Xem Nhiều 6/2023 #️ Nhân Quả Của Người Nuôi Chim # Top 6 Trend | Topcareplaza.com

Xem Nhiều 6/2023 # Nhân Quả Của Người Nuôi Chim # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhân Quả Của Người Nuôi Chim mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sau khi mạng chung, có thể sẽ bị tái sinh vào nơi tù túng, chỗ chật chội

Cốt nhục chia lìa, hay sẽ bị quả báo cô đơn, cô độc

Đang gieo nhân để sẽ bị ở tù, bị cầm tù, bị giam hãm :

NHÂN QUẢ CỦA NGƯỜI NUÔI CHIM

Ngày nay tôi thấy việc nuôi chim trở nên hết sức phổ biến. Rảnh rỗi không biết làm gì, thế là con người ta đã nghĩ ra rất nhiều trò tiêu khiển giải trí. Trong đó có việc nuôi chim, nuôi cu, nuôi cá, nuôi gà chọi,….v…v…

Một trong những con vật rất gần với kiếp con người chúng ta, đó là những chú chim, Như chim sẻ, chim bồ câu, chim chào mào,…v….v….

Những chú chim này, chúng ta nhìn thấy chúng trong kiếp sống hiện tại là chim vậy chứ coi chừng kiếp trước chúng đã từng là con người như chúng ta đây đó Quý Vị.

Đây là một sự thật chứ không phải nói để hù Quý Vị đâu.

Hình như tôi nhớ trước đây có lần tôi cũng đã kể cho Quý Vị nghe câu chuyện một đệ tử của Sư Phụ tôi (Câu chuyện mà Vị đệ tử xuất gia của Sư Phụ trong một tiền kiếp, giờ đã bị đọa làm chim, mà con chim được phóng sinh hôm ấy, chính là Vị đệ tử của Sư Phụ – Xem bài : Khi Sư Phụ xúc động).

Thôi ta trở lại và xem xét:

Nghiệp tội của người nuôi chim như thế nào?

Mình cứ nghĩ việc ấy là bình thường, nhưng đâu ngờ người nuôi lại là đang tạo ra những quả báo rất kinh khủng, khủng khiếp mà bản thân họ không biết.

Lúc nhỏ ở quê, khoảng lớn 6, 7 tôi hay thích nuôi chim, mà là chim con đó Quý Vị.

Trên nóc nhà tôi thường có chim sẻ đến làm tổ, thế là tôi bắt chim con ở nóc nhà xuống nuôi, nuôi lúc chúng còn nhỏ vậy.

Rồi khi chim lớn, chúng hay bay theo tôi để được ăn, và chúng cũng gần gũi hơn, không quá sợ nhát như chim ngoài tự nhiên.

Mãi sau này khi tôi biết Phật Pháp, khi tôi bị đặt trong nhiều sự trả nghiệp khác nhau, tôi mới biết rằng tôi đang trả cái quả báo của việc nuôi chim năm xưa.

Những quả báo xấu của người nuôi chim

Qua câu chuyện tôi kể trên, Quý vị có thể thấy rằng: Chim trước kia thì cũng có thể đã từng là người, vậy nếu chúng ta nuôi nhốt chim, thì chẳng khác nào đang nhốt một con người, nên tội lỗi sẽ là vô cùng lớn.

Mình cứ nghĩ việc ấy là bình thường, nhưng đâu ngờ người nuôi lại là đang tạo ra những quả báo rất kinh khủng, khủng khiếp mà bản thân họ không biết.

Hôm nay tôi sẽ liệt kê ra những quả báo của người nuôi chim :

 Đang gieo nhân để sẽ bị ở tù, bị cầm tù, bị giam hãm :

Người nuôi chim sẽ bị quả báo đó là đang gieo nhân để bị ở tù. Vì chim chóc đang tự do tung bay như vậy, mà ta nhốt chúng vô lồng. Chính là đang cho chúng ở tù vô cớ. Quả báo này khi trổ ra là người nuôi chim sẽ phải chịu ở tù trong tương lai.

