Xem Nhiều 3/2023 #️ Sơn Ca Trong Thành Phố Full # Top 8 Trend | Topcareplaza.com

Xem Nhiều 3/2023 # Sơn Ca Trong Thành Phố Full # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Sơn Ca Trong Thành Phố Full mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nội dung

Bộ phim thiếu nhi Sơn ca trong thành phố của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư ra mắt khán giả từ năm 1983với sự tham gia của các diễn viên Như Oanh, Thanh Hùng, Thế Vũ, Ngọc Thu, Xiêm Huê.

Cho đến nay vẫn là một trong những bộ phim thiếu nhi được yêu thích nhất. Bộ phim xoay quanh những chiến công “đáng nể” của một nhóm bạn trẻ khi thành phố của họ luôn đứng trước những mối hiểm nguy rình rập. Những trải nghiệm của tuổi ấu thơ đáng nhớ, sự dũng cảm gan dạ của các bạn nhỏ, những tiếng cười trong veo giữa hiểm nguy… đã làm nên thành công cho bộ phim “Sơn ca trong thành phố”. Bộ phim đến bây giờ vẫn được yêu thích, và còn hơn thế, bộ phim là ký ức tươi đẹp về thơ ấu của thế hệ 7X, 8X suốt một thời…

Câu chuyện trong phim xảy ra ở một thành phố biển những năm sau ngày đất nước thống nhất, cuộc sống bình yên của những gia đình nơi đây nói chung và những em nhỏ nói riêng đang có nguy cơ bị phá vỡ bởi sự xuất hiện trở lại của những kẻ phản bội, chống đối chính quyền và cuộc sống hiền hòa của nhân dân. Những chú “sơn ca” là những em nhỏ nơi đây đã dấn thân vào một kế hoạch đặc biệt của nhóm là đi tìm chân dung những kẻ chống đối ấy để bảo vệ bản thân và cả gia đình.

Mời các bạn đón xem.

Hội Thi Tiếng Hát Chim Sơn Ca Thành Phố Sầm Sơn Lần Thứ Nhất Năm 2022

Hội thi tiếng hát chim sơn ca thành phố Sầm Sơn lần thứ nhất năm 2020

Tiết mục Gọi trâu của thí sinh Nguyễn Thị Khánh Thư (MN Bắc Sơn) đạt giải nhất bậc Mầm non

Vòng chung kết hội thi Tiếng hát chim sơn ca thành phố Sầm Sơn đã diễn ra thực sự ấn tượng, đa sắc màu. Các thí sinh nhí mang tới hội thi những tiết mục hát múa được đầu tư dàn dựng công phu, đa dạng về nội dung ca ngợi quê Đảng, Bác Hồ, quê hương đất nước, tình cảm gia đình, thầy cô, bè bạn…

Kết thúc hội thi, ở bậc mầm non: em Nguyễn Thị Khánh Thư (MN Hoa Mai) đã xuất sắc giành giải nhất với ca khúc Gọi trâu; Em Hoàng Kim Anh (Quảng Thọ), Nguyễn Hà Thủy Tiên (MN Quảng Châu) đạt giải Nhì với ca khúc Ngày đầu tiên đi học và Khúc hát chim sơn ca. Em Trương Duy Khánh (MN Trường Sơn), Hoàng Lâm Tuệ San (MN Quảng Thọ) đồng giải ba.

Ca khúc lời thầy cô của thí sinh Lê Thị Giang (TH Quảng Minh) đạt giải nhất bậc tiểu học

Ở bậc tiểu học: em Lê Thị Giang (TH Quảng Minh) đạt giải nhất và giải giọng ca triển vọng với ca khúc Lời thầy cô; em Hoàng Ngọc Vy (TH Bắc Sơn), Nguyễn Minh Ngọc (TH Trường Sơn) đạt giải nhì.

Ca khúc chú gà gáy gọi mặt trời của thí sinh Nguyễn Thị Loan (MN Quảng Hùng) đạt giải nhất bậc THCS

Ở bậc THCS: em Nguyễn Thị Loan (THCS Quảng Hùng) giành giải Nhất với ca khúc Chú gà gáy gọi mặt trời. Em Nguyễn Thị Hà Anh (THCS Quảng Hùng), Lê Thị Hương (THCS Quảng Minh) đạt giải Nhì với các cá khúc Miền trung ơi xin đừng mưa nữa và Mái đình làng biển.

