Xem Nhiều 6/2023 #️ Rời Nước Nga Về Quê Làm Nông Dân, 9X Bảnh Trai Này Nuôi Thứ Chim Gì Mà Mỗi Tháng Đút Túi 25 Triệu Đồng? # Top 7 Trend | Topcareplaza.com

Xem Nhiều 6/2023 # Rời Nước Nga Về Quê Làm Nông Dân, 9X Bảnh Trai Này Nuôi Thứ Chim Gì Mà Mỗi Tháng Đút Túi 25 Triệu Đồng? # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Rời Nước Nga Về Quê Làm Nông Dân, 9X Bảnh Trai Này Nuôi Thứ Chim Gì Mà Mỗi Tháng Đút Túi 25 Triệu Đồng? mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sau khi miệt mài làm việc ở nước Nga và tích góp được một số vốn, chàng thanh niên trẻ Vũ Văn Tài (28 tuổi) trú tại xóm 5, xã Yên Mạc, huyện Yên Mô (Ninh Binh) quyết định rời xứ sở bạch dương về quê nuôi chim bồ câu, mỗi năm mang lại thu nhập hơn 300 triệu đồng. Rời bỏ nước Nga về quê lập nghiệp

Với vốn kiến thức về nghề may, đầu năm 2015, Tài đi xuất khẩu lao động tại Cộng hoà Liên bang Nga. Công việc chính của anh khi đó là may mặc như: cắt mẫu, may các sản phẩm tời trang…

Sau hơn 2 năm bôn ba nơi xứ người, thấy công việc thu nhập bấp bênh nên sau khi tích góp được một số vốn, Tài quyết định trở về quê hương Ninh Bình.

Sẵn có nghề may trong tay, về Việt Nam Tài hoàn toàn có thể tìm được một công việc ở một nhà máy, xí nghiệp may mặc ở địa phương, với mức lương khoảng gần 10 triệu đồng.

“Lúc về nước cũng có một số đơn vị may mặc tuyển dụng trả với mức lương gần 10 triệu đồng, tôi mới nghĩ “lương 10 triệu thì mãi cũng chỉ đủ ăn, không bao giờ khá lên được”. Sau đó thấy đất đai quê nhà rộng có thể phát triển nông nghiệp được, từ đó tôi quyết định về quê lập nghiệp”, Tài tâm sự.

Về quê, Tài chịu khó tìm hiểu các loại vật nuôi, cây trồng cho hiệu quả kinh cao và đồng thời đi thăm quan những mô hình cho kinh tế hiệu quả. Sau khi bàn đi tính lại, Tài thấy mô hình nuôi chim bồ câu Pháp là phù hợp với điều kiện của gia đình và đầu ra ổn định.

Để có đất làm mô hình, Tài chuyển đổi hơn 2 mẫu đất ruộng trồng lúa kém hiệu quả sang làm vườn ao chuồng. Tài đầu tư hơn 400 triệu đồng, xây gần 200m2 chuồng nuôi chim và 300 đôi bồ câu giống, cùng lồng nhốt, máng ăn uống….

Thành công với mô hình nuôi bồ câu Pháp sinh sản

Do được đầu tư bài bản và dưới bàn tay đầy nhiệt huyết của chàng trai trẻ, đàn chim câu của Tài phát triển tốt và đẻ sòn sòn, giúp chàng trai này có một khoản thu nhập ổn định. Đến nay, sau gần 3 năm gắn bó, Tài đang nuôi trong tay hơn 700 đôi chim bồ câu bố mẹ.

Trung bình mỗi tháng 9X Vũ Văn Tài xuất bán gần 900 con bồ câu non thương phẩm, mỗi con có giá 60 ngàn đồng. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi tháng Tài lãi ròng trên dưới 25 triệu đồng, mức thu nhập ước ao của nhiều thanh niên trẻ mới lập nghiệp.

Tài tâm sự, năm nay ảnh hưởng từ dịch Covid – 19 khiến nhiều người chăn nuôi lao đao do giá bán nông sản xuống thấp, nhưng may mắn con chim bồ câu này lại không bị ảnh hưởng nhiều lắm.

