi bị chết đói, chết khát.

Thức ăn đạm thì có trứng kiến, cào cào, sâu tươi, sâu khô. Nếu không có trứng kiến thì cho ăn cào cào cũng được. Ngược lại, không có cào cào thì thế trứng kiến vào khẩu phần của chim cũng không hề gì.

Nuôi chim bổi nên cho ăn trứng kiến rất tốt. Mười còn chim chịu ăn trứng kiên cả mười. Nêu chĩ cho ăn cào cào, có thể chim boi có con ăn con không. Còn nếu ngay từ đầu, trong lồng chỉ treo có mỗi cóng bột, thì mười con bổi giỏi lắm cũng chỉ ba chịu ăn để sống mà thôi.

Chẳng hạn như thức ăn dành cho Chích Chòe Lửa bị suy thì:

– Bột đậu phộng chỉ rang vừa chín.

– Giảm bđt trứng, nhưng tăng thêm 2 muỗng canh sữa.

– Tăng trứng kiến, cào cào, sâu tươi.

– Không cho ăn sâu khô.

Còn thức ăn cho chim đang thời căng lửa thì:

– Bột đậu phộng rang thật vàng (đừng khét)

– Tăng lượng trứng thêm vài quả.

– Tăng trứng kiến, sâu tươi, cào cào.

– Sâu khô cho ăn với tỷ lệ lớn dần: có thể trên năm mươi phần trăm…

Thức ăn dành cho chim mồi cũng giống như thức ăn dành cho chim căng lửa. Nhưng, khi đi rừng thì có thể tạm ngưng thức ăn bột, chỉ cho chim ăn sâu tươi mà thôi. Tất nhiên là phải cung câp sâu tươi đầy đủ cho chim ăn mới đủ sức.

Nếu thêm bột thịt, bột cá hay bột ruốc… Có người lại trộn thêm bột gạo lức, bột dinh dưỡng trẻ em… thiết nghĩ chỉ thêm rườm rà, chỉ tốn thêm công của một cách vô ích mà thôi!

Thức ăn của chim cần nhất là phải sạch sẽ, nước uống cần phai tinh khiết. Thức ăn đã hư mốc, cũ kỹ nên đổ bỏ đừng tiếc.

Điều quan trọng hơn cả mà chúng tôi xin phép được lặp lại, là chúng ta không nên thay đổi thức ăn một cách đột ngột. Nếu cần thay đổi một chất liệu nào đó thì cũng nên thay đổi từ từ, tuần này một ít, tuần sau thêm một ít, như vậy chim mới không bị sốc.

Chim tuy tiêu thụ lượng thức ăn không nhiều, nhưng chúng cần được ăn no và đủ chất bổ dưỡng. Việc ăn uống mà thất thường bữa đói bữa no, lúc có lúc không chim dễ bị suy. Và đó là điều nghệ nhân nuôi chim nào cũng cố tránh…

Cách Làm Chích Chòe Căng Lửa Với Những Thức Ăn Bổ Sung

Dế: Trong tự nhiên có rất nhiều loại dế và đó là thức ăn có tính mát do vậy thích hợp cho những chú chim trong thời kỳ rụng lông, thay lông, hoặc khi chim căng lửa quá có thể cho chim ăn dế để điều chỉnh độ căng lửa của chim, liều lượng có thể cho chim ăn từ 5 tới 10 con/ lần, thậm chí hơn tùy theo nhu cầu của chú chim. Để bảo quản dế tốt bạn hãy chuẩn bị một thùng xốp to lấy băng dính dán thành phía trong để không cho dế bò lên thành của thùng xốp và ra ngoài, bên trong có thể vứt ít cành cây khô, cỏ các loại, tạo chỗ để cho chúng ấn nấp. Lưu ý không nên thả quá nhiều dế vào thùng để phòng trường hợp chật quá đế đè lên nhau và chết.

Giun đất: Là một trong những thức ăn dinh dưỡng cho chim họa mi, có thể cho chim ăn trong thời kỳ chim thay lông, thỉnh thoảng cho chim ăn một vài con để bổ sung dinh dưỡng, lấy con vừa ăn cho chim không nên lấy giun quá to, bạn cũng không cần rửa sạch giun chỉ cần bỏ hết bám bên ngoài là xong.

