Cập nhật thông tin chi tiết về “Thần Nhãn” Luyện Họa Mi mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
QĐND – Đang trong men chiến thắng, miệng cười ngoác tới gần tai, tay cầm cốc bia đầy bọt còn sủi tăm tanh tách, Trường “thổ” say sưa kể về trận đại chiến vừa qua. Con họa mi có biệt danh “Bất bại” của Trường mới giành chức quán quân trong “đại hội võ thuật” (Hội thi chim họa mi chọi phía Bắc). “Thần nhãn” là cái danh mà người ta dành cho Trường “thổ” quả thật không ngoa. Trường nói được thì làm được, mặc dù trong giọng nói có phần “kiêu kiêu” khiến nhiều người nghe không được ưng tai lắm, nhưng cứ con họa mi nào Trường đã chọn để huấn luyện cũng đều để lại danh tiếng trên “Diễn đàn chim họa mi” của dân chơi Hà thành.
Phạm Xuân Trường là tên đầy đủ của anh, sinh ra và lớn lên tại đất Lạng Sơn, theo học Trường Đại học Thể dục thể thao Từ Sơn – Bắc Ninh, với niềm đam mê trở thành một vận động viên điền kinh đỉnh cao. Nhưng trời không chiều lòng người hay người phải thuận ý trời mà con đường vận động viên của anh đành đứt gánh. Gọi là có duyên nên anh làm rể ở khu nhà tôi cũng hơn chục năm nay, kẻ tầng trên, người tầng dưới. Chúng tôi thân nhau kể từ ngày anh rủ tôi đi dự Hội thi chim họa mi chọi Chùa Tiên ở Lạng Sơn năm 2010 (hội chọi chim Chùa Tiên là hội thi chọi chim họa mi lớn nhất cả nước).
Tôi còn nhớ những ngày đầu Trường mới về khu nhà tôi sinh sống, nhìn anh lạ hoắc, chẳng biết là ai. Thường thì khoảng 5 giờ 30 phút, tôi ra khỏi nhà đi tập thể dục thì lại thấy một gã cơ bắp cuồn cuộn lúi húi quét sân hay mang các lồng chim ra phơi trước nhà. Tôi nói đùa: “Bác chỉ có quét sân và bê lồng chim mà người nhìn “oách” thế nhỉ, chẳng bù cho em, tập ngày tập đêm mà bụng mãi “một múi”. Trường mỉm cười: “Anh làm mấy vòng Công viên Lê-nin rồi, giờ mới về đây dọn sân… chứ giờ này chú mới dậy thì chỉ đi bộ, vươn vai hít thở thôi thì ăn nhằm gì”. Con người anh thiên phú cho thể chất tốt, chơi thể thao môn gì cũng được. Tennis, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền… ai dại dột mà “thách đố” anh thường chỉ còn nước mất tiền mua bia khao cả hội.
Niềm vui chăm sóc “đấu sĩ” của Trường “thổ”.
Trường “thổ” cũng có niềm đam mê câu cá nên thi thoảng chúng tôi cũng ra hồ ngồi với nhau.Trong những lúc ôm cần, tôi khơi chuyện chim chóc, anh cũng kể cho tôi nghe về cách chọn chim chiến ra sao. Trường nói: “Họa mi mà nuôi từ nhỏ trong lồng khó trở thành chim hay, bởi nó không có được sự hoang dã, luyện rèn ngoài thiên nhiên. Loài chim này có nhiều ở vùng cao như: Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên… nhưng hay nhất có lẽ là chim ở vùng Lạng Sơn. Họa mi ngoài tự nhiên vốn có bản tính kiêu hùng, chúng tranh chấp, thi đấu bằng cả giọng hót và móng vuốt để giành được chim cái cũng như lãnh thổ của mình. Khi xuất hiện một giọng lạ như thách thức trong lãnh thổ, lập tức con trống sẽ nghênh chiến bằng giọng hót kiêu hùng với móng vuốt và sự quả cảm của nó để giữ vững “giang sơn”. Những trận tử chiến này cũng là nguyên nhân tạo nên được cái chất kiêu hùng của chúng và đã có rất nhiều chim trống phải bỏ mạng vì sự kiêu hùng đó”.
