Cập nhật thông tin chi tiết về Nuôi Chim Yến Phụng: Chi Phí Thấp, Hiệu Quả Tức Thì mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(QNg)- Được một người quen ở Phan Rang giới thiệu về mô hình nuôi chim Yến Phụng, anh Nguyễn Tuấn Cường ở thôn Hiệp Phổ Trung, xã Hành Trung (Nghĩa Hành) đã lặn lội vào tận nơi để học hỏi kinh nghiệm và mua con giống về nuôi. So với một số loài chim khác thì chim Yến Phụng thuộc loại dễ nuôi, ít tốn thời gian, chi phí thấp nhưng hiệu quả kinh tế lại cao.
Vốn là một cán bộ huyện, không có nhiều thời gian nhưng lại thích chăn nuôi, trồng trọt nên khi biết chim Yến Phụng là loài dễ nuôi, ít tốn thời gian, anh Cường liền chọn loài chim này vừa để làm cảnh, lại vừa mang lại hiệu quả kinh tế.
“Tuy chỉ mới bắt đầu nuôi chim Yến Phụng từ đầu năm 2012 nhưng hiệu quả ban đầu từ loài chim này mang lại thật không nhỏ chút nào”, anh Cường cho hay. Chỉ từ 30 cặp chim giống mang từ Phan Rang về đến nay anh Cường đã có được 60 cặp chim giống đủ các màu sắc (xanh, tím, vàng, trắng…). Mỗi tháng 60 cặp chim giống sẽ cho ra đời 120 cặp chim con. Hiện nay giá tại nhà của 1 cặp Yến Phụng từ 120-130 ngàn đồng. Như vậy, mỗi tháng anh Cường thu về trên chục triệu đồng.
Anh Nguyễn Tuấn Cường đang cho chim ăn.
“Yến Phụng là loài chim sinh sản nhanh nên rất dễ nhân giống. Cứ 1 tháng mỗi cặp Yến Phụng bố mẹ cho ra 2 cặp yến con. Sau hơn 1 tháng là có thể tách chim con khỏi chim bố mẹ. Khoảng 3 tháng thì chim con trưởng thành và có thể sinh sản được. Tuy nhiên, chỉ có những con được sinh ra ở đời thứ 2 trở đi mới được chọn làm giống, như thế chim giống mới đảm bảo chất lượng và cho sinh sản tốt”, anh Cường chia sẻ.
Nuôi chim Yến Phụng không cần tốn nhiều thời gian. Mỗi ngày anh Cường chỉ cần bỏ ra 20 phút để quét dọn chuồng trại. Còn thức ăn thì một tuần thay một lần, nước uống cho chim được đựng trong những chai nước khoáng nhỏ, chỉ cần đục một lỗ thật nhỏ dưới nắp chai để chúc xuống là chim có thể tự dùng mỏ để uống. Với cách làm này vừa đảm bảo vệ sinh nước uống cho chim lại vừa đỡ tốn thời gian thay nước.
Theo anh Cường, Yến Phụng rất dễ nuôi, sống hòa thuận, không bao giờ cắn nhau nên việc tổn thất là rất hiếm. Có thể cho chúng ăn gạo, bắp, hạt kê và rau muống, xà lách. Tuy nhiên, thức ăn yêu thích của loài chim này vẫn là hạt kê. Một cặp chim Yến Phụng mỗi tháng chỉ ăn hết 6 lạng hạt kê (giá chỉ 20 ngàn đồng). So với chăn nuôi gia súc, gia cầm thì mô hình nuôi chim Yến Phụng quả là hữu hiệu trong mô hình kinh tế hộ gia đình, anh Cường phấn khởi.
Không tốn nhiều thức ăn, chuồng trại cũng dễ làm, chỉ cần một chuồng dài 1,2m là có thể ngăn thành 3 chuồng (40 x 40 cm) là nuôi được 3 cặp chim. Tổ để cho chim sinh sản cũng chỉ cần làm một hộp gỗ khoảng 15 x 15 cm. Trước khi chuẩn bị cho lần sinh sản tiếp theo loài chim này tự gắp những vỏ trứng của lần sinh sản trước ra khỏi tổ, dọn vệ sinh tổ sạch sẽ nên người nuôi không cần phải tốn thời gian cho công việc này. Ngoài ra, Yến Phụng là loài chim sống theo cặp nên sau khi tách khỏi bố mẹ chim sẽ tự chọn cặp riêng và người nuôi chỉ có việc tách cặp và đưa vào chuồng riêng.