Nhiều trường hợp những người bị ở tù, dù là bị ở do oan ức,…. Nhưng thật ra trong nhân quả là người ấy quá khứ đã từng gieo nghiệp nuôi nhốt vô cớ những chúng sinh.

Nên nay bị quả báo ở tù, chứ chẳng oan ức gì cả.

Trước đây, không hiểu sao mọi nơi làm việc của tôi thì đều có rất ít người qua lại, rất cô đơn, lại còn chỉ ở trong một căn phòng làm việc, ngày ngày tám tiếng làm việc, mặc dầu không quá khổ, nhưng tôi thấy mình giống như đang bị giam nhốt vậy.

Có một lần, bất ngờ tôi được các Hộ Pháp chiếu lại cái cảnh tôi nuôi chim năm xưa, nhìn thấy mà tôi giật mình, các Ngài cho biết là tôi đang phải trả nghiệp. Nay khi tôi thấy chim là tôi lại sợ, vì sợ tạo nghiệp với chúng.

 Cuộc sống thường phiền muộn, hay gặp nhiều sự đen đủi xui xẻo :

Các loại quả báo này do sự buồn bực đau khổ của những con chim, nên người kia phải chịu quả báo tương tự.

Như bị cảm giác tù túng, không được tự do, luôn bị nhiều thứ ràng buộc. Các phiên não mệt mỏi tâm trí sẽ xuất hiện trong đời sống của những người ấy. Những tư tưởng như chán đời, bi quan, .. sẽ hay xuất hiện trong đầu người nuôi ấy, có khi cảm giác tuyệt vọng, muốn tự tử.

Đây là do khi họ đã nuôi chim, khiến con chim trong lòng cảm thấy tù túng chán đời, bay tán vào lồng, nhiều khi chúng cũng muốn kết liễu cuộc đời mình cho khỏe, vì cảm giác cô đơn và buồn chán quá.

Tôi thấy có trường hợp gia đình kia nuôi rất nhiều chim. Nuôi thời gian bỗng người mẹ bị ma nhập khùng khùng điên điên. Thế là làm cả gia đình người ấy phải luôn sống trong đau khổ phiền muộn.

Thật là quả báo nhãn tiền, mà chúng sinh nào có biết.

 Cốt nhục chia lìa, hay sẽ bị quả báo cô đơn, cô độc

Nếu Vị nào nuôi chim con như tôi ở trên thì sẽ bị quả báo là chính Quý Vị sẽ phải bị nghiệp cách ly, xa rời tổ ấm, xa người mình yêu quý nhất, để rồi sẽ bị nhớ nhung, bị cô đơn.

 Đôi chân sẽ bị yếu, dễ bị nghiệp bệnh về đôi chân :

Đôi chân sẽ yếu hơn bình thường, có thể sẽ bị run rẩy. Cuối đời hay trung đời, có thể sẽ nằm một chỗ

Vì nhốt con chim trong lồng lâu quá nên khiến đôi chân của chúng bị khựng, giảm sức khỏe đôi chân của chúng. Nên người nuôi phải chiêu cảm quả báo này.

 Sau khi mạng chung, có thể sẽ bị tái sinh vào nơi tù túng, chỗ chật chội

(đây là lúc đang còn trong cõi siêu hình).

Nếu tái sinh trở lại làm người thì nguy cơ tương lai sẽ bị quả báo ở tù. Nếu sinh làm chim, dù có bay xa bay cao cỡ nào, thì cũng sẽ bị mắc bẫy, rồi lại bị giam cầm, bị nhốt trở lại.

Do đó, Quý Vị đừng nên gieo nghiệp này, quả báo sẽ là rất thê thảm đó Quý Vị. Cho nên quý vị đừng nên nuôi chim, hãy nên thả cho chúng bay đi hết để cho tâm hồn mình cảm thấy nhẹ nhõm an lạc.

Và chẳng những mình không nuôi mà nếu thấy ai nuôi thì ta mua lại và thả bay đi hết, hoặc khuyên người đừng nuôi.

Nhiều con chim mà ở gần người nuôi, đôi khi kiếp trước của chúng đã từng là những con người mà là người thân của chúng ta nữa đó.