Người chơi chim họa mi có hai dòng, một là nuôi chim hót, hai là nuôi chim chọi. Cổ nhân có câu: “Chủ nào tớ nấy” nên những người có tuổi thường nuôi chim hót, chăm chú tập luyện cho cái giọng thiên phú của chúng, mỗi sớm mai thưởng trà mắt lim dim mà nghe chúng cất cao giọng ca theo từng nhịp, từng cung bậc khác nhau mà lấy làm cái thú. Hội chơi chim họa mi cũng có những cuộc thi riêng cho chim hót, tham gia chủ yếu là “các cụ” với những con chim nhiều năm tuổi lồng cùng chất giọng thanh tao. Nuôi họa mi hót vốn đã rất công phu, nhưng nuôi dòng chim chọi lại càng công phu hơn nữa.
Mắt Trường lim dim như chỉ có riêng mình trong cái thế giới của chim chọi, giọng trầm ấm, anh kể: “Con chim chọi hay hẳn phải có giọng hót hay, chỉ cần nghe tiếng nó từ xa đã có thể hiểu khí chất nó ra sao?! Chưa kể mình còn phải xem mắt, xem mỏ, xem chân… Nó tên họa mi cũng bởi có một đường họa trắng vòng quanh mắt với đuôi kéo dài. Tìm được con chim quý tướng có đủ bộ ngũ trường quả thật rất hiếm, nhưng con chim hay phải có được quả (thân mình) to, chắc, lưng hơi gù kiểu lưng rùa (lưng quy bối). Chim có cánh gọn, lông đều tăm tắp úp như mảnh chai; đầu to, hàm mỏ dài, có trán cao nhìn trực diện lại thon, nhọn như đầu rắn (đầu xà). Mắt chim nhỏ như hạt chanh nhưng sáng, có quầng quang sắc, mí mắt dày; chân phải to, dài, vảy đều như vảy rắn (chân phượng) nhưng dáng đứng lại phải thấp như thế võ. Chim chọi phải có móng khỏe, nuột nà, lông ngắn, thưa nhưng mềm mượt, có màu nâu sáng ánh và sau cùng là phao câu cũng phải dày dặn”.
Nói về tướng chim cũng như những người chơi gà chọi xem tướng thì cả ngày có lẽ không hết điểm hay của nó, nhưng cái quan trọng vẫn là cách chăm, nuôi dưỡng và tập luyện cho chim. Anh nói: “Nuôi chúng đúng là rất công phu, phải cẩn thận và đầy đủ chế độ ăn uống cũng như cho tập luyện hằng ngày mới mong nó trở thành chim hay được. Ngày đông cũng như ngày hè, họa mi rất thích tắm, cứ cách một ngày lại phải cho chúng vào lồng tắm một lần, mà cái thứ nước uống, nước tắm mình phải hứng nước mưa mà trữ lại vào chum để dùng dần. Nhìn chúng nhảy múa ùm ũm, rỉa lông, tỉa cánh, chăm chút móng vuốt trong cái khay nước mát mà ngỡ như đàn trẻ con đang đùa nghịch vậy, thú vị lắm. Sáng phải cho chúng ra sân sớm hít khí trời tươi mới, đợi nắng lên phơi mình cho lông mượt. Cho ăn phải là loại cám mình tự làm bằng những nguyên liệu tươi ngon như ngũ cốc xay mịn trộn lòng đỏ trứng gà, rồi ngày nào cũng phải có châu chấu hay dế tươi sống cho chúng ăn. Để tăng độ “lửa” cho chim trước ngày thi đấu, khoảng hai tuần phải bổ sung năng lượng như thịt chó bỏ sạch mỡ xay mịn trộn thêm”. Một nụ cười bí hiểm trên môi, anh ngập ngừng: “Còn vài gia giảm nữa nhưng là bí truyền, có nói chú cũng không biết được”.
