Cập nhật thông tin chi tiết về Phong Phú Các Loài Chim Ở Sơn Trà mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
ĐNO – Nếu ở Sơn Trà, những bức ảnh voọc chà vá chân nâu đẹp ở nét suy tư, đằm thắm, trong những hành vi rất giống người, thì chim lại cho các nhiếp ảnh gia những bức ảnh lung linh màu sắc mà mắt thường chúng ta ít có cơ hội nhìn ngắm.
Chim lớn như đại bàng thì bay cao bay xa, chim nhỏ như chim chích, chim sâu, chim hút mật thì bé như một đốt ngón tay, ẩn mình trong bụi; lông chúng thường nhiều màu sắc nhưng mắt thường khó thấy được, chỉ những máy ảnh chuyên hoặc bán chuyên nghiệp với ống kính tầm xa mới “bắt” được vẻ lộng lẫy của chúng.
Sơn Trà là một bán đảo nhô ra khá xa về phía đông Đà Nẵng nên là điểm dừng nghỉ trên đường bay về phương Nam tránh rét của các loại chim di trú ở các vùng đất phương Bắc xa xôi như: Siberi ở Nga, Mông Cổ, Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc.
Ngoài các loài chim đặc hữu bản địa như bói cá, hút mật, gà lôi, gà rừng, gà nước, sơn ca, họa mi, hoét đá…, ta còn gặp ở đây các loài chim di trú như sẻ bụi Siberi, hoét Nhật, hoét Trung Quốc, thiêng đường Nhật bản, đại bàng Malay, ó biển…
Đi bộ hoặc dừng nghỉ ở bất cứ đâu từ mũi phía Đông đến bờ phía Tây của bán đảo, ta sẽ nghe tiếng hót ríu ran bằng đủ cả các giọng của các loài chim.
Và nếu có máy ảnh trên tay với ống kính tốt, bạn sẽ có những bức ảnh đẹp, hoặc nếu may mắn gặp được một loại chim hiếm của thế giới thì thật tuyệt.
Chim hút mật họng tím ở chùa Linh Ứng Sơn Trà. Chim hút mật họng đỏ Chim cu xanh lưng đỏ, hiếm ở các nơi nhưng có rất nhiều ở Sơn Trà. Chim hồng hạnh trống (Hill Blue Fly catcher) Chim ưng biển, còn gọi là ó cá (Tên khoa học là Pandion haliaetus) Chim chích chòe lửa đang tha mồi làm tổ, loài chim đã gần như tuyệt chủng ngoài tự nhiên do đánh bắt và giá cao (1.000 USD ở Singapore), cặp chim này sau khi được nhìn thấy ở khu vực gần cảng Tiên Sa cũng đã bị bắt mất. Chim chích chạch, lớn hơn chim sâu một chút. Chim chích chòe lửa. Chim sâu đầu đỏ, thân bé như một đốt ngón tay. Chim hoét đá, một loại đặc hữu của rừng Sơn Trà Chim khách. Chim sẻ bụi lông hồng – một loại chim di cư từ Siberi đến Sơn Trà từng đàn rất đông vào đầu mùa đông, nghỉ cánh vài hôm rồi bay tiếp về phương Nam. Chim trảu đuôi nhọn, xuất hiện ở Sơn Trà rất nhiều vào mùa hè.
HỒ TRUNG TÚ (thực hiện)
Các Loài Chim Ở Việt Nam Được Nuôi Làm Cảnh Trong Nhà
Các loài chim ở Việt Nam được nuôi làm cảnh trong nhà
Các loài chim ở Việt Nam được nuôi làm cảnh
Yến Phụng tên khoa học là Melopsittacus Undulatus, là một loài chim cảnh đẹp thuộc bộ Vẹt, có nguồn gốc từ Châu Úc. Chim Yến Phụng là loài chim có dáng khoằm, mỏ sắc nhọn, mắt tròn và to. Yến Phụng là một dòng nhỏ trong họ Vẹt nên có màu lông đa sắc như Vẹt nhưng dáng người và phần mỏ nhỏ hơn. Trên thế giới hiện nay có khoảng 50 loài chim Yến Phụng khác nhau.