Nói về bí quyết nuôi chim Yến Phụng, anh Cường chia sẻ: “Tuy việc nuôi Yến Phụng đơn giản và ai cũng có thể nuôi được vì đây là loại chim dễ nuôi lại ít bệnh tật nhưng trong quá trình chim đẻ cần phải chú ý một số yếu tố như: Khi chim đẻ thì có trứng được đẻ trước, có trứng được đẻ sau nên cũng sẽ có chim con nở trước, nở sau. Những lúc đó phải ghép chúng theo lứa để nhờ nuôi, tránh tình trạng con lớn nhanh, con còi cọc. Đặc biệt muốn cho chim sinh sản được thì phải cho ăn hạt kê. Nếu cho chim ăn bắp, gạo thì nó vẫn sống khỏe nhưng không sinh sản được”.
Hiện nay thị trường tiêu thụ chim Yến Phụng rất được ưa chuộng, nhiều người mua về làm cảnh vì màu sắc của chúng rất đa dạng, đẹp mắt lại có giọng hót hay. Đặc biệt nếu nuôi chim đẻ thì chúng lại mang lại hiệu quả kinh tế cao.
http://baoquangngai.com.vn/channel/2025/201210/Nuoi-chim-yen-Phung-Chi-phi-thap-hieu-qua-tuc-thi-2191022/
Xây Nhà Nuôi Yến Công Nghệ Malaysia Chi Phí Thấp
Công ty Yến Sào Phương Đông được thành lập từ nhiều năm nay và cũng được nhiều khách hàng gần xa biết đến, công ty chúng tôi hoạt động trong ngành yến với các dịch vụ và lĩnh vực chính như: xây nhà nuôi yến, thiết kế nhà nuôi yến, chia sẽ và tư vấn các kỹ thuật nuôi yến thành công, kỹ thuật nuôi yến trong nhà, cung cấp các loại sản phẩm từ yến, cung cấp các trang thiết bị nhà yến phục vụ cho nhu cầu nuôi yến……..
Công ty Yến Sào Phương Đông chúng tôi với gói dịch vụ xây nhà nuôi yến với mọi diện tích, quy trình xây nhà yến đúng chuẩn đảm bảo mang lại hiệu quả cho khách hàng trong quá trình nuôi yến. Trong quá trình xây nhà nuôi yến, chúng tôi sẽ tư vấn và truyền đạt lại thêm các kinh nghiệm và các kỹ năng cũng như bí quyết nuôi yến thành công cho khách hàng nắm rõ. Theo quan niệm của công ty chúng tôi “không ngừng chia sẽ, học hỏi, phục vụ chu đáo và tận tâm với khách hàng”.
Công trình xây nhà nuôi yến chuyên dụng 03 tầng tại Quảng Nam
Công trình xây nhà nuôi yến 03 tầng tại Điện Phương – Điện Bàn – Quảng Nam Ngôi nhà tọa lạc tại xã Điện Dương – huyện Điện Bàn – tỉnh Quảng Nam, nằm sát với TP Hội An, nơi tập trung gần 20 nhà yến cực kỳ thành công. Với nguồn chim non chủ đạo từ ngôi nhà yến 3 tầng đã full chim do người Hoa đầu từ 10 năm về trước, hàng năm đem đến nguồn chim non khổng lồ cho cả vùng. Nằm cách căn nhà yến 20.000 chim của người Hoa khoảng 100m, cách căn nhà yến 3000 chim của xăng dầu Tuyết Mai khoảng 70m, địa thế cực kỳ thuận lợi để phát triền đàn yến.
