Xem Nhiều 3/2023 #️ Thiết Bị Hỗ Trợ Nuôi Chim Yến Và Phương Pháp Dụ Chim Yến Vào Nhà # Top 5 Trend | Topcareplaza.com

Xem Nhiều 3/2023 # Thiết Bị Hỗ Trợ Nuôi Chim Yến Và Phương Pháp Dụ Chim Yến Vào Nhà # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Thiết Bị Hỗ Trợ Nuôi Chim Yến Và Phương Pháp Dụ Chim Yến Vào Nhà mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ván gỗ để chim làm tổ: Là loại gỗ mềm, xốp rỗ mặt nhưng có độ dai bền, cho phép móng sắc nhọn của chim bám dễ dàng, nước bọt dính dễ dàng, nhờ vậy tổ có hình dạng bình thường giống chén trà bổ đôi và không bị kéo dài.

Các loại gỗ cứng, với các thớ sợi rắn, có mùi dầu, nhựa cây sơn, có sắc tố đậm, nhuộm màu, bị bào nhẵn… hoặc kém chất lượng như ẩm mốc, mụt nát đều không thích hợp.

Có thể dùng loại gỗ chuyên dùng cho nhà yến có tên gọi là SWO 2 hoặc một số loại gỗ có đặc tính nhẹ, không mùi, khong cứng thích hợp để thay thế gỗ ngoại nhập và hiện nay đã dùng thành công tại Việt Nam.

Thiết bị phun nước, phun sương: Máy bơm nước PUW-2300 chuyên dùng cho nhà yến, giúp duy trì độ ẩm ổn định (75 – 85%), giảm nhiệt độ, hạn chế sự sinh trưởng của nấm mốc, và nhờ đó bảo đảm chất lượng tổ yến. Nhiệt kế và ẩm kế: để theo dõi nhiệt độ và ẩm độ trong nhà yến, có thể dùng ẩm kế tóc và ẩm kế kỹ thuật số treo cách sàn 1,5m là thích hợp nhất.

Máy đo ánh sáng PML-06

Băng cassette, đĩa CD phát tiếng kêu gọi bầy đàn: Có nhiều loại băng, khi mua cần chọn đúng loại băng tốt có hiệu ứng gọi chim vào nhà. Thường người ta phải thu tiếng gọi bầy đàn trong nhà yến đã sản xuất trên 5kg tổ yến, để chim cảm thấy trong nhà nay đang có nhiều yến sinh số, làm tổ, sinh sản.

Hiện nay, trên thị trường có bán các đầu máy tự động phát tiếng chim trong đó đã được chương trình hoá. Rất nhiều loại khác nhau, lấy ví dụ, High-End Audio Swiftlet System HKBS – 13000 là đầu máy đang được sử dụng thành công trong nhiều nhà yến, giúp dụ yến từ các trại khác và từ đảo yến bay về.

Gương soi cần có để kiểm tra trứng. Đèn dầu tiện lợi cho ngươi đi thu tổ và hoán đổi trứng. Tổ giả kích thích để chim làm tổ. Hộp đựng trứng. Dung dịch có mùi kích thích hấp dẫn chim yến. Bột rải sàn tạo mùi thân quen. Thuốc diệt các loài động vật (như chuột gián, gián, kiến, rận rệp…) gây hại cho yến như PCL-5 (Malaisia).

Hạt giống cây keo dậu (tìm hiểu cách trồng cây keo dậu tại ĐÂY)

Phương pháp dụ chim vào nhà

Chim yến sống thành bầy đàn trong thiên nhiên, cần lang thang và trà trộn với nhau để chúng có thể sinh sản một cách thành công. Không thể làm theo cách là bắt chim ở một nơi nào đó thả vào nhà yến là hy vọng một cách vô căn cứ là chim sẽ ở lại làm tổ.

Thậm chí ngược lại, sau khi thả vào đó chim sẽ nhanh chóng bay mất, báo cho bầy biết sự nguy hiểm và sẽ không trở về nhà yến ấy nữa.

Người ta chỉ có thể dụ chim yến bằng cách tạo ra những đặc điểm môi trường giống như tự nhiên để đàn yến có thể nhìn thấy, nghe thấy và hiểu được đó là nơi thích hợp để chúng có thể sống an toàn.