Như là cha mẹ, anh em dòng họ hay quyến thuộc cô dì chú bác nội ngoại hai bên của ta,…. Vì họ đã sống sai lầm nên khi chết đã bị đoạ thành con chim. Vậy nay ta nuôi chim coi chừng là đang nhốt chính người thân của mình đó.

Do đó quý vị nhớ là đừng bao giờ nuôi chim, để tránh những quả báo xấu như đã kể trên.

Chúc Quý Vị luôn an lạc.

Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.

Cư sĩ Nhuận Hòa

FB Tu học mỗi ngày – 

Thú Nuôi Chim Cảnh Của Người Quảng Yên

TX Quảng Yên có gần 200 người nuôi chim cảnh. Có người chỉ bỏ ra ít tiền, nhưng có người lại chi hàng tỷ đồng mới thoả mãn niềm đam mê của mình. Dù phiêu bạt ở nơi nào (kể cả ở nước ngoài) người nuôi chim cảnh ở Quảng Yên cũng khó bỏ được thú vui của mình, họ vẫn tìm cách hướng về quê nhà, để thoả mãn đam mê ấy, vì nó đã ngấm vào máu thịt của họ.

Thú vui nhất của ông Bùi Duy Đạt là được ngồi thả hồn nghe chim hót.

Thú vui tiền tỷ

Giới nuôi chim cảnh ở TX Quảng Yên hầu như ai cũng biết ông Bùi Duy Đạt ở phường Quảng Yên, là dân sành chơi chim. “Gia tài” của ông là 350 lồng chim với gần 400 con chim đủ loại như: Sơn ca, chích choè, chào mào, cu gáy, vành khuyên… Căn nhà ông Đạt bám mặt phố điểm gần chợ Rừng, vợ chồng ông mở bán hàng tạp hoá. Gian hàng chật chội, ai muốn vào nhà ông phải lách nghiêng người. Chỗ làm ăn thì hẹp, nhưng ông Đạt dành hẳn một khoảng rộng rãi chừng hơn 80m2 ngay phía sau gian bán hàng chỉ để đặt các lồng chim. Nhà ông cao 3 tầng, tầng nào cũng có chim và lúc nào cũng vang tiếng chim hót với đủ loại giọng thanh thanh của chim sơn ca hay hoạ mi, trầm trầm đều đều của chim cu gáy, thánh thót của chim chào mào, chanh chua tiếng chích choè…

Với con người, ai nhiều tiền của thì thường ở nhà cao cửa rộng, anh nghèo thì ở trong căn nhà thấp bé, nhưng với chim thì chuyện “sang hèn” được đánh giá từ giọng hót. Chẳng vậy mà những chú sơn ca có giọng trong trẻo, nhưng chỉ nhỏ bằng con chim sẻ lại được ông Đạt nhốt trong những chiếc lồng rộng và cao, có cái gần 3m. Cũng một phần do loài chim này có đặc tính bay cao mới hót, lồng càng cao, chim càng hót nhiều. Thế nhưng, chim cu gáy to chẳng kém gì con bồ câu suốt ngày “gù gù” thì ở cái lồng chật chội chỉ nhỉnh hơn cái giỏ đựng cua, con chim muốn xoay xở cũng khó. Chỉ riêng những cái lồng chim cũng ngốn đi của ông Đạt khoản tiền không hề nhỏ. Ông bảo: “Lồng chim sơn ca trung bình là 5 triệu đồng/lồng, có cái chục triệu”. Còn toàn bộ “gia tài” chim cảnh của ông Đạt nhẩm qua cũng hơn 1 tỷ đồng. Ông cho biết: “Những con chim sơn ca có giọng hót hay có thể có giá lên tới 30 triệu đồng, nhẹ cũng tiền triệu. Đôi khi cũng có con giá chỉ vài trăm nghìn đồng nhưng hót dở lắm, loại chim này dành cho những anh mới vào nghề chơi”.