Ăn thì như vậy là tạm ổn, còn tập thì phải cho vào lồng phóng (lồng cao và to gấp nhiều lần lồng nhốt) để nó bay nhảy hoạt động cho tăng gân cốt. Qua lồng phóng lại đến lồng bệt đất có cát ở đáy để chúng cào, bới luyện thêm móng. Vẫn chưa đủ, trời đất có phân âm dương, người có nam, có nữ thì chim cũng phải có con trống, con mái; đặc biệt với họa mi chọi (chim trống) không thể thiếu chim mái được. Hằng ngày, chúng được cho ghép đôi bằng cách để hai lồng trống mái cạnh nhau, nếu như hợp đôi chúng sẽ gần gũi, quấn quýt thể hiện qua tiếng xùi của con mái và tiếng hót vang vọng, kiêu hùng của con trống. Kể cả lúc giao chiến cũng vậy, lồng luôn để hai cặp, chim trống luôn có chim mái ở bên cổ vũ (hộ chiến). Chim mái hay sẽ xuống cầu, áp sát lồng “phu quân” mà rít lên giật cục từng hồi như thúc giục tình yêu của mình thêm quả cảm mà thi đấu. Đã có rất nhiều trận chim trống thua không phải vì đòn thế không hay hơn đối thủ nhưng con mái của nó lại bị “phu nhân” của đối phương “át vía”, không xuống nổi cầu mà gáy, rít hộ chiến, chỉ loanh quanh trên cầu (cây gỗ bắc ngang lồng làm chỗ đậu của chim) như bế tắc, thành ra con trống cũng không được tiếp thêm lửa mà bung hết đòn thế vần vũ của mình. Kết cục là thảm bại, thất trận. “Nói thật với chú, tưởng nói đùa nhưng nuôi chúng thì có lẽ phải yêu chúng như con mình vậy, vui khi nó mạnh khỏe hát ca, buồn lo khi chúng ốm mà bỏ ăn, bệnh mà rụng lông, nấm vảy mà ngứa ngáy… Như lứa này anh nuôi hơn 3 năm tuổi lồng rồi, cũng có đôi, ba con đã thành danh, giành được thứ hạng nhất, nhì của hội. Nói chẳng phải khoe hay kể khổ, để được chim hay phải tốn nhiều thời gian và cả tiền bạc đấy, chú à”.
Tôi nhìn những tấm huy chương và cờ thưởng treo gần kín tường kia cũng đủ để minh chứng cho tình yêu của Trường với họa mi. Con người anh chân chất, tính tình vui vẻ, dễ gần, đặc biệt là rất chịu khó với cái nghề sửa chữa xe gắn máy và thuần hóa chim chọi. Anh vẫn nói vui với tôi: “Nghề nọ nó nuôi nghiệp kia đấy chú à”. Cái dáng người chắc khỏe, nước da bánh mật và đặc biệt là đôi mắt nâu như mắt họa mi được anh em yêu quý gọi là “thần nhãn” ấy sáng nào cũng vậy, đều đặn, cần mẫn như một chiếc đồng hồ, cứ đi tập về là lại lúi húi quét dọn sân khu tập thể rồi lo cho chim ăn, chim tắm, chim tập. Kinh tế gia đình anh cũng chẳng dư dả gì khi phải nuôi tới ba miệng con ăn học, song những con chim đoạt giải cao của anh đã từng có nhiều “tay chơi” tới trả giá đến hơn trăm triệu đồng một con nhưng anh không bán – cũng bởi anh yêu chúng, lo cho chúng như người cha chăm cho con cái vậy. Với ý niệm bán chim thì khác gì bán đi cái danh tiếng của mình, có lẽ với anh thà bán nhà còn hơn. Cũng bởi vậy mà trong giới chim cảnh, nhất là giới chơi chim họa mi, không ai không biết tới biệt danh Trường “thổ” – “thần nhãn”. Quả là “nghề chơi cũng lắm công phu”, có gần cũng khó mà theo.
Bài và ảnh: DƯƠNG TUẤN
Hướng Dẫn Cách Luyện Họa Mi Chiến Chọi Hay
Chim họa mi vừa hót hay lại biết đá. Tuy nhiên bạn nên luyện để chim có thể đá hay, trăm trận trăm thắng.Một vài kinh nghiệm luyện chim họa mi chọi có thể giúp bạn huấn luyện họa mi đá hay.
Tiêu chuẩn chọn một con chim đá, thường phải xét qua những phần sau đây :
– Phần đầu : Đầu chim đá trước hết phải to, nhưng to chưa phải là tốt, vì có thứ “to đầu mà dại” (!), phải chọn con đầu xà (đầu rắn), loại đầu hơi bằng, gần ngang với chiều của mỏ chim. Chim có loại đầu này vừa lanh lẹ, vừa lì lợm, tránh đòn hay mà trả đòn cũng lẹ.
– Phần mắt : Mắt phải tinh anh, ngời sáng. Chim mắt méo mau sung hơn chim mắt tròn.
– Phần mỏ : Mỏ dài vừa phải, chót mỏ hơi khum như mỏ sẻ. Mỏ này mổ đau, cắn mạnh.
