Cập nhật thông tin chi tiết về Người Sở Hữu Những Chú Chim Độc Nhất Có Giá Vài Tỷ Đồng Ở Vn mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chim có giá hàng trăm triệuQua lời giới thiệu của một vài người bạn trong giới chơi chim, tôi đã liên hệ với anh Chương Tailor – người sở hữu những chú chim cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam, có tổng trị giá đến vài tỷ đồng.
Sau nhiều lần hẹn phỏng vấn, tôi mới được gặp vì công việc kinh doanh của anh khá bận rộn lại đi công tác nước ngoài liên tục.
Không gian ồn ã, đường phố tấp nập bên ngoài mặt đường Giảng Võ – Hà Nội (trụ sở công ty may thời trang của anh) bị đẩy xa khi tôi bước chân vào khu chơi chim của anh trên tầng 6. Một cảm giác yên bình, thanh thản đến lạ kỳ!
Mặc dù bận rộn nhưng hàng ngày anh vẫn dành 1 tiếng đồng hồ buổi sáng cho thú chơi của mình, đó là ngắm nhìn chim, cho chim ăn, vệ sinh lồng… Điều đó khiến anh cảm thấy trong người khỏe khoắn, thoải mái.
Hiện nay, anh Chương đang sở hữu rất nhiều loài chim quý hiếm, độc khiến giới chơi chim Việt Nam nể phục.
Vừa trò chuyện, anh vừa chỉ cho chúng tôi xem một “em” bạch khuyên mắt trắng từ Indonesia mới nhập về với giá hơn 300 triệu đồng.
Anh cho biết, những con chim mà anh đã cất công mang về đây thì không bao giờ anh định giá bán lại cho người khác.
Hiện tại, ở cả hai nhà tại chúng tôi và Hà Nội anh Chương có 5 chim hoàng khuyên đấu, 5 chào mào đấu, 1 bạch khuyên Indonesia, chào mào bạch, chào mào đầu trắng, sáo bạch, chích chòe than bạch… ước tính trị giá vài tỷ đồng.
Bản thân con khuyên mắt đỏ anh phải “săn lùng” và kiên nhẫn chờ đợi 2 – 3 chủ trước mới đến được tay anh với giá 250 triệu đồng.
Chính vì thế, trong giới chơi chim, anh nức tiếng và được gọi với cái tên “ông vua chim màu Việt Nam”. Bởi, hiện nay ở Việt Nam không ai có nhiều chim hoàng khuyên như anh. Người dám chơi cũng chỉ có 1 – 2 con hoàng khuyên.
Hoàng khuyên nổi bật với bộ lông vàng óng, chân hồng, mỏ hồng, đặc biệt với cặp mắt đỏ. Người trong giới đánh giá hoàng khuyên mắt đỏ cực kỳ quý hiếm.
Bản thân anh Chương mê chơi hoàng khuyên từ khoảng 5 năm trước. Để tìm mua được những chú chim mình thích, anh gần như sục sạo khắp các nơi như Hà Giang, Sơn La, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng, TP. HCM, Hà Nội…
Không ít lần anh phải “về tay không” khi cất công lái xe đi mua chim ở các tỉnh khác vì không thuyết phục được người chủ cũ.
Có trường hợp anh bị “hớ” khi mua phải chim mái (không hót – PV) và chấp nhận đem trả lại rồi bị lỗ một số tiền.
“Đó là rủi ro thôi, nhiều người dễ nhầm lẫn trống mái, mà chim mái thì không hót.
Năm 2009, tôi mua một con hoàng khuyên giá 107 triệu đồng ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Sau 3 tuần tôi mới biết đó là mái vì lúc đó mới chơi. Tôi gọi điện cho chủ cũ nói muốn bán nó và tôi được trả lại 100 triệu đồng.
Hay có lần tôi mua chim hoàng khuyên trên Hà Giang với giá 60 triệu đồng nhưng đến lúc về mới biết chú chim đó là mái” – “ông vua chim màu” kể lại.
Anh Chương so sánh những chú chim đấu giống như các ngôi sao bóng đá nổi tiếng mà nhiều “ông chủ” câu lạc bộ muốn sở hữu.
“Chim đấu đắt bởi thương hiệu, danh tiếng của mình, tài năng của chúng trở thành đẳng cấp nên giá trị cao. Còn đối với chim màu thì chọn lông, màu… đẹp và độc” – anh Chương nhấn mạnh.
Chăm chim hơn chăm trẻ
Anh tâm sự rằng, một người chơi chim cảnh không những cần có thời gian, đam mê mà cần phải có kinh tế nữa. Bởi ngoài giá trị “khủng” của con chim, việc chơi lồng chim cũng… khiến nhiều người bất ngờ.
Nói xong, anh lấy ví dụ chiếc lồng gỗ chất liệu mun sừng khắc thủ công mà anh đặt làm từ Huế có giá 35 triệu đồng. Có những lồng anh đặt từ Trung Quốc khắc tinh xảo hơn có giá từ 40 – 200 triệu đồng là bình thường.
Không những dành số tiền “khủng” để mua lồng, hàng ngày anh chăm chim cẩn thận từng li từng tí một.
Đẹp Mê Hồn Những Chú Chào Mào Bạch Tạng “Cực Độc” Giá Hàng Trăm Triệu Đồng
Thú chơi chim cảnh từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người. Mỗi loài đều có những đặc trưng riêng thu hút người chơi.
Chào mào bạch có nhiều tên gọi khác nhau như: chào mào trắng hay chào mào bạch tạng.
Đây là loài chim đột biến gen
Một chú chim chào mào bạch hội tụ đủ các yếu tố như: mắt đỏ, chân hồng, mỏ hồng và giọng hót thánh thót, có giá hàng trăm triệu đồng/con.
Chăm sóc loài chào mào này cũng khá kỳ công. Ngoài những thức ăn như chuối, mít…thì phải tự tay chuẩn bị thêm đồ ăn khác.
Riêng vấn đề về cám, phải xay gạo thật nhuyễn, sau đó