Cập nhật thông tin chi tiết về Phòng Trị Bệnh Cho Chích Chòe mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bệnh đau mắt Nếu chim bị đau mắt thì bạn nên dùng thuốc của người nhỏ cho chim ngày một hai lần, vài ngày là chim sẽ khỏi.
Bệnh kí sinh trùng Nếu chim của bạn bị kí sinh trùng làm phiền thì tốt nhất bạn nên xịt cho chim ít thuốc rận chó, tránh không xịt vào mắt, mũi và miệng chim. Ngoài ra hằng ngày bạn pha nước muối loãng cho chim tắm, không nên pha đặc nó sẽ làm hỏng bộ lông chim.
Nếu trời có muỗi phải trùm kín lồng nuôi bằng áo lồng hoặc lớp vải màn để phong tránh muỗi cho chim.
Các loài chim nuôi cảnh nói chung và đặc biệt là chích chòe lửa, chích chòe than vào thời điểm giao mùa và mùa lạnh thường bị các bệnh về hô hấp như: ho, chảy nước mũi.
Chim bị bệnh sẽ có biểu hiện xù lông để chống lạnh, nhũng con chim có hệ miễn dịch kém, sức khỏe kém ngay lập tức bị thở khò khè, có tiếng rít khi thở, vươn cổ ra thở, ho, viêm kết mạc, chảy nước mắt, chảy nước mũi, đứng ủ rũ trên cầu… không điều trị kịp thời sẽ thành bệnh hô hấp mãn tính hoặc nặng quá chim sẽ chết. Ngoài ra bệnh còn có thể lây lan sang những chú chim khác, thậm chí lây sang cả người nếu là nhiễm virus như cúm gia cầm.
Nguyên nhân gây bệnh do virus, bệnh do vi khuẩn (dịch tả), bệnh cúm, bệnh do nấm, viêm thanh – khí – phế quản truyền nhiễm, sổ mũi truyền nhiễm.
Để điều trị bệnh hô hấp cho chích chòe bạn lấy 2 tép tỏi (bằng nửa đầu ngón út). Sau khi lột sạch vỏ, bạn bỏ vào chén rồi dùng chày giã thật nhuyễn tỏi. Lấy cái cóng đang dùng đựng nước cho chim uống ra khỏi lồng, rửa thật sạch, rồi lấy nước sôi tráng qua cóng cả trong và ngoài, tiếp theo lường 2/3 cóng nước, rồi đổ chén tỏi đã giã nhuyễn vào, dùng đũa khuấy đều. Với một số cá thể chim quá nhạy cảm với mùi sẽ không uống nước, cách xử lý là dùng nước trà nóng thay cho nước sôi khi hãm tỏi.
Sau đó bạn chờ đến khi nào nước nguội hẳn, gạn phần nước trong phía trên vào cóng nước và gắn cóng vào lồng cho chim uống tự nhiên, phần bã tỏi còn lại, bạn đổ đều ra bố lồng, rồi trùm kín lồng lại, bạn làm liên tục khoảng 3 đến 5 ngày, đa số chim bị bệnh hô hấp không do virus cúm gia cầm sẽ được trị khỏi, cho dù chim đã khỏi ngay từ ngày đầu, bạn cũng nên dùng thêm ít nhất là 3 ngày nữa cho chim khỏe hẳn. Sau 2 ngày điều trị bằng tỏi, chim không có dấu hiệu giảm bệnh, bạn nêu trao đổi biểu hiện bệnh với bác sĩ thú y để dùng thuốc đặc trị.
Trùm kín áo lồng trong suốt thời gian chim bị bệnh, không tắm nước, tắm nắng nếu có thể nhưng không quá 15 phút. Vệ sinh lồng mỗi 2 ngày.
Cẩn thận với một số cá thể chim quá nhạy cảm với mùi sẽ không uống nước, cách xử lý là dùng nước trà nóng thay cho nước sôi khi hãm tỏi.
Dùng thuốc khánh sinh không đúng sẽ không khỏi bệnh và có thể gây chết chim nếu dùng quá liều lượng.
Cách Phòng Bệnh Mù Mắt Cho Chim Chích Chòe
Chim chích chòe nói riêng và các loài chim cảnh nói chung đều có một loại bệnh tuy hay gặp phải nhưng rất nguy hiểm đó là : bệnh đau mắt thậm chí dẫn đến mù mắt. Đây là một loại bệnh hầu như không thể chữa trị và để lại hậu quả nặng nề cho chim vậy chúng ta cần có những biện pháp chủ động phòng bệnh cho chim chích chòe kịp thời.