Ngoài giấy chứng nhận, các thí sinh đạt giải được nhận phần thưởng là các suất học bổng Tiếng Anh đến từ Trung tâm Anh ngữ Ocean Edu. Các thí sinh đạt giải nhất được nhận thêm học bổng khóa đào tạo đạo diễn sân khấu trị giá 6.000.000 từ công ty TNHH Đào tạo nghệ thuật và tổ chức biểu diễn Sơn Hải (thành phố Thanh Hóa). Thí sinh đạt giải giọng ca triển vọng được nhận học bổng khóa đào tạo thanh nhạc từ cô Hoàng Hiền – Trưởng khoa thanh nhạc trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Thanh Hóa.

Các thí sinh giành giải Nhất được nhận thêm học bổng khóa đạo diễn sân khấu

Cuộc thi Tiếng hát chim sơn ca được tổ chức nhằm tạo sân chơi bổ ích, giáo dục, cổ vũ động viên các em học tập tốt . Đồng thời, giúp các em thiếu nhi phát huy năng khiếu ca hát, định hưởng phong cách âm nhạc phù hợp với lứa tuổi cũng như xây dựng và phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ của thành phố.

Một số hình ảnh trao giải hội thi:

Thí sinh Nguyễn Thị Khánh Thư (MN Hoa Mai) đã xuất sắc giành giải nhất

Các thí sinh đạt giải Nhì bậc mầm non

Các thí sinh đạt giải Ba bậc mầm non

Thí sinh Lê Thị Giang, trường MN Quảng Minh đạt giải nhất bậc mầm non và giải giọng ca triển vọng

Trao giải cho các tiết mục đạt giải nhì bậc tiểu học

Các tiết mục đạt giải ba bậc MN

Thí sinh đạt giải nhất bậc THCS

Các thí sinh đạt giải nhì bậc THCS

Các tiết mục đạt giải ba THCS

Nguyễn Hiền

<

Hỏi Từ “Thành Phố” Chào Mào

TTH – Không ai thống kê hết cả nước có bao nhiêu con chào mào ria đỏ (Pycnonotus jocosus) đang nuôi nhốt phục vụ sự đam mê của con người. Chỉ biết người chơi thường tổ chức những giải đấu rầm rộ, với hàng trăm, hàng nghìn người mang chim đến tham gia. Để có chim quý, họ có hẳn một hệ thống chân rết tìm mua những con chào mào hay, mà hay nhất vẫn là chào mào Huế, bất chấp giống chim này là động vật hoang dã đã được pháp luật bảo vệ.

Thi chào mào từng được tổ chức trong kỳ festival, nhưng tới đây sẽ dừng lại

Giống chim chào mào nhỏ nhắn xinh xắn, có cái mũ nhô cao, từ xưa đã hút hồn các bậc vương tôn, công tử ở Huế. Tài liệu cũ để lại vẫn nhắc đến thú chơi gà, cá, chim của khách tao nhân. Ngày xưa họ không nuôi nhiều như bây giờ. Những người có điều kiện thường tuyển, chăm một đến hai con thành chim mồi, ngày ngày nghe hót, lấy cảm giác thảnh thơi. Sau tết, họ hẹn nhau mang chim vào rừng để bẫy, chọn những con tốt mang về thuần dưỡng.

Thú chơi chim ngày xưa kể ra cũng nhã. Đó là ngoài việc vào rừng, chọn một thân cao đặt lồng chim mồi lên trên rồi vạch cỏ, nghểnh tai nằm nghe hót đấu, người chơi còn phải tự chuốt những thanh tre già, làm nhà cho những chú chim yêu quí. Hoặc tự tay rang gạo, trộn trứng gà mang phơi nắng thật khô để nuôi. Ông Hoàng Tú Nam, một người sống gần phủ Vương trên đường Nguyễn Sinh Cung vẫn nhớ: Ngày xưa các mệ vẫn thường hẹn mang chim vào phủ để thi đấu. Chim được nuôi trong những chiếc lồng tre rất đẹp, ngoài phủ áo lồng bằng vải lụa. Các mệ đi trước, người hầu mang lồng theo sau. Đến nơi, mệ tự tay thả chim vào lồng. Đấu chào mào xưa thường đấu theo từng đôi, các mệ ngồi xem và đặt cược… Cũng vì máu mê với chim, cá… nên thi thoảng các mệ vẫn bị vua quở trách.