Chủ đầu tư xây nhà nuôi yến đang dốc toàn lực để hoàn thành sớm nhất ngôi nhà yến 3 tầng, diện tích 400 m2 sàn để đón mùa chim mới. Tọa lạc tại khu vực nhiều chim yến nhất Quảng Nam, nơi được ví như Cần Giờ cùng với kỹ thuật dẫn dụ yến hàng đầu của Yến Phương Đông đã được kiểm nghiệm qua hàng trăm căn nhà yến thành công, chắc chắn sẽ đem lại kết quả ngoài mong đợi cho chủ đầu tư.
Toàn cảnh quá trình xây dựng nhà nuôi chim yến
3. Thi công và giám sát thi công 4. Hoàn thiện phần thô công trình 5. Thi công lắp đặt kỹ thuật 6. Hoàn thành và đưa vào vận hành nhà yến Hoàn thành khai trương mở máy 05/09/2015 7. Chim yến đầu tiên đã ở lại sau 2 ngày mở máy
Mọi nhu cầu về xây nhà nuôi yến quý khách vui lòng liên hệ:
Kỹ Thuật Nuôi Chim Bồ Câu Ta Chi Phí Thấp Mà Thu Nhập Cao
Bồ câu ta hay còn gọi là bồ câu Việt Nam, bồ câu nội, bồ câu VN1 là một giống bồ câu nhà có nguồn gốc nội địa ở Việt Nam. Chúng phân bố rộng rãi ở khắp Việt Nam. Hiên nay, giống bồ câu ta được Nhà nước Việt Nam công nhận là một giống vật nuôi được phép sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam. Chim bồ câu ta siêu thịt, có thể nặng từ 1,2 kg trở lên, chi phí nuôi thấp mà giá trị kinh tế cao. Chim bồ câu là vật nuôi có giá trị dinh dưỡng khá cao, rất bổ dưỡng cho người già, người mới ốm dậy và trẻ em.
Chim bồ câu muốn được chọn làm giống phải đảm bảo tất cả các yêu cầu sau: khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi. Con trống thường to hơn con mái, đầu thô, có phản xạ gù mái, khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp. Con mái thì ngược lại, có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Tuy nhiên, lúc còn nhỏ rất khó để phân biệt. Do đó, nên mua loại từ 4-5 tháng tuổi.
Một cặp bồ câu có thể sinh sản trong thời gian 5 năm, nhưng sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản của chúng sẽ giảm, vì vậy nên thay chim bố mẹ mới sau khoảng 3 năm nuôi.
Bồ câu ta sinh sản như nào
Nếu quy trình nuôi tốt thì sau 4 đến 5 tháng, bồ câu ta bắt đầu sinh sản lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau thời gian ấm trứng 16 – 18 ngày chim con sẽ nở. Chúng sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡng sau 24 ngày tuổi có thể xuất chuồng bán. Chim mái nghỉ dưỡng sau 7- 10 ngày thì tiếp tục đẻ lứa tiếp theo. Cứ như thế 1 cặp bồ câu bố mẹ mỗi năm có thể đẻ ra 17 cặp bồ câu con.
Nuôi chim trong chuồng tỷ lệ đẻ và ấp thành công từ 90% – 100%, nhưng khâu chăm sóc nhiều bơn, tốn công hơn. Còn khi nuôi thả thì tỉ lệ đạt khoảng 80%, nhưng có ưu điểm là chim khoẻ không bệnh dịch. Chim bồ câu ta thường đẻ trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ chiều. Do đó, cần hạn chế vào chuồng chim trong khoảng thời gian này và nhớ xua đuổi chuột, mèo, rắn… Bởi những điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình chim để trứng.
Kỹ thuật dồn trứng, dồn con: Kiểm tra nghiêm ngặt, tuyển lựa trứng, ghi chép số chuồng, ngày đẻ. Trứng đẻ 5 ngày phải soi, nếu trứng không có trống loại bỏ ngay, trứng còn lại chuyển qua cặp đẻ cùng ngày để ấp. Khi 3 cặp chim nở, sẽ tách một cặp con dồn cho hai cặp nuôi. Cặp còn lại 7 ngày sau đẻ tiếp.