Dụ chim vào nhà bằng chim yến bụng trắng là phương pháp phổ biến tại Malaysia

Như trên đã đề cập, chim yến tổ trắng có thể sống lần lộn với một số loài yến khác nhau như yến xiêm, yến bụng trắng sapi – C.Esculenta và yến sriti C.linchi. Người ta đã tìm ra bí quyết nuôi chim yến bằng cách dự vào loài chim “yến mồi” này.

Trước khi dụ chim yến tổ trắng vào nhà thì bao giờ cũng tìm cách dụ chim mồi vào nhà trước đã. Vì người ta đã phát hiện thấy khi chim C.Linchi có thể bay vào nhà mới này thì chim yến cũng thường muốn vào trong các ngôi nhà đó, nhất là khi số lượng chim này tăng lên và thải ra nhiều chất bẩn của nó.

Khi xây mới một ngôi nhà mà có chim yến bụng trắng C.Linchi vào sống trong đó, chứng tỏ ngôi nhà này phì hợp với đặc điểm sống và hoạt động của chim yến tổ trắng. Bắt đầu là một cặp chim C.linchi bay vào, chúng ta cố gắng giữ gìn để chim tăng số lượng lên khoảng 50 – 100 cặp.

Sau khi yến tổ trắng và yến C.linchi cùng làm tổ trong ngôi nhà mới, ta giảm ánh sáng đi vào toà nhà, để trong các phòng trở nên tối hơn. Vì yến tổ trắng thích làm tổ trong các căn phòng tối, còn yến C.linchi do không sống trong nhà quá tối chúng sẽ bay ra nhường ngôi nhà đó cho chim yến tổ trắng. Chưa thấy tài liệu nào đề cập đến là ở Việt nam có tồn tại loài yến bụng trắng C.linchi.Trong những năm 60 để phát triển nghề nuôi yến lấy tổ, Malaysia đã cho nhập giống chim này và đã thành công. Ở Thái Lan đã thành công trong việc dụ yến vào nhà không cần sự hỗ trợ của chim mồi.

Phun quét các mùi đặc trưng quen thuộc

Chim yến có khứu giác rất nhạy, và nó chỉ làm tổ trong các vùng mà chúng ngửi thấy có đàn yến ở gần đấy. Do vậy các nhà yến sẽ được phun dung dịch có mùi thơm hữu cơ để chúng ngửi thấy giống như mùi của cơ thể chim yến mà không phải là chất hoá học có thể làm hại chúng hoặc làm ô nhiễm tổ của chúng khi chúng xây dựng tổ. Nếu có phun quét mùi này cùng với tiếng chim gọi trong mùa giao phối thì sẽ khuyến khích chúng chấp nhận ngôi nhà đó như là ngôi nhà mới của mình để làm tổ sinh sản.

Nhà nuôi chim yến nên xây dựng ra sao?

Chim yến không thích các ngôi nhà mới có mùi xi măng, nên để dụ chim vào nhà, xà gỗ là gỗ cũ được phun nước có mùi rửa tổ chim hoặc để làm gỗ không có mùi gỗ mới người ta quét thêm chất chuyên dùng nhâp từ nước ngoài (dung dịch LNP-25, Malaysia), hoặc là lắp thêm một số thanh gỗ cũng từng được chim yến khác bám làm tổ. Ngoài ra có thể phun dọc tường bê tông các chất đặc biệt hấp dẫn chim như dung dịch P.W. của Indonesia; MSC-87 của Malaysia, đồng thời cũng để khử mùi xi măng và vôi là mùi không thích hợp với chim yến. Phải phun cách gỗ khoảng 1 m và không phun vào ván gỗ. Hoặc có tư liệu giới thiệu là trộn lẫn trong nước quét tường với nước trứng vịt để tạo mùi tanh.

Hiện tại một số nơi ở nước ngoài còn bán các tầm gỗ kích thước nhỏ có tầm hormone, đủ lắp vào góc của hệ thống khuôn gỗ, tấm gỗ này bôi quét hoặc tiêm tầm mùi thơm hấp dẫn trong mùa sinh sản giao phối của chim yến. Chim thích những tầm gỗ đã chuẩn bị sẵn này, sẽ đậu lại trên đó với thời gian dài hơn để thích thú với tiếng gọi bạn tình phát ra từ loa được gắn gần sát tấm gỗ. Có một số con cảm thấy an toàn khi chúng đậu lên tấm gỗ HNP-22, chúng sẽ bay ra, gọi bạn tình đến và quần đàn yến đấy để làm tổ.