1. Triệu chứng của bệnh mù mắt ở chim chích chòe.
Chim chích chòe chỉ nhìn bằng một mắt: cách này quan sát dễ bởi đầu chim chia thành hai mặt và mỗi mắt đảm nhận 1 bên đầu để quan sát vì thế khi bị mù muốn quan sát phần mắt đã hư chim sẽ xoay phần mắt còn lại sang, hoặc xoay trở đầu liên tục nhằm đưa mắt còn lại sang phần cần quan sát.2. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh mù mắt ở chích chòe
Chim được nuôi nhốt trong lồng thường trùm áo lồng màu tối để được ngủ yên, khi trời nắng mọi người thường mang chim ra phơi nắng nhưng khi mang ra phơi, chúng ta thường mở áo lồng và mang chim hầu như ngay lập tức ra nắng. Trong quá trình chim ở trong lồng trùm kín áo hầu như không có ánh sáng để thích nghi cũng như con người chúng ta, đồng tử mắt cần có thời gian thay đổi để phù hợp với cường độ ánh sáng, nên việc làm của chúng ta vô tình làm đồng tử của chim không đủ thời gian co giãn, gây tổn thương vĩnh viễn cho mắt.
3. Biện pháp phòng tránh bệnh mù mắt
Khi chim chích chòe bị mù sẽ không chữa được bởi đã bị tổn thương vĩnh viễn, chúng ta chỉ còn cách phòng tránh hiện tượng này cho chim. Chích chòe là loài dễ chăm sóc vì thế việc phòng tránh cũng khá đơn giản.
Trước khi mang chim ra phơi, chúng ta nên mở hết áo lồng, đặt lồng trong bóng râm khoảng 3-5 phút, sau đó mới mang chim ra tắm nắng.
Những điều gây ra bệnh mù mắt cho chim hầu như chúng ta không nghĩ tới, làm ảnh hưởng tới chim.
Chỉ cần lưu ý một chút thôi thì sức khỏe của chim chích chòe mà bạn nuôi đã được đảm bảo và tránh nguy cơ bị căn bệnh nguy hiểm mù mắt rồi.
Cách Phòng Và Trị Bệnh Cúm Cho Chào Mào
Virus cúm A H5N1 này thường sống trên các loại gia cầm vịt, gà, chim cu, các loại chim di trú. Loại virus này biến thể rất nhanh, và hiện nay chưa có cách nào phòng trừ triệt để. Và chim chào mào cũng thế, hiểu được nguyên nhân và cách lây bệnh sẽ giúp được phần nào bảo vệ chú chim của mình tránh được dịch cúm.
_Nguyên nhân: Do virus cúm A H5N1 gây ra và sống ký sinh trên gia cầm cũng như các loại động vật có vú khác.
_Lây nhiễm: Truyền từ con này qua con khác, và truyền qua không khí, thức ăn, phân nên tốc độ lan truyền rất nhanh.
_Triệu chứng: chim đứng 1 chỗ, bỏ ăn, xù lông, chảy nước mắt, mặt mày tím tái.
_Hậu quả: làm gia cầm, chim chết hàng loạt, và người ăn gia cầm nhiễm virus cũng mắc bệnh nếu không nấu chín 100%.
_Phòng bệnh cúm cho chào mào: Về cách phòng bệnh thì báo đài có nói nhiều, nếu vùng bạn đang sinh sống đang có dịch cúm trên gia cầm thì cần phải phòng tránh theo các cách sau đây :
Tăng cường thức ăn cho chim, bổ sung thêm các loại vitamin có bán ở các tiệm chim cảnh, nhằm giúp cho chim đầy đủ dinh dưỡng để chống lại dịch bệnh.
Thường xuyên vệ sinh lồng cóng, sát trùng lồng nuôi chim để diệt vi khuẩn, bọ ký sinh.
Tuyệt đối không mang chim đi dợt hoặc các tụ điểm chơi chim. Hạn chế mang chim ra khỏi nhà.
Virus phát triển mạnh trong thời tiết lạnh, nên những ngày thời tiết lạnh không đưa chim ra ngoài nếu đang có dịch cúm
Trong thời gian này không nên mua bán chim, hoặc mang chim về nhà. Vì nếu con mang về có bị bệnh thì sẽ lây qua cho các con khác, thậm chí còn lây cho bản thân mình.
Nếu nghi ngờ chim bị cúm thì cần phải cách ly và diệt để tránh gây bệnh cho các con khác.
Thường xuyên phơi nắng cho chim, vừa giúp chim hấp thụ vitamin D mà còn tiêu diệt được các loại vi khuẩn trên người.
