Cập nhật thông tin chi tiết về Nuôi Chim Bồ Câu Có Lãi Không ? mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
“có rất nhiều ace và bà con hỏi nuôi chim có được không .vậy hôm nay lần đầu tiên công khai thu nhập một tháng bán chim thịt chưa kể bán chim giống. ace và bà con tham khảo. chim bố mẹ sinh sản khoảng gần 1000 cặp. Mục đích là để ace bà con có cái nhìn đúng về mô hình nuôi chim bồ câu pháp. ace quan tâm có thể gọi tới sđt 01699010616 . Tôi sẽ giải thích mọi thắc mắc về mô hình này, tư vấn bệnh, chuồng nuôi, khó khăn và thuận lợi khi làm mô hình này .cảm ơn”
Khải Đỗ Văn Đầu tư ban đầu, công, lãi vay… =???. Nếu 1000 đôi đẻ ngay tính hết chi phí và trừ khấu hao… Mới thấy. Tôi nuôi 5 năm. Đắng cay đủ cả. Nói ra để điừng ảo vọng mà dau đớn. Có làm có hưởng, đam mê sẽ có thành quả……
Nguyen Quy nói chung là chăn nuôi bồ câu lãi hơn nuôi lơn và nuôi con gà nhưng lãi cao đối với những người có kỹ thuật cực vững và đam mê đến nó thôi
Khải Đỗ Văn Làm nông nghiệp bội bạc lắm. Huhu. Tôi 100 đôi duy trì ko tăng đàn viừa thịt vừa giống. Làm công chức sáng 45p. Chiều 45p. Cuối tuần chăm nom chu đáo…. Thấy có chút công. Vui vui….
Đức Thắng Chu 1000 đôi chim tính 1 lứa 45 ngày tỷ lệ e tính đạt 75%. Tổng 1000 đôi mỗi tháng ra dc 500 đôi tính giá thịt rẻ nhất cũng phải 120k= 60tr. Thức ăn thuốc điện nc. 1 tháng hết 30tr. Nếu có kinh nghiệm vẫn bỏ ra dc 30tr/tháng nếu nuôi 1000 đôi . Đấy là tính giá chim thịt.
Bồ Câu Bình Định Nếu nuôi tốt, sàng lọc đàn chim ok. Tỉ lệ ra ràng đạt 50% là quá tốt. Chi phí thức ăn cho 100 cặp bố mẹ tùy từng trại mà dao động từ 2,2 triệu -2,5 triệu. Tùy vào giá thành bạn bán ra (tùy từng địa phương) với những chi phí khác. Bà con tự tính nhanh lợi nhuận cho mình mà đầu tư. Ở tỉnh lẻ lợi nhuận sẽ chênh lệch rất nhiều so với các trại ở tp lớn.
Bồ Câu Mái Có Gù Không?
May ap trung – Bồ câu mái có gù không là câu hỏi mà một bạn thắc mắc gửi về cho Mactech. Bạn này đang nuôi chim bồ câu và muốn phân biệt bồ câu trống mái căn cứ vào hoạt động sinh sản của chim bồ câu khi thành thục. Trả lời luôn câu hỏi của bạn là bồ câu mái không gù như bồ câu trống. Do đó, bạn thấy con bồ câu nào đang gù mái thì con đó chính là bồ câu trống. Biểu hiện của gù mái có thể thấy khá rõ ràng như lông hơi xù lên, lông duôi dựng đứng xòe ra, đầu gật gù, đi loanh quanh và phát ra các tiếng kêu gru .. gru .. để hấp dẫn các con mái.
Bồ câu mái có gù không
Bồ câu mái có gù không
Như đã nói ở trên, bồ câu khi thành thục thì chỉ có bồ câu trống mới đi gù mái chứ bồ câu mái thì không gù trống. Do đó, để phân biệt bồ câu trống chúng ta có thể căn cứ vào việc bồ câu gù mái để phát hiện. Tuy nhiên, để phân biệt đâu là bồ câu mái thì không dùng cách này được vì con mái không đi gù trống.
Nếu dựa theo đặc tính sinh học của bồ câu thì để phân biệt bồ câu mái bồ câu trống có khá nhiều dấu hiệu. Nếu bạn muốn căn cứ vào hành động gù mái để phân biệt con trống con mái thì có một mẹo như sau. Con trống luôn là con đi gù mái chứ không có trường hợp mái đi gù trống. Nếu con trống đi gù mái nhưng con mái đó không “ưng” con trống thì sẽ chạy đi. Ngược lại, nếu con mái chiu trống thì sẽ nằm ẹp xuống và phát ra tiếng gù .. gù .. nhỏ chấp nhận cho trống nhảy lên đạp mái. Nếu bạn thấy cặp nào đang có hành động này thì sẽ biết ngay đâu là con trống đâu là con mái.