Tuy nhiên, chi phí ông Đạt bỏ ra để nuôi cái thú chơi này cũng không phải là nhỏ. Người ta vẫn có câu “Ăn như chim” để chỉ những người khảnh ăn, không tốn kém về ăn uống, nhưng với ông Đạt thì khác, chỉ riêng tiền thức ăn cho chim lẫn thuê người quét dọn và cho chim ăn hàng ngày cũng ngốn đi của ông hơn 200 triệu đồng/năm. Vì chỉ tính sơ qua mỗi con chim ăn 1.500 đồng/ngày, thì gần 400 con chim cũng đã hết khoảng 600.000 đồng/ngày. Ông Đạt cười xoà: “Mỗi người một thú vui, người ta bỏ ra hàng tỷ đồng để mua xe hơi cũng chỉ là để chơi, vậy cớ sao tôi lại không bỏ ra tiền tỷ để chơi chim. Anh chơi xe hơi suốt ngày rông trên đường hay bị vợ con cằn nhằn, còn người nuôi chim thì hạnh phúc gia đình lúc nào cũng “OK”, vì ở nhà cả ngày, vợ dễ quản lý. Với lại, các cụ đã nói rồi, “Nuôi chim dưỡng chí, nuôi cây dưỡng đức, nuôi cá dưỡng thần” mà…”. Bỏ nhiều tiền nuôi chim như vậy, nhưng cái ông Đạt có được chỉ là hàng ngày ngồi uống chè, hay nhâm nhi ly cà phê rồi ngồi nghe chim hót. Thỉnh thoảng cũng có người đến mua chim cảnh, nhưng ông cũng chỉ bán ít con để lấy tiền trang trải thức ăn cho chim, còn thì ông muốn giữ lại cả để thoả thú vui “dưỡng chí”.

Lồng chim lớn nhỏ “sang hèn” phụ thuộc vào đặc tính và giọng hót của chim.

Dù đi đâu vẫn giữ nghề

Người dân Đồ Sơn (Hải Phòng) có câu “Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám chọi trâu thì về…”. Người nuôi chim cảnh ở Quảng Yên không có ngày tháng cụ thể để hẹn nhau, nhưng hầu như ai đã từng ham nghề nuôi chim, thì dù đi đâu người ta vẫn tìm cách hướng về quê nhà. Giới nuôi chim hoạ mi ở Cẩm Phả rất tôn sùng ông Nguyễn Văn Nhung là người lâu năm nuôi chim cảnh, họ gọi ông là cụ Nhung một cách rất trân trọng. Ông Nhung có gốc gác ở xã Hiệp Hoà (TX Quảng Yên). Ông ra TP Cẩm Phả sinh sống từ thời chống Pháp, hiện đã hơn 80 tuổi. Bây giờ, ông sống trong ngôi nhà trên đồi cao thuộc tổ 3, khu Lán Ga, phường Cẩm Đông, TP Cẩm Phả. Ông chơi chim từ khi còn là cậu bé, mấy chục năm trôi qua mà cái “máu” nuôi chim cảnh trong ông vẫn vẹn nguyên như ngày nào. Lúc còn khoẻ mạnh, ông vẫn thường về Quảng Yên giao lưu với giới chơi chim nên hầu như những người nuôi chim ở Quảng Yên đều biết đến ông. Ông Nhung kể: “Thời chiến tranh chống Mỹ, Cẩm Phả là một trong những trọng điểm bắn phá ác liệt của máy bay Mỹ. Tôi lưng cõng con, tay xách lồng chim cùng vợ đi sơ tán ở Núi Dê (thuộc phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả). Mỹ thả bom dữ dội, mùi khói bom khét cả mặt đất. Có người thấy tôi hàng ngày chăm sóc chim thì nói đổng: “Chết đến nơi còn nuôi chim, thân không biết có lo được không mà…”. Vốn tính hay tự ái lại không thích ai nói động đến con chim của mình, ông Nhung quyết định tay xách lồng chim, lưng cõng con cùng vợ rời điểm sơ tán Núi Dê đến đồi Khe Sim (cũng thuộc phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả) rồi tự dựng lán, đào hầm tránh máy bay. Lần hồi, ông Nhung cùng vợ con sống kham khổ cho qua những ngày tháng chiến tranh ác liệt, quyết giữ cho được cái nghề nuôi chim của mình. Ông Nhung là người đầu tiên thành lập Hội chơi chim cảnh Cẩm Phả. Dẫu đã sinh sống hàng mấy chục năm ở thành phố vùng than rồi, nhưng cái máu chơi chim cảnh trong con người ông không mất đi được.