Điểm để người ta yêu thích loại chim này đó chính là tính dịu dàng và khả năng làm quen đến mức thân thiện và gần như là tin tưởng tuyệt đối của chúng đối với tất cả các thành viên trong gia đình.
Vàng anh là một trong những loại chim cảnh ở Việt Nam được nhiều người yêu thích, nó sở hữu một bộ lông vàng với thân hình nhỏ nhắn. Loài chim này khá dễ nuôi, nó không cần quá cầu kì trong cách nuôi dưỡng chăm sóc, không cần đòi hỏi chủ nhân của chúng phải chăm chút từng giờ những chú chim vàng anh vẫn khỏe mạnh và thánh thót trong từng âm vực trong giọng cả của mình. Thức ăn của chúng có thể là các loại côn trùng và hoa quả rất dễ tìm kiếm.
Đây là loại chim sở hữu một giọng ca xuất sắc, chúng có một màu lông khá đặc trưng, giống chim này rất dễ dàng trong chuyện ăn uống chúng có thể ăn được các loại ngũ cốc khác nhau cách chăm sóc cũng không cầu kì. Tuy nhiên khi nuôi loài chim này bạn cần phải cho chúng một khoảng lồng đủ rộng để chúng có thể sống một cách thoải mái nhất.
Có tên khoa học là Garrulux Canorus, chúng thường sinh sống ở các khu rừng, vườn cây, công viên,… Chim Họa Mi thường có màu lông vàng hoặc hạt dẻ tùy từng loại, vùng miền sinh sống. Để nhận biết Chim Họa Mi như thế nào thì bạn hãy nhìn vào mắt chúng, chim họa mi sẽ luôn có một đường viền trắng nhỏ quanh mắt.
Chúng là một trong các loại chim hót hay nhất ở nước ta. Tuy nhiên không phải con nào cũng có thể hót hay, một số con có giọng hơi khàn, thấp sẽ không được đánh giá cao. Chim Họa Mi chuẩn phải có giọng cao, vang và hót được nhiều loại âm thanh.
Chào Mào cũng là một trong các loại chim cảnh thường nuôi trong nhà được nhiều người yêu thích. Loài chim này sống theo bầy đàn, ăn các loại côn trùng nhỏ và hoa quả. Khi làm tổ chúng sẽ quấn các sợi rơm, cành cây nhỏ thành hình cái cốc nhỏ.
Đặc điểm nhận dạng dễ nhất của loài chim này là phần mào hình tam giác nhô hẳn lên trên đầu, lông chim có màu nâu nhạt, đậm nhất ở phần đầu và mào. Hiện nay tại Việt Nam có hơn 20 loại Chào Mào khác nhau như: huế, bạch, nữ hoàng, bạch tạng,…
Vẹt là loài chim thuộc bộ Psittaciformes, với gần 372 loài và 86 chi, chủ yếu sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. Bộ vẹt được chia ra làm ba siêu họ, loài này được phân bố khắp các miền nhiệt đới và một số loài sinh sống trong vùng ôn đới Nam bán cầu.
Chế độ ăn uống của các loài vẹt thường là hạt, trái cây, chuối, chồi và các bộ phận thực vật khác, số ít loài ăn động vật và xác thối. Đa phần các loài vẹt làm tổ trong các hốc cây. Đây được xem là một loài chim cảnh đẹp và thông minh khi có thể bắt chước được tiếng người.
Thông Tin Các Loài Chim
Về đặc điểm đặc trưng:
Chim Huế thường nhỏ và vừa chim, ít chim to, yếm không đen đậm kéo sâu xuống cổ. Mào chim chủ yếu là đinh, mào rơm (mào cui), mào lân rất ít. Dáng chim không được dài lắm, chim căng lửa mới có con đuôi xếp 1 cọng, lưng tôm, dáng đứng cao, nói chung dáng chim Huế không dài đẹp bằng chim Qui Nhơn, Bình Định, Đà Nẵng.
