Xem Nhiều 6/2023 #️ Thú Chơi Chim Chào Mào # Top 15 Trend | Topcareplaza.com

Xem Nhiều 6/2023 # Thú Chơi Chim Chào Mào # Top 15 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Thú Chơi Chim Chào Mào mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nha Trang hiện có tới hàng chục cửa hàng kinh doanh chim cảnh, nhiều hội quán, tụ điểm hội tụ nhiều nghệ nhân chơi chim. Chơi chim cảnh hiện nay, phổ biến nhất là chào mào…

Thời của chim chào mào

Được tạo hóa tô điểm bằng những nét độc đáo, với hai chấm son đỏ thắm dưới hai khóe mắt, hai dải cườm đen đậm như chiếc khăn vắt qua cổ, xõa xuống trước ngực, chóp mào nhọn cao vút trên đỉnh đầu luôn hướng về phía trước… chim chào mào toát lên một phong thái uy nghi hùng dũng như “bậc quân vương” giữa muôn loài chim cảnh. Ngoài tướng dáng đẹp, loài chim này còn sở hữu giọng hót rất nhiều âm tiết và giàu giọng điệu đã chinh phục niềm đam mê của nhiều người có thú chơi chim cảnh.

Theo ông Nguyễn Văn Quang – Trưởng bộ môn Chim cảnh – Hội Sinh vật cảnh Khánh Hòa, Chủ tịch Hội Chim chào mào Nha Trang, trước đây giới chơi chim cảnh ở Nha Trang chủ yếu chơi các loài chim như: Họa mi, sơn ca, chích chòe than, chích chòe lửa, vành khuyên… nhưng không trở thành trào lưu phổ biến như chơi chim chào mào những năm gần đây, nhất là thời điểm hiện nay. “Chim chào mào rất dễ nuôi. Ngoại trừ những chú chim có nết chơi đẳng cấp, hay có màu lông khác lạ có giá từ hàng chục triệu đồng cho đến vài trăm triệu đồng, nhìn chung đây là loài chim cảnh rất bình dân, chỉ khoảng vài trăm nghìn đồng là có thể sở hữu một chú chim chào mào. Vì thế, loài chim này ngày càng được nhiều người chơi lựa chọn”, ông Quang cho biết.

Hội thi chim chào mào chào xuân Giáp Ngọ vừa qua.

Hiện nay TP. Nha Trang đã hình thành hơn 20 hội quán, thu hút rất đông nghệ nhân chơi chào mào không chỉ ở Nha Trang mà còn đến từ các địa phương khác trong tỉnh.

Nét văn hóa đẹp

Tại các hội quán chim chào mào lớn ở Nha Trang như: A. Du (phường Vĩnh Trường), Việt Cường (phường Phước Hải), Cầu Đá (phường Vĩnh Nguyên), Phong Lan Trẻ (phường Lộc Thọ), Thiên Nhiên (xã Vĩnh Thái), Yến Phi (Công viên Yến Phi)… vào những ngày cuối tuần luôn thu hút rất nhiều nghệ nhân mang chim chào mào đến thi đấu và giao lưu. Anh Út, chủ hội quán chim chào mào Yến Phi chia sẻ: “Hơn chục năm nay, vào mỗi buổi sáng (trừ lúc mưa), tôi đều mang chim chào mào đến đây chơi và bán cà phê phục vụ những người cùng đam mê thú chơi tao nhã này. Ngoài mục đích tập dượt cho chim, đây cũng là nơi để những người cùng chung sở thích gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm nuôi chim và mang đến cho họ nhiều cảm xúc thú vị trong thú chơi của mình”.

Không chỉ vậy, để thu hút khách cũng như tạo thêm không khí sôi nổi ở nơi gặp gỡ, giao lưu giữa các nghệ nhân, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, các hội quán chim chào mào đều tổ các cuộc thi chim chào mào. Tuy giải thưởng cho chủ nhân những chú chim thắng cuộc có khi chỉ là lá cờ lưu niệm, chiếc cúp tượng trưng hay một lồng chim… nhưng mỗi cuộc thi luôn thu hút hàng trăm người chơi chim cảnh tham dự. “Nhằm tạo thêm không khí cho anh em nghệ nhân, từ Tết Giáp Ngọ 2014 đến nay, tôi đều tổ chức các cuộc thi tuần, thi tháng. Giải thưởng của các cuộc thi tuy chủ yếu mang giá trị tinh thần, nhưng có lẽ nhờ thường xuyên tổ chức và có được không gian rộng rãi, yên tĩnh nên hội quán của tôi luôn thu hút rất đông anh em có chung niềm đam mê, trong đó có không ít nghệ nhân đến từ các địa phương khác trong tỉnh”, anh Dũng, chủ hội quán A. Du cho biết.