“Khi dịch bệnh bùng phát người dân lại quan tấm đến sức khỏe hơn, nếu như trước khi ngoài bán lẻ cho dân phải bán cho thương lái mới tiêu thụ hết nhưng giờ ngược lại. Có bao nhiêu chỉ tiêu thụ trong địa bàn xã, trong huyện là hết, hàng ngày chỉ chở lòng vòng cho khách ở trong xã là đã hết chim”, Tài chia sẻ.

Cũng theo Tài, bồ câu mà gia đình anh đang nuôi là loại bồ câu Pháp, đây là loại bồ câu khá dễ nuôi, ít bị bệnh tật và sinh sản rất nhanh nên cho hiệu quả kinh tế cao.

Trung bình nuôi khoảng từ 5-6 tháng là chim bồ câu Pháp bắt đầu sinh sản; 40 ngày chim bồ câu hoàn thành 1 lứa và mỗi lứa đẻ khoảng 2 con. Trong quá trình nuôi con non, chim bố mẹ vẫn đẻ và ấp trứng.

Ngoài nuôi bồ câu, Tài nuôi 300 con ngan đen sinh sản với trên 200 ngan đẻ, mỗi ngày thu về được khoảng 200 quả trứng, số trứng ngan này được bán cho lò ấp với giá 4,500 đồng/quả. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi ngày chàng trai trẻ này bỏ túi 300 ngàn đồng từ nuôi ngan đẻ trứng.

Theo Phạm Quân (Dân Việt)

Thanh Niên Nuôi Chim Bồ Câu Pháp, Mỗi Tháng “Đút Túi” Hơn 25 Triệu

Anh Tú bén duyên với nghiệp nuôi bồ câu từ năm 2011. Ban đầu anh chỉ nuôi 10 -20 đôi chim để lấy kinh nghiệm. Dần dần khi đã tích lũy đủ vốn kiến thức, anh Tú bỏ việc ở Hà Nội về mở trang trại nuôi chim bồ câu Pháp với quy mô đầu tư ban đầu gần 1 tỷ đồng. Ngược xuôi đến các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh để học hỏi kinh nghiệm; anh tìm mua 800 cặp chim giống chất lượng cao để khởi nghiệp trên quy mô diện tích 900m2 .

Theo anh Tú, bồ câu Pháp có sức đề kháng tốt, dễ nuôi, thích hợp với môi trường nuôi nhốt. Tuy nhiên, muốn chim sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất ổn định thì quan trọng nhất là khâu chọn giống; hệ thống chuồng nuôi phải cao ráo, khô thoáng, ấm về mùa đông, mát về mùa hè và cung cấp đủ lượng thức ăn 2 lần/ngày. Người nuôi cũng cần chú ý quan sát đàn để phát hiện sớm các biểu hiện chim mắc tránh tình trạng lây lan trong đàn gây tổn thất lớn. Giống bồ câu Pháp có khả năng sinh sản cao. Mỗi con bồ câu mái sau 4 – 5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau 10 – 15 ngày chim mái sẽ sinh sản lứa tiếp theo; trung bình mỗi cặp chim giống đẻ từ 8 – 10 lứa/năm.

Sau khi ấp 16 – 18 ngày trứng nở, chim con được chim bố, mẹ chăm sóc tại chuồng, đến ngày thứ 22 đến 25, khi đạt đủ cân nặng thì có thể xuất chuồng bán thương phẩm. Hiện nay, với 800 cặp chim sinh sản, mỗi tháng anh có thể xuất bán 400 cặp chim non với giá từ 120.000 – 130.000 đồng/ cặp.

Do được thị trường ưa chuộng, chim bồ câu Pháp lúc nào cũng “cháy hàng”, chim xuất chuồng bao nhiêu đều bán hết bấy nhiêu.

Nhờ đầu tư hiệu quả, anh Tú đang cải tạo chuồng trại, mở rộng diện tích để nâng tổng số đàn bồ câu Pháp của mình lên 1.800 cặp giống sinh sản. Mô hình nuôi chim bồ câu Pháp là hướng phát triển kinh tế hiệu quả có thể nhân rộng để người nông dân được làm giàu ngay chính tại mảnh đất quê hương.