Về chất giọng chào mào Huế có cái đặc biệt là chất giọng đặc trưng và được chia làm 2 giọng chính là giọng thổ (trầm) và giọng chuông (thanh). nếu ai may mắn sở hữu được chú có giọng thổ (trầm) thì nghe rất đã, giọng khi sổ ra có uy lực, quát, đanh. thường thì chào mào Huế cũng chỉ sổ khoảng 6 âm, khi nào căng quá hay gặp đối thủ thì sổ giọng đôi, giọng ba từ 8 âm đến 10 âm (rất ít). giọng chuông thì phổ biến hơn, nói giọng chuông chứ không hoàn toàn thanh như chào mào Bàu Công hay Thủ Đức (Bình Dương) mà còn có pha lẩn 1 chút trầm nhẹ. nghe âm điệu trầm bổng xen kẽ. Nước đấu, ra giọng đều, ít chơi cánh, hay bu bám lồng đòi đá hay dọa nẹt các con khác. Chim Huế đi chơi đấu trường tương đối tốt.
Đặc điểm riêng chim Chào mào Huế của các vùng như sau:
Phía Bắc của tỉnh Thừa thiên Huế, Phong Sơn là một xã thuộc Huyện Phong Điền xã này nằm ở Khu du lịch suối nước nóng Thanh Tân nổi tiếng chắc ai cũng biết, đi theo hướng này lên phía Bắc có xã Phong Mỹ (Chiến khu Hòa Mỹ) vùng này chim rất hay nhưng giờ rất hiếm chim, phải vào tận rừng sâu mới thấy được vài con. Đặc điểm của chim Phong Sơn ra giọng dài hay luyến láy đảo giọng, dáng chim nhỏ, dữ chim, đấu đá tốt.
Dòng chim Kim Phụng là chim nổi tiếng nhất của Huế hầu như là anh em Huế đã chơi chào mào đều thừa nhận là “giọng chim hay nhất của Huế”. Hiện nay chim Kim Phụng rất hiếm, không còn nũa, gần như bị tiệt chủng 100%, giờ chỉ còn chim di cư, rất ít chim gốc.
Vùng Diên Hòa có giống chim Khe Vàng có chất giọng láy luyến tốt, thu hút lòng người, đặc điểm của dòng chim này khó nuôi rất lâu nổi.
Ngoại ô thành phố Huế, có giống chim Chằm, dòng chim này rất dữ, giọng hay, nhưng hiện nay dòng chim này khá hiếm, hầu như không còn nữa.
Phía Nam, có vùng A Lưới, xã Hồng Vân, Hồng Thuỷ…… chim A lưới dáng to đẹp ít có chim trời già, ra giọng lắt rắt không rõ ràng, dòng chim này được nhiều anh em Huế đi bẫy, vì dễ đi và dễ bẫy. Đây cũng là nguồn chim bổi lớn nhất của A lưới được cung cấp chuyển ra cho các Tỉnh phía Bắc và cả nước.
Dòng chim Bình Điền, Bình Thành rất hay tiếng thổ to, vang, tướng dữ chim, dáng to đẹp, đấu đá chơi trường rất bền chim.
Vùng Nam Đông không rộng nhưng có nhiều xã nhỏ như: Hương Sơn, Hương Hòa, Thượng Nhật, Phú Mậu, Thượng Long, Thượng Quảng,… Chim Nam Đông mỗi vùng có một chất riêng biệt, có vùng hay và dở. Hay và dở chỉ mang tính tương đối. Vùng hay thì 10 con có 7 hay 3 dở, và vùng dở thì ngược lạị.
Hương Sơn: chim có giọng rõ ràng, thánh thót, đặc biệt rất trong, nhưng bộ yếm đa số không kín cho lắm.
Hương giang: là vùng chim có chất giọng không được rõ ràng, luyến láy và đảo giọng ít.
Thương Long, Thượng Quảng là vùng chim rất hay hót dài, tiếng đanh, luyến láy hay đảo giọng nhiều. Dòng chim này chơi giọng thì hay nhưng đấu đá không bền chim.