Ông Nguyễn Đình Huấn – Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Khánh Hòa cho biết: “Ở Nha Trang, hội thi chim chào mào lớn nhất được tổ chức trong dịp Festival biển 2013, tiếp đó là tại Hội hoa xuân Giáp Ngọ 2014. Và có lẽ hội thi chim chào mào chào xuân sẽ được duy trì hàng năm. Tôi rất vui mừng vì bên cạnh các phong trào chơi bon sai, non bộ…, hiện nay ở Khánh Hòa nói chung và TP. Nha Trang nói riêng, thú chơi chim chào mào cũng đã trở thành một trào lưu như một nét văn hóa đẹp”.

NAM ANH

 

Thú Chơi Chim Chào Mào Ở Huế

VTV.vn – Có một loại chim được mệnh danh là “bậc quân vương” chim cảnh ở Việt Nam đó là chim chào mào. Và chắc hẳn phải có lý do nào đó để chim chào mào được mệnh danh như vậy.

Chào mào là loài chim thuộc họ Chào mào sống chủ yếu ở châu Phi và vùng nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam, chim chào mào phân bố ở khắp mọi vùng trên cả nước. Tùy thuộc vào vùng miền như Bắc, Trung hay Nam mà chim chào mào có giọng hót đặc trưng khác nhau. Và chỉ có những người chuyên nuôi chim chào mào mới có thể phân biệt được giọng hót của loại chim này có nguồn gốc ở vùng nào. Với đặc tính nguồn đa dạng sinh học cao, chim lại không khó chăm sóc và giọng hót hay nên Chào mào trở thành loài chim được ưa chuộng nhất trong giới chim cảnh hiện nay.

Ở Huế, phong trào nuôi chim chào mào phát triển cách đây khá lâu. Ban đầu, những người đến với chim chào mào chủ yếu là người đã từng nuôi các loài chim cảnh khác. Về sau, phong trào nuôi chim chào mào ngày càng được nhân rộng ở nhiều nơi. Những người yêu chào mào ở Huế thường xuyên giao lưu gặp gỡ để trao đổi kinh nghiệm, chủ yếu là vào các buổi sáng. Điểm hẹn của họ thường là những quán cafe có không gian thoáng đãng phù hợp cho việc trưng bày và thưởng thức giọng hót của những chú chim. Ít thì có một vài người. Nhiều thì lên đến vài chục người đem chim đến cùng nhau thưởng lãm.

Chào mào là một loài chim dễ nuôi. Việc chăm sóc chim chào mào không cầu kỳ như nhiều loài chim khác, nhưng rất cần niềm đam mê và sự khéo léo, kiên trì. Bằng tình cảm dành cho chú chim mà mình yêu quý, nhiều người chơi chim chào mào ở Huế đã chú trọng việc chăm sóc, từ việc chuẩn bị thức ăn đến tắm cho chim.

Để sở hữu một chú chào mào không quá khó. Tuy nhiên, cũng có nhiều chú chào mào có giá lên đến vài triệu hay hàng chục triệu đồng. Đây là những chú chim thuộc dạng quý, hiếm và đặc biệt là có vẻ ngoài quyến rũ cùng giọng hót đặc biệt hay.

Để đánh giá một chim chào mào đẹp, phải dựa vào nhiều yếu tố. Có người thích chim với vẻ bề ngoài như nhanh nhẹn, thể hiện sự oai phong mỗi khi thấy chim lạ; có người lại chú trọng đến giọng hót của chim. Chim chào mào Huế hót hay thì giọng phải ấm, trầm. Không ít người đã dành thời gian săn tìm cho được một chú chào mào ưng ý.

Chơi chim nói chung và chim chào mào nói riêng là hình thức giải trí lành mạnh, không quá khó nhưng người chơi phải thực sự đam mê. Sau những ngày làm việc căng thẳng lại được ngắm nhìn và thưởng thức tiếng hót của chim chào mào, chắc hẳn lòng ta sẽ cảm thấy dịu nhẹ. Chính vì lẽ đó mà ngày càng có nhiều người tìm đến loại chim này.