Cách làm chuồng nuôi bồ câu
Với diện tích chuồng trại 200 m 2 có thể nuôi 70 con bồ câu bố mẹ, trong có 50 m 2 làm ổ cho bồ câu đẻ, ấp. Ngoài ra cũng cần phân ra khu vực bồ câu nuôi thịt, khu an dưỡng cho con mái chờ đẻ tiếp. Cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ thường xuyên. Nên tạo cho chim có được môi trường tự nhiên, chuồng trại đẹp thoáng mát, có đủ ánh sáng mặt trời, có mái cao ráo, yên tĩnh nhẹ nhàng, tránh gió lùa, mưa, ồn ào quá mức, có độ cao vừa phải tránh mèo, chuột, rắn, có chỗ cho chim tắm, mỗi tuần pha một lần nước muối nhạt để chống rệp cho chim.
Chuồng trại, lồng làm bằng tre, gỗ, hay lưới kẽm (dây thép) 2mm, ghép từng ô, có thể làm nhiều tầng.
Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6-8 con/m 2 chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ. Nuôi chim non tách mẹ với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10-14 con/m2).
Chuồng nuôi dành cho 1 cặp chim trống mái sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi: Cao: 40cm x sâu: 60cm x rộng: 50cm. Trên đó đặt ổ đẻ, máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung.
Chuồng nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2-6 tháng tuổi: Dài: 6m x rộng: 3,5m x cao: 5,5m (cả mái).
Chuồng nuôi dưỡng chim thịt:Cao: 40cm x sâu: 60cm x rộng: 50cm. Mật độ 45-50 con/m2, không có ổ đẻ, không có máng ăn, ánh sáng tối thiểu.
Ổ đẻ có đường kính: 20-25cm x cao: 7-8cm: Trong giai đoạn nuôi con và chim bồ câu ta đã đẻ lại, do đó mỗi đôi chim cần hai ổ, một ổ đẻ và ấp trứng đặt ở trên, một ổ để nuôi con đặt ở dưới. Ổ có thể làm bằng gỗ, nhựa, khô ráo, sạch sẽ, vệ sinh thay rửa thường xuyên.
Máng ăn cho một đôi chim bố mẹ: dài: 15cm x rộng: 5cm x sâu: 5-10cm. Nên đặt ở những vị trí tránh chim ỉa vào, tránh các nguồn gây ẩm ướt và hạn chế thức ăn rơi vãi. Có thể dùng máng bằng tre hoặc bằng tôn
Kích thước máng ăn
Máng uống cho một đôi chim bố mẹ: Đường kính: 5-6cm x cao: 8-10cm. Máng uống phải đảm bảo thuận tiện cho chim và vệ sinh. Có thể dùng đồ hộp, cốc nhựa để làm máng uống. Có thể bổ sung thêm Vitamin và kháng sinh vào nước để phòng bệnh khi cần thiết, trung bình mỗi chim bồ câu cần 50-90ml nước mỗi ngày.
Máng đựng thức ăn bổ sung có kích thước giống như máng uống.
Chế độ ăn uống của chim đều 2 – 3 cữ/ngày. Bình quân lượng thức ăn cho 1 con chỉ từ 0,1 – 0,15g. Cần cung cấp thức ăn cho chim đầy đủ, nhất là cám tổng hợp. Có thể cho ăn bắp, đậu xanh hột, lúa trộn với một ít thức ăn công nghiệp của gà, vịt (thịt, đẻ).
Pha chế thức ăn cho chim theo tỷ lệ: 40% đậu xanh, 30% bắp hạt sống, 20% gạo lức và 10% lúa trộn đều với nhau. Có thể trộn thêm gạo, lúa và cám gà để giảm lượng đậu xanh, giảm chi phí thức ăn. Ngoài ra, nên tăng cường thêm một số chất khoáng, vôi, đá và muối ă vào khẩu phần ăn của chim để đảm bảo cho chim sinh sản và giúp chim luôn giữ được nhiệt để tiêu thụ thức ăn tốt.
