Cập nhật thông tin chi tiết về Thái Nguyên: Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Chim Cu Gáy mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ông Mâu Tiến Lĩnh, xóm Ngò, xã An Khánh, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) sau nhiều năm nuôi chim cu gáy đã vươn lên làm giàu. Hiện tại, đàn chim của gia đình ông Lĩnh đã có trên một nghìn con, góp phần bảo tồn nguồn giống quý, mang lại thu nhập cao cho gia đình.
Từ lâu ông Lĩnh đã đam mê với nghề nuôi chim cảnh, đặc biệt nuôi chim cu gáy. Trước đây, người nuôi chim cảnh chủ yếu bẫy chim trưởng thành hoặc bắt chim non về nuôi; tuy nhiên nguồn cung này ngày càng trở nên khan hiếm.
Từ năm 2000 ông Lĩnh quyết tâm nuôi chim cu gáy sinh sản. Mới đầu ông đầu tư nuôi 50 cặp chim giống. Vốn bản tính cần cù, ham học hỏi, ông Lĩnh đã tự tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm nuôi chim sinh sản của những người đi trước; cộng với việc có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực nuôi nuôi chim cảnh nên việc nuôi chim cu sinh sản của ông thuận lợi, đàn chim không ngừng được tăng lên. Từ số giống ban đầu, giờ đây đàn chim của gia đình ông Lĩnh sinh sôi lên 1200 con, trong đó có 300 đôi chim sinh sản.
Ông Lĩnh chăm sóc đàn chim cu gáy của gia đình
Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, ông Lĩnh cho biết, nuôi chim cu gáy không khó, vì là động vật có nguồn gốc hoang dã nên chim có sức đề kháng tốt, ít mắc bệnh, tỷ lệ nuôi sống cao; thức ăn đơn giản, dễ kiếm, chủ yếu là các loại hạt như thóc, ngô, vừng, đỗ xanh… Chuồng trại cho chim cũng rất đơn giản, chỉ cần dùng lưới sắt vây thành những ngăn nhỏ, mỗi ngăn nuôi một đôi, bên trong tạo ổ bằng rơm, rạ để làm chỗ cho chim mẹ đẻ. Chuồng trại nuôi chim được ông Lĩnh đặt trong vườn cây ăn quả tạo ra phong cảnh gần gũi với thiên nhiên.
Chim gáy sống từng đôi, mỗi năm chỉ đẻ được 6-8 lứa; mỗi lứa chỉ đẻ 1- 2 quả trứng, thời gian ấp khoảng 14 – 15 ngày. Sau khi chim non nở bắt đầu cho chim bố, mẹ ăn cám gà con để đảm bảo dinh dưỡng; chim bố, mẹ ăn xong ợ lên mớm cho chim con. Sau khi nở khoảng 23 – 25 ngày chim non biết mổ thức ăn thì cho ăn cả cám trộn lẫn thóc; được một tháng tuổi thì tách chim non và cho chim bố mẹ ăn ngô, thóc trở lại. Phải luôn có nước sạch cho chim uống, nhất là giai đoạn chim gáy đang mớm thức ăn cho con. Thông thường nuôi khoảng 6 tháng tuổi chim cu gáy trưởng thành và bắt đầu sinh sản được.
Ông Lĩnh cho biết, chim cu gáy là loài chim có tiếng hót hay được người chơi chim cảnh ưa chuộng, nên đầu ra khá ổn định. Đàn cu gáy của gia đình ông được nhiều người chơi chim yêu thích và dần chiếm lĩnh thị trường. Một con chim gáy khi mới tách bố mẹ, ông bán được 250 nghìn đồng; chim trưởng thành khoảng 6 tháng tuổi có giá khoảng 01 triệu đồng; những con lông đẹp, tiếng hay có giá 4 -5 triệu đồng. Những con chim gáy có bài, có lối, có đủ chu, lèo, dặm, vấp… có giá trên 10 triệu đồng; đặc biệt chim cu gáy có chất giọng thổ bầu, thổ đồng thì có giá 30 – 40 triệu đồng/con. Từ năm 2013 đến nay mỗi năm gia đình ông Lĩnh bán và thu lãi khoảng 200 triệu đồng.