Sàn nhà có thể rải một ít phân chim, chú ý khi nhà bẩn đừng rửa. Tuy nhiên, ở những nhà đã có nhiều chim ở thì phải thường xuyên dọn phân chim vì nếu không căn phòng sẽ quá nóng do sự toả nhiệt trong quá trình phân huỷ chất thải và tăng nồng độ NH3, CO2…

Dụ chim bằng tiếng gọi bầy đàn

Phương pháp thường được dùng để dụ chim yến vào nhà mới, đã được đề cập trong nhiều tài liệu, đó là sử dụng 1 băng cassette hoặc đĩa CD có tiếng gọi của chim yến hoặc chim linchi. Băng cassette có tiếng gọi bầy đàn này có thể mua ở các công ty chuyên bán thiết bị cho nhà yến.

Khi nghe giọng chim yến gọi bạn tình nhiều lần từ bằng phát ra, những con chim yến bay qua gần đấy sẽ bay nhanh đến ngôi nhà có tiếng gọi của bạn. Đi tìm nơi phát ra tiếng gọi, chúng sẽ bay dần vào trong nhà. Khi đã bay vào nhà rồi chim nhận thấy điều kiện sống phù hợp với chúng, do đó chim gọi nhau đến tiếp mỗi ngày, số lượng đàn chim nhiều hơn và dần dần sẽ làm tổ ở đây.

Thường người ta bật băng có tiếng gọi bạn vào lúc 7h – 12h trưa và 16h – 18h, lúc mà chim vừa kiếm ăn về; cũng có thể mở liên tục từ 7h – 19h. Hiện nay, các băng cassette này có nhiều loại: gọi chim vào nhà, dụ chim ở lại. tiếng đàn yến gọi nhau ở ngoài trời, tiếng gọi bạn khi động dục giao phối trong mùa sinh sản, tiếng của chim yến bụng trắng… Tuỳ theo điều kiện của chủ đầu tư để lựa chọn.

Tại thị trường Malaysia hiện có trên 1000 kiểu đĩa CDS về tiếng gọi chim yến, trong đó chỉ có một số lượng ít là có hiệu quả dụ chim. Vì vậy, người mua phải biết chọn lựa cho đúng. Nguồn gốc băng đĩa phải rõ ràng và chọn chính xác tiếng yến gọi bạn ghép đôi giao phối. Trên băng có ghi rõ tem nhãn tiếng chim mẹ, chim con, đây là yếu tố quan trọng trong việc dụ được chim vào nhà và ở lại trong đó. Tỷ lệ thành công của các nhà yến rất khác nhau khi ta dùng các băng gọi chất lượng thấp và cao.

Hiện nay, các loại máy phát tiếng chim theo dạng chương trình hoá đã khá phổ biên ở Malaysia, Indonesia, Thái Lan. Có loại máy thông dụng cho những người mới bắt đầu nuôi yến gồm 1 máy DVD player và một máy tăng âm, qua hệ thống này tiếng chim trong sáng rõ ràng và chính xác. Hệ thống máy này 1 nối với loa và 1 bộ phận định giờ.

Loa phát tiếng gọi bầy đàn đặc trên đỉnh mái nhà gần cửa ra vào là loa giọng kim (tweete) loại có thể nghe với khoảng cách xa để dụ chim từ xa bay lại gần; đặt hướng lên bầu trời với góc nghiêng tối thiểu 60 độ so với mặt bằng. Ở cửa ra vào thường có 2 loa đặt hai bên và 1 loa đặt trong phòng lượn gắn ở phía giữa và đối diện với lỗ cửa. Ngoài ra có thêm nhiều loa khác đặt ở sau phòng lượn để xây dựng đường chim bay mới hoặc đã có sẵn, vào sâu hơn trong các phòng tầng 1 tầng 2 đến noi chim làm tổ. Ở đây đều là các loa giọng kim tân số trung có điều biến. Ban đầu nhiều chim yến sẽ vào làm tổ cạnh cách loa nhỏ.

Các tư liệu gần đây cho thấy: 50% sự thành công của nhà yến là nhờ sử dụng hệ thống âm thanh chim yến tốt, hệ thống âm thanh này cao về cuối, cộng thêm với việc đặt loa giọng kim đúng chỗ, 50% là từ thiết kế nhà yến đúng và thích hợp.