Mô hình nuôi chim bồ câu ta ở Lộc Bình – Lạng Sơn
Gia đình chị Hoàng Yên ở Yên Khoái là một trong những hộ có thu nhập ổn định từ mô hình nuôi chim bồ câu ta. Trao đổi với chúng tôi, chị cho biết: Trước đây, gia đình chị nuôi 3 đôi chim bồ câu nhưng chỉ để làm cảnh, không nghĩ đến chuyện nuôi làm kinh tế. Mãi cho đến gần đây, gia đình chị mới nghĩ đến việc xây dựng chuồng trại, tìm hiểu về cách nuôi chim bồ câu để bán.
Thời gian đầu, vì vốn ít nên gia đình chị thực hiện theo phương châm lấy ngắn nuôi dài, vừa làm vừa học hỏi, rút kinh nghiệm. Chim bồ câu được chị thả đi kiếm ăn tự do, thi thoảng cho ăn thêm thóc, ngô nên không tốn thức ăn như các loài vật nuôi khác. Chuồng nuôi được chị tận dụng từ những chiếc thùngcác-tông, tấm ván thừa. Đến nay, số lượng chim bồ câu của gia đình chị tăng lên đáng kể với hơn 50 đôi chim bố mẹ, 20 đôi chim con, 15 đôi đang ấp trứng. Chim bồ câu thường đẻ 8 lứa/năm, mỗi lứa 2 trứng. Thời gian ấp trứng 15 ngày và nuôi đến 1 tháng là có thể xuất bán. Thức ăn cho chim chỉ là thóc, ngô nên được bà con và thương lái ưa chuộng vì thịt chắc, thơm ngon. Với giá bán 120.000 đồng/đôi thương phẩm, giá con giống 150.000 – 160.000 đồng/đôi, gia đình chị Yên có thu nhập đáng kể. Có nhiều khách hàng đặt con giống và chim thịt nên chị sản xuất không kịp cung cấp cho thị trường. Một năm trừ chi phí, gia đình chị thu lãi 20 – 25 triệu đồng từ nuôi chim bồ câu. “Nuôi chim bồ câu ta ban đầu tưởng khó nhưng khi nắm được kỹ thuật nuôi và tập tính của chúng thì cũng đơn giản. Đặc biệt là vốn đầu tư cho mô hình thấp, chim bồ câu ít bị dịch bệnh nên ai cũng có thể nuôi được. Tuy nhiên, nuôi con gì cũng cần phải có tâm huyết, không nản chí thì mới thành công”, chị Yên chia sẻ.
Nuôi bồ câu đang dần trở thành nghề được nhiều gia đình ở Lộc Bình làm theo. Cùng tôi đi thăm đàn bồ câu của chị Yên, anh Nguyễn Văn Tuấn ở thôn Bản Tẳng (xã Bằng Khánh) cho hay: “Nhà tôi cũng nuôi chim bồ câu từ năm 2011, nay đã có hơn 20 đôi. Theo tôi, đây là nghề mới, góp phần xóa đói, giảm nghèo hiệu quả, bà con nên áp dụng”.
Bồ câu ta không phải là loại vật nuôi mới, tuy nhiên, với ưu điểm dễ nuôi, chi phí thấp và cho thu nhập cao, bền vững, đây sẽ là vật nuôi có nhiều triển vọng. Tin rằng, với những thành công bước đầu, mô hình nuôi chim bồ câu ta sẽ được nông dân Lộc Bình nhân rộng và phát triển, từ đó vươn lên xóa đói giảm nghèo và làm giàu.
Cập nhật lần cuối
Kỹ Thuật Nuôi Chim Yến Hiệu Quả
Nuôi chim yến không hề khó 1 chút nào. Nhưng do đặc tính quen với tự nhiên nên bạn cần chú ý khi làm nhà cho chúng.
1. Chim Yến là gì? đặc điểm và cách nhận biết
Muốn nuôi được chim yến bạn cần nắm rõ đặc tính sinh hoạt, môi trường sống, thói quen, mức độ sinh sản của chúng. Chỉ có như vậy thì khi nuôi bạn mới đạt tỉ lệ thành công cao.
Ở Việt Nam có một số loài chim yến khá phổ biến. Đầu tiên là yến cỏ Việt Nam, yến cỏ cây dừa hay yến tổ trắng,… Mỗi loài này lại có những đặc tính hoàn toàn khác nhau.