Hiện nay vườn nuôi chim cu gáy của gia đình ông Mâu Tiến Lĩnh là điểm đến giao lưu, trao đổi kinh nghiệm của Câu lạc bộ Chim cu gáy Thái Nguyên; cũng là điểm đến tham quan, học tập, mua bán của những người nuôi chim cảnh trong và ngoài tỉnh. Từ đam mê nuôi chim cảnh ông Lĩnh đã thành công nuôi chim cu gáy sinh sản, cung cấp chim giống và chim cảnh cho thị trường mang lại thu nhập cao, ổn định cho gia đình. Trong thời gian tới ông Lĩnh sẽ nhân thêm 100 cặp chim cu gáy bố mẹ, mở rộng quy mô chăn nuôi, để tăng thu nhập cho gia đình./.
Cán bộ khuyến nông huyện thăm mô hình nuôi chim cu gáy của ông Lĩnh.
Nguồn: chúng tôi
Làm Giàu Nhờ Nuôi Chim Cu Gáy Sinh Sản
Theo chỉ dẫn của cán bộ xã An Khánh, chúng tôi tìm về gia đình ông Lĩnh “cu gáy”. Ông Lĩnh bắt đầu câu chuyện làm giàu của mình bằng việc dẫn chúng tôi ra thăm khu nuôi cu gáy, chỉ rõ đặc tính từng con một. Ông kể: Năm 2001, tôi bắt đầu nuôi chim cu gáy như một thú vui tao nhã. Sau những lần tham gia Hội thi chim tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, tôi nhận thấy nhu cầu nuôi chim cu gáy cảnh đang được nhiều người ưa chuộng nên bắt tay vào làm luôn. Theo ông Lĩnh: “Cu gáy là loài chim có nguồn gốc hoang dã, ai cũng có thể nuôi được. Ngoài ra, chuồng nuôi chim cũng khá đơn sơ, chỉ cần dùng lưới sắt vây thành những ngăn nhỏ, mỗi ngăn nuôi một đôi, bên trong tạo ổ bằng rơm, rạ hoặc chất xơ từ cây cối để làm chỗ cho chim mẹ đẻ.”
Thông thường, bình quân mỗi năm một đôi chim đẻ 3 – 4 lứa, mỗi lứa 2 quả trứng. Hiện gia đình ông Lĩnh có khoảng 200 đôi chim bố mẹ chuyên sinh sản. Trong đó có khoảng 70% tự đẻ và ấp, còn lại khoảng 30% việc ấp trứng phải nhờ giống chim cu gáy của Nhật. Hiện, mỗi con chim cu gáy ta sau khi nở từ 15 – 20 ngày, biết mổ, có giá bán từ 250 nghìn đồng trở lên, chim trưởng thành có giá khoảng 700 – 800 đồng/con. Với 200 cặp chim bố mẹ, gia đình ông Linh thu lãi khoảng 200 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn có thêm thu nhập từ những con chim đẹp, hót hay, thậm chí có con ông bán với giá trên 20 triệu đồng. Theo ông nuôi chim cu gáy sinh sản, khó nhất là lúc ghép đôi, vì khi bắt đầu vào thời kỳ làm tổ, chúng thường xuyên đánh nhau, nhưng nếu chịu khó quan sát và để ý thì việc ghép đôi vẫn thành công. Thông thường, sau khi nuôi khoảng 7 tháng, chim cu gáy ta bắt đầu đẻ trứng, nếu được chăm sóc tốt thì chúng sinh sản gần như quanh năm.
Tiếng lành đồn xa, nhiều người thấy mô hình nuôi chim cu gáy của ông Lĩnh cho hiệu quả kinh tế cao đã tìm đến mua con giống, học hỏi kinh nghiệm. Giờ đây, ông đã trở thành nhà cung cấp chim giống cho những người sành chơi chim cu gáy cảnh ở các tỉnh: Hải Phòng, Nam Định, Bắc Giang, Bắc ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc… Với mức thu nhập ổn định từ nuôi chim cu gáy sinh sản đem lại, mô hình kinh tế của ông Lĩnh là một hướng đi mới, rất có tiềm năng để phát triển.
Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Chim Cảnh
Từ sự đam mê
Sau khi loay hoay với nghề buôn bán nhỏ lẻ, chạy chợ khắp Thái Bình, Hà Nam, Nam Ðịnh, thấy cuộc sống của gia đình vẫn không khá lên, năm 2003, anh Trần Mạnh Tưởng (thôn Trà Khê, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư) quyết định trở về quê sinh sống và nghĩ cách làm giàu ngay trên quê hương của mình. Anh Tưởng tâm sự: Ở vùng quê thuần nông như Tân Lập, với nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào mấy sào đất trồng lúa, hoa màu thì mỗi năm để dành được 5-10 triệu đồng đã là chuyện khó, nói gì đến con số vài chục triệu/năm. Trong một lần sang Nam Ðịnh, nhận thấy mô hình nuôi chim cảnh hoàn toàn phù hợp với điều kiện của mình, anh quyết định lựa chọn nghề này để kinh doanh. Anh bật mí rằng, cái thú mê chim có từ thuở bé. Có lẽ vẻ đẹp vóc dáng, màu sắc toát ra từ bộ lông của các loài chim cũng như tiếng hót đặc trưng của từng loài đã khiến anh ngẩn ngơ để rồi “sống chết” vì chim, “chìm nổi” cũng vì chim. Hiện cả gia đình anh gồm anh chị em, con trai, con dâu đều chuyên mua, bán chim cảnh ở khắp mọi miền từ miền ngược Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái… đến Huế, Ðà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi… và những tỉnh lân cận như Hà Nam, Nam Ðịnh, Thành phố Hà Nội.
Tình yêu với các loài chim thì đã có sẵn nhưng để khởi đầu, rồi gắn bó với chúng, gia đình anh cũng phải vượt qua không ít thăng trầm, khó khăn. Muốn chim luôn khỏe mạnh và có giọng hót hay đòi hỏi người chơi phải mất nhiều thời gian và công sức chăm sóc. Chị Hường (vợ anh Tưởng) tâm sự: Nuôi chim cảnh không khó nhưng lại đòi hỏi người nuôi phải có tính tỉ mỉ, kiên trì và chịu khó tìm tòi, học hỏi từ người chơi khác. Ðể thuần dưỡng được một con chim hay, người nuôi phải mất ít nhất 2 năm. Cái khó trong quá trình nuôi chính là cách chăm sóc chim sao cho không bị bệnh, không bị gẫy cánh, làm mất giọng hót. Trong thời gian thay lông, chim thường yếu, nhạy cảm với thời tiết, vì vậy cần phải chăm sóc với chế độ đặc biệt, nhất là thức ăn, nước uống. Lúc thời tiết thất thường và bệnh cúm gia cầm diễn ra phức tạp thì sau khi mang chim từ vùng khác về phải cách ly và cho uống thuốc phòng bệnh đầy đủ…
Ðến thu nhập tiền tỷ
Con số lợi nhuận 500 triệu đồng/năm không hề nhỏ đối với kinh tế hộ gia đình ở nông thôn như anh Tưởng. Anh đã tạo việc làm cho 6 lao động với mức thu nhập từ 2 – 3 triệu đồng/người/tháng. Hiện anh đang sở hữu trên 1.000 con chim cảnh, từ loại có giá thấp 100 – 200 nghìn đồng/con đến loại giá cao 5 – 7 triệu đồng/con. Từ năm 2012, ngoài kinh doanh tại nhà, gia đình anh đã thuê một gian hàng rộng 60 m2 ven quốc lộ 10 để kinh doanh chim cảnh. Ðể có thể mang bán, hầu hết các loại chim nói trên đều phải qua quá trình thuần hóa, chăm sóc bằng chế độ đặc biệt trong thời gian từ 2 đến 3 tháng hoặc hàng năm tùy theo loại chim. Khi chim chưa qua thuần dưỡng thường có giá từ 30 – 100 nghìn đồng/con, nhưng khi được thuần dưỡng, chăm sóc để chim thích nghi với điều kiện nuôi nhốt và chế độ ăn thì giá tăng lên gấp 4 – 5 lần, thậm chí có con lãi gấp chục lần. Chim sơn ca được chuyển từ Ðà Nẵng về nuôi tập trung đến khi tách riêng ra lồng có giá từ 500 – 550 nghìn đồng/con; chào mào có giá từ một đến vài triệu đồng/con, đặc biệt chào mào Huế có giá cao hơn rất nhiều; chim cu gáy nuôi từ bé có giá từ 1-2 triệu đồng/con; chích chòe nếu nuôi được hai năm cũng có giá khoảng 800.000 – 1 triệu đồng/con… Mỗi loại chim có tiêu chí đánh giá riêng. Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh xã Tân Lập – Phạm Văn Tiếm cho biết: Tùy theo giọng hót hay, dở, lông đẹp, xấu, hình dáng, cách di chuyển của các loại chim mà định giá. Ðiển hình như chích chòe lửa, người chơi chim thường để ý đến độ dài ngắn của đuôi mà ra giá, đặc biệt những con chim “lạ” như có cườm khít, có lông đốm… thì giá trị càng cao. Mỗi loài lại có một giọng hót đặc trưng, như họa mi có giọng hót lảnh lót, bay bổng; khiếu thì trầm hùng; chích chòe líu lo, duyên dáng; vành khuyên thì nhẹ nhàng, thanh thoát, vang xa.