Tiếng loa gọi chim trong thành phố cũng gây nên tiếng ồn, chính quyền ở Malaysia đã phải ra quy định giảm tiếng kêu gọi bầy đàn xuống. Mức quy định là không quá 40 decibels, đo cách từ 6m từ tường nhà nuôi chim. Nếu chỉ có ít nhà chim trong thành phố thì chưa phát sinh vấn đề.

Gắn một số tổ giả lên ván tổ hoặc tường để chim đu bám và kích thích chim làm tổ.

Tổ giả kích thích này có thể làm tổ nhựa có lót loài vải như khăn mặt bông hoặc chính là tổ cỏ của yến bụng trắng. Tổ giả có tác dụng giúp các con chim khó làm tổ và giúp chim non tập xây tổ, chúng thường làm lên trên lớp vải bông một lớp mỏng nước bọt đông cứng và sau đó là đẻ ngay.

Đa số tổ mới làm trong các nhà này đều theo kiểu như vây. Người ta cũng đang nghiên cứu dùng tổ giả thay thế một phần tổ thật, đề chim ấp trứng và nuôi con trong tổ giả mới mục tiêu tăng sản lượng.

Phun sương.

Chim yến rất thích mưa phùn, “mùa xuân chim yến về” vì mùa xuân hay có mưa phùn. Chim nhìn thấy các giọt sương nước bay như những đám côn trùng. Vì vậy người ta lắp các vòi phun nước vừa làm mát ngôi nhà vùa kích thích chim. Thiết bị phun sương cần gắn với một máy và có thể qua hệ thống lọc. Thiết bị phun sương có nhiều loại, nếu để hấp dẫn chim bay xung quanh gần ngôi nhà và bay vào nhà thì cần lắp trên mái nhà gần với lỗ ra vào của chim. Nếu chim bay cao quá muốn kéo chim bay xuống thấp và kích thích chim bay gần sat ngôi nhà yến thì cần đặt trong sân một vòi phun, cách mặt tiền nhà khoảng 4 – 6m phía trước lỗ ra vào, nhưng mức cao của nước phun không vượt quá cửa ra vào. Trong phòng chim cũng lắp thêm một số vòi phun sương khác để tăng độ ẩm và kích thích chim.

Liệu pháp thức ăn.

Để kích thích chim về nhiều, xung quanh nhà yến nên trồng một số cây mà yến ưa thích, như cây keo dậu Leucaena glauca, sung, chuối… vì chim có khuynh hướng tìm côn trùng xung quanh các cây này. Có thể tạo ra các cây, trái thối rữa và một số biện pháp nhất định để côn trùng phát triển mà không gây hại đến môi trường.

Ngoài ra cần chú ý thêm xung quanh nhà yến cần giữa sạch sẽ, đậy kín các thùng rác, nhặt sạch các túi nilong. Cần có đèn thắp sáng bên ngoài. Không được làm bắn nước tung toé trên sàn nhà. Có lịch làm vệ sinh phân yến để không ô nhiễm và gây nên mùi hôi quá trong nhà yến.

Chu Kỳ Sinh Sản Và Mùa Dụ Chim Yến Non Vào Nhà Yến

Vậy bảng phong thần về tập tính và mùa dẫn dụ chim yến này dùng để làm gì?

Đây là bảng 12 tháng trong năm và chu kỷ sinh trưởng, phát triển, ghép đôi, làm tổ, ấp trứng, chăm sóc chim non của loài yến là một nguồn thông tin tham khảo khá bổ ích cho các chủ nhà yến. Từ bảng này các anh chị có thể xác định được những tháng nào là mùa dẫn dụ chim yến non, lượng chim non ra ràng nhiều để có những phương pháp đón chúng, mùa nào chim yến cần làm tổ ghép đôi, mùa nào chúng ta có thể khai thác tổ để có hiệu quả vừa tăng bầy đàn chim yến vừa khai thác tổ yến.

Ví du về mùa dẫn dụ chim yến non:

Mùa chim non ra ràng nhiều nhất là vào các tháng 3, 4, 8, 11 vì vậy khi xây dựng nhà yến nên khai trương trước thời gian này khoảng nữa tháng đến 1 tháng để đón đầu lượng chim non sắp ra ràng. Không tốn công đợi chờ quá lâu mà không có chim vào ở. Một số anh chị mới đi vào hoạt động nhà yến có inbox hỏi Lộc Bụt tại sao nhà yến hoạt động gần 2,3 tháng mà chưa có chim thì một nguyên nhân có thể là do nhà yến của anh chị khai trương vào các tháng không có chim non nên rất khó để dẫn dụ chim yến.