Những người đem được cái thú vui nuôi chim đi truyền bá ở vùng đất khác như ông Nhung có rất ít, nhiều người cũng đã xa quê hương nhưng không phát triển được nghề nuôi chim nơi đất khách thì tìm cách về quê. Ông Đạt (người có 350 lồng chim) có anh trai là Bùi Duy Khánh cũng rất thích chơi chim. Ông Khánh đã lên định cư ở TP Hà Nội vài chục năm, nghe nói ông làm ăn tốt lắm. Suốt ngày bận rộn nhưng khi được về hưu rảnh rỗi là ông lại về ngay Quảng Yên rồi ham vui với nghề nuôi chim cảnh. Thỉnh thoảng ông Khánh mới quay về Hà Nội thăm vợ con, theo ông Khánh nuôi chim cảnh phải có bạn đồng nghề mới vui. Ở phường Quảng Yên có anh Nguyễn Văn Đức đã từng định cư ở bên Nga, làm ăn phát đạt. Vậy mà anh lại quyết định từ giã mảnh đất mà nhiều người hái ra tiền để trở về Quảng Yên, chỉ vì ở bên Nga, anh Đức không thoả mãn được cái thú nuôi chim cảnh, vì cái nghề này bên nước bạn không khuyến khích lắm. Anh Đức trở về Quảng Yên mở hàng bán lặt vặt, rồi dành gần hết số tiền kiếm được ở Nga vào 50 lồng chim cảnh của mình. Ngay ở gian khách, ngoài những đồ dùng đắt tiền, anh Đức còn để ngất ngưởng 2 lồng chim cao gần chạm trần nhà. Anh bảo: “Mỗi lồng có chim cũng đáng giá hơn chục triệu. Vậy là còn đắt hơn đầy thứ vật dụng trong nhà như ti vi, tủ lạnh, hay giường tủ”. Bỏ ra hàng trăm triệu để đổ vào thú chơi mà không mấy hy vọng gì vào lợi nhuận, nhưng anh Đức vẫn bảo rằng nghề chơi chim của anh vẫn chỉ xếp vào bậc “đàn em”, bởi còn nhiều người ở Quảng Yên còn đẳng cấp hơn anh nhiều.

Vậy là dù đi đâu, cái nghề và thú nuôi chim cảnh vẫn níu kéo người Quảng Yên về với đất Quảng Yên. Dẫu cuộc sống có nhiều thay đổi, nhưng với người nuôi chim cảnh vẫn khó tìm được thú vui nào khác thay thế niềm đam mê từ lâu của mình.

Công Thành

Thú Chơi Cây Cảnh Của Người Hà Nội

Các triều đại Lý, Trần, Lê đều xây dựng những vườn hoa đẹp trong kinh thành Thăng Long. Tất nhiên đó chỉ là những vườn ngự dành riêng cho vua chúa chứ chưa phải là những công viên dành cho dân chúng. Sử cũ còn ghi tên nhiều vườn hoa nổi tiếng ở thời Lý như vườn Quỳnh Lâm, vườn Thắng Cảnh, vườn Xuân Quang, vườn Thương Lâm…

Nhà dân, những nhà có lối sống tao nhã thông thường là bao bên ngoài một hàng rào Râm bụt, lá xanh thẫm, hoa đỏ tươi, một hàng Duối lốm đốm quả vàng, hoặc một hàng Găng xén phẳng như bức tường. Một giàn “Thiên lý thơm nghìn dặm xa” đón khách vào cổng(Phùng Khắc Khoan). Ngõ nhỏ với hai dãy Tóc Tiên bên cạnh, trước sân là một luống Hồng, một luống Huệ, mấy khóm Nhài. Bên bể nước là một cây Lan tiêu hoặc một gốc Dạ Hợp. Trước hiên nhà, một cây Tầm xuân nụ tầm xuân nở ra xanh biếc. Hoặc cụm Ngâu to thành bụi được cắt tỉa tạo hình tròn đầy như chiếc mâm xôi, hương hoa Ngâu từ tốn, kín đáo…

