Cập nhật thông tin chi tiết về Nhà Nuôi Yến Cần Bỏ Ra Chí Phí Bao Nhiêu? Và Thời Gian Thu Hồi Vốn Trong Bao Lâu? mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nuôi chim yến là một ngành nông nghiệp tương đối ổn định, mang lại thu nhập cao. Một kg yến sào Khánh Hòa thô hiện nay trên thị trường có giá bán lẻ dao động từ 25 đến 35 triệu đồng. Một nhà yến thành công, sau 8 đến 10 năm, có thể mang đến nguồn thu nhập thụ động trên 500 triệu đồng mỗi tháng. Tổng thu nhập từ một nhà yến thành công trong một chu kỳ 20 năm có thể lên đến trên hàng trăm tỷ đồng.
Để đầu tư nuôi chim yến, chúng ta luôn cần phải chuẩn bị 1 khoản chi phí cho xây dựng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật dẫn dụ chim yến.
Những chi phí khi xây dựng nhà yến?
Ngoài ra, đặc tính của chim yến thường bay lượn xung quanh nhà yến nên khi xây dựng nhà yến tốt nhất cách xa khu dân cư hoặc nếu không cần có khoảng trống xung quanh cách 10m (không có vật cản) để chim yến bay.
Chi phí xây dựng phần thô
Thường dao động từ 2.000.000 đến 2.500.000 / m2, chưa kể phần móng cọc. Đây cũng là thành phần lớn nhất trong cơ cấu chi phí.
Như đã đề cập ở trên, để đáp ứng kỹ thuật và mang lại hiệu quả nuôi yến tốt nhất. Riêng nhà yến: diện tích sàn tối thiểu là 100m2, chiều rộng tối thiểu là 5m, chiều dài tối thiểu là 20m, chiều cao tối thiểu là 10m (tương đương nhà 1 trệt, 2 lầu và 1 chuồng cu).
Hình thức xây dựng là nhà đúc kiên cố để đảm bảo điều kiện môi trường bên trong cũng như tuổi thọ công trình, đảm bảo nguồn thu nhập bền vững cho nhà đầu tư.
Chi phí kỹ thuật
Bao gồm toàn bộ vật tư, thiết bị, hóa chất trang bị cho nhà yến, phí tư vấn, phí nhân công lắp đặt,…
Thông thường, chi phí này vào khoảng 700.000/m2 đến 1.500.000/m2, tùy vào diện tích lắp đặt, chất lượng vật tư – thiết bị, mô hình kỹ thuật, đơn vị thi công… Việc chọn đúng mô hình kỹ thuật, đơn vị tư vấn – thi công quyết định trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của nhà yến.
Chi phí giá sàn trên thị thường có giá là 1.200.000 đồng/ m2 cho mô hình nhà yến từ 300 m2. Diện tích lắp đặt càng lớn thì chi phí kỹ thuật càng giảm và ngược lại.
Chi phí vận hành
Bao gồm điện, nước, internet, nhân công… phục vụ cho nhà yến. Đặc thù, mô hình nuôi chim yến là một mô hình đã được tự động hóa hoàn toàn, sử dụng ít nhân công, chủ yếu làm công tác kiểm tra định kỳ, thu hoạch và bảo vệ an ninh bên ngoài. Các chi phí này gần như không đáng kể so với tổng chi phí đầu tư cũng như hiệu quả kinh tế mà mô hình này mang lại.
Trong 4 khoản chi phí nêu trên, các khoản 1, 2, 3 là các chi phí cố định, chỉ cần đầu tư một lần từ ban đầu. Như vậy, tổng chi phí đầu tư ban đầu cho một nhà yến khoảng 300m2 sàn nuôi bao gồm:
1/ Chi phí đất đai: 300.000.000 20.55%
2/ Chi phí xây dựng: 800.000.000 54.79%
3/ Chi phí kỹ thuật: 360.000.000 24.66%
Tổng cộng: 1.460.000.000 100.00%
Như vậy là chúng ta đã bước đầu chuẩn bị xong chi phí để xây dựng nhà yến. Tuy nhiên, để nuôi chim yến thành công thì chúng ta cần phải nắm vững kiến thức kỹ thuật nuôi yến.