Thành viên khác chia sẻ bài viết tương tự
Phòng và trị bệnh cúm cho chào mào hiệu quả
Đối với những anh em nghệ nhân chơi chào mào thì nghe nói đến bệnh cúm gia cầm thì tất cả đều phải lắc đầu ngao ngán đối với căn bệnh khó chịu này. Bệnh cúm ở gia cầm nói chung và chào mào nói riêng thì trong mấy năm gần đây lây lan với tốc độ rất nhanh, loại virus cúm H5N1 này đã lấy đi rất nhiều gà, vịt của bà con nông dân, đối với người chơi chào mào thì không ít anh em ngậm ngùi bất lực nhìn chú chim quý của mình chết thảm.
Nói chung 1 con chim chào mào khi dính phải dịch cúm thì ngoài những triệu chứng trên ra thì rất dễ nhận biết, ví dụ như: Chim đậu cầu không nổi hoặc đang đậu trên cầu tự động rớt xuống bố lồng, chim không di chuyển sau khi rớt xuống bố lồng, mắt lim dim lừ đừ. Anh em nhìn là sẻ biết ngay. Và 1 điều đáng buồn là hiện nay chưa có bất kỳ 1 loại thuốc nào để chữa bệnh cúm chào mào cả. Cho nên phương pháp phòng ngừa luôn đặt lên hàng đầu.
2: Phòng bệnh cúm cho chim trước khi xảy ra dịch Có rất nhiều anh em đã hỏi rằng lằm thế nào để biết mà phòng bệnh cho chim chào mào hiệu quả? Như anh em đã biết thì loại dịch cúm này phát triển và lây lan rất nhanh trong điều kiện thời tiết lạnh. Cho nên đối với những ngày tiết trời mùa đông anh em cần phải giữ ấm cho chim, cung cấp thật đầy đủ dưỡng chất cho chim nhằm giúp chim chống chọi lại với bệnh tật.
Nên dọn vệ sinh lồng nuôi chào mào, các cóng thức ăn, cóng nước, rọ cào cào thật sạch sẻ, tránh các loại rận, rệp, mọt ký sinh. Theo cá nhân của mình thì cách phòng bệnh cho chim chào mào trước khi xảy ra dịch là rất khó. Chỉ duy nhất là các bạn phải nuôi chim thật khỏe, thật sung sức, chỉ có như vậy cơ thể nó mới đủ sức để chống lại dịch cúm được.
3: Phòng bệnh cúm cho chào mào khi trong vùng khi xảy ra dịch
Không nên mang chim ra khỏi nhà và đem chim chào mào chơi trường bất kỳ.
Không mua bất kỳ 1 con chim mới nào gia nhập vào đội hình chim nhà.
Nếu chim có dấu hiệu bị bệnh phải cách ly để khỏi lây sang các con khác.
Bổ sung hoa quả trái cây cho chào mào cũng như các loại vitamin khoáng chất cho chim đầy đủ
Vệ sinh lồng cóng sạch sẻ, sát trùng lông nuoi để tiêu diệt bọ ký sinh
Hạn chế tắm cho chim trong thời gian dịch, nếu tắm thì nên chọn thời gian ấm nhất trong ngày
Các bạn nào trong vùng nhiễm bệnh thì ngoài những cái mình nếu trên thì có thể chạy ra tiệm thú y gần nhất nhờ người ta tư vấn thêm và có thể mua BIO-VITAMIN C 10% về cho chim uống để tăng cường sức đề kháng nhằm giúp chim chống chọi lại với dịch này. BIO-VITAMIN C 10% là dạng thuốc bột có thể hòa tan trong nước hoặc trộn vào trong thức ăn.
ông dụng của BIO-VITAMIN C 10%: Điều trị suy nhược cơ thể, chảy máu cam, hoại huyết, sốt cao, các bệnh nhiễm khuẩn. Nâng cao sức đề kháng trong các bệnh do virus, các trường hợp stress do vận chuyển, thay đổi thời tiết, ghép bầy, thay đổi thức ăn, ngộ độc hoặc bồi dưỡng sau khi khỏi bệnh.
4: Chữa bệnh cúm gia cầm theo phương pháp dân gian Bài thuốc này được các hộ chăn nuôi gia sức gia cầm đã áp dụng và cho kết quả rất tuyệt vời và hiệu quả. Các hộ nông dân này chăn nuôi hàng trăm con gà, vịt và chính bản thân họ đã kiểm nghiệm thực tế và chia sẻ đến với tất cả mọi hộ chăn nuôi khác trên toàn quốc nên mình chia sẻ lại với những anh em nào chưa biết.