Không kém các bậc vương tôn, thú chơi chào mào lan rộng, phổ biến khắp lớp thị dân và dân sống vùng ven TP Huế. Kí ức nhiều người già vẫn còn lưu nhiều mẩu chuyện ra đồng đuổi bắt chào mào đến đen da, cháy tóc. Con chào mào mang về có khi chỉ được nuôi trong cái chẹp bắt cá dân dã. Các cụ vẫn tự làm bột nuôi chim, tất nhiên không nhiều chất dinh dưỡng như bột của các bậc vương tôn, nhưng bù lại, “thực đơn” cho chào mào của họ được bổ sung thêm nhiều loại châu chấu, cào cào. Trong những ngày tết, cạnh những trò bầu cua, hò giã gạo… người dân xưa vẫn có không gian cho những trò đá chim, đá gà, đá cá. Phần thưởng lúc này có khi chỉ là những cái vỗ tay tán thưởng.

Đến ngành “công nghiệp”… chào mào

Dù đã phải trải qua thời gian dài, nhiều biến động nhưng thú chơi chào mào ở Huế đến nay vẫn vẹn nguyên và phát triển hơn bao giờ hết. Dẫn chứng là, cửa hàng chim chào mọc ra khắp nơi. Trên những con đường ven thành phố như Nguyễn Sinh Cung, Tăng Bạt Hổ, Hùng Vương nối dài, nếu đếm từ đầu đến cuối, mỗi đường có từ ba đến năm điểm bán. Vào trung tâm thành phố, dường như ở đâu cũng thấy chim được nuôi nhốt trong những chiếc lồng tre. Từ cửa hàng sửa xe, quán cà phê, bún, thậm chí là cửa hàng vàng bạc, ở đâu cũng có chào mào. Giống chim nhỏ nhắn, đầu có mũ này hút hồn từ người lao động phổ thông, đến công chức, bác sĩ, quân nhân trong lực lượng vũ trang… ở Huế. Bởi vậy không quá ngạc nhiên khi đâu đó trên các diễn đàn chim cảnh, người ta gọi Huế là thành phố chào mào.

Ông Nguyễn Đức Hậu, người chơi chim lâu năm ở phường An Cựu, TP Huế khẳng định, dọc đất nước hình chữ “S”, ở đâu cũng có chim chào mào, nhưng giọng của con chim chào mào Huế là hay, là đỉnh nhất. Hỏi hay làm sao? ông Hậu gật gù: Chim Huế nhiều giọng, to, đanh, luyến láy rất dài, nghe rõ ràng. Thứ đến là dáng con chim. Dù chim Huế không to như ngoài bắc, nhưng nó được thân hình dài. Lúc chơi, chim nhảy nhót chuyền cành, ra giọng đều, xòe đuôi, nhấp cánh liên tục nhìn rất đẹp và dữ. Cũng vì chim chào mào Huế hay nên ngày càng được nhiều người chọn nuôi, được dân chơi cả nước đặc biệt săn tìm. Vì giá chào mào Huế cao hơn, nhiều người dân các tỉnh đánh bắt, mang chào mào về Huế bán. Từ Huế, mỗi lúc chiều tối, từng đàn chào mào được chuyển theo xe vào nam, ra Bắc phục vụ người chơi. Theo giá hiện tại, mỗi con hay nếu rẻ cũng năm, bảy triệu đồng. Không bù cho cách đây khoảng 10 năm, mỗi con chim hay chỉ dao động trong khoảng 30- 50 nghìn đồng.

Từ ngày chim chào mào được săn đón, nhiều người dân địa phương đổ xô săn bắt. Từ bẫy đấu, mỗi ngày được một đến hai con, đến nay, họ chuyển sang đánh lưới. Một cán bộ ở chi cục kiểm lâm TP Huế hài hước: “Nói không ngoa, ở Huế đã có hẳn một ngành công nghiệp phục vụ chào mào. Đó là những người dệt lưới để bẫy chim, làm lồng từ bắt, dưỡng, nuôi các kiểu. Lồng rẻ thì 200 – 300 nghìn đồng. Cái cầu kì như gỗ mun cẩn xà cừ thì không dưới 20 triệu đồng”.