Ví dụ về mùa khai thác tổ yến hiệu quả:

Bật kỳ chủ nhà yến nào đều mong muốn khai thác được nhiều tổ yến nhất để gia tăng thu nhập cho gia đình, từ đó làm giàu cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên không phải vì kinh tế mà chúng ta khai thác tổ yến một cách vô tôi vạ không có kỹ thuật làm ảnh hưởng đến nguồn thu ở những lần tiếp theo. Việc thu hoạch tổ yến chỉ thực hiện khi chim yến non đã ra ràng và rời khỏi tổ, những tổ yến đang có trứng hoặc chim non thì tuyệt đối không khai thác. Các tháng mà anh chị nên quan tâm để khai thác tổ là tháng 3, 4, 8, 9, 11 và tháng 12.

Phương Pháp Ấp Trứng Chim Yến

Hoàn thiện kỹ thuật ấp trứng chim yến không những giúp cho công nghệ nuối chim yến trong nhà mà còn làm tăng được quần đàn yến tự nhiên, tránh loại bỏ trứng một cách lãng phí.

Nội dung trong bài viết

1/ Phương pháp làm trứng yến hàng nở trong tổ chim sriti (c. linchi):

2/ Phương pháp ấp nở trứng bằng máy ấp:

Hai loài chim yến hàng và linchi hay ở gần nhau, có nhiều điểm giống nhau về chủng loại thức ăn, hệ thống sinh thái, sinh học nhân giống, đặc điểm cư trú…

Vì những đặc điểm giống nhau như vậy, người ta đã nghĩ đến việc có thể cho trứng chim yến hàng nở trong tổ của chim linchi, nhờ chim này chăm sóc một thời gian, sau đó cẩn thận đem nó ra nuôi, có cách cho ăn để chim lớn lên trở thành yến con và yến trưởng thành. Bên cạnh đó, cũng có 1 phương pháp mới được áp dụng là cho trứng nở và nuôi chim con trong máy ấp trứng. Sau khi nở, chim yến đủ lớn và biết bay, chuyển chúng đến toà nhà của chim yến, nhập vào đàn yến đã có sẵn trong ngôi nhà này.

Hoàn thiện kỹ thuật ấp trứng chim yến không những giúp cho công nghệ nuối chim yến trong nhà mà còn làm tăng được quần đàn yến tự nhiên, tránh loại bỏ trứng một cách lãng phí.

1/ Phương pháp làm trứng yến hàng nở trong tổ chim sriti (c. linchi):

Để cho trứng yến nở trong tổ chim mồi thì cần phải có đủ số lượng tổ chim này, và việc đầu tiên là phải thay thế trứng chim mồi bằng trứng yến. Ta sẽ thực hiện điểu này khi đến mùa đẻ trứng của chim mồi linchi. Lấy trứng phải tiến hành rất cẩn thận, không được cầm trực tiếp mà dùng cái muỗng nhựa, hoặc giấy lau (tissue). Cần phải tránh làm hỏng trứng và dính bẩn vào nó, vì điều này có thể làm cho chim mồi không muốn ấp nữa. Cố gắng để cho khi làm không xáo trộn trứng, không gây nhiều rung lắc và va chạm. Cần thay thế trứng vào ban ngày, khi chim mồi bay ra khỏi nhà để kiếm ăn. Nhờ chim mồi ấp trứng chim yến hàng ta sẽ nhận dược hàng loạt chim yến con, chim sẽ thực hiện sự tập bay và dần bay ra kiếm mồi.

Bước tiếp theo là sắp xếp nhà chim mồi trở thành nhà của chim yến, trên cơ sở tạo ra các điểu kiện vi khí hậu trong nhà phù hợp với chim yến. Các cửa phòng nào không cần thiết sẽ đóng lại để cho phòng trở thành tối hơn.

Sau khi chim nở một thời gian chim sẽ bay ra khỏi ngôi nhà. Thời gian chim ở trong hang động khoảng 30 – 40 ngày. Muốn chim rời khỏi hang ta thực hiện bằng cách làm xáo trộn chim mồi, vì chim này thích bay ra chỗ sáng.

Khi đến gần chim yến con, ta có thể làm nó bay ra khỏi tổ. Vì vậy, cố gắng ít làm điều này.