Làm thế nào để chim Họa Mi hót được nhiều giọng?

Hướng dẫn cách làm cám chim Họa Mi ăn hót nhiều (Phần 2)

Hướng dẫn cách làm cám chim Họa Mi ăn hót nhiều (Phần 1)

Kinh nghiệm chọn mua và chăm sóc chim Họa Mi chuyên nghiệp (Phần 3)

Chia sẻ cách làm cám cho chim họa mi chiến

Trứng kiến: Là một trong những dinh dưỡng vô cùng tốt cho chim trong thời kỳ thay lồng, trứng kiến mát và nhiều đạm, tuy nhiên cần chú ý rằng không phải ai cũng tì được trứng kiến cho chim ăn, một phần cũng vì trứng kiến bảo quản khó hơn các loại khác do vậy nhiều nơi cũng không có trứng kiến bán, chim chích chòe muốn lên lửa hay bị thay lông thì có thể ăn trứng kiến thoải mái nhưng khi chim gần thay xong thì không nên ăn nhiều, hoặc phải dừng hẳn vì ăn quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng không tốt sử dụng loại trứng kiến là một cách nuôi chòe lửa căng lửa.

Cà 7 màu hoặc cá mồi: Không phải chú chim chích chòe nào cũng biết ăn cá, nhưng nếu có điều kiện thì cho chim ăn để thay đổi khẩu vị rất tốt cho chim, không nên cho chim ăn nhiều quá vì ăn nhiều phân chim thường nặng mùi nên cũng không hợp lý trong một số trường hợp, hoặc cho nhiều quá chim ăn không hết, cá chết ở đáy gây mùi tanh khó chịu.

Cào cào, châu chấu: oại này có lẽ là thức ăn phổ biến nhất.Trong thời kỳ chim thay lông mà được ăn nhiều cào cào sẽ cho chim bộ lông óng mượt,đẹp đẽ.Có thể cho chim ăn cào cào ở bất kỳ thời điểm nào,mà không sợ tác dụng phụ.Liều lượng từ 5-10 con hoặc hơn tùy từng nhu cầu của chú chim. loại tốt nhất cho chim nên dùng cào cào non (cốm) loại chưa mọc cánh.

Sâu quy: Đây là loại thức ăn để kích thích chim lên lửa và giữ lửa cho chim.Chỉ cho chim ăn loại sâu này khi chim đã xong lông.Không nên cho ăn lúc chim đang thay lông,dễ xảy ra tác dụng phụ là bộ lông bị xoăn,sâu lông.Liều lượng 1 ngày 1 cóng nhỏ,hoặc 2 ngày 1 cóng nhỏ.Kết hợp ăn cùng các loại mồi tươi khác.

Trước khí sử dụng những loại thức ăn trên cho chim bạn cần nghiên cứu lỹ chú chim của bạn đang ở giai đoạn nào để có thể bổ sung một lượng vừa đủ tốt cho sức khỏe cho loài chim cảnh hót hay này.

Mùa Sinh Sản Của Chích Chòe Lửa

Trong đời sống hoang dã, chim sinh sản theo mùa. Mỗi năm chim chóc có mùa đẻ và mùa thay lông.

Mùa sinh sản của chim thường là mùa khí hậu ấm áp mát mẻ trong năm. Vì vậy, dù là trong một nước, nhưng vùng này chim sinh sản tháng này, nhưng vùng khác lại trễ hoặc sớm hơn chút đỉnh. Tại miền Nam, mùa sinh sản của chim hắt đầu từ giữa tháng ba đến đầu tháng tư Âm lịch, tức là đầu mùa mưa. Nhưng, cũng do sự thay đổi khí hậu, mà sự sớm trễ thời hạn của mỗi vùng cũng có khác. Bằng chứng là con Chích Chòe Than ở vùng Bà Rịa mùa sinh sản trễ hơn những nơi khác.

Trước mùa sinh sản độ vài tháng, chim trống mái bắt đầu tìm đến nhau và bắt cặp với nhau thành vợ thành chồng. Vào tháng giêng, hai, tiết trời ấm áp, chim trống chim mái từ đâu kéo về nơi mà năm trước chúng làm tổ để kết đôi với nhau.