– Phần chân : Chân chim đá phải to, khỏe, không thương tật, bàn chân lớn, ngón và móng toàn vẹn. Móng không cần dài, nếu dài phải cắt bớt.
– Phần thân mình : Lớn con, dài đòn, lườn không vạy, tướng oai phong.
– Phần đuôi : Lông đuôi đầy đủ, dài và dày, tạo thế đứng vững cho chim khi đá, và khi bay lên đáp xuống lách lái được dễ dàng.
– Phần lông : Mỏng lông, chim đủ lửa sung sức.
Đó là cách chọn ngoại hình của con chim đá. Ngoại hình mà vừa ý ta mới chọn đến tài nghệ của chim. Chim đá cũng như gà đá, mỗi con có những thế đá khác nhau. Có con đá độc hiểm, nhưng cũng có con lớn đòn mà địch thủ không đau. Có con ra đòn nhanh, có con lại rề rà chậm chạp. Có con lì đòn dù thương tật nhiều cũng lăn xả vào đá tiếp, nhưng có con lại nhát đòn chưa đá đã muốn thua…
Người nuôi chim đá tất nhiên phải có cặp mắt tinh đời, phải vận dụng kinh nghiệm chuyên môn của mình để chọn lựa ra những con chim hay, và loại bỏ những con chim dở. Việc này, mình phải tự khắt khe với chính mình. Vì nếu chọn lựa không kỹ ta sẽ bị hao công tốn của do nuôi phải những con chim dở.
Con chim đá khi đấu đá nhờ cậy nhiều nhất ở bộ chân và phần đầu. Chân khóa, mỏ mổ… Tuy nhiên những bộ phận khác tuy là phụ nhưng cũng phải kết hợp nhuần nhuyễn với nhau mới tạo nên những thế đá hữu hiệu được. Chính vì vậy, việc chọn lựa phải kỹ lưỡng, tính toán chi li từng chút một.
Hoạ Mi là một loài chim hót hay nhưng cũng rất hiếu chiến để nuôi làm chim chọi
Thế đá của chim thường có những kiểu cách sau đây :
– Lấy móng, lấy gối địch thủ, bằng cách khóa chặt chân địc thủ bằng đôi chân rắn chắc như thép của mình, rồi dùng mỏ mổ lia lịa lên những chỗ nhược như đầu gối, ngón chân… Chim nào mà bị tấn công nhừ tử như thế này thì chỉ có nước què, làm sao tiếp tục đấu đá được !
– Khóa cổ, bóp đầu địch thủ, bàn chân khia khóa chân, khiến địch thủ như bị trói rọ không sao cựa quậy chống đỡ nổi. Đấu đá mà tài tình như vậy thì phần thắng chắc sẽ ngã về con chim khôn.
– Có con kết hợp nhiều thế trong một lúc hoặc buông thế này bắt thế kia, làm cho đối thủ múa may không kịp…
Khi đã lựa được cho mình những con có vóc dáng mạnh khỏe, có thế đá tuyệt hay thì chủ nuôi chỉ còn việc nuôi dưỡng chim, chăm sóc chim chu đáo để chim mập mạnh, sung sức (đủ lửa), và tập dượt chim đúng phương pháp để chim đủ lực mà ra đấu với chim người. Thức ăn của chim đá : Chim đá do phải tập dượt nhiều lại cần phải tẩm bổ cho khỏe mạnh thêm nên người nuôi phải cho chim hưởng một chế độ ăn uống tốt.
Tùy theo giống chim mà thức ăn được pha chế riêng. Nhưng dù sao thì khẩu phần của chim đá cũng bổ dưỡng hơn khẩu phần của chim hót. Tùy theo kinh nghiệm và ý thích (!) của mỗi người mà công thức pha chế thức ăn có khác nhau, gần như không ai giống ai, và cũng ít ai chịu nhận người khác hơn mình !
Chăm sóc chim đá : Chăm sóc chim đá cũng như các chăm sóc chim hót, có khác chăng là cần mẫn và kỹ hơn một chút.