Loài yến sriti mà theo tác giả Tim Penulis PS (1996) đã mô tả và gọi tên la tinh là yến C. linchi có tồn tại ở Việt Nam hay không, chưa thấy có tài liệu nào đề cập, hơn nữa, ngay tên phân loại của loài chim ký tổ cũng còn là một vấn đề phức tạp. Tuy vậy, cũng đã có những tài liệu nghiên cứu sử dụng tổ chim yến cằm trắng Apus ajfìnis (House Swift) – là một loài yến khá phổ biến ở Việt Nam, để ấp trứng chim yến hàng (theo NQP). Theo mô tả của Nguyễn Cử, loài chim yến cằm trắng nhỏ hơn yến hông trắng, và đuôi hình vuông khi xoè ra( yến C. linchi có đuôi vuông hơi lõm), phân bố ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ, sống tập đoàn, định cư, thường làm tổ tập đoàn xung quanh các mái nhà ngói trong thành phố. Thí nghiệm này đã thay thế 378 trứng chim yến hàng vào tổ của chim yến cằm trắng, kết quả có 22% trứng nở, 44,7% trứng không nở và 31% trứng bị hất ra. Một thí nghiệm khác cũng đã tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh, thu được 37,5% trứng nở, chim con sống được 30 ngày tuổi, sau đó đến 49 ngày tuổi chim yếu và chết dần (theo Hồ Thế Ân). Tỷ lệ nở của chim thấp có thể được giải thích từ mùa vụ sinh sản của hai loài này có những chênh lệch nhất định, vì phải chăng như các tác giả đã điều tra, chim yến hàng đẻ trứng từ cuối tháng 3 đến tháng 5, trong khi đó chim yến cằm trắng có giá trị cực đại của tuyến sinh dục vào tháng 3 và giảm xuống dần vào tháng 5. Tình trạng chim con yếu và chết dần trong thí nghiệm này có thổ còn có quan hệ với việc chưa tìm ra được 1 kỹ thuật tốt để nuôi chim con (vì chim mồi chỉ chăm sóc con một thời gian). Có thể nên tiếp tục nghiên cứu loài yến cằm trắng này để làm chim mồi hoặc du nhập chim mồi.

2/ Phương pháp ấp nở trứng bằng máy ấp:

Máv ấp được sử dụng là loại tủ ấm nhỏ, loại máy đã sủ dụng để ấp trứng chim cút. Máy này có thể mua ở hiệu hoặc tự chế tạo. Có thể dùng tủ ấp có nguồn điện hoặc dùng đèn dầu để đốt nóng.

Trước khi sử dụng đòi hỏi phải khử trùng tủ ấp, để diệt hết mầm gây bệnh có sẵn trong tủ ấp.

Để khử trùng máy ấp có thể sử dụng phương pháp sau:

+ Toàn bộ buồng tủ phải lau rửa sạch, tiếp đến lau rửa lại với than (bột than gỗ, hoặc than hoạt trộn với cồn ), và phơi nắng đến khô.

+ Sau đó đặt máy trong phòng ấp (hoặc ngăn buồng dùng để ấp).

+ Tốt hơn hết máy ấp được làm sạch lại lần nữa bằng cách trộn 6 gr KMnO4 trong 12 – 15cc dung dịch formalin cho 1m3 buồng máy ấp. Hai vật chất đã nói trên được tiến hành trộn trong chậu sành hoặc thủy tinh, với que khuấy. Tiếp đến đặt chậu này vào trong chỗ gần quạt của máy ấp. Đóng máy ấp lại trong một số giờ, sau đó lấy chậu ra. Tiến hành theo cách này có thể bảo đảm trong máy không có mầm bệnh.

Cần chọn loại tủ ấp có đèn tự động điều nhiệt (tốt nhất là với điện hoặc với đèn dầu). Làm cho nhiệt độ của máy ấp ổn định ở phạm vi 101 – 103ºF (tương đương 38o33 – 39o44) hoặc 40°c. Khi nhiệt độ chưa chỉ rõ ổn định, phải chờ đến lúc ổn định. Để kiểm tra nhiệt độ dễ dàng, tốt nhất là sử dụng nhiệt kế Fahrenheit (chia theo độ F), vì ta có thể nhìn thấy các khắc phân chia nhỏ hơn. Muốn nhiệt độ ổn định không bị lên hoặc xuống thì không khí trong buồng ấp phải có sự khấy động. Khi nhiệt độ quá nóng, cần làm cho đèn nhỏ lại, và khi nhiệt độ quá thấp phải vặn cho đèn to lên.