Ở loài chim, chính chim mái chủ động chọn chồng cho mình. Chỉ những con chim hót hay nhất, có dáng hùng dũng nhất mới được các nàng để mắt xanh đến, còn những anh chàng giọng yếu ớt như chim con, chưa đủ lửa thì khó lòng tìm được vợ!

Giọng hót của chim trong trong thời gian này nhằm vào việc khoe khoang tài nghệ của mình để các nàng chim mái quanh vùng nghe thấy mà lựa chọn. Gặp con trống hót căng, chim mái say mê đứng nghe, và sau đó tự nàng tìm đến không một chút e thẹn để kết đôi. Nếu gặp trống hót dở, chim mái dù nghe thấy cũng làm ngơ, rồi bay qua vùng khác, không hề phân vân tiếc nuối gì.

Chim trống thì trước tết đã thay lông xong, anh nào trên mình cũng có bộ áo mới, sức khỏe được phục hồi nhanh và giọng hót căng. Chim mái cô nào cũng mập mạ, bộ lông mướt mát ép sát vào mình, bụng dưới hơi sệ vì đang rụng trứng.Chúng đã sẵn sàng bước vào mùa sinh sản hàng năm.

Chích chòe lửa làm tổ trên cây, nơi vắng bóng người qua lại. Giống chim này rất nhát người và không thích sống gần người. Thỉnh thoảng mới gặp một vài cặp dạn dĩ dám về vườn cây trái trong vườn nhà đẻ làm tổ mà thôi.

Ngày nay tìm được ổ Chích Chòe Lửa để bắt là cả một chuyện khó khăn. Do nhiều nơi gặp nạn phá rừng làm rẫy nên chim muông sợ hãi rút vào rừng sâu, tìm được nơi chúng ở thật vô cùng vất vả.

Chẳng hạn độ mười năm trước đây, lên Bến Cát (Bình Dương) đi sâu vào vài ba cây số đã gặp rừng và đã đánh hắt được Chích Chòe Lửa. Nay thì phải lặn lội xa hơn mới gặp chúng, và cũng không thấy xuất hiện nhiều như trước đây. Mồi trường sống của chim bị đe dọa thì chúng càng rút vào sâu, sâu hơn nữa…

Chim trống và mái khi bắt cặp với nhau thì sống kề cận bên nhau. Ban ngày chúng “chim liền cánh” đi tìm mồi, tối về ngủ chung một chỗ. Không như trước đó, anh chị mỗi con sống riêng một phương.

Chim con để trong mùa trước, nay đã thật sự trưởng thành, chúng cũng kết đôi với nhau thành vợ thành chồng, để lập làm cha làm mẹ.

Tuần trăng mật của Chích Chòe Lửa kéo dài chừng vài tháng thì đã đến mùa sinh sản. Chúng bắt đầu bay đi chỗ này chỗ nọ để tìm một nơi vừa ý để làm tổ. Sau đó chàng và nàng cùng lo tha rác…

Mỗi lứa, chúng cho ra đời được bốn năm trứng. Và sau mười sáu ngày nằm ấp, vài ba chim con được ra đời. Tuần đầu, chim mái không ra khỏi tổ vì phải ủ ấm cho con, mọi việc cung cấp lương thực hằng ngày cho vợ, con chim trống một mình đảm nhận hết. Sau thời gian đó, chim mẹ cũng đi tha mồi về đút thêm chim còn, vì chim con càng lớn càng đòi ăn liên tục. Chim con nằm trong ổ độ hai mươi ba ngày thì ra ràng. Chim ra ràng là chim đã đủ lòng đủ cánh, hình dáng chẳng khác gì một con chim trưởng thành, trừ phần đuôi mọc chưa đủ dài mà thôi.

Chim vừa ra ràng thì chưa hề biết bay. Chúng chỉ đứng ở tổ mà quạt cánh vù vù. Chim cha mẹ hướng dẫn bầy con bay từng quãng ngắn, từ cành này sang cành khác. Bước đầu chim con bay rất khó khăn và vụng về. Nhiều con do yếu sức, hoặc nở sau nên non ngày. Thế nhưng, chỉ cần một buổi tập bay, chim non đã bay được quãng xa, chuyền cành đã thông thạo…

Chim cha mẹ cứ bay theo đàn con, thỉnh thoảng tìm mồi đút cho chúng. Vì những ngày đầu mới ra khỏi tổ, chim con chưa biết tìm mồi mà sống. Nhưng, chúng lớn rất nhanh và khôn cũng rất nhanh, chỉ mấy hôm sau là chúng đã biết tự tìm mồi. Và từ đó con nào khôn sớm thì tự tách xa cha mẹ sớm… Đời sống của thú rừng là vậy, đủ lông đủ cánh là cứ tự lập thân.