Xây nhà nuôi yến bao lâu thì thu hồi lại được vốn?
Số tiền đầu tư nuôi yến bao gồm tiền xây nhà yến và mua thiết bị nhà yến. Trong đó: tiền xây nhà yến có tiết kiệm hay không thì phụ thuộc vào mô hình nhà yến mà anh chị lựa chọn.
Nhà yến kết hợp cùng nhà ở: Nếu anh chị xây nhà yến nâng cấp từ nhà ở của anh chị thì tiết kiệm được tiền móng nhà. Tuy nhiên, diện tích nuôi chim yến bị giới hạn.
Nhà yến 2 tầng hay 3 tầng? – Số tiền đầu tư phụ thuộc vào lựa chọn số tầng nhà yến. Không chỉ là phần thô mà còn phần thiết bị nhà yến cho tầng đó.
Xây nhà yến tiền chế: Số tiền xây nhà yến tiền chế không ít hơn số tiền xây nhà yến kiên cố là bao nhiêu. Trong khi đó, đầu tư nuôi yến là đầu tư dài hạn nên chúng tôi khuyên anh chị nên làm kiên cố luôn.
Một phần là như thế, còn nhiều yếu tố khác phải dựa trên sự quyết định của anh chị để chúng tôi hạch toán ra chi phí xây nhà nuôi yến một cách chính xác. Anh chị có thể liên hệ 0976.746.368 (Tuấn Anh) để được tư vấn và báo giá chi tiết.
Đầu tư nuôi yến có nhanh thu hồi vốn không?
Như vậy, có những nhà yến có thời gian thu hồi vốn nhanh, cũng có những nhà yến thất bại là không bao giờ thu hồi được vốn. Theo như kinh nghiệm của cty Yến sào Khánh Hòa Nam Phú, nhà yến Yến sào Khánh Hòa Nam Phú 1 mất 3.5 năm để thu hồi vốn, một số công trình yến sào Khánh Hòa Nam Phú mất thời gian khoảng 5 năm để thu hồi vốn và cũng có những công trình dao động 5 – 7 năm để thu hồi vốn vì phụ thuộc vào vùng chim, sự cạnh trạnh của nhà yến trong vùng. Như vậy, thời gian thu hồi vốn cũng giống như thời gian trồng cây công nghiệp. Khoảng thời gian cũng không hẳn là ngắn và cũng không hẳn là dài.
Đầu tư nuôi yến nên hay không?
Đầu tư nuôi chim yến hay không, không ai dám quyết định thay bạn là CÓ – KHÔNG. Sự quyết định phụ thuộc vào chính bạn.
Chúng tôi chỉ có thể tư vấn cho bạn rằng vùng bạn định xây yến liệu có khả thi không, số tiền bạn đầu tư liệu có đủ để thực hiện mô hình nhà yến bạn mong muốn hay không,…Từ đó, bạn sẽ có thể trả lời được rằng liệu bạn có nên đầu tư nuôi chim yến hay không.
Như Yến sào Khánh Hòa Nam Phú hiện nay, chúng tôi đang xây nhà yến thứ 5, mục tiêu của chúng tôi có thể là xây nhà Yến Nam Phú thứ 6 vào năm 2016 hoặc 2017. Chúng tôi thấy rằng đầu tư nuôi yến rất nên, chúng tôi yêu nghề nuôi yến và chắc chắn sẽ đầu tư nuôi yến trong thời gian rất rất dài nữa.
Nếu bạn có đầy đủ những điều kiện tốt như: diện tích đất đủ điều kiện, vùng chim tốt, một số tiền đủ xây phần thô – nhưng không đủ tiền làm kỹ thuật. Bạn có thể hợp tác với chúng tôi để cùng xây nhà nuôi yến và thu hoạch yến sào Khánh Hòa lâu dài.
Nếu bạn cảm thấy bạn đầy đủ điều kiện địa lý, tài chính,…thì bạn nên tự thi công và thu hoạch chứ không nên chung với ai đó (Nó ảnh hướng rất lớn đến những quyết định của bạn).
Nuôi Yến Bao Lâu Cho Thu Hoạch ?