Vì thế nếu không có sự kiên trì và hứng thú thì sẽ rất khó nuôi được loại chim này tại nhà.
2. Hướng dẫn nuôi chim Yến tại nhà
Chim yến thích nghi ở môi trường có độ ẩm 75-90%, nhiệt độ dao động từ 27-20 độ. Do là nuôi trong nhà nên việc điều chỉnh nhiệt độ hay độ ẩm đều tương đối. Nhà cho yến cần đặt trên cao. Sau đó cửa nhà cần hướng theo chiều gió giúp thoáng và mang độ ẩm tới.
Sau khi làm nhà cần chú ý tới việc thông gió. Có như thế mới đảm bảo độ ẩm, ánh sáng mờ, nhiệt độ ổn định. Những ống thông gió nối với lỗ hổng phải có biện pháp ngăn côn trùng. Hay nhiều người thường lắp quạt thông gió cũng được.
Trong tự nhiên chúng sống ở các hang động. Do đó tính cách của chúng còn rất nguyên thủy. Vì vậy, muốn chúng quen và sống được thì môi trường ở nhà phải giống môi trường tự nhiên. Như vậy chim yến sẽ cảm thấy an toàn hơn thay vì 1 nơi lạ lẫm. Việc nuôi chim Yến không tốn nhiều diện tích đất. Nhà cho chim xây ở vùng đất nào cũng được. Kể cả nơi đất ít màu, khô cằn.
Nếu ở vùng lạnh muốn nuôi chim thì mỗi tầng nhà nên cao 2m. Ở mỗi tầng nên có những chỗ thông thoáng để giống với môi trường hang đá tự nhiên. Mỗi nhà cần xây từ 2 tầng trở lên. Nếu để nhà cho chim 1 tầng thì tỉ lệ thành công thấp. Vì nhà không đủ độ cao, chim bay chưa hết tầm, độ ẩm, nhiệt độ không ổn định. Hơn nữa chúng cũng khó tìm được 1 chỗ như ý để trú đậu.
Nhìn chung không phải ai nuôi chim yến cũng thành công. Vì ngoài số vốn lớn thì nhà ở cho yến là yếu tố tối quan trọng. Khi xây nhà, bạn cần tính tới rất nhiều yếu tố. Đầu tiên là hướng nhà phải theo hướng gió. Thứ 2 là vật liệu và kích thước làm nhà ra sao. Tiếp đến là cửa chính, phụ bố trí như nào cho tiện? Lắp loa với âm lượng như nào là vừa đủ? Giờ mở loa cho yến là mấy giờ? Âm thanh trong và ngoài nhà hay theo mùa có khác nhau không?
Ngoài ra còn hệ thống phun sương như nào? Hóa chất phun trong nhà loại nào? Ngoài nhà trồng những cây gì cho yến? Đó chỉ là 1 vài yếu tố. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác. Do vậy, nếu bạn muốn đổi đời từ nuôi yến nhất định phải quyết tâm, kiên trì và giữ vững đam mê.
Vào khoảng trung tuần tháng 1 hằng năm là chúng bắt đầu xây tổ. Mùa này gọi là mùa yến sinh sản. Đến tầm tháng 3 là đã đẻ rồi. Khi xây tổ cả con đực và con mái cùng xây. Sau đó cùng ấp trứng và nuôi chim con. Nói chung chúng sống 1 cuộc đời ổn định.
Sau 8-10 tháng tuổi là chim yến đẻ trứng lứa đầu. Thời gian xây tổ là từ 30-80 ngày. Sau đó chúng sẽ giao cấu và đẻ trứng 5-8 ngày. Thời gian ấp trứng là 23 ngày đến 1 tháng. Chim non khi nở đến lúc bay được ra khỏi tổ thường là 43 ngày hoặc sớm muộn hơn vài ngày.
Chim non lúc mới nở da hồng, nhăn nheo và trụi lông. Sau khi bố mẹ chăm 5-6 ngày mới nhú lông ra. Nói chung lông mọc rất ít và chậm. 20 ngày đầu lông cứ như thế. Đến 30-45 ngày mới mọc đều hơn. Sang ngày 45 là bay được rồi.