Có chim, có lồng, còn phải có thức ăn (gọi là bột), đồ đựng bột, nước (gọi là cóng), chỗ cho chim nhảy (gọi là cầu). Tại những điểm bán chim cảnh, người ta nhận làm bột cho chim theo công thức của người nuôi. Có người trộn ngũ cốc, tôm sông, lòng đỏ trứng gà, nhưng có những người cầu kì hơn, ngoài những thứ kể trên họ còn cho cả hạt í dĩ, bột cào cào châu chấu, cốt để giúp con chim của mình có sức khỏe, chơi hăng trên các sàn đấu. Người đam mê chào mào thường tự làm bột theo công thức riêng, không bao giờ cho chim ăn những gói bột sản xuất công nghiệp bán trên thị trường. Có một điều thú vị, là đàn ông Huế có thể nhường hết việc nhà cho vợ làm. Song bột nuôi chim nhất định phải do một tay ông hong, sấy vì sợ vợ đụng vào hỏng mất bột của chim.

Một thú chơi sắp trở thành có tội

Là người mê chim từ nhỏ, hàng ngày khi nắng lên cao, ông Nguyễn Đức Hậu cẩn thận nhấc từng lồng chim ra khỏi nhà, mở áo lồng, đưa ra sân cho chim tắm nắng, hót đấu với nhau. Đến trưa, ông lại tỉ mẩn cho từng con vào lồng tắm, đồng thời quay sang dọn lồng thật sạch, thay nước, thức ăn để đón chim về. Chim tắm xong lại được phủ áo lồng, treo ở góc nhà, rất cẩn thận.

Như những người chơi chim khác, ông Hậu làm công việc này như một nghi thức, lặp đi lặp lại hàng chục năm qua, không hề nhàm chán. Trong suốt thời gian cho chim tắm nắng, tắm nước, ông Hậu vẫn ngồi cạnh, vừa nghe chim hót, vừa canh phòng. “Từ ngày người người chơi chim, tỉnh nào cũng chơi chim, Huế rộ thêm tội phạm trộm chào mào. Chỉ cần lơ đễnh là nó giựt, chạy ngay”, ông Hậu thở dài.

Theo thống kê, cả TP Huế hiện có 15-16 câu lạc bộ chào mào, trong đó hạt nhân là CLB chim cảnh TP Huế với số hội viên sinh hoạt thường xuyên lúc cao điểm là 80 người. Cạnh đó, Huế còn có một lực lượng người chơi chim tự do hùng hậu, khó thống kê hết. Vào những dịp lễ tết, đầu xuân, những người chơi chào mào lại tổ chức hội thi chim. Để tham gia, các chủ chim phải đóng phí từ 250-350 nghìn đồng/một lồng chim. Mỗi hội thi thu hút từ vài trăm, cá biệt như festival, có lúc lên đến hơn 1.000 chú chim tham dự. Chim đoạt giải được ban tổ chức thưởng lớn, từ nguồn các chủ chim đóng góp. Thường là chiếc xe máy, trị giá khoảng 15 triệu đồng.

Tuy nhiên, thú chơi chào mào ở Huế nói riêng và cả nước nói chung đến đây sẽ phải khép lại, bởi theo ông Lê Viết Ngọc Vinh, Hạt trưởng kiểm lâm thành phố Huế thì, dù được đánh bắt từ rừng hay đồng bằng, con chim chào mào thường nuôi vẫn là loài có nguồn gốc hoang dã. Điều này có nghĩa, dù nuôi động vật hoang dã thông thường (không có tên trong các danh mục bảo vệ), nếu không chứng minh được nguồn gốc sinh sản tại các cơ sở chăn nuôi sinh sản, đều được xem là có tội, bị phạt hành chính, tịch thu theo điều 234, bộ luật hình sự 2015 và Nghị định 157/2013 của Chính phủ. Điều này khác với luật cũ, chỉ xử phạt những hành vi nuôi, săn bắt, kinh doanh động vật hoang dã có trong danh mục.