Hương Lộc: chim khá to, giọng cũng to, ướm có những con rất đậm và kín. Chim ít dữ.
Chim vùng đồi Năm heo (thuộc thác trời): chim đẹp, giọng lai Hương Sơn nên rất hay, chim dữ, dễ huấn luyện thành mồi.
Phú Mậu: giọng nhanh, chim yếm ngắn là nhiều, đặc biệt chim vùng này dữ nhưng ở ngoài trời lâu bắt được. Có con đi đánh mất gần 3 tiếng, nó chi đấu giọng với mồi, sau đó mới đá.
Ngoài chim Huế các vùng miền trên còn có chim các vùng như: Đèo A co, chim vườn quốc gia Bạch Mã, chim Tà Lương…. đều là những dòng chim có giọng đặc trưng riêng của vùng miền, các vùng chim đi đấu đều rất tốt.
Tuổi Thọ Của Các Loài Chim
10. Tuổi thọ của các loài chim
Việc tìm hiểu tuổi đời của các loài chim hoang dại, dù đã được chú ý nghiên cứu hơn nửa thế kỷ qua, nhưng cho đến nay người ta cũng chưa biết được gì nhiều lắm. Đây là một vấn đề khá phức tạp, vì chim sống tự do trong thiên nhiên, nay đây mai đó, biết chúng chết lúc nào mà theo dõi, ghi chép. Dùng phương pháp đeo vòng, người ta cũng đã biết được ít nhiều, nhưng lúc bắt lại được chim đeo vòng có phải đã là lúc chim già nhất chưa thì cũng còn phải bàn cãi. Để biết được tuổi đời của các loại chim hoang dại một cách chính xác, phương pháp chắc chắn nhất vẫn là theo dõi chúng ở các vườn nuôi. Nhưng tiếc thay số loài chim hoang dại đã được nuôi từ trước đến nay không phải là nhiều, vả lại do điều kiện sinh sống của chúng trong vườn nuôi, không hoàn toàn giống với điều kiện thiên nhiên, nên tuổi thọ của các cá thể sống trong vườn nuôi cũng có phần sai khác với tuổi thọ của đồng loại của chúng sống trong thiên nhiên. Trong thiên nhiên có lẽ chim gặp nhiều khó khăn hơn ở vườn nuôi về điều kiện khí hậu, về thức ăn, kẻ thù và bệnh tật v.v…, và cũng vì vậy mà tuổi thọ của chim nuôi có lẽ dài hơn so với chim sống trong thiên nhiên. Nói chung, chim có kích thước lớn thường sống lâu hơn chim có kích thước bé, nhưng cũng không phải chim lớn nhất đã có tuổi thọ cao nhất. Đà điểu châu Phi, loài chim hiện đại có cỡ lớn nhất nhưng chỉ sống được khoảng 30 – 40 năm, trong lúc đó dù dì, nhỏ hơn đà điểu nhiều mà thọ đến 68 tuổi.
Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu mấy lâu nay thì tuổi thọ trung bình của các loài chim cùng một nhóm phân loại, không khác nhau nhiều lắm. Tuổi thọ trung bình của chim thuộc bộ Sẻ và bộ Vẹt là 20 năm, của Cú 15 năm, của chim cắt 21 – 24 năm, vịt, ngỗng 20 năm, rẽ giun 10 năm, mòng biển 17 năm, bồ câu 12 năm và gà 13 năm. Đây tuổi thọ của gà rừng, còn gà nhà thì có thể sống 24 – 25 năm và thậm chí có con sống được 30 năm.