Trước hết là cho ăn uống no đủ, tắm táp đúng định kỳ, sau đó vệ sinh lồng, cùng những dụng cụ trong lồng như bố lồng, cóng thức ăn, cóng nước uống…
Tập dượt : Nuôi chim đá phải chú trọng đến phần tập dượt cho chim càng chu đáo càng tốt. Chim chỉ nuôi tại nhà (trừ trường hợp nhà có nuôi chim nhiều) không sao tiến bộ về mặt hót và đá được. Hằng ngày, hoặc vài ba ngày, quá lắm là một tuần một lần, ta phải đem chim đến những tụ điểm đấu chim, hoặc đến các câu lạc bộ nuôi chim để chúng có dịp nghe, thấy và học hỏi tài nghệ của các chim lạ. Kinh nghiệm cho thấy, mỗi lần đi dượt về như vậy, chim sẽ sung hơn, hót nhiều giọng lạ hơn, và hay hót hơn trước. Việc mang chim đi tập dượt tất nhiên là tốn nhiều thì giờ, và cũng lắm phiền phức, nhưng nếu ta tự hỏi mình nuôi chim với mục đích gì, sẽ thấy thì giờ bị mất đi và công lao phải bỏ ra cũng chẳng thấm vào đâu !
– Dượt chim : Dượt chim là mang chim đến các tụ điểm chơi chim của một số đông nghệ nhân tụ họp, treo chim mình gần với nhiều chim lạ để chúng học hỏi những điều hay lạ của đồng loại chung quanh mà tạo “vốn liếng” riêng cho mình. Với chim hót thì nhờ vào sự tập dượt đó mà về hót hay hơn, luyến láy nhiều giọng hơn. Với chim đá thì nhờ sống cận kề với chim lạ nên hăng hái hơn, sung độ hơn.
Nuôi chim đá ngày nào cũng cho chim đi tập dượt như vậy mới tốt.
– Xổ chim: Xổ chim là cho chim đấu đá thực sự với chim lạ, mỗi tuần một lần để cho chim quen dần với trận mạc, đồng thời có nhiều kinh nghiệm trong việc đấu đá, do học hỏi những thế đá hóc hiểm lạ lẫm của các chim lạ. Tuần này cáp với chim này, thì tuần sau nên cáp với chim khác. Có điều là thời gian xổ chim nên thu ngắn lại so với thời gian thi đấu thực sự tại trường thi. Làm như vậy là để dưỡng sức cho chim, đồng thời tránh cho chim bị thương tích trầm trọng, hư con chim uổng phí.
Việc xổ chim thường xuyên cũng có điều lợi là nhờ vào đó mà ta biết rõ được tài năng con chim mình hay dở ra sau để lo liệu bổ khuyết… Trong việc tranh tài cao thấp, không gì tốt hơn là “biết mình biết người”… Phía người mình đã mù tịt, mà phía mình thực sự ra sao cũng chưa nắm vững thì còn mong cầm chắc cái thắng nỗi gì ?
Trước một tuần thi đấu thực sự, ta không nên tắm chim, và cũng không nên xổ chim. Chim đá nên nhốt trong loại lồng tổng lực (loại lồng thật lớn) để chim tự bay nhảy. Chim Họa Mi đá muốn ngừng hót thì nên thường xuyên phủ áo lồng, nhất là trước ngày thi đá chừng mươi ngày. Chim nuôi đá mà siêng hót thì kém sung.
Tóm lại, nuôi chim đá công phu hơn nuôi chim hót. Sự thắng bại của chim năm phần là do ở người nuôi, vì vậy nếu không đam mê, không chịu khó thì sự thất bại của chim cũng chính là sự thất bại của chính người nuôi.
Họa Mi: Tập Tính Sinh Sống, Mùa Giao Phối Của Họa Mi
Chim họa mi ở môi trường tự nhiên thích sinh hoạt đơn độc và ẩn mình trong các lùm cây bụi cỏ. Do bản tính nhút nhát, rất sợ người nên chỉ cần một tiếng động nhỏ chim họa mi sẽ bay hay ẩn mình khuất bóng. Họa mi có đôi cánh ngắnbầu tròn nên sức bay lượn yếu nên họa mi không bay cao và bay xa được.
Do bản tính họa mi thích đấu đá bằng sức mạnh để chiếm đoạt, hay giữ lãnh địa. Do đó, tác phong chủ yếu của chúng là kiêu hãnh, luôn muôn tranh quyến làm chủ. Họa mi trong rất háu đá, nên quyết loại đối thủ và kể cả các loại chim khác khỏi vòng chiến. Ở môi trường sinh sống tự nhiên họa mi thường dùng vũ lực để bảo vệ tình nhân, nơi xây tổ ấm hay vùng đất đang kiếm ăn. Khi có bất kỳ con chim thứ ba nào xâm nhập vào lãnh địa của chúng, không cần phải đấu hót dài. Mặc dù cùng uống nước chung một con sống, một dòng suối, chúng cũng phân chia ranh giới rất rạch ròi. Vì đặc tính hiếu chiến của chim này, nên có thể gọi chúng là “anh hùng điểu”.