Đó chắc chắn là câu hỏi kinh điển của tất cả những ai đang quan tâm đến nghề nuôi yến và có ý định phát triển nghề này mang lại lợi nhuận cao. Những câu hỏi về hiệu quả của nhà nuôi yến như
Bao lâu thì cho thu hoạch?
Bao lâu thì cho thu nhập cao?
Bao lâu thì thu hồi vốn?
Đầu tư một khách sạn, ít nhất sau 8 năm hoạt động thì mới có khả năng thu hồi vốn, trong quá trình hoạt động thì phải chi phí nhân viên, khấu hao, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn, chi phí marketing… với lượng khách ở trên 60% công suất thiết kế thì mới đạt điểm hòa vốn. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì công suất bình quân trên 60% thì không phải nhiều khách sạn có thể đạt được. Dưới 60% coi như là toi cơm. Sau 8 năm nếu hoạt động tốt thì thu hồi vốn và có được phần lời là cái khách sạn cũ kỹ, muốn đón khách như ngày đầu thì phải bỏ ra chi phí không hề nhỏ. Đầu tư xây nhà yến, ngoài số tiền bỏ ra ban đầu bạn hầu như không tốn thêm nhiều chi phí. Năm đầu tiên thì bên tư vấn kỹ thuật đã bao trọn gói từ bảo trì bảo hành đến mùi bầy đàn, qua năm thì 2 thì nhà yến đã có lượng chim tương đối ổn định, khi đó chẳng cần thêm mùi mẫm làm gì hoặc kỹ thuật sẵn sàng cung cấp thêm cho bầy đàn được tăng nhanh chóng. Chi phí hàng tháng của chủ nhà chỉ là điện và nước, bình quân khoảng 200k/ tháng, con số quá nhỏ bé. Thông thường, sau 1 năm thì nhà yến bắt đầu cho thu hoạch nhưng chưa nhiều. Qua năm thứ 2 sẽ bắt đầu cho thu hoạch đều. Sau năm thứ 3 sẽ cho thu nhập cao. Qua thực tế, những nhà yến tại miền Trung do các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ đều đạt thu hoạch tối thiểu hàng tháng từ 1 kg đến 3 kg sau 3 năm. Mỗi năm tiếp theo, sản lượng yến thu hoạch tăng từ 50% đến 100%. Ngôi nhà yến thành công sau 5 năm đầu tư cho chủ nhà thu hoạch nhà yến bình quân hàng tháng trên 5 kg là điều bình thường nếu bạn làm đúng kỹ thuật.
Với mức giá bán ra bình quân 30 triệu đồng/kg, thu nhập hàng tháng từ 1 nhà yến thành công là một con số không hề nhỏ.
Sau khi đọc bài viết này, bạn đã hình dung ra được mức sinh lời khi đầu tư vào nhà nuôi yến. Có thể nói đây là hình thức thu nhập thụ động cao nhất trong tất cả các lĩnh vực đầu tư. Bạn chỉ việc đầu tư và vẫn tiếp tục công việc thường nhật của mình, mọi việc chăm sóc nhà yến đã có đội ngũ thợ chuyên nghiệp đảm trách.
Với bề dày kinh nghiệm và kỹ thuật tối ưu, chủ đầu tư lượng chim trên mức bình quân trong năm đầu tiên, chắc chắn đem lại thành công cho ngôi nhà yến của bạn. Sau 3 năm, thay vì bạn nuôi yến, yến sẽ nuôi bạn với mức thu nhập cao, đảm bảo cuộc sống của gia đình bạn. Các năm sau, nguồn thu nhập sẽ không ngừng tăng đến khi diện tích trong nhà không còn đủ để bầy yến sinh sôi nảy nở.
Chi Phí Xây Dựng Nhà Cấp 4 Nuôi Chim Yến Giá Bao Nhiêu?
Trong khi đó, chim yến lại là loài chim thích làm tổ tại các hang động có diện tích lớn. Hơn nữa, chúng lại thích bay lượn. Do đó, mô hình nhà yến cấp 4 này cần phải được xây dựng trên một diện tích rộng lớn, tối thiểu phải đạt 100 m 2 . Đồng thời, chúng không gặp rào cản về các công trình xây dựng có độ cao hay vướng nhiều cây xanh. Ngoài ra, nhà phải đảm bảo đặc điểm thoáng khí, không lọt sáng cũng như mùa nắng không nóng, còn mùa mưa không ồn. Việc phân chia, ngăn phòng, bố trí thanh làm tổ phải hợp lý, khoa học.