Với những người chơi chim lâu năm, có kinh nghiệm thì chỉ nhìn qua dung mạo của chim như màu lông, vảy chân, sải cánh, mỏ… là có thể biết được “cá tính”, giá trị của từng con. Ngoài ra, tô điểm thêm cho chim là lồng chim. Gia đình anh Tưởng đã nhập nguyên liệu, mẫu mã ở Huế và làng Vác (Hà Nội) để làm ra những chiếc lồng chim vừa đẹp mắt vừa có giá trị từ vài trăm, đến tiền triệu, thậm chí 10-15 triệu đồng một chiếc lồng cổ và có hoa văn cầu kỳ, độc đáo. Ðối với nhiều khách chơi chim, chiếc lồng chim như một bảo vật. Có được chiếc lồng “độc” trong nhà mà khoe với bạn bè cũng là một niềm vui – anh Tưởng vừa cười vừa chia sẻ với chúng tôi. Mô hình nuôi chim cảnh của anh Trần Mạnh Tưởng đang hứa hẹn nhiều thành công, góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp của quê hương Tân Lập. Ðã có rất nhiều khách hàng đến mua cũng như thăm quan mô hình của anh. Anh còn tích cực tham gia các câu lạc bộ chơi chim trong huyện, tỉnh và nhiều nơi khác để thỏa mãn thú chơi tao nhã cũng như học kinh nghiệm của các bạn hàng.
Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Chim Chào Mào
Chim chào mào là loài chim được nhiều người ưa chuộng, bởi dễ nuôi và hót hay. Cũng chính vì vậy, việc nuôi chim chào mào ngày nay được phổ biến trong giới chim cảnh, không những vì lợi ích kinh tế mà người nuôi chim chào mào còn vì đam mê.
Làm giàu từ nghề nuôi chim chào mào
Ý kiến chia sẻ của nhiều người về kinh nghiệm nuôi chim Chào mào làm giàu:
“Chào mọi người, em đang có dự định mở rộng việc bán chim Chào mào. Chuyện là trước đây em chủ yếu nuôi chim để chơi, làm cảnh và vì yêu thích. Em cũng biết bẫy chim và khá rành về việc nuôi chim. EM đi mua chim mồi về, vô rừng bẫy chim bổi và tìm chim non về nuôi, huấn luyện, chủ yếu huấn luyện cho nó dạn người và huấn luyện hót. Sau một thời gian thì số lượng chim trong nhà nhiều quá, chăm không nổi nên đã bán dần bớt, nhờ thế mà em phát hiện ra cái nghề bán chào mào khá ổn, thu nhập cũng khá. Nên em muốn mở rộng việc làm ăn. Khổ một chút là đó giờ nguồn chào mào là do em tự bắt, giờ em muốn bán chim thì không thể cứ đi bắt mãi. Nên anh chị em ai có kinh nghiệm này rồi giúp em một chút. Xin cám ơn trước.” – Anh Tuấn chia sẻ“Nuôi chào mào ở Bình Dương vừa thỏa đam mê vừa rất kinh tế. Bẩy chào mào má trắng bán 100-300 ngàn đồng/ 1con (1 người 1 mùa có thể bẩy được hơn 100con). Chào mào nuôi lên 1 mùa giá từ 1.5 triệu đến 15 triệu đồng/ 1 con (1 người có thể nuôi lên từ 2-10 con). Nên nhiều người cũng thu nhập đáng kể từ việc nuôi và huấn luyện chào mào. Bàn về đam mê hay kinh tế theo ý tôi lại là chuyện khác. Nuôi chim có kinh tế thì cũng tốt nhưng đừng để đồng tiền làm mất ý nghĩa của thú chơi.Ở Bình Dương cũng có rất nhiều người trước đây chơi chào mào rất chân chính dần dần do hoàn cảnh, do thương mại hóa,… nên nuôi chào mào không phải là thú vui nữa mà nó vì nhiều mục đích khác. Nhưng nói chung nuôi chim vì thú vui hay vì kinh doanh thì cũng được, chủ yếu là có đam mê, và kiên trì với cái mục đich ấy hay không.” – Anh Ngọc chia sẻ
Chia sẻ kinh nghiệm cách làm giàu từ nghề nuôi chim chào mào từ Chim cảnh Việt: “Làm giàu từ bán chào mào”
Thú chơi chim chào mào chưa bao giờ phát triển mạnh như hiện nay, đi bất cứ nơi đâu cũng thấy chào mào. Đơn giản vì nó dễ nuôi và nhanh hót. Hiểu được nhu cầu đó nên cũng không ít người làm giàu từ bán chào mào. Họ tuyển những chú chim hay, chơi tốt để phục vụ cho nhu cầu chơi chim của các nghệ nhân.