Trong khi sử dụng máy ấp điện chúng ta có thể dùng một thiết bị điều hoà nhiệt có chức năng điều hoà không khí trong máy ấp và có thể quay bên trái bên phải. Nếu nhiệt độ trong phòng ấp thấp quá thì tốt hơn là nên có thêm máy điều hoà nhiệt độ. Phương pháp này phải ỉàm đầy đủ cho tới khi sự chuyển nhiệt từ trước ra sau được cân bằng. Cũng có khi người ta sử dụng một quạt máy có thể đóng mở tự động phòng khi nhiệt độ rối loạn. Nhiệt độ rất cao có thể làm chết phỏi bên trong trứng. Khi nhiệt độ hạ xuống đến 36°66 (98oF) có thể làm trứng chậm nở hoặc không nở.

Độ ẩm trong máy ấp cũng là yếu tố quan trọng cần chú ý cẩn thận. Độ ẩm lý tưởng là 70%. Để đạt được độ ẩm 70%, thực hiện bằng phương pháp đặt các khay phẳng hoặc chậu nước để cung cấp hơi nước dưới khay trứng. Chú ý là khay hoặc chậu nước không được đổ đầy.

Hầu như phải tiến hành thử nghiệm để làm nhiệt độ, và độ ẩm ổn định trước khi cho trứng vào ấp, nói chung là phải chi tiết và cẩn thận. Rõ ràng là các tiêu chuẩn đề ấp nở nhân tạo trúng chim yến đã thể hiện sự khác biệt nhất định so với môi trường sống nói chung của chim.

Khi các trứng chim đã được chọn và chuẩn bị xong, ta đưa khay trứng vào máy ấp, sắp xếp theo hàng, không để trứng sát vào nhau. Trứng được lật đổi vị trí hai lần mỗi ngày. Lúc quay đổi vị trí phải làm hết sức cẩn thận, tránh rung lắc, để khỏi ảnh hưởng đến phôi sống trong trứng. Cứ 3 ngày 1 lần tiến hành soi trứng. Trứng trống (không có phôi) và trứng đã chết phối thì loại bỏ, bởi vì trứng này sẽ không nở. Khi phôi trong trứng đã chết thì ta có thể thấy một đám đen tối. Trong khi đó với trứng có phôi sống sẽ thấy một búi giống như một tổ nhện (đầy máu). Không dùng tay trực tiếp để bốc trứng.

Sự quay lật trứng thực hiện đến ngày thứ 12 và từ đấy không cần lật quay nữa, cho đến khi nở.

Trong quá trình ấp nở bằng máy không nên mở cửa tủ ấp, ngoại trừ để lật trứng, thêm nước và điều chỉnh độ ẩm. Khi mở tủ ấp có thể nhiệt độ, độ ẩm sẽ bị hạ xuống. Trong trường hợp đó đèn báo hiệu sẽ tự động tắt cho đến khi nhiệt độ trong phòng của máy ấp ổn định thì đèn sẽ bật sáng trở lại. Khoảng từ 13-15 ngày, trứng sẽ nở.

Dịch Vụ Tư Vấn Thiết Kế Nhà Nuôi Chim Yến Sào Trong Nhà

Dịch vụ tư vấn thiết kế nuôi chiêm yến (nuôi yến sào tại nhà) Dũng Phi Yến uy tín chất lượng, với kinh nghiệm nhiều năm đã giúp nhiều nhà đầu tư nuôi yến sào thành công. Hãy tin chúng tôi, chúng tôi cam kết sẽ có giải pháp làm nhà nuôi chim yến hiệu quả!

1. THỬ CHIM YẾN

Dũng Phi Yến sẽ thử chim yến miễn phí cho toàn bộ khách hàng. Chi phí đi lại do khách chịu. Phí thử chim sẽ được hoàn lại nếu quý khách ký hợp đồng lắp đặt công nghệ nhà yến trọn gói với công ty. Quý khách sẽ được tư vấn về toàn cảnh nghề nuôi chim, lợi nhuận, rủi ro,… và được giải đáp mọi thắc mắc về nghề nuôi chim yến. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, Quý khách sẽ nhận được những tư vấn hữu ích nhất về địa điểm mà quý khách thử chim yến như: có nên làm không? diện tích xây dựng bao nhiêu? chi phí đầu tư tại nơi đó, xây một căn nhà lớn, hay là xây nhiều căn nhà nhỏ… Để làm sao mỗi đồng vốn quý khách bỏ ra không bị lãng phí, mà được tận dụng vốn một cách tối đa nhất.