Và ở Việt Nam hiện nay, mô hình nhà yến cấp 4 được xây dựng chủ yếu bằng gạch, bê tông cốt thép. Các vật liệu này phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu của nước ta. Hơn nữa, độ bền của mô hình này lại lớn, tuổi thọ cao, đảm bảo được các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm trong nhà nuôi yến.
Chi phí xây nhà yến cấp 4
Chi phí xây dựng phần thô nhà yến
Chi phí xây dựng nhà nuôi yến phần thô sẽ tính dựa trên kích thước diện tích mà bạn muốn xây dựng. Và chắc chắn, diện tích càng lớn thì chi phí xây dựng sẽ càng cao.
Phần xây dựng này, bạn có thể tự thuê nhân công hoặc thuê trọn gói cho đơn vị cụ thể. Tùy từng địa phương cũng như sở thích, yêu cầu của chủ nhà mà mức giá đưa ra sẽ khác nhau.
Thông thường, mức giá trọn gói mà các nhà thầu đưa ra thường dao động trong khoảng 2.500.000 đồng/m 2 . Chi phí này đã bao gồm tiền công thợ, bạn sẽ có được một phần thô của ngôi nhà nuôi yến đúng như theo bản vẽ thiết kế kỹ thuật. Như vậy, với diện tích xây nhà yến thấp nhất là 100m 2 , chúng ta có thể dễ dàng tính toán được mức chi phí tối thiểu bạn cần chuẩn bị cho giai đoạn này khi thuê trọn gói là 250.000.000 đồng .
Còn nếu bạn chọn việc tự thuê thợ về làm thì bạn chắc chắn phải có sự am hiểu về xây dựng. Khi chọn phương án này, bạn cần tính toán và quản lý nhiều vấn đề hơn hẳn. Tiền nhân công ở các tỉnh khoảng 200.000 – 250.000 đồng/ngày, thợ phụ khoảng 180.000 – 200.000 đồng/ngày.
Các chi phí vật tư như xi măng, cát, thép,… sẽ tùy thuộc theo thị trường tại thời điểm bạn xây dựng. Nhưng nếu bạn biết tính toán, tự điều hành thì chi phí xây nhà yến cấp 4 sẽ giảm bớt đi phần nào so với việc thuê trọn gói.
Khi đã xây dựng xong phần thô nhà yến cấp 4, kế đến gia chủ sẽ tiến hành tới phần kỹ thuật yến. Đây là phần quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới việc nuôi yến và hiệu quả đầu tư. Do đó, nếu không phải dân trong nghề, rành về kỹ thuật thì bạn nên nhờ tới người kỹ thuật yến. Họ sẽ thay bạn lên bản vẽ cũng như giám sát quá trình xây dựng nhà nuôi yến, thi công cuối để đi vào hoạt động.
Thông thường, kỹ thuật yến này sẽ được tính dựa trên m 2 . Mức giá phổ biến hiện nay trên thị trường là 900.000 – 1.000.000 đồng/m 2 với thanh gỗ làm từ gỗ bạch tùng. Còn nếu làm từ gỗ Meranti thì mức giá sẽ là 1.200.000 đồng/m 2 .
Như vậy, dựa trên diện tích thực tế căn nhà của mình, bạn sẽ tính được chi phí cho khâu này sẽ mất:
Chọn gỗ bạch tùng: 900.000 – 1.000.000 x diện tích nhà.
Chọn gỗ Meranti: diện tích nhà x 1.200.000.
Như vậy, chi phí xây dựng nhà yến cấp 4 tuy thấp hơn khá nhiều so với nhà yến 2, 3, 5 tầng nhưng chúng cũng là một con số không hề nhỏ. Bạn cần chuẩn bị ít nhất khoảng 350.000.000 đồng trở lên.
Một nhà nuôi yến thành công là sự kết hợp nhiều yếu tố đúng với nhau. Làm đúng ngay từ đầu sẽ tạo tiền đề tốt cho sự thành công sau này. Nếu còn điều gì cần tư vấn, bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0899 79 29 79 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Chim Yến Non Dụ Được Khoảng Bao Lâu Thì Làm Tổ Trong Nhà Yến.