Hôm qua có mang chào mào đi cội và có trò chuyện với anh Hiếu là một nghệ nhân chơi chim chào mào lâu năm và công việc chính hiện tại của anh là bán chim chào mào. Thu nhập trung bình một tháng của anh là 20 – 25 triệu. Đây cũng là con số mơ ước của nhiều người. Công việc hàng ngày của anh ngoài chăm sóc chim chào mào anh còn tới các địa điểm dợt chim, lên các trang mua bán chim cảnh trên mạng để tuyển chim. Với kinh nghiệm chơi chim chào mào lâu năm, qua cách nhìn chú chim chơi, hót anh sẽ quyết định mua hay không. Mất thời gian bao lâu để bán, lợi nhuận thế nào,…
Chim sau khi mua về tùy con mà chăm sóc từ 1 tuần đến 1 tháng để chim căng lửa và bán lại cho anh em nghệ nhân. Anh thường rao bán trên các trang mạng, các địa điểm dợt chim và qua sự giới thiệu của những người đã mua. Anh Hiếu cho biết thời gian lúc mới bán cũng thường mua nhầm chim, mua trúng chim tật lỗi hoặc chim cho ăn cám kích và lỗ cũng nhiều. Nhưng với tính kiên trì và dần có kinh nghiệm tuyển chim nên không bị trường hợp này nữa.
Anh cũng thường xuyên đi các tỉnh Bình Định, Huế, Đà Nẵng, để tuyển chim về bán, vì đa số dân chơi chim thường mua các loại chim có nguồn gốc từ các tỉnh này. Và sau một thời gian mua thì anh cũng quen được khá nhiều mối, mỗi lần cần tuyển chim, người bán chỉ cần gửi video clip chào mào cho anh xem. Hai bên đồng ý giá thì chuyển vào bằng đường tàu lửa mất khoảng 200 ngàn, sau 1 ngày là có thể nhận chim. Đặc biệt anh Hiếu chỉ tuyển những chú chim chơi hay, đã có 2 – 3 mùa lồng trở lên và giá từ 2 triệu trở lên. Vì theo anh bán chim bổi lợi nhuận không cao và phải chăm sóc đến 1 năm lồng mới có thể bán được.
Anh cho biết lúc trước làm nhân viên của công ty với đồng lương thấp, và với niềm đam mê chơi chim cuối tuần anh có mang chim tới các địa điểm để chơi, lúc đó chú chim chơi hay và được người ta trả giá 2 triệu. Anh thấy lời quá, con chim anh mua có 300k mà giờ có người trả 2 triệu, anh quyết định bán và tiếp tục tuyển chim. Sau 3 tháng anh thấy bán chim nhanh lời, lợi nhuận cao và mất thời gian cũng không nhiều. Anh quyết định nghỉ việc và chỉ bán chim, lúc đầu cũng bị vợ cằn nhằn, bạn bè khuyên bảo nhiều, nhưng anh vẫn quyết định nghỉ việc. Thời gian đầu anh chỉ tuyển khoảng 2 – 3 con, sau khi bán xong lại tuyển tiếp và càng lúc càng nhiều dần. Sau 7 năm bán chim thì anh cũng sở hữu căn nhà nhỏ ở TP HCM và hiện tại anh đang có khoảng 20 chú chào mào.
Anh chia sẻ để làm giàu từ bán chào mào trước tiên cần phải thật thà, chim bán có sao nói vậy, làm ăn uy tín sẽ giữ khách lâu dài. Và cần phải có niềm đam mê, kinh nhiệm để tuyển chim tránh mua trúng chim tật lỗi hoặc không chơi.
Làm giàu từ nghề nuôi chim chào mào Con giống, Chim giống, Chim chào mào
Đăng bởi Mai Tâm
Tags: cách nuôi chim chào mào, làm giàu từ chim chào mào, Làm giàu từ nghề nuôi chim chào mào, nuôi chào mào làm giàu, nuôi chào mào làm kinh tế, nuôi chim chào mào
Bạn đang xem bài viết Thái Nguyên: Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Chim Cu Gáy trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!