Thú Chơi Chim Chào Mào Và Cuộc Thi Kỳ Lạ

Chim chào mào là loại chim nhỏ, không chịu được rét nên người nuôi phải đặc biệt chú ý tới yếu tố nhiệt độ, ánh sáng. Thông thường lồng nuôi phải được che kín trong mùa lạnh.

Chào mào có nhiều loại: chào mào lửa, chào mào má trắng, chào mào bông lau, chào mào ngực đen, chào mào núi… Việc phân loại lấy tiêu chí nguồn gốc hoặc phân biệt bằng màu lông. Thức ăn của chim chào mào là các loại sâu, cào cào, chuồn chuồn, hoa quả như đu đủ, chuối, ớt, cà rốt… Một con chim chào mào có giá từ vài trăm nghìn đến hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên những người mê chào mào khi đã có được con chim hay, ưng ý rất hiếm khi bán.

Tại thành phố Ninh Bình, những người mê chào mào khá nhiều, họ lập câu lạc bộ làm nơi chia sẻ, giao lưu của những người cùng sở thích. Đỉnh cao của hoạt động này là: “Hội thi tiếng hót chim chào mào 2014” do Câu lạc bộ chim chào mào Tràng An (thành phố Ninh Bình) tổ chức tại khách sạn Tràng An. Thật bất ngờ, hội thi ấn tượng ngoài dự kiến, số lượng hội viên tham gia cuộc thi lên đến 200 người, gồm 7 câu lạc bộ trong tỉnh và 6 tỉnh, thành phố tham dự gồm: Đà Nẵng, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Hà Nội.

Thể thức thi đấu cũng rất thú vị. Ban đầu Ban tổ chức cho treo đồng thời 200 lồng chim và bấm giờ. Vòng 1 trong vòng 15 phút loại đi 40 lồng. Vòng 2 trong vòng 10 phút loại 40 lồng, cứ thế cho đến khi còn tốp 10, tốp 5, sau đó sẽ chung kết để chọn 1 nhất, 2 nhì, 2 giải ba. Để việc chọn thi được công bằng, vấn đề trọng tài cũng rất chặt chẽ. Mỗi vòng thi sẽ có 1 trọng tài Quốc gia (lãnh đạo của Câu lạc bộ chim Quốc gia Việt Nam), mỗi tỉnh được cử 1 trọng tài, mỗi trọng tài lại kèm bởi một giám sát của một tỉnh khác. Kết thúc hội thi, lồng chim giành giải nhất được Ban tổ chức trao thưởng 1 ti vi màu Sam sung 32 in, giải nhì được nhận máy lọc nước Kanguru, người về thứ ba được nhận giải là chiếc lồng “thửa” do các nghệ nhân La Xuyên chế tác.

Thú nuôi chào mào, nếu không tính các yếu tố về mặt thời gian và kinh tế, là một thú vui tao nhã, làm cho cuộc sống của con người thêm sinh động, khuyến khích những người chơi gần gũi, gắn bó với thiên nhiên. Tại thành phố Ninh Bình, đây là thú chơi truyền thống được nhiều người yêu thích, lưu giữ.

Chơi Chim: Thú Chơi Dành Cho Người ‘Giàu’

(Baonghean.vn) – Không chỉ dành riêng cho những bậc cao niên nhàn nhã, thú chơi chim cảnh giờ đã trở thành thú chơi “gây nghiện” đối với nhiều người từ thành thị đến nông thôn. Duy có điều: Chỉ những người ‘giàu’ mới có thể theo đuổi được. Thời gian, đam mê, công sức, tâm trí – đó là những đòi hỏi của thú chơi đặc biệt này mà tiền bạc chưa chắc đã mua được…

Hàng chục, thậm chí hàng trăm lồng chim do các tín đồ thành phố Vinh mang đến trường chim mỗi sáng để giao lưu, luyện thanh, khoe sắc.