2. DỊCH VỤ CHO THUÊ MÁY THỬ CHIM YẾN Giá 50.000 vnđ / 1 ngày. Đặt cọc 2.000.000 vnđ

– Nếu quý khách đã biết sơ qua về nghề nuôi chim yến sào, muốn tự mình mang máy đi khắp nơi để thử, nhưng không muốn mua cả bộ thử thì quý khách có thể thuê bộ thử của chúng tôi. – Bộ thử chim bao gồm đầy đủ loa phóng xa, amly, usb tiếng chim, có thể dùng bình ắc quy xe máy… – Nếu quý khách thuê sau 15h thì tính thêm ngày hôm sau, không tính ngày thuê.

3. DỊCH VỤ LẮP ĐẶT TRỌN GÓI CÔNG NGHỆ NUÔI CHIM YẾN Giá 1.200.000 vnđ / 1m2.

( Dưới 100m 2 tính tròn là 100m 2). Liên hệ tư vấn kỹ thuật 0818.04.1818 – Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, đã thi công hàng trăm nhà chim yến thành công, chúng tôi nhận lắp đặt nhà nuôi chim yến với giá phải chăng, công nghệ Malaysia với đầy đủ những thiết bị mới nhất, hiệu quả nhất. – Quý khách sẽ được tư vấn cải tạo căn nhà cũ hoặc cách xây nhà mới sao cho đạt đủ các điều kiện thu hút chim về ở như: ánh sang, nhiệt độ… – Nhà yến của quý khách sẽ được lắp đặt đầy đủ các vật tư, theo các hệ thống sau: + Hệ thống nơi ở của chim yến + Hệ thống tạo ẩm + Hệ thống âm thanh dụ chim yến + Hệ thống mùi bầy đàn + Hệ thống vận hành tự động – Sau khi nhà yến đi vào hoạt động, quý khách sẽ luôn được cập nhật những âm thanh mới nhất, hiệu quả, theo từng mùa.

4. DỊCH VỤ LẮP ĐẶT, THI CÔNG NHÀ YẾN (Không trọn gói) Giá 15.000.000 vnđ/100m2 hay 500.000đ/ngày/người

– Quý khách muốn tự mình mua thiết bị công nghệ, nhưng thiếu người có kỹ thuật về lắp đặt nhà yến, chúng tôi cung cấp dịch vụ lắp đặt theo yêu cầu. – Đội ngũ nhân viên thi công, lắp đặt đều nắm vững kỹ thuật lắp đặt thiết bị đã từng lắp đặt nhiều căn nhà yến. – Chúng tôi cam kết lắp đặt đúng theo kỹ thuật mới nhất, hiệu quả nhất mà chúng tôi vẫn sử dụng trong các nhà yến khác. Và làm theo yêu cầu lắp đặt của quý khách.

5. DỊCH VỤ CUNG CẤP THIẾT BỊ, VẬT TƯ PHỤC VỤ NUÔI CHIM YẾN.

– Công ty chúng tôi cung cấp những thiết bị nuôi chim yến đang thịnh hành, hiệu quả nhất và liên tục cập nhật những công nghệ mới nhất từ các nước Malaysia và Indonesia. – Quý khách mua thiết bị được tư vấn về cách lắp đặt hiệu quả nhất, cũng như được cập nhật những thông tin mình chưa biết về nghề yến. – Nếu quý khách đã nuôi yến, nhưng còn những sai sót, chưa hoàn thiện trong cách lắp đặt, quý khách cũng có thể tham khảo tại 161B / 62 – 161B / 64 Lạc Long Quân, P.03, Q.11, chúng tôi Tel: 0818.04.1818

RẤT HÂN HẠNH PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH! KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH CÓ ĐƯỢC NHỮNG CĂN NHÀ YẾN THÀNH CÔNG!

Chuyên gia Dũng Phi Yến tư vấn công nghệ nhà nuôi yến

Bạn đang xem bài viết Thiết Bị Hỗ Trợ Nuôi Chim Yến Và Phương Pháp Dụ Chim Yến Vào Nhà trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!