Chim Chào Mào Thường Gặp Các Bệnh Gì? Cách Phòng Trị Bệnh Cho Chào Mào
Cách kích lửa chim Chào mào đơn giản tại nhà
Đối với vấn đề về lửa của chim Chào mào, sẽ có các giai đoạn sau:
– Giai đoạn 1: Chim Chào mào rớt (mất lửa). Đây là quá trình chim mất lửa để tập trung dưỡng chất để phát triển bộ lông.
– Giai đoạn 2: Giai đoạn vào lửa.
– Giai đoạn 3: Chim căng lửa là một thời gian sau khi vào lửa, các chú chào mào sẽ căng lửa dần lên.
– Giai đoạn 4: Hãm lửa cho chim. Khi chú chim của chúng ta căng lửa rồi, thì chúng ta bắt đầu phải hãm lửa cho chúng.
– Giai đoạn 5: Giai đoạn đỉnh lửa. Đây là giai đoạn căng và hăng máu nhất của chim Chào mào.
– Giai đoạn 6: Xả lửa cho chim.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nói chi tiết về vấn đề vào lửa cho chim Chào mào. Trong thời gian chim thay lông xong, lông đuôi bắt đầu khô dần, chúng ta sẽ bắt đầu vào lửa cho chim.
Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng, nó quyết định vấn đề chú chim cảnh của bạn chơi hay hoặc dở trong mùa lông mới này. Do đó, chúng ta cần bổ sung các chất dinh dưỡng như: Mồi tươi, trái cây, … để giúp chim vào lửa tốt và chuẩn bị bước sang giai đoạn căng lửa.
Chim Chào mào đẹp là sự kết hợp của các yếu tố như: Sức khỏe, tinh thần của chim, bộ lông óng mượt. Chim có sức khỏe sung mãn, tinh thần không bị stress thì chúng sẽ sớm căng lửa và chơi bền hơn.
Chú ý: Chúng ta không nên dùng các phương pháp ép chim.
Ví dụ: Có một số anh em chơi chim dùng phương pháp “tù chim” để kích lửa cho chào mào. Đó là anh em chùm kín áo lồng trong khoảng 1 tuần. Dẫn đến tinh thần chim bị ức chế và căng lửa. Nhưng nếu chúng ta cứ làm như vậy, về lâu về dài khi mà chú chim chưa đạt độ lửa mà chúng ta cứ ép lửa. Thì thời gian sau sẽ dẫn đến hư, phá (cắn phá lông đuôi, phá lông cánh) và sinh ra tật lỗi. Khi đi thi đấu, những chú chim này chỉ hăng được khoảng 20-30 phút xong sẽ đuối dần.
Chúng tôi không khuyến khích các bạn sử dụng phương pháp ép lửa cho chim như trên, vì chim sẽ không được bền. Chúng ta nên kích lửa bằng phương pháp chăm chim đều tay. Tuy phương pháp này chậm hơn nhưng khi chim căng lửa sẽ rất bền và không có hại cho chim.
Nên chăm chim chào mào đều tay để chim lên lửa tự nhiên
Như anh em chơi chim đã biết, những chú chim trong thời kỳ thay lông thường không vận động nhiều. 100% các anh em đều phủ kín áo lồng trong giai đoạn thay lông. Chim ít vận động dẫn đến tình trạng ù lỳ, không hoạt bát. Do đó, khi vừa xong lông, anh em phải tập lực cho các chú chim Chào mào.
3.1. Tập lực cho chim Chào mào
Thời gian tập lực: 1 tuần nên cho chim tập từ 2-3 lần. Khi chim vừa khô lông xong, chúng ta có thể cho chúng vào lồng tập lực cho bay nhảy. Anh em chú ý, không nên lùa chim, ép chim bay nhảy. Tập lực cho chim với cường độ tăng dần. Tuần đầu tiên 2-3 lần, các tuần sau 3-4 lần và tăng dần. Việc tập lực có thể kết hợp với tắm nắng cho chim.
Anh em có thể tham khảo cách tập lực cho chim Chào mào ở video bên dưới.
3.2. Về tắm cho chim chào mào
Tắm cho chim Chào mào cần đảm bảo đầy đủ hai vấn đề, đó là tắm nước và tắm nắng.
Tắm nước cho chào mào
Thời gian cho chim chào mào tắm nước là sau 12h trưa. Chúng ta không nên tạo cho chim thói quen tắm vào buổi sáng. Vì trong quá trình đi thi đấu, thời gian bung áo lông thường từ 8h – 9h30 sáng. Nếu chú chim có thói quen tắm vào buổi sáng, thì có thể khi đi thi đấu chúng lại tắm cóng nước, sẽ dẫn đến thất bại.