Nhận tin, những người nuôi chào mào lâu năm không mấy ai vui. Ông Nguyễn Đức Hậu lo lắng: “Tới đây chưa biết làm răng. Thú chơi chim có cả mấy trăm năm nay rồi, không dễ gì bỏ được. Trong quá trình nuôi, chim và người cũng có tình cảm với nhau. Có những con đã mất bản năng kiếm ăn ở ngoài tự nhiên, nếu thả ra thì có hại cho nó hơn là có lợi”.

Băn khoăn không kém, anh Lê Thịnh Khánh, chủ nhiệm CLB chào mào Huế thở dài: “Không riêng Huế, mà cả Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… thậm chí là cả nước người ta chơi lâu rồi. Bây giờ cấm ngay chắc là khó. Có điều, các cơ quan chức năng cần gửi công văn hay thông báo gì đó đến các hội chơi chim, hội sinh vật cảnh để người ta biết. Không thể luật thì cấm, nhưng các hội, các địa phương vẫn tổ chức thi chim thì phản cảm quá”.

Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, trưởng Ban Tổ chức Festival Huế 2016 khi hay tin cũng “giật mình”. Ông Dung nói, sẽ cho anh em kiểm tra lại. Vì trong chương trình “OFF” của festival Huế 2016 dự kiến có hội thi chào mào toàn quốc. Nếu luật đã cấm thì mình sẽ hủy để bảo vệ động vật hoang dã. Còn lâu dài, tỉnh cũng sẽ nghiên cứu nhằm hạn chế tình trạng săn bắt, buôn bán chim chào mào nói riêng, động vật hoang dã nói chung.

Huế sẽ như thế nào khi thành phố vắng bóng chào mào? – người viết tự đặt cho mình câu hỏi rồi lãng đãng theo những con đường chào mào ở Huế. Vắng bóng-tất nhiên rồi. Sẽ không còn những con chào mào bị nhốt trong lồng, treo trước ban công nhà cao tầng. Nhưng bù lại, sẽ có những đàn chào mào lớn tìm quả chín trên các tán cây. Tiếng hót của con chim tự do lúc nào cũng vang, xa, thanh bình hơn chim bị nhốt. Điều đó, liệu có hay hơn không?

Bài, ảnh: DƯƠNG QUANG TIẾN

Toàn Tập Về Chim Sơn Ca, Cách Chọn Sơn Ca Non Trống Mái

Chim sơn ca có rất nhiều ở nước việt nam, và là giống chim quý, gần như miền nào, vùng nào cũng có. Chúng tập trung sống nhiều theo bầy đàn, ở vùng ruộng đồng ven biển, ở vùng đồi núi, và nhiều nhất là ở các ruộng rẫy.

Có lần mình đi qua một khu đất vắng, có các bụi cỏ ngắn khoảng gần đâu gối, bất thình lình 1 bầy sơn ca bay ra, vì lúc đó mới học cấp 1, chẳng biết đó là sơn ca, mà cứ nghỉ nó là chim cút, vì lông nó có mầu của cây cối, cỏ úa gần như với chim cút.

Chim sơn ca sống ở miền biển có tên gọi là Sơn Ca. Chim sống ở miền rừng núi , miền đồng ruộng lại có tên là Thăng Ca. Đặc biệt ở Huế, và vài tỉnh miền Trung, nó có tên địa phương là Bời Lời…Thế nhưng cái tên tổng quát và nhiều người biết đến và hay gọi em nó vẫn là SƠN CA.

Đặc điểm hình dáng chim sơn ca

Chim sơn ca là loài chim nhỏ có kích thước bé bằng chim sẻ nhưng vẻ ngoài lại kém nổi bật

Mỏ hình chóp, mép mỏ trên và dưới trơn, mút mỏ trên có vết lõm

Cánh dài, nhọn với 9 lông cánh. Bộ lông xỉn màu, thường có màu nâu, vàng nhạt hoặc nâu hung, đặc điểm này giúp chim dễ dàng lẫn trốn trong đất hoặc cỏ khô. Các lông gáy ngắn, thường dựng lên thành mào

Chân nhỏ, dài được phủ vảy cả hai mặt trước – sau, cạnh sau tròn nhưng không sắc, các vuốt chân sau dài giúp chim thích nghi với môi trường sống trên mặt đất – đứng vững và ổn định hơn