9X Làm Giàu Từ Nuôi Chim Bồ Câu Pháp

Nuôi chim bồ câu thương phẩm, bồ câu giống gia đình anh Phạm Thanh Nhật ở làng Tra, xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn thu lãi trên 200 trăm triệu đồng mỗi năm.

Sau khi học hết cấp 3, chàng trai trẻ 9X Phạm Thanh Nhật nung nấu ý chí làm giàu ngay tại quê hương.

Anh tìm hiểu nhiều mô hình chăn nuôi và đặc biệt ấn tượng với mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Từ đó, anh Nhật đã tự tìm tòi kiến thức, kỹ thuật nuôi giống bồ câu ngoại này trên sách, báo và học tập những mô hình thành công ở một số tỉnh phía Bắc.

Với vốn kiến thức đã tích lũy được cùng 120 triệu đồng tiền vốn đầu tư ban đầu, anh Nhật bắt tay khởi nghiệp.

Giống bồ câu Pháp thích hợp với môi trường nuôi nhốt, kháng bệnh cao, trọng lượng cũng nặng hơn các giống chim bồ câu bình thường.

Đầu năm 2016, anh ra tận Bắc Giang mua 450 cặp chim giống bồ câu sinh sản về nuôi. Chuồng nuôi bồ câu được anh chia thành nhiều ô, với kích thước khác nhau, mỗi ô nuôi từ 4 – 5 con chim.

Theo anh Nhật, bồ câu Pháp rất dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là cám ngô và lúa trộn đều, ăn 2 lần/ngày. Với các cặp đang nuôi chim non thì cho ăn thêm mỗi ngày 1 lần. Ngoài ra, phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống phải sạch sẽ và bổ sung thuốc bổ, tiêm thêm thuốc phòng bệnh đúng định kỳ.

Chim bồ câu Pháp có khả năng sinh sản rất đều và cao; trung bình mỗi cặp chim giống đẻ từ 8 -10 lứa/ năm.

Giống bồ câu Pháp có khả năng sinh sản rất đều và cao. Mỗi con bồ câu mái sau 4 – 5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau 10 – 15 ngày chim mái sẽ sinh sản lứa tiếp theo; tdrung bình mỗi cặp chim giống đẻ từ 8 – 10 lứa/năm.

Sau khi ấp 16-18 ngày trứng nở, chim con được chim bố, mẹ chăm sóc tại chuồng, đến ngày thứ 30, khi đạt đủ cân nặng thì có thể xuất chuồng bán thương phẩm.

Chim bồ câu tự ấp trứng và nuôi con, mỗi cặp sinh sản được bố trí nuôi trong lồng riêng, thích hợp với môi trường nuôi nhốt, kháng bệnh cao, trọng lượng đạt cao hơn các giống chim bồ câu bình thường.

Chỉ đầu tư mua giống ban đầu, sau đó gia đình có thể tự cung ứng lứa giống mới vừa giảm được chi phí đầu tư vừa có nguồn giống đảm bảo.

Nhờ đó, số chim bồ câu gia đình anh Nhật nuôi thường xuyên luôn đạt từ 450 – 500 cặp, trong đó có 250 cặp giống bố, mẹ. Trung bình mỗi tháng gia đình anh xuất bán từ 100 – 120 cặp chim các loại; với giá 200 – 300 nghìn đồng/cặp chim giống; 70 – 90 đồng/con chim thương phẩm (chim non, nặng từ 0,5kg). Bình quân mỗi tháng gia đình thu lãi 15 – 18 triệu đồng.

Gia đình anh Nhật nuôi thường xuyên từ 450 – 500 cặp chim bồ câu Pháp, bình quân thu lãi từ 15 – 18 triệu đồng/ tháng.

Nhận thấy mô hình nuôi chim bồ câu của gia đình anh Nhật mang lại nguồn thu cao, dễ áp dụng, một số người dân trong xã học hỏi kinh nghiệm và bắt đầu nuôi thử nghiệm.