Hoa là biểu trưng cho cái đẹp, mỗi loài hoa đều có ngôn ngữ riêng. Cúc tượng trưng cho nếp sống khiêm tốn, điềm đạm Phú quý lòng hơn phú quý danh (Nguyễn Trãi). Mẫu đơn là vua hoa, hoa phú quý, hoa Thiên hương quốc sắc. Đào đầm ấm khí dương xuân, phù hợp với mọi người, mọi nhà. Lan được gọi là vương giả hương, thanh nhã, không phàm tục. Thuỷ tiên với vẻ đẹp trang trọng tiêu biểu cho sự tinh khiết. Trà mi, Hải đường, nụ lớn hoa to, cánh dày mà hương kín đáo, biểu tượng cho sự đầy dặn, phúc hậu. Nhài thoang thoảng, hoa mộc ngát đậm, hoa hồng thanh cao…

Ngoài các loại Đào bích, Đào phai, Đào bạch. Hà Nội còn có giống đào Thất Thốn (bảy tấc) hoa mọc đôi rất đặc biệt. Hiện nay giống Đào này chỉ còn thấy ở một vài tư gia.

Cùng họ với đào là Mai. Hà Nội có giống Mai trắng rất đẹp. Chơi Mai phải chọn thế cây phóng túng, cành thoáng, thân gầy mà hoa to. Một gốc Mai già, dáng “cằn cỗi” bỗng nảy chồi vút lên một nhánh cao dài là cây quý, gọi là điềm “lão mai sinh trưởng cán”. Làng Đông Mỹ, huyện Thanh Trì lại có một giống Mai đặc biệt, hoa cũng như quả đều từng đôi một, gọi là “Song mai”. Quả Song mai to, thịt thơm, được coi là một thứ quả quý, đặc sản của Hà Nội. Người chơi hoa sành thường cho Mai đi với Cúc đại đoá vàng. Cúc là loài hoa đẹp, bền, hình dáng phong phú, có loại hoa đơn, có loại hoa kép, cánh cúc nhiều mà không rối không xô đẩy nhau, cành dài và cứng, lá xanh tươi, nhiều mầu sắc nhất, cũng như nhiều chủng loại nhất trong các loại hoa. Nào là Cúc châu sa, Đầm hồng, Hạc linh, Hoàng long trảo, Hoàng kim tháp, Bạch thọ mi, Hoàng yến, Vạn thọ, Kim tiền… Đó là tên gọi cổ, tên chữ, còn dân gian thì vẫn quen gọi nôm na bằng hình dáng và mầu sắc của hoa: Cúc vàng to, Cúc vàng nhỏ, Cúc vàng cụp, Cúc tiền chinh, Cúc trắng, Cúc đỏ, Cúc tía, Cúc hoa cà, Cúc mâm xôi, Cúc gấm, Cúc móng rồng, Cúc chi.v.v…

Có một thứ quả duy nhất được chơi như hoa. Đó là quả quất, sản phẩm đặc biệt của vùng Yên Phụ, Nghi Tàm, Tây Hồ, Quảng Bá. Để có được những chùm quả vàng tròn xoe, chín mọng, xum xuê, gần như che lấp cả tán lá xanh thẫm vào dịp Tết đâu phải dễ. Phải có kỹ thuật đảo quất. (Đảo vào tháng tư, chọn ngày không mưa, đánh cả cây lên, để vài ba ngày cho xuống lá (héo) mới đem trồng lại). Khi có quả phải bấm mầm tưới nước, gặp kỳ sương muối phải đốt đống rấm chống rét và rửa sương từng quả một.

Quất càng sai, quả càng đẹp, biểu tượng cho sự giàu có đông vui. Cây nào ít qủa phải cấy quả ngoài thêm vào. Chơi xong, quả quất vẫn còn dùng được để làm thuốc ho hoặc làm mứt.