Thông thường, chim sơn ca trống và mái rất khó phân biệt bởi hình dáng bên ngoài và màu lông khá giống nhau. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của những tay chơi chim chuyên nghiệp lâu năm cho biết: chim sơn ca trống thường có đầu, ngực và vai to hơn; lông ở lườn nhiều hơn; lông ở ngực chẻ đôi; có tiếng kêu “tít tít” trong trẻo, ca nên hót hay hơn;…

Đặc điểm tính cách chim sơn ca

Chim sơn ca chỉ đi chứ không nhảy, chúng sinh hoạt chủ yếu dưới mặt đất, đặc biệt không thể đậu và chuyền trên cây như hầu hết các loài chim khác

Trong tự nhiên, chim sơn ca thường hót vào chiều mát, khoảng 4 – 5h chiều. Lúc này, chim sẽ bay vút lên trời cao rồi giang cánh ra vừa hót vừa rơi xuống rồi lại tiếp tục bay lên. Một con chim sơn ca có giọng hót hay thì phải luyến láy đổi giọng liên tục từ thấp đến cao rồi lại từ cao xuống lại thấp; mỗi lần hót phải kéo dài ít nhất 30 hồi.

Trong điều kiện nuôi nhốt, chim sơn ca mới đưa về khá nhát người

Cách chọn lồng nuôi chim Sơn ca

Nuôi chim Sơn ca phải có lồng cao, đáy chắc chắn để đựng cát, nấm để chim đứng. Cũng phải chọn nấm có mấy nấc để tập cho Sơn Ca đứng lên. Chim Sơn ca mới mua về các bạn cho vào lồng thấp khoảng 70cm có nấm thấp. Chim thuộc thì tìm lồng cao khoàng 1,2m nấm khoảng 15cm là vừa. Nếu chim đã vừa thăng vừa hót rồi thì nên có lồng càng cao càng tốt vì nếu lồng thấp hơn Sơn ca bay mà đụng nóc thì chim sẽ ko thăng nữa.

Cách chăm sóc, cách nuôi chim sơn ca

Để kỹ thuật nuôi chim Sơn ca thành công thì việc chăm sóc cực kỳ quan trọng. Nếu nuôi một vài chim non thì chúng không thể tự hót dù bạn có nuôi 1 đến 2 mùa. Do đó khi nuôi ta phải có một hai chim thầy tức là chim đã hót có nhiều mùa. Nhờ đó mà trong thời gian nuôi, lũ chim non luôn nghe ngóng chim thầy hót và dần dần chúng sẽ hót theo.

Chim Sơn ca rất sợ bóng tối. Do đó mỗi buổi sáng ta nên cho chúng tắm nắng từ 2 đến 3 giờ rồi mang vào treo chỗ mát có nhiều ánh sáng. Đặc biệt ban đêm hoặc trong mùa thay lông cũng không nên chùm áo lồng. Trong 1 tuần ta nên bắt chúng ra rửa sạch chân bằng nước có pha thêm chút muối, dọn móng chân cho chúng nếu quá dài và thay cát mới để nơi ở của chúng luôn đảm bảo sạch sẽ.

Loài chim này không tắm bằng nước mà tắm bằng cát cho nên chúng ta cần thay cát mỗi tuần một lần cho chúng. Tối thiểu nhất là 2 tuần 1 lần, cát sử dụng cho chim tắm là loại cát mịn và cần thây thường xuyên để chim không bị rận. Khi thây cát dùng 2 lông chim để sát cửa rồi lùa chim qua 1 bên thây cát không nên bắt chim lên làm như vậy nó sẽ bị nhát.

Chế độ ăn uống dinh dưỡng của chim Sơn ca

Ngoài thiên nhiên chim Sơn ca thường ăn các loại côn trùng như sâu bọ, dế, gián và các hạt cỏ, hạt thực vật khô trên mặt đất. Khi nuôi nhốt trong lồng ta nên làm thức ăn cho chúng bằng các loại như cám cò, cám gà, cám trứng.. Để chim Sơn ca khỏe mạnh thì bạn nên chọn một loại cám ổn định, đầy đủ.

Trong thời gian chim mới mua về, hoặc thời tiết thay đổi nắng mưa thất thường thì càng cần sự ổn định trong thức ăn, lồng trại. Bạn nên tránh việc quan tâm quá nhiều hoặc bỏ mặc chúng, cả hai đều không tốt cho chú chim.