Sau khi xây dựng nhà yến mới cho dù nhà yến được xây dựng với chi phí thấp hay chi phí cao, có dùng những thiết bị nhà yến mắc tiền hay rẻ tiền thì chủ đầu tư nhà nuôi yến luôn mong muốn dẫn dụ được nhiều chim yến non đến nhà yến của mình và từ đó bắt cặp, làm tổ, sinh sản và sau đó bạn sẽ thu được những tổ yến sào có giá trị.
Có nhiều anh chị thắc mắc là chim vào nhà ở rồi mà sao vào không thấy quẹt tổ?
Con chim quẹt tổ cả tháng, hai tháng mà mới được có chút xíu.
Hay sao tháng này anh vừa thu hoạch tổ xong đã thấy quẹt lại còn tháng khác khai thác yến sào xong mãi không thấy làm tổ mới?
….
Vậy thì một con chim yến non dẫn dụ được trong nhà yến mới xây dựng thì sau bao lâu chúng bắt đầu quẹt tổ, bao lâu chúng đẻ trứng, nuôi con và tiếp tục chu kỳ sinh sản mới. Hôm nay, với kiến thức hạn hẹp của mình Lộc Bụt xin đưa ra một chu kỳ hay vòng đời của một con chim yến từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành.
Hãy cứ mặc định vòng đời của một con chim yến non là khi chúng chào đời, tức là khi đúng mới nở (hay chúng vừa chui từ vỏ trứng ra ngoài). Thông thường chim mẹ thường để 2 trứng (thỉnh thoảng có 1 trứng, 3 trứng hoặc 4 trứng).
Sau khi nở, chim yến non sẽ được cha mẹ nuôi dưỡng trong 45 ngày. Trong thời gian này thì cả chim yến bố và chim yến mẹ đều có nhiệm vụ cung cấp thức ăn cho chim yến con.
Khi đến 45 ngày những chú chim yến non đã đủ lông đủ cánh có thể bay được, thì trước tiên nó sẽ đậu ở tổ yến và đập cánh liên tục nhiều lần, sau khi đã có lực nâng chúng sẽ bắt đầu bay quanh nơi tổ nơi chúng được sinh ra trước khi rời khỏi nhà yến đến với không gian bao la ngoài kia.
Sau khi rời khỏi nơi được sinh ra nó sẽ tìm cho mình một nơi ở mới, sau 30 ngày sau đó anh ta sẽ bắt đầu vào thời kỳ kết đôi.
Sau khi đã tìm được ý chung nhân của mình thì hai con sẽ cùng nhau xây dựng tổ yến mới.
Hai con chim yến sẽ kết những dãi nước dẽo từ tuyến dưới lưỡi, thông thường con chim yến đực sẽ quẹt tổ trước và tìm bạn tình (nó có thể tiếp tục quẹt tại vị trí đo hoặc quẹt một vị trí khác là do con cái quyết định). Thời gian quẹt hoàn thành một chiếc tổ phụ thuộc vào mùa trong năm, vào mùa mưa thời gian quẹt tổ khoảng thường là 40 ngày còn vào mùa khô thời gian làm tổ sẽ lâu hơn có khi lên đến 80 ngày. Vì thế những nhà yến đưa vào hoạt động trong khoảng thời gian này (đầu màu mưa) sẽ nhanh có tổ hơn những nhà yến đưa vào hoạt động vào mùa khô.
Sau khi chiếc tổ đã hoàn thành và sẵn sáng cho chim yến cái đẻ trứng, thì con chim yến cái sẽ đẻ khoảng 2 trứng trong khoảng thời gian 8 ngày.
Khi đã đẻ trứng xong, nhiệm vụ của chim yến là sẽ ấp trứng trong 21 ngày, nếu không có gì bất lợi thì trứng sẽ nở ra hai con chim yến non và được bố mẹ chăm sóc.
Cứ vậy tiếp tục một vòng đời chim yến non mới.
Bạn đang xem bài viết Nhà Nuôi Yến Cần Bỏ Ra Chí Phí Bao Nhiêu? Và Thời Gian Thu Hồi Vốn Trong Bao Lâu? trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!