Người già đất kinh thành còn có thú chơi cây cảnh, tiếng nghề nghiệp gọi là cây thế, cái đẹp của cây thế khác cung bậc với cái đẹp của màu sắc hoa. Đó là thu nhỏ lại một cảnh thiên nhiên có núi non, sông nước, cỏ cây… Một nghệ thuật làm cho cây cằn cỗi, còi cọc đi, không lớn lên được, năm ba chục năm cũng chỉ cao hơn một vài gang tay… Lại do bàn tay uốn tỉa, ghép tạo của con người mà cây có những thế đẹp. Thân đứng thẳng ngạo nghễ, hùng dũng trên núi đó là thế trực. Ngả rạp ngang rồi mới xoè tán là thế hoành. Hai cây ghép đôi là song trụ. Cây to cạnh cây nhỏ có tên gọi Phụ tử đồng khoa (hai cha con cùng thi đỗ một khoa). Lại uốn, nắn, gò cho cây thành thế ngoạ long (con rồng nằm), giao long (đôi rồng lượn), phượng vũ (chim phượng múa), bạt phong (gió cuốn)…

Những loài cây có thể trồng làm cây thế như: trúc xe điếu mọc lô xô bên núi đá là Thạch trúc. Các loại Tùng, Xanh, Si, Đu, Me, Cúc mốc, La hán, Thiên tuế, Lộc vừng, Bách tán, Vọng cách, Xương rồng… Mỗi thứ đều có những đặc điểm thích hợp để tạo thành cây thế. Xương rồng sống gan góc, bền bỉ, chịu đựng mọi khắc nghiệt của ngoại cảnh, thách thức bão tố cho nên được coi như tiêu biểu cho ý chí bất khuấtTuy nhiên, nói đến phẩm chất cao thượng quân tử thì người Hà Nội xưa thích chơi tùng và trúc hơn. Ca dao truyền thống đất Long thành còn có câu:

Ai chơi ta cũng chơi cùng Chơi trúc quân tử, chơi tùng trượng phu.

Thú chơi cây cảnh của các gia đình ở Hà Nội trước đây tuân theo một ước lệ đã thành công thức. Đó là cây phải có bộ, tứ hữu gồm Mai, Lan, Trúc, Cúc hoặc tứ quý gồm Mai, Sen, Cúc, Tùng hoặc Tùng, Cúc, Trúc, Mai.� Cùng với cây cảnh lại phải có thêm vài chiếc lồng nuôi chim quý như Khướu, Yểng, Hoạ mi, Sáo, Vẹt, Yến (thường là Hoàng yến, Bạch yến) hoặc một bể nuôi cá vàng, cá cảnh…

Trong đời sống văn hoá của người Thăng Long – Hà Nội, hoa và cây cảnh đã là một nhu cầu, góp phần làm cho sinh hoạt xã hội thêm phong phú, vui tươi.

Hằng năm cứ đến ngày 24, 25 tháng Chạp những chợ hoa tết Hà Nội đã mở để phục vụ cho người đến chọn mua hoa Tết: Cống chéo Hàng Lược, Đồng Xuân, hàng Da, chợ Mơ, cửa Nam… Đến ngày 29, 30 Tết thì ở những nơi này có thể gọi là cả một rừng hoa thậm chí cả ở các đầu đường ngách phố, nơi thường xuyên bán rau quả, đâu đâu cũng có hàng dãy người bán và mua hoa. Đủ các loại hoa: Đào, Quất, Cúc, Thược Dược, Hồng, Đồng Tiền, Lay ơn… với đủ mọi màu sắc, muôn hồng ngàn tía. Bao nhiêu hoa cũng không thoả mãn cho người dân Hà Nội trong những ngày đón mừng Xuân mới.

Hoa ngày Tết quý nhất vẫn là Hoa Đào. Trên các bức tranh Tứ bình thường vẽ bốn thứ hoa trong một năm mà hoa Đào là tượng trưng cho mùa Xuân, đứng đầu trong các loại hoa bốn mùa.