Việc cho ăn sâu tươi, dế quá nhiều và cám quá chất có thể sẽ không có lợi cho chim Sơn ca, thậm trí có thể gây tác hại, chim dễ chết. Cám nên có thành phần chất xơ nhiều, giúp chim tiêu hóa tốt. Cám cò, cám gà chim ăn tốt, tuy nhiên cám không có chất khử mùi phân nên phân chim sẽ có mùi giống phân gà.

Vấn đề sức khỏe của chim Sơn ca

Chim Sơn ca thường hay bị đi ngoài ỉa chảy. Nguyên nhân là do có thể cám bị mốc do trời mưa hoặc để những nơi không khô thoáng mà mình không để ý. Cũng có khi cám có quá nhiều chất đạm, ăn quá nhiều mồi tươi chim không tiêu hóa hết. Do đó, cần chú ý đến cám, để cám ở những nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc. Đặc biệt cũng cần chú ý đến cóng cám những hôm trời mưa xong.

Chim Sơn ca cũng có thể hay bị kén mép sưng, xuất hiện một cục nhỏ như mụn trứng cá. Đó là dấu hiệu của sự thiếu chất hoặc chọc mỏ vào kẽ nan lồng. Bạn cần bổ sung thêm chất cho chim như vitamin A có trong dầu cá. Nếu không để khi nào cái mụn nhỏ bên mép già thành cục trắng cứng thì chỉ cần lấy kim gẩy ra. Khi nhân đã được lấy ra ngoài vết thương đó sẽ tự khỏi và liền nhanh chóng

Cách huấn luyện để cho chim Sơn ca hót hay

Để có được một chú chim Sơn ca hót hay đòi hỏi bạn phải trải qua một quá trình nuôi, chăm sóc, huấn luyện nó một cách rất kì công. Phải trải qua 1 kỳ thay lông, 1 lần thay lồng và đến vài tháng chim mới bắt đầu hót. Do đó, để có thể chọn được một chú chim Sơn ca hót hay thì bạn nên mua 10 chú chim non về nuôi và huấn luyện cùng một lúc từ đó có được sự chọn lựa được chú chim nào hot hay nhất. Thông thường người ta nuôi chim sơn ca Huế thì việc chọn lựa có tỉ lệ thành công cao hơn.

Muốn nuôi chim sơn ca hót hay, trước hết người nuôi phải biết cách chọn sơn ca nuôi phù hợp. Cụ thể: chim sơn ca được nuôi thường là chim non (vì chim già rất khó thuần) – một con chim sơn ca đẹp và hót hay là những con mà trên người của chúng phải có đốm nổi bật – hai cánh thường bắt chéo nhau trên lưng, chứ không nằm song song riêng lẻ hai bên – …

Người nuôi thường sẽ mất khoảng 5 – 7 tháng để nuôi và chăm sóc chim sơn ca non để chúng thay lông và hót được; đặc biệt phải chọn đúng chim sơn ca trống. Trường hợp nuôi chim non nhưng lên khoảng hơn 8 tháng mà chim vẫn chưa hót được thì xem như thất bại, người nuôi nên tuyển con khác.

Tuy nhiên, thông thường, một con chim sơn ca được nuôi từ nhỏ lên phải mất hơn 1 năm mới chơi được; vì vậy, muốn nuôi sơn ca đạt chuẩn (có giọng hót hay), người nuôi phải thực sự kiên trì

Lồng nuôi chim sơn ca phải là loại lồng cao, đáy chắc chắn để đựng cát cho chim tắm và nấm cho chim đứng

Nên treo lồng chim sơn ca ở nơi có đủ nắng gió để chim được tắm nắng, thông thường sơn ca cần phơi nắng ít nhất 6 tiếng một ngày, thời gian phơi nắng càng lâu – sơn ca càng mau lên. Tuy nhiên, người nuôi phải tập cho chim phơi nắng dần dần, thời gian phơi ở mỗi lần sau nhiều hơn mỗi lần trước, tránh để chim phơi lâu ngay lập tức sẽ rất dễ làm chết chim

Chim sơn ca thích tắm, tuy nhiên chúng không tắm bằng nước mà lại tắm với cát. Vì vậy, người nuôi nên lưu ý thay cát cho chim, thường là 1 tuần 1 lần, sử dụng cát mịn (thường là cát gần bãi biển), dùng 2 lồng chim để sát vào nhau để lùa chim qua bằng cửa, không được dùng tay bắt chim vì sẽ làm chúng hoảng sợ và trở nên nhát người hơn.