Thời gian sau 12h trưa. Để chim ở khu vực hanh, oi chứ không nên phơi nắng trực tiếp cho chim. Sau đó chú chim sẽ tự tắm. 1 tuần tắm cho chim khoảng 2 lần.
Tắm nắng cho chào mào
Thời gian tắm nắng tốt nhất cho Chào mào là 7h – 10h sáng. Thời gian đầu khi chim mới khô lông chúng ta nên cho chim tắm nắng khoảng 30 phút/ ngày. Sau đó sẽ tăng cường độ tắm nắng cho chim dần lên từ 30 phút lên 1 tiếng và 2 tiếng/ ngày. Nếu có điều kiện, anh em cho chim tắm nắng hàng ngày, sẽ rất tốt cho việc vào lửa cho chim. Nếu bận rộn, anh em cũng nên đảm bảo 3 – 4 lần/ tuần.
Tắm nắng cho chim là rất cần thiết khi kích lửa
3.3. Dinh dưỡng cho chim Chào mào
Để chim chào mào căng lửa nhanh và bền thì vấn đề dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Chim cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ các dưỡng chất như sau:
Về trái cây
Nên sử dụng 2 loại trái cây là chuối và táo mỹ. Đây là hai loại trái cây giúp ủ lửa cho chim rất tốt. Khi chim ăn vào sẽ giữ lửa, giữ sự ổn định và không bị rớt lửa cho chim.
Về cám chim
Chúng ta chuyển từ cám dưỡng sang dùng cám kích. Trên thị trường hiện nay tất cả các loại cám đều có 2 loại: Cám số 1 là cám dưỡng và cám số 2 là cám kích. Chúng ta sẽ kích cho tới khi chim đạt độ lửa và ổn định sau đó sẽ chuyển sang cám dưỡng. Tránh trường hợp sử dụng cám kích cho chim quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng nóng và không tốt cho chim.
Nếu một chú chim chưa căng lửa thực sự thì anh em vẫn siết cám cho chim. Ví du: 2 ngày cám một ngày trái cây.
Về mồi tươi
1 tuần đảm bảo cho chim 2-3 lần mồi tươi. Thức ăn mồi tươi chính là cào cào non, giúp cung cấp đạm tươi tự nhiên cho chim chào mào. Lâu lâu, anh em cũng có thể bổ sung cho chim thêm trứng kiến, sâu quy. Ngày nào không cho ăn trái cây thì chúng ta cho chim ăn thêm sâu, tránh để cả cám, trái cây và mồi tươi cùng một ngày.
Lịch cho chim ăn như sau:
Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp chim căng lửa nhanh và bền
3.4. Về vấn đề ngủ nghỉ cho Chào mào
Về vấn đề ngủ nghỉ cho chim Chào mào đây cũng là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Khi chúng ta nuôi một chú chim đẹp, ổn định và đã vào lửa thì cần có chế độ ngủ nghỉ hợp lý.
Từ 5h đến 5h30 chiều chúng ta phủ áo lồng lại và cách ly với các con chim khác để cho chim nghỉ ngơi. Trong thời gian chim nghỉ ngơi, tránh di chuyển lồng làm chim hoảng sợ và có thể rớt lửa.
3.5. Về vấn đề dợt chim
Dợt chim giúp chúng căng lửa nhanh hơnChúng ta chỉ nên cho chim Chào mào dợt 1 tuần/ lần. Khi dợt nên để chim ở xa và phủ áo lồng để cho nghe các con chim khác hót để nghe ngóng xem thái độ chim của chúng ta như thế nào? Bởi nếu gặp những con căng lửa hơn sẽ đè chim và có thể hỏng luôn chim.
Chúng ta thực hiện như vậy ít nhất 3-4 lần. Những lần sau anh em mới cho cạnh lồng. Thời gian dợt cũng tăng dần theo thời gian.
Sau khi đi dợt về, anh em nhớ chú ý cho chim ăn thêm cam, đu đủ để chim giải nhiệt. Do tính chất của các loại trái cây này là mát, nên chúng ta chỉ cho chim ăn 1 lần/ tuần.
Ngoài việc chăm chim đều tay, chúng ta có thể mua thêm một chú chim mái về để kích lửa. Đem chim mái vào khoảng 5-10 phút/ lần, mỗi tuần 1 lần. Đây là một phương pháp rất hay, không ảnh hưởng nhiều đến chim của chúng ta.
Bạn đang xem bài viết Phòng Trị Bệnh Cho Chích Chòe trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!