Mùa giao phối chim họa mi:
Đối với các chim họa mi trưởng thành mỗi năm vào tiết trời khoảng từ tháng 4 – 7. Chúng thường giao phối vào lúc trời hừng sáng, sau đó, chúng tiến hành xây ổ. Ổ của họa mi được xe kết bằng tre trúc, cỏ khô, nhánh tùng.. xây thành hình dáng cái ly hoặc hình trụ tròn chim thường chọn đặt ổ trong bụi cỏ rậm ở mặt đất hoặc khoảng nhánh của cây nhỏ.
Họa mi là giống chim rất chung thủy, trống mái lúc nào cũng sống cận kề nhau như hình với bóng, chẳng khác gì chim Bồ câu vốn nổi tiếng là chung tình.
Mỗi mùa giao phối một cặp chim có thể đẻ vài ba lứa. Hễ lứa này con chim sắp ra ràng thì chim mẹ đã đẻ tiếp lứa sau… Chúng ấp hơn hai tuần, nuôi con khoảng gần bốn tuần là xong một lứa. Mỗi lứa chim đẻ khoảng ba bốn trứng (chim tơ số trứng nhiều hơn), và số con nở không chừng, có thể vài ba con. Và khi chim con đã bay thành thạo thì chúng lẻ bầy, mỗi con tự lo kiếm sống một nơi…
Trứng chim họa mi có màu đá quý xanh sẫm, xanh lục hoặc xanh lam nhợt, có lúc điểm phớt những chấm sọc. Mỗi ổ chúng đẻ từ 3 – 5 trứng. Mỗi cặp họa mi trưởng thành, 1 năm có thể ấp được từ 2 – 3 lứa chim con.
Khi chim con mới nở ra không đủ ngày thì lông măng chưa mọc đủ, chưa rời ổ; đến khi lông chim con mọc dầy đều chim có thể rời ổ, gọi là chim “lông tơ”. Từ giai đoạn “lông tơ” đến năm thứ hai, sau khi chim đã thay lông được gọi là chim “lông đủ”. Sau 2 năm, họa mi trưởng thành gọi là “lông già”. Khoảng thời kỳ từ lúc chim còn ở trong ổ, lông tơ, lông đủ suốt trong ba giai đoạn này đều gọi chung là chim con.
Trong giai đoạn chim con, chúng hiền lành, dễ dàng thuần dưỡng, nhưng tiếng hót ngắn, không giống như giọng cất cao lanh lánh lúc trưởng thành. Chim ở giai đoạn “lông già” tức chim đã trưởng thành thường hay nóng nảy, luôn dao động, cho nên khó thuần dưỡng. Nhưng nếu sau khi luyện chúng hót được thì chúng dễ dàng đưa giọng hót của chúng hay hơn. Ngoài thời kỳ thay lông thì suốt bốn mùa họa mi luôn cất tiếng hót lanh lảnh vang dội.
Thức ăn cho họa mi
Họa mi sống ngoài thiên nhiên thức ăn chủ yếu là côn trùng. Trong môi trường nuôi nhốt người nuôi nên cho chim tập cho chung ăn thức ăn riêng. Nếu chim đã quen với một loại thức ăn nào đó thì ta nên cho chim ăn mãi thức ăn đó. Nhưng hãy nhớ không nên thay đổi thức ăn đột ngột vì chim họa mi rất dễ “dị ứng” trước mùi vị thức ăn lạ nên dễ bị suy và thường dẫn đến việc thay lông
Lưu ý: Thức ăn có hiện tượng nấm mốc cần bỏ ngay khônng cho chim ăn. Tránh pha chế thưc ăn mặn. Họa mi thích ăn đạm động vật: nuôi họa mi hằng ngày nên bổ sung cào cào, sâu tươi cho chim, có thể là trứng kiến, cá con, tôm tép, thịt bò vụn…
Suckhoecuocsong.vn (TH)
Chim Họa Mi Ăn Gì? Cách Cho Chim Họa Mi Ăn Đúng Kỹ Thuật
Về ngoại hình, chim Họa Mi có hình dáng nhỏ, đôi mắt tròn, đen nhưng sáng và đẹp một cách lạ lùng. Điểm đặc biệt là viền mắt thường có nhiều màu như xanh xám, xám bạc hoặc ánh lên như được vẽ trông rất ấn tượng. Lông của Họa Mi cũng có màu sắc đa dạng tùy theo vùng địa lý mà chúng sinh sống. Chẳng hạn như Họa Mi nuôi ở miền Nam thì bộ lông màu lâu đất, Họa Mi được nuôi ở vùng núi phía Bắc thì lại có màu hung đỏ như màu đất núi, còn những chú được nuôi ở khu vực miễn Trung thì không chỉ lông mà cả mỏ và chân đều có màu vàng sẫm… Chúng thường thay lông vào khoảng 6 tháng cuối năm.