Để chim sơn ca hót hay với nhiều giọng hót đa dạng, người nuôi cần thường xuyên đưa chim đi dợt hoặc mở các loại đĩa có giọng chim hót để chim sung và học hỏi cái hay từ các loài khác. Tuy nhiên, không nên cho chim sơn ca tiếp xúc với các loài chim hót khác như họa mi, chích chòe, khướu vì có thể bị lai giọng

Cách nhận biết chim sơn ca thuần chủng hay không

Hiện tại chưa có thông tin về cách nhận biết chim sơn ca thuần chủng.

Cách chọn giống chim Sơn ca

Nếu lựa chọn chim Sơn ca đã già chắc chắn sẽ rất khó thuần hóa nên thường những người nuôi chim Sơn ca luôn chọn chim non để nuôi. Tuy nhiên, bạn cũng phải để ý rằng, chim Sơn ca trống và mái có màu lông tương đương nhau cho nên việc bạn phân biệt cũng gặp nhiều khó khăn.

Bạn có thể phân biệt bằng cách những chú chim trống có phần đầu, ngực, vai to hơn những chú chim mái. Phần lườn của chim trống có lông nhiều hơn chim mái, lúc đi lại hay di chuyển đầu chim trống hay thò lên thụt xuống, phần ngực chim trống thường chẻ đôi.

Gía bán chim Sơn ca trên thị trường hiện nay

Chim sơn cá có hình dáng khá giống với những dòng chim thông thường khác trong môi trường. Chúng thường bị nhầm lẫn với những dòng chim thông dụng như chim sẻ, chim phóng sinh, hay có người còn bảo chim sơn cá giống loài chim cút.

Khá bất ngờ và dễ bị nhầm lẫn về hình dáng như vậy nhưng chúng lại là loài chim có giọng hót được đánh giá là một trong những loài chim có giọng hót thánh thót, vang xa, đặc biệt rất hay, khiến nhiều người yêu thích nuôi chim lâu năm tới người mới nuôi cũng luôn mong muốn được sở hữu.

Giá chim sơn ca trên thị trường hiện nay có khá nhiều giá đa dạng. Giá thành thường được đánh giá thông qua giọng hót hay của chim, có đặc điểm hiếm có. Thông thường thì giá của một chú chim sơn ca bồi được bán tại miền bắc với giá thành rơi vào khoảng 500.000 – 600.000 vnđ/ con.

Tại các miền khác nhau trong nước cũng có giá thành thay đổi không ngừng. Tại miền trung giá chim sơn ca có giảm hơn một chút, giao động khoảng 300.000 vnđ/ con. Và miền nam thì giá cũng rẻ hơn, giao động từ 200.000 vncc/ con.

Tuy nhiên, tùy vào giọng hót đặc biệt của chim sơn ca mà giá của chúng thay đổi, có khi lên tới triệu đồng dù ở bất kỳ vùng miền nào. Với những chim sơn ca được nuôi lâu năm và hót thành thục, giọng hót hay được đánh giá thăng ca thì sẽ có giá giao động từ 2 triệu – 3 triệu đồng/ con. Đôi khi chủ của chúng cũng không muốn bán dù giá cao.

Tại các vùng miền trên cả nước mà chim sơn ca có giọng hót khác nhau. Thông thường những người yêu chim sơn ca khi có nhu cầu mua, sẽ tới các địa điểm chuyên có giống chim sơn ca hót hay như Quảng Yên, sông Hồng. Tại miền trung thì chim Sơn ca Huế là được đánh giá có giọng hót tuyệt đỉnh.

Điều đặc biệt là chim sơn ca ở miền bắc sẽ thường có kích thước to hơn so với chim sơn ca tại miền nam, do đó chúng thường có giá chênh lệch hơn rất nhiều. Nhưng như người yêu thích chim sơn ca thì dù chúng bắt nguồn từ vùng miền nào cũng đều có giọng hót rất hay.

Mua chim Sơn ca ở đâu uy tín tại TPHCM & HN

Liên hệ Duys Pets 097.6666.156 Để được tư vấn miễn phí

Bạn đang xem bài viết Sơn Ca Trong Thành Phố Full trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!