Nuôi yến trong nhà và cho chim tự ấp thì 1 năm chúng đẻ được 3 lứa. Chu kỳ sinh sản mỗi lứa tầm 3-4 tháng. Cụ thể 1-2 tháng đầu xây tổ. Thời gian còn lại là ấp trứng và nuôi con. Chúng sẽ nghỉ 1 thời gian cho hồi sức mới đẻ tiếp. Có thể nói nuôi yến trong nhà thì chim đẻ không đều.
Chim yến khi nuôi thường hay bị chân đỏ và sưng. Nguyên nhân được lý giải là do chúng vận động ít. Hoặc có thể do gen di truyền. Cũng có thể bị mạt, rệp, ve gây bệnh khiến chúng hao kiệt dinh dưỡng. Nếu thấy khi đứng chúng co 1 chân lên thì là dấu hiệu của bệnh.
Lúc này thì bệnh gần như đã nặng. Chúng sẽ rất nhạy cảm với tác động bên ngoài. Nếu chỉ bị trầy da nhỏ thì dùng oxy già, cồn,… rửa ngay cho chim. Còn nếu bị chảy máu thì dùng thuốc cầm máu theo đúng liều lượng.
Chim yến khá khó tính. Chúng không ăn thức ăn gia cầm. Cũng không ăn thức ăn mà con người cho ăn. Chúng chỉ ăn 1 số loài nhất định như ong, mối, chuồn chuồn kim, cào cào. Những con này đều phải có kích thước rất nhỏ.
Tỷ lệ khẩu phần ăn
Chúng thường ăn bộ cánh màng như kiến (61,1%). Sau đó mới đến bộ cánh đều như mối (-14,7%)
Còn bộ 2 cánh như ruồi tỉ lệ là -7,8%.
Các loại khác thì tỉ lệ không đáng kể.
Thức ăn yêu thích của yến ở bộ cánh giống (các loại rầy) là:
Ong kiến là loại chúng thích ăn nhất. Tỉ lệ lên đến 50-70%,
Sau đó mới là ruỗi muỗi, bọ rầy, mối, chuồn chuồn kim, giống bọ xít nhỏ, các loại bướm đêm,…
Chim yến thường tìm thức ăn ở độ cao 0-50m. Vào sáng sớm bạn có thể thấy chim yến bay khỏi tổ. Đó là lúc chúng đi tìm thức ăn cả này. Khẩu phần ăn của chim thay đổi theo mùa, theo tháng hay số lượng côn trùng chúng bắt gặp.
Thời gian kiếm ăn của chim rất dài. Chúng đi từ 5 giờ sáng và về lúc 8 giờ tối. Quãng đường đi của chúng có thể lên đến 30km trong 15 giờ kiếm ăn mỗi ngày. Giờ thì bạn đã hiểu vì sao trong thành phố người ta vẫn xây nhà yến rồi đúng không?
Do thức ăn của chim là côn trùng nên vì thế nuôi chúng trong nhà thì lượng côn trùng này sẽ giảm đáng kể. Nếu bạn nắm đúng kỹ thuật và kiên trì thì sẽ có lợi nhuận kinh tế cực kỳ cao.
Chỉ tính riêng 1 cặp chim yến 1 năm thu lợi 1 triệu đồng. Mà vòng đời của chúng là 12 năm. Như vậy chúng có thể cho bạn đến 12 triệu/ đời/ cặp.
3. Kết bài
Nuôi chim yến cần nhất là đam mê và quyết tâm. Vì quả thực chúng khó tính hơn các loài khác rất nhiều.
Dù đã có kỹ thuật nuôi chim yến rồi nhưng trong quá trình nuôi, bạn có thể gặp nhiều trở ngại. Nhưng nếu kiên trì theo đuổi đến cùng, bạn sẽ thành công.
Cập nhật 30/06/2020
Bạn đang xem bài viết Nuôi Chim Yến Phụng: Chi Phí Thấp, Hiệu Quả Tức Thì trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!