Về tính cách, Họa Mi được đánh giá là loài khá nhút nhát dù có sinh sống ở điều kiện hoang dã. Vì vậy muốn chúng hót và làm bạn với mình, người nuôi phải hết sức kiên trì, nhất là phải tạo cho chúng một môi trường thực sự hài hòa với thiên nhiên.
Khi mới được mua chim họa mi về nuôi, những chú chim này giống như trẻ sơ sinh vậy. Chúng khá nhạy cảm và rất cần được chăm sóc cẩn thận. Vì vậy, bạn hãy chú ý lựa chọn nguồn thức ăn có nguồn gốc tự nhiên như cào cào, trứng kiến… giúp chim non ăn và tiêu hóa dễ dàng hơn.
Sau một thời gian thích nghi với môi trường, Họa Mi có thể trạng tốt và cứng cáp hơn rất nhiều. Lúc này, bạn nên thay đổi chế độ cũng như khẩu phần ăn, đặc biệt đa dạng thức ăn từ mua sẵn đến tươi sống. Chú ý bổ sung các thực phẩm có nhiều vitamin A, A13, D3… và axit phosphoric, canxi, kali, natri để đảm bảo dinh dưỡng cho chim, hạn chế sắt vì chất này có thể khiến chim giảm khả năng chiến đấu và độ hay của giọng hót.
Cách tự làm cám trộn với trứng cho chim họa mi
Một việc khá thú vị nữa là nếu có thời gian và đam mê với thú vui của mình, bạn có thể học hỏi công thức tự chế biến đồ ăn cho Họa Mi như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu: 250gr cám gạo, 4-5 quả trứng, 1 thìa cafe đường trắng và 2 thìa cafe bột xương
Bắc chảo lên bếp, chờ chảo nóng thì cho cám vào rang đến khi ngả màu vàng.
Tắt bếp, đập trứng và thêm bột vào chảo đảo cho đều tay rồi mang ra phơi nắng. Trường hợp trời không nắng to, bạn nên để lên bếp để đảo tiếp cho đến khi cám không còn dính bết nữa là được.
Sau khi đã biết được chim họa mi ăn gì và chuẩn bị được nguồn thực phẩm tốt cho chúng, bạn cần tìm hiểu cách cho ăn. Nên nhớ, chim là loài có khẩu phần ăn khá ít, có khi mỗi ngày chúng chỉ cần đến 1 thìa nhỏ cám và thêm vài con cào cào là đủ để nạp năng lượng. Vậy nên, bạn không nên đổ quá nhiều thức ăn vào lồng, vừa lãng phí mà nếu vương vãi ra ngoài còn gây mất vệ sinh và khiến chim bị bệnh nếu ăn phải cám lẫn phân của chúng.
Luôn phải bổ sung thêm chất đạm từ thịt động vật hoặc côn trùng tươi sống nếu muốn Họa Mi hót sung và hót hay
Không dùng thực phẩm kém chất lượng để làm thức ăn cho chim
Không nên dùng loại thức ăn tổng hợp như cám con gà vì dễ làm chim bị tiêu chảy
Không đột ngột thay đổi thức ăn vì dễ khiến họa mi bỏ ăn hoặc thậm chí là ốm
Không cho quá nhiều gia vị khi chế biến thức ăn cho chim
Người nuôi cũng cần phải chú ý đến nguồn nước cho chim. Luôn phải đảm bảo sạch sẽ, không lẫn tạp chất hay đồ ăn thừa hoặc phân chim.
Bạn đang xem bài viết “Thần Nhãn” Luyện Họa Mi trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!