Tương truyền, vào dịp Xuân Kỷ Dậu (1789) sau khi đại thắng quân Thanh, từ Thăng Long vua Quang Trung đã sai quân cầm cành Đào phi ngựa hoả tốc vào Phú Xuân, tặng người vợ yêu quý của mình là Ngọc Hân công chúa, báo tin thắng trận và biểu lộ tấm lòng son sắt của mình. Trồng hoa đào thì không đâu giỏi bằng dân Nhật Tân (quận Tây Hồ) một làng ở ven sông Hồng, phía Tây bắc Hồ Tây. Các cụ già ở Nhật Tân kể lại rằng nghề trồng đào bích ở đây đã có từ lâu đời. Phải chọn giống từ các nơi đem về ghép lại, lai tạo sao cho cây Đào có hoa đỏ thắm, tán tròn và to, hoa nở đúng vào dịp Tết Nguyên đán và giữ được tươi tốt cho đến hết tháng Giêng ta… Phải có kỹ thuật cao và mất nhiều công theo dõi chăm sóc. Nhân dân Nhật Tân rất tự hào với lời ca.

Từ khi đất nước được thống nhất, hàng năm tại công viên Lê-Nin lại mở Hội Hoa Xuân, tập trung hết những tinh hoa của nghệ thuật trồng hoa, cắm hoa, giới thiệu những loại hoa quý không chỉ riêng ở Hà Nội mà cả ở các tỉnh thành khác.� Hội Hoa Xuân đã thu hút hàng vạn người tới thưởng hoa, trở thành một sinh hoạt văn hoá đặc sắc, một tục lệ đẹp của nhân dân Hà Nội trong dịp đón Xuân.

Thú Chơi Chim Chào Mào Của Người Sài Gòn

Dưới những tàn cây mát mẻ, lắng tai nghe những tiếng hót líu lo của những chú chim chào mào đẹp nhất ngân vang tựa như dàn hợp xướng mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Cảnh tượng bình yên đó diễn ra giữa lòng Sài Gòn xô bồ khiến lòng ta thấy nhẹ bẫng, quên đi những muộn phiền, ồn ào nơi thành phố phồn hoa. Vào mỗi cuối tuần hay những khi rảnh rỗi, thay vì đi đến những khu ăn uống, khu mua sắm, các bạn có thể đến những khu chợ chim ở Sài Gòn để tận hưởng lối sống thi vị cũng như thú chơi chim chào mào của người Sài Gòn.

Hiện nay, ở Sài Gòn có một số nơi thường tập trung những người có chung sở thích chơi chim nói chung, chơi chim chào mào nói riêng và cũng là nơi tập trung những giống chim chào mào đẹpnhất là cà phê chim Tao Đàn và chợ chim Lê Hồng Phong.

Nơi thường tập trung dân yêu thích chim chào mào là chợ chim Lê Hồng Phong ( quận 10). Nằm trên con đường chính của quận, chợ chim không phải là một nhóm tụ lại mà những lồng chim được treo dọc những ngôi nhà nằm san sát nhau tạo thành một khu chợ nổi tiếng ở Sài Gòn. Thú nuôi chim ở đây như là một thú vui truyền thống. Dọc hai bên đường, dưới những tàn cây mát rượi người dân treo nhữn lồng chim với những chú chim chào mào đẹp nhất mà họ tuyển chọn được cùng với nhiều loài chim khác cùng nhau cất tiếng hót vang vọng một dải đường. Điều này cũng chính là một trong những điều thu hút khác du lịch đến với Sài Gòn.

Thú chơi chim chào mào của người Sài Gòn vô cùng bình dị, mọi người rất dễ dàng hòa nhập với cộng đồng những người có cùng sở thích chơi chim, chỉ cần xách theo lồng chim thì khách có thể hòa chung niềm vui và sở thích mà không cần quen biết từ trước. Thú chơi chim chào mào không đơn thuần chỉ là một sở thích nữa mà là một nét đẹp trong đời sống tinh thần của người Sài Gòn.

Bạn đang xem bài viết Nhân Quả Của Người Nuôi Chim trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!