Bồ câu mái có gù không
Cách trên có thể áp dụng được nếu chim bồ câu của bạn thả vườn hoặc nuôi trong nhà rộng. Còn nếu bạn nuôi bồ câu nhốt chuồng thì cách trên vẫn có lúc bị nhầm lẫn. Đơn cử là trường hợp bạn ghép cặp 2 chim bồ câu trống với nhau. Thông thường khi ghép như vậy con chim trống sẽ đánh nhau và bạn phải tách ra ghép lại nhưng thi thoảng thì lại không thế. Có nhiều trường hợp ghép nhầm 2 chim trống với nhau nhưng chúng không đánh nhau và lại “gù” nhau. Có lúc bạn sẽ thấy con này “gù mái” con kia và ngược lại. Nếu thấy hiện tượng này, chắc chắn là bạn đã ghép nhầm 2 con trống với nhau.
Nuôi Chim Yến Có Ác Không
Nuôi yến có thực sự ác
Cách đây vài năm có một bài viết được chia sẻ, bàn tán với tốc độc chóng mặt, bài viết xây dựng hình ảnh người nuôi Yến ranh mãnh, tham lam, tàn độc bằng những ngôn từ, câu chuyện vô cùng bi thương về gọi và nuôi chim yến trong nhà.
Nghề gọi Yến là một nghề vô nhân đạo
Sau khi đọc xong bài viết, chắc hẳn mọi người ai cũng cảm thấy Nghề gọi Yến là một nghề vô nhân đạo, bức hại chim Yến. Như các bạn cũng biết rằng nước Mỹ là một nước có những quy định rất khắt khe sẵn sàng cấm các sản phẩm có từ việc bức hại, lạm dụng động vật vào nước họ. Thế nhưng sản phẩm Yến Sào đã được tổ chức bảo vệ động vật của Mỹ (US Fish and wildlife)công nhận là không vi phạm bất kì quy định nào của tổ chức này. Và tổ Yến là sản phẩm lành có thể thâm nhập thị trường này mà không gặp phải rào cản nào về đạo đức
Nguồn ttps://www.fws.gov/lab/library14.php
Nói thêm với các bạn rằng đối với chúng tôi chim Yến như con mình vậy, chúng ở nhà cảm thấy thoải mái, cảm thấy an toàn bao nhiêu thì chúng sẽ sinh sôi nảy nở càng nhanh và tất nhiên món quà chúng trao đổi với loài người để cùng nhau phát triển đó chính là những tổ Yến dinh dưỡng. Mà việc hái tổ Yến nó giống như câu chuyện ăn khế trả vàng vậy. Đồng ý có một số người gọi Yến có áp dụng phương pháp hái tổ tham lam, vắt kiệt sức những chú chim Yến đáng yêu này. Nhưng đối với LoveNest chúng tôi luôn theo phương châm khai thác tổ giản cách khoa học. Hoàn toàn không có chuyện bức hại chim Yến đến mức thổ ra huyết.
Trái với hình ảnh tiêu cực mà bài viết gán cho chúng tôi, nghề gọi Yến có thể nói là một trong những nghề nhân văn cần nhận được sự trân trọng của mọi người.
Lấy tổ yến có ác không?
Khi chim Yến bị lấy mất tổ lao đầu vào vách núi tự sát?
Trải nghiệm hái tổ yến
Việc hái tổ mà hái lộn tổ sắp đẻ chỉ là một tai nạn vì người nuôi Yến không bao giờ mong muốn điều đó, vì nó sẽ làm đàn Yến của bạn không thể tăng đàn được chủ yếu là do người hái tổ chưa nắm rõ kỹ thuật hái mà thôi. Tuy nhiên cho dù có hái lộn vào lúc chim Yến cái chuẩn bị đẻ thì chim cái cũng về đẻ trộm qua tổ của những cặp khác chứ ko có chuyện lao đầu vào vách đá chết rồi chim trông cũng chết theo.
Ép chim thổ huyết ra Yến huyết
Loài người độc ác lấy tổ ép chim trống nhả tổ đến mức thổ ra huyết để có yến huyết giá trị cao đem đi bán. Các bạn ơi, Yến huyết thật ra chỉ là một phản ứng hóa học đã được khoa học chứng minh rõ như ban ngày rồi. Yến màu đỏ hoàn toàn không phải là màu của máu vì nếu máu gặp oxy sẽ bị đổi sang màu thâm đen liền.
About Author
Duy Hưng
Cách Nuôi Chim Bồ Câu Non Lớn Nhanh Và Không Bị Chết
Lúc bồ câu con mới nở là khi mà chim non yêu nhất. Lúc này chim chưa mở mắt, có rất ít lông nên việc chăm sóc chim non phải dựa hoàn toàn vào chim bố mẹ. Vì vậy bạn phải bổ sung dưỡng chất đầy đủ để chim bố mẹ có thể chăm chim con một cách tốt nhất.
Trong thời kỳ này, bạn nên cho chim non ăn cám gà. Cám gà không chỉ giàu chất dinh dưỡng để giúp chim nhanh tăng trưởng mà nó còn dễ tiêu hóa, rất tốt cho chim non.