Trên công cụ tìm kiếm google, chỉ cần gõ từ khóa “CLB chim cảnh tỉnh Nghệ An”, trong vòng 0,40 giây đã cho khoảng 462.000 kết quả. Rất nhiều các hội, nhóm, diễn đàn được thành lập trên facebook như CLB Chim chào mào tỉnh Nghệ An, CLB chim cảnh tỉnh Nghệ An, Hội người đam mê chim cảnh tỉnh Nghệ An… với số lượng hàng nghìn thành viên. Cộng đồng người đam mê chim cảnh được chia làm nhiều hội, nhóm riêng như hội chào mào, hội họa my, hội vành khuyên, hội chích chòe…, hoạt động trải đều trên nhiều địa phương như TP Vinh, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành…

Anh Nguyễn Cảnh Tùng – Chủ nhiệm CLB chim chào mào chúng tôi cho biết, CLB được thành lập ngày 19/5/2013. Hiện, CLB có khoảng 50 thành viên chính thức, còn chưa chính thức và chơi phong trào thì nhiều vô kể. Trung bình mỗi người có khoảng 5 lồng chim, cá biệt, có người đam mê đến mức nuôi hẳn “dàn” chim tuyển hơn chục con. Người đến với thú chơi này không kể tầng lớp, lứa tuổi, nghề nghiệp, họ có thể là cán bộ, công chức Nhà nước, là doanh nhân, thợ sửa xe, tiểu thương… nhưng gắn kết với nhau bền chặt bởi cùng đam mê, sở thích với những chú chim cảnh.Trong đó, giới chơi chim cảnh đánh giá CLB chim chào mào ở chúng tôi là một trong số những CLB hoạt động mạnh, số lượng thành viên ổn định và chất lượng của những chú chim trong hội khá đồng đều.

Hai chú chim chào mào “đấu giọng” tại trường chim Nguyễn Quốc Trị.

Hiện, những người chơi chim cảnh thường tập trung ở các trường chim, đồng thời cũng là các quán cà phê chim. Các trường chim nổi tiếng ở chúng tôi như trường chim ở đường Nguyễn Quốc Trị, trường chim Vinh Tân, trường chim sau chung cư Tân Phát… Đây là nơi để cộng đồng chơi chim cảnh có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm chọn chim, chăm chim; đồng thời, cũng là diễn đàn trao đổi, mua bán những chú chim quý, độc đáo và cho những chú chim thi đấu rèn luyện thanh – sắc – hình bộ.

Theo tìm hiểu, giá của những chú chim cảnh không hề rẻ. Chim chào mào bình thường có giá trung bình khoảng 100.000 – khoảng 15 triệu đồng; chim quý, có những đặc điểm đột biến gen lạ có thể có giá từ 10 triệu – vài ba trăm triệu đồng. Giá trị của mỗi chú chim tăng lên khi chú chim đó trải qua nhiều giải đấu và giành được nhiều “cờ” (nhiều thành tích).

Hiện, chú chim chào mào ‘đắt giá’ nhất ở tỉnh ta được trả giá 145 triệu đồng nhưng chủ nhân chưa quyết bán. Còn anh Hồ Trọng Lâm (phường Vinh Tân) sở hữu chú chim hoàng khuyên đột biến gen được trả giá 120 triệu đồng nhưng vẫn lắc đầu từ chối bán.

Những trang bị đặc biệt giúp cho chủ nhân và lồng chim gắn với nhau như hình với bóng.

Thú chơi chim không chỉ ngốn nhiều tiền bạc mà còn đòi hỏi người chơi đầu tư về thời gian, công sức.

Chơi chim cảnh, tưởng dễ mà không dễ! “Chơi phải chăm kỳ công lắm. Phục vụ chim ngày 4 buổi sáng – trưa – chiều – tối. Sáng: cho chim ăn mồi tươi (cào cào, châu chấu…); trưa: mang chim ra tắm và phơi nắng (trời nắng ngày tắm 1 lần, trời mát ngày tắm 2 lần); chiều: cho chim ăn, vệ sinh lồng… Người đã trót đam mê thú chơi này thì ngoài công việc, trở về nhà chỉ quanh quẩn bên lồng chim là hết ngày”. – Anh Nguyễn Văn Chương (phường Vinh Tân) – một người chơi chim cảnh có tiếng ở chúng tôi chia sẻ.

Một chú chim chào mào vẫy cánh tắm trong chuồng và “bồn” tắm riêng của mình.

Những bài viết sau sẽ đề cập đến những dịch vụ ăn theo thú chơi chim “ngốn” khá nhiều tiền bạc của chủ nhân như lồng chim, coóng, thức ăn khô và tươi, “sữa tắm” cho chim…

Phước Anh – Thành Cường

Bạn đang xem bài viết Thú Chơi Chim Chào Mào trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!