Mỗi mùa sinh sản, mỗi cặp chim cũng đẻ được vài ba lứa.

Nếu nuôi chim con đủ cặp trống mái, Chích Chòe Lửa vẫn có khả năng sinh sản tại “chuồng” được. Muốn nuôi chim đẻ, quí vị nên vây một cái lồng lớn bằng lưới kẽm mắt nhỏ. Đây là một cái chuồng đúng nghĩa của nó: làm trên nền đất, diện tích ít ra cũng vài thước vuông, bên trên lợp mái. Vách chuồng nên vây lưới kẽm cao khoảng hai thước, nhưng hai phần ba phía trên của vách nên che kín mít, mục đích là hạn chế tầm nhìn của chim với quảng cảnh chung quanh để chim khỏi nhát sợ.

Điều này cũng có nghĩa là chuồng chim này nên làm xa nhà, để cho chim sống được yên tĩnh. Ngay chủ nuôi cũng nên hạn chế việc tới lui, trừ những lúc cần phải cho chim ăn uống…

Giữa chuồng nên “trồng” một cây khô để chim lấy chỗ mà làm tổ. Chim nuôi đẻ cách này thường phải nuôi hai mùa trỏ lên chúng mới chịu sinh sản. Nuôi chuồng thì chim đẻ ít khi trùng với mùa của chúng ngoài thiên nhiên, do cách nuôi và chăm sóc của ta biến cuộc sống của chúng trở thành chim nhà.

Việc nuôi đẻ lại chuồng vẫn cho kết quả tốt, nhưng ít người chịu nuôi vì thực tế không lợi được bao nhiêu, có chăng chỉ là để… giải trí cho vui.

Chích Chòe Lửa Với Giọng Hót Hay Của Rừng Rú

Giọng hót của chim rừng nào khác thi sắc đẹp của các loài hoa. Đã là hoa thì hoa nào cũng đẹp, dù đó là kỳ hoa dị thảo mà người đời nâng niu trồng trọt ở trong vườn, hay là cành hoa đại Trinh Nữ e ấp ở ven đường.

Mỗi giống hoa đều có một hương sắc riêng, nhưng đẹp đến mức độ nào là còn tùy ờ ý thích riêng của người thưởng ngoạn nó.

Giọng hót của chim cũng vậy, mỗi giống mỗi khác. Và mỗi giọng hót có cái hay đặc biệt riêng của nó. Thế nhưng, cũng tùy vào ý thích riêng, cảm nhận riêng của mỗi người mà khen giong con chim này hay, hoặc giọng con chim khác hay…

Ở đời mỗi người mỗi ý, vì vậy mới có câu: “Bá nhân bá khẩu”, có nghĩa là trăm người trăm miệng, trăm người tất nhiên có trăm ý kiến khác nhau, chưa chắc ai đã chịu đồng tình với ai.

Vì vậy cho nên trong việc nuôi chim, mới có cảnh người thích nuôi giống chim này, người lại thích nuôi giống chim khác. Đó là ý thích riêng của mỗi người, ta không nên thắc mắc…

Thế nhưng, với con Chích Chòe Lửa thì hình như nghệ nhân nào cũng thích nuôi cả. Ngoài cái dáng đẹp của nó ra, con chim này còn có một giọng hót mang dư âm của rừng rú, khác hẳn với nhiều giống chim khác. Trong giọng hót của Chích Chòe Lửa, quí vị sẽ nghe được tiếng gió hú, tiếng mưa rào, lẫn lộn có tiếng suối reo, tiếng thác đổ… Giọng hót có lúc khoan, lúc nhặt, lúc bổng lúc trầm; có khi rất khoan thai, lại có khi rất gấp gáp… khiến người nghe không hề biết chán.

Hãy lắng nghe vào lúc ban trưa, hay khi ngoài trời đang chuyển cơn mưa, Chích Chòe Lửa bắt đầu “đi chuyện”, giọng chim như thầm thì, như chỉ hót riêng nho nhỏ cho một người nghe; nó có đặc tài chuyển đổi giọng hót, với nhiều giọng khác nhau, cơ hồ như không một lần lặp lại.

Sự tài tình đó là do trời phú cho con chim bắt chước được giọng hót của các loài chim khác, vày mượn được những âm thanh khác lạ xảy ra trong mồi trường sống hằng ngày: đó là tiếng suối reo, tiếng thác ầm ầm tuôn đổ, tiếng gió hú giữa rừng già mỗi khi trời đổ cơn giống thịnh nộ… Và nếu quí vị nuôi con chim Chích Chòe Lửa năm ba tháng hay một vài mùa, quí vị nghe nhận ra trong giọng chim hót có cả tiếng chó sủa, tiếng mèo kêu, tiếng gà mái nhảy ổ hoặc tiếng gà con kêu chíp chíp mỗi khi lạc mẹ…

Nhiều người nghe mãi nên ghiền, đến nỗi trên đầu giường treo sẵn một vài lồng Chích Chòe Lửa để nghe chim ri rả đi chuyện ru hồn mình vào giấc ngủ trưa được êm ái hơn.

Và từ trước đến nay cũng không hiếm thấy những nghệ nhân, trong đời chỉ thích nuôi mỗi một giống Chích Chòe Lửa chứ không nuôi một giống chim hót nào khác! Có người nuôi đến ba bốn chục con, tuyển lần những con nào hay thì giữ lại, còn nài nỉ giá nào cũng không chịu bán!

Về giọng hót của chim, trong giới nuôi chim có nhiều người ngộ nhận, cho rằng chim có thân mình to thì giọng hót sẽ to, chim có thân mình nhỏ, do yếu sức nên giọng hót của nó sẽ nhỏ.

Mà ý thích người đời cũng khác lạ: có người chỉ thích chim có giọng hót thật to, ngược lại có người chỉ thích chọn chim có giọng hót vừa phải

Không phải chim có thân hình to là giọng nó sẽ to, và chim có thân mình nhỏ nó sẽ nhỏ! Giọng chim thường có ba âm chính sau đây:

Âm Thổ: chim có giọng này thì tiếng to mà trầm (không có nghĩa là khàn) ngân vàng như tiếng chiêng, tiếng trống.

Âm Bồng: Tiếng to mà thanh, cũng ngân vàng xa.

Âm Kim: Chim hót giọng này tiếng nhỏ, nhưng rất thanh, nghe nhẹ nhàng thanh thoát, êm tai.

Đó là ba âm chính. Ngoài ra còn có những âm phụ như Thổ pha Đồng, Thổ pha Kim, Đồng pha Thổ, Đồng pha Kim, Kim pha Thổ…

Như vậy, con chim giọng to hay nhỏ, trầm hay thanh là do ở âm giọng mà trời đã phú cho nó. Ta không thể sửa âm cho con chim, mà chỉ có thể sửa giọng khàn sang giọng thanh mà thôi. Khàn ở đây là do bệnh về đường hô hấp, hoặc có thể do suy yếu.

Mặt khác, con chim hót hay hoặc hót dở có thể là do cách nuôi của mình, mà cũng có thể do bản tính trời sinh như vậy.

Do cách nuôi: Nếu cho ăn không bổ dưỡng, chăm sóc không đúng phương pháp thì con chim dễ suy. Mà chim đã suy thì biếng hót. Mặt khác, nuôi chim mà chỉ nuôi một vài con trong nhà, lại không đưa chim đi tập dượt ở các tụ điểm chơi chim, thì nó đâu có cờ hội học hỏi những giọng chim khác lạ để làm vốn riêng cho mình!

Giống chim hót, bất kẻ giống nào cũng có tài bắt chước hay nhái giọng những con chim khác mà nó được nghe nhiều lần. Và khi nó nhập tâm được giọng mới lại rồi, nó sẽ làm phong phú hóa cái giọng đặc thù của nó. Tiếng gà mái cục tác mà con chim Họa Mi hay Khướu bắt chước được, nó sẽ nhớ mãi đến ba bốn năm sau, có khi còn hơn nữa. Có điều vào những năm sau, thỉnh thoảng ta mới nghe chim lặp lại trong khi đi chuyện mà thôi, nhưng giọng thì vẫn rõ ràng…

Vì vậy, nhưng con chim bổi bẫy được ở rừng nào thì giọng hót của nó mang âm vàng vọng của khu rừng vùng ấy. Con Chích Chòe Lửa bẫy được ở Trị An có giọng hót hơi khác với chim bẫy được ở Bù Đăng, hay Chơn Thành.

Một vùng có thác, có suối, một vùng quạnh que chỉ cỏ rừng già… Đó là điều ai ai cũng biết.

Do bản tính trời sinh: Chim cũng có con khôn con dại, cũng như người có kẻ khôn người ngu. Người khôn thì học đâu nhớ đó, nghe gì nhớ nấy, lại mau mồm mau miệng. Còn người ngu thì đọc mười cuốn sách cũng không nhớ dược một dòng. Nói chuyện với ai thì miệng cứ lắp bắp không nói được một câu suôn sẽ ra hồn.

Chim mà khôn thì bắt chước giọng chim khác một cách tài tình, vày mượn âm thanh khác lạ bên ngoài làm vốn liếng riêng tư của chính mình, khiến giọng hót càng ngày càng khởi sắc hơn, giàu âm điệu hơn. Còn con chim đã dại thì dù có tập dượt cho lắm, tài nghệ của nó vũng không tiến bộ được bao nhiêu, vì trí óc đần độn của nó không cho phép tiếp thu nhanh những âm thanh hay lạ xảy ra chung quanh.

Vì vậy, khi gặp con chim hót dở, lúc nào cũng chỉ có bấy nhiêu giọng điệu, mặc dù đã được chủ nuôi khổ công tập luyện (bằng cách cho chim dượt ở các tụ điểm chơi chim, bằng cách cho nghe băng cassetie, bằng cách có chim bậc thầy kềm cặp…), thì tốt hơn hết ta nên thả chúng vào rừng để lưu truyền nòi giống, nuôi thêm chỉ tốn hao công của mà thôi!

Cũng như các loài chim muông khác, giọng hót của Chích Chòe Lửa cũng nhằm biểu tỏ sức mạnh của mình, ở nơi hoang dã, mỗi con chim trống mạnh khỏe được coi như là một vị lãnh chúa có quyền uy tự mình cai quản một thung rừng, rộng hẹp tùy nơi, do nó phải khổ công đấu sức đến kỳ cùng để giành giựt lãnh địa của con chim cùng giống của nó. Luật rừng mạnh được yếu thua muôn đời là vậy. Một ngày nào đó do già nua sức yếu, nó cũng phải sống tha phương cầu thực, “sống vô gia cư, thác vô địa táng”, khi không còn đủ sức giữ được vùng đất đang chiếm đóng của mình.

Vì vậy, khi còn oai, còn sức, chim trống dùng giọng hót của mình để thị oai vói những chim lạ dám cả gan léo hánh đến vùng cương thu của nó để ăn cắp con sâu, con bọ. Quí vị hãy nghe giọng hót con Chích Chòe Lửa trong thời kỳ căng lửa: trong làn điệu du dương bỗng nổi lên giọng “sổng” (hót như hét) có khác gì tiếng nạt nộ ra oai với kẻ thù đâu! Giọng “sổng” là giọng của con chim căng lửa: ai nghe cũng thích. Chim mà sáng cũng như trưa chỉ đi chuyện là chim chưa căng lửa.

Tóm lại, nếu nuôi được con chim hay (chim khôn), lại nuôi đúng phương pháp, tập dượt đúng kỹ thuật thì chim sẽ cho ta giọng hót hay hớn, đúng với ý muốn của mình. Trong khi đó, dù nuôi một con chim rừng (chim bổi) cho đến lúc thuần thục (chim thuộc) đi nữa mà không cho tập dượt thường xuyên, giọng của nó cũng chỉ là một điệp khúc cứ lặp đi lặp lại nghe hoài cũng phải nhàm tai, dù vẫn biết đó là giọng rừng thật sự. Như vậy, con chim hót hay hay dở một phần cũng do ở người nuôi, có chịu góp nhiều công sức để nuôi nấng và tập luyện hay không… Đổ lỗi hoàn toàn cho con chim, nhiều trường hợp đó là một lầm lẫn đáng tiếc.

Bạn đang xem bài viết Thức Ăn Của Chim Chích Chòe Lửa trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!