Bên cạnh đó bạn nên sử dụng vắc xin ngừa bệnh cho bồ câu non tại thời điểm này. Loại vắc xin nên dùng cho chim non lúc này là Newcastle loại Lasota hệ 1. Chỉ cần nhỏ 2 giọt vào miệng và thêm một giọt vào mũi là được. Vắc xin này sẽ ngăn ngừa được một số bệnh hay gặp ở chim bồ câu.
Hai mươi ngày tuổi đầu là lúc quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của chim non. Trong thời kỳ này chim non khá yếu nên bạn phải chú ý cẩn thận lúc chăm chim bồ câu non.
Trong thời kỳ này thì chim đã mọc đầy đủ lông hơn rồi. Tuy nhiên lúc này dạ dày chim cũng chưa được tốt nên bạn nên cho chim ăn những loại thức ăn mềm. Đây cũng là một thời kỳ khá quan trọng, bạn nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bồ câu non để nó chuẩn bị tách mẹ.
Được khoảng 28 ngày tuổi thì bạn có thể tách chim non khỏi mẹ của nó. Trong thời gian này bạn nên bổ sung thêm cho chim non một số kháng thể để phòng bệnh. Chim non có thể mắc 1 số bệnh như IB, Gumboro, Newcastle và một số bệnh khác về hệ tiêu hóa. Vì vậy kháng thể cho chim non lúc này là rất cần thiết.
Dù đã có vẻ “cứng cáp” hơn nhiều so với lúc mới nở nhưng chim non lúc này cũng khá yếu. Bạn vẫn nên cho chim ăn các loại thức ăn mềm như cám gà. Hoặc để tốt cho chim non bạn cũng có thể dùng loại cám chuyên dụng cho chim bồ câu non hoặc cám của gà con.
Khi chim đã được 40 đến 60 ngày tuổi thì nó đã tách mẹ nên có thể tự ăn được rồi. Lúc này là thời kỳ phát triển của chim, bạn nên cho chim ăn thêm thức ăn bổ sung. Bạn có thể cho chim ăn thêm các thực phẩm như ngô, gạo xay nhỏ. Lúc cho chim ăn bạn nên bổ sung thêm ít muối cho chim, khoảng 5% muối trên khẩu phần ăn.
Thời kỳ này chim rất dễ bị nhiễm nhiều bệnh như: E.COLI, thương hàn, tụ huyết trùng, Newcastle, bệnh đậu gà. Vì vậy chăm sóc chăm sóc chim trong thời gian này bạn nên để ý chim non kỹ hơn.
Nên tiếp tục cho chim bồ câu non dùng vắc xin Lasota hệ 2. Vẫn như cũ, 2 giọt vào miệng và 1 giọt vào mũi. Khi cho chim uống nước, bạn phải chú ý cho chim uống nước sạch, vì khi uống nước bẩn chim dễ bị tiêu chảy. Vẫn bổ sung cho chim các loại kháng thể (bổ sung kháng thể cho chim 1 tháng 2 lần).
Bạn cần nắm rõ các biểu hiện bệnh của chim bồ câu non. Đặc biệt, bạn có thể dùng các loại thuốc phòng cho gia cầm gà, vịt, ngan, chim,… hay thuốc phòng bệnh của một số loài chim khác cho chim ăn. Phát hiện bệnh sớm và chữa kịp thời sẽ giúp chim phát triển khỏe mạnh.
Bồ câu là một trong những loài chim có sức đề kháng khá tốt, vì vậy nuôi chim không quá vất vả. Tuy nhiên nếu bạn nuôi chim bồ câu non với số lượng lớn trong một không gian chật hẹp thì nguy cơ mắc bệnh của chim lại khá cao. Để nuôi chim khỏe mạnh, sức đề kháng tốt thì bạn nên nuôi chim trong 1 môi trường sống tốt.
Lồng chim cũng chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh cho chim. Vì vậy nếu nuôi chim con ở 1 cái lồng cũ thì nên khử trùng cẩn thận trước khi cho chim sang ở. Đối với bồ câu non thì bạn có thể dọn vệ sinh lồng cho chim 1 tháng 2 lần. Sau khi dọn sạch sẽ chuồng trại của chim thì bạn nên phun 1 lớp thuốc kháng sinh lên.
Đối với máng ăn và máng uống của chim thì tốt nhất bạn nên vệ sinh hàng ngày cho chúng. Việc vệ sinh hàng ngày không chỉ giúp chim tránh uống nước bẩn, thức ăn sẽ ngon hơn mà nó còn làm sạch những vi khuẩn đã lên men do thức ăn sót lại.
Tốt nhất là bạn không nên cho những con chim lạ vào lồng của chim bồ câu non. Bên cạnh đó bạn hãy treo lồng chim nơi thoáng mát, tránh các con vật như chó, mèo, chuột phá hoại đến giấc ngủ của chim. Khi chim đã được trên 60 ngày tuổi thì đã đến thời kỳ phát triển của chim, lúc này chăm sóc chim dễ hơn rất nhiều.
Bạn đang xem bài viết Nuôi Chim Bồ Câu Có Lãi Không ? trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!