Tuổi thọ của một số loài cụ thể được xem như cao nhất đối với loài đó có thể kể như sau. Trong bộ Sẻ thì quạ sống được lâu nhất, có một con đã sống đến tuổi 60 và một con khác đến tuổi 69. Các loài chim sẻ bé có tuổi thọ thấp hơn: chim chích đầu đen 24 năm, hoét 20 năm, sơn ca 20 năm. Trong bộ Cú thì dù dì sống lâu nhất 34, 53 và 68 năm. Trong bộ Vẹt, có vẹt mào châu Úc sống đến 56 năm, và vẹt đỏ Bắc Mỹ 64 năm. Về nhóm chim ăn thịt ban ngày đã có những số liệu như sau: diều hâu châu Phi sống được 55 năm, kền kền Nam Mỹ 52 và 65 năm, đại bàng đầu trọc 38 năm. Trong bộ Ngỗng, ta biết được tuổi thọ của vịt Canada là 33 năm và thiên nga nhỏ 24 năm rưỡi. Trong nhóm sếu có sếu châu Úc sống được 47 năm, sếu xám 43 năm, sếu cổ trụi 42 năm. Bồ nông hồng sống được đến 51 năm và một số loài bồ câu sống đến 30 năm.
Bằng phương pháp đeo vòng người ta cũng đã thu được một số kết quả khả quan như đã bắt được rẽ lớn 9 tuổi, nhạn sống 16 tuổi, nhạn biển 20 tuổi rưỡi, nhạn Bắc cực 14 tuổi, chim cánh cụt trán trắng 22 tuổi, diệc 20 tuổi, cò 11 tuổi, diều mướp 13 tuổi, quạ xám 14 tuổi, sáo 12 tuổi, yến đen 9 tuổi, sẻ nhà 11 tuổi rưỡi, đớp ruồi xám 12 tuổi rưỡi, và nhạn 9 tuổi. Nhóm vịt tuy bị săn bắt rất nhiều nhưng người ta cũng đã bắt được những con sống đến 18 – 20 năm.
Trong thiên nhiên hầu hết các loài chim đều có tỷ lệ tử vong khá cao nhất là vào tuổi chưa trưởng thành, lúc chim chưa đầy một năm tuổi. Hiện tượng này đã ảnh hưởng rõ ràng đến tuổi thọ của chim và việc chim kéo dài được tuổi đời của chúng đến mức tối đa trong thiên nhiên là điều hiếm có. Ở các loài chim thuộc bộ Sẻ, tỷ lệ tử vong vượt quá 50%, như loài đớp ruồi lưng đen chỉ trong năm đầu đã chết 60%, đớp ruồi trán trắng đến 79%. Ở Cộng hòa dân chủ Đức người ta đã đeo vòng cho 77 chim nhạn non, trong năm thứ nhất đã có 51 con bị chết, năm thứ hai 17 con, năm thứ ba 6 con, năm thứ tư 2 con và chỉ còn 1 con sống sót đến năm thứ năm.
Khí hậu khắc nghiệt, nhất là lạnh, cũng đã làm chết khá nhiều chim. Ví dụ, loài chim cánh cụt chúa ở vùng Nam cực là loài chim chịu lạnh giỏi nhất, thế mà có đến 77% chim non bị tử vong vì lạnh. Đối với loài mòng biển, chỉ trong năm đầu đã có đến 0,5% chim non chết, nhưng tỷ lệ tử vong của chim non trong năm đầu chỉ chiếm 17,2% toàn đàn. Vì vậy mà (nếu không kể chim non) thì phần lớn thành viên của đàn chim có tuổi đời từ 3 đến 5 năm.
Đối với các loài chim ở nước, nhất là những loài sống tập đoàn thì tuổi thọ trung bình cao hơn ở chim sẻ và dĩ nhiên tỷ lệ tử vong của chim trưởng thành cũng thấp hơn.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
Tác phẩm: Đời sống các loài chim
Tác giả: Võ Quý
Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội – 1978
Đôi dòng về tác giả: GS. Võ Quý: Ông dành cả cuộc đời say sưa nghiên cứu các loài chim và có nhiều đóng góp lớn cho khoa học môi trường Việt Nam và thế giới. Ông là người Việt Nam đầu tiên ở Châu Á giành được giải thưởng Blue Planet Prize về môi trường.
Bạn đang xem bài viết Phong Phú Các Loài Chim Ở Sơn Trà trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!