Ông Lê Trung Kiên-Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lâm cho biết: Phát triển mô hình nuôi chim bồ câu Pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao, thời gian tới, địa phương sẽ nghiên cứu để hỗ trợ tư vấn kỹ thuật chăn nuôi cũng như định hướng thị trường cho người dân để phát triển mô hình chăn nuôi này một cách bền vững”.

Bỏ Ghế Giám Đốc, Lập Trang Trại Nuôi Chim Trĩ Thu 300 Triệu Mỗi Tháng

Từ bỏ ghế giám đốc với mức lương trên 20 triệu đồng/tháng, anh Nguyễn Bảo Ngọc về nhà lập trang trại nuôi chim trĩ mỗi tháng cho doanh thu bình quân 300 triệu đồng.

Anh Nguyễn Bảo Ngọc (bên phải) làm giàu từ trang trại nuôi chim trĩ

Trước khi về quê lập trang trại nuôi chim trĩ, anh Nguyễn Bảo Ngọc (xã Diên Sơn, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) có 10 năm công tác và đảm đương chức vụ giám đốc chi nhánh Viettel, với mức lương trên 20 triệu đồng/ tháng. Việc anh quyết định từ bỏ chức vụ giám đốc đã gặp sự phản đối gay gắt của vợ và gia đình, thậm chí nhiều tháng vợ không thèm nhìn mặt anh.

Với khát vọng làm giàu, anh Nguyễn Bảo Ngọc vẫn quyết tâm thực hiện ý tưởng của mình là làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ. Anh Ngọc cho biết, đầu năm 2015, anh đầu tư gần 600 triệu đồng để mua chim trĩ giống và xây dựng hệ thống trang trại.

Trứng chim trĩ tại trang trại của anh Ngọc

“Những ngày đầu nuôi thường xuyên bị thất bại, do chim trĩ con chết nhiều, có thời điểm cả chục con lăn đùng ra chết, có những lúc nản lòng muốn vứt bỏ tất cả”, anh Ngọc nói.

Anh Ngọc trăn trở, các hộ khác làm được thì tại sao mình không làm được. Hàng ngày anh lên mạng tìm các thông tin và hỏi những cơ sở có kinh nghiệm để nắm thêm kỹ thuật nuôi chim trĩ. Nhờ tính cần cù, chịu khó học hỏi mà anh đã khắc phục một số nhược điểm khi nuôi chim. “Kể từ khi nắm chắc kỹ thuật thì không còn con chim trĩ nào chết nữa” anh vui vẻ cho biết.

Hiện nay, trang trại nuôi chim trĩ của gia đình anh đang cung cấp nhiều cho các tỉnh, Khánh Hòa, Bình Thuận, Phú Yên và Đà Lạt. Anh đang sở hữu 3 giống chim trĩ đỏ, trĩ tím, trĩ xanh. Theo anh Ngọc, thị trường tiêu thụ chim trĩ mạnh, anh xuất bán các sản phẩm chim trĩ cảnh, chim trĩ thịt, chim trĩ giống và trứng chim.

Những giống chim trĩ có bộ lông sặc sỡ tại trang trại nhà anh Ngọc

Giá bán chim cảnh dao động 1,5 – 4 triệu đồng/cặp, bình quân 300.000 đồng/con chim thịt và 10.000 đồng/trứng dùng để ăn. Hiện tại, bình quân mỗi tháng doanh thu 300 triệu đồng, trừ chi phí lãi trên 60 triệu đồng/tháng.

Thấy mô hình trang trại nuôi chim trĩ thành công, đem lại cơ hội lamg giàu, nhiều nông dân đã đến học hỏi và anh rất sẵn sàng chia sẽ kỹ thuật nuôi chim trĩ cho các nông dân có chung niềm đam mê.

Bạn đang xem bài viết Rời Nước Nga Về Quê Làm Nông Dân, 9X Bảnh Trai Này Nuôi Thứ Chim Gì Mà Mỗi Tháng Đút Túi 25 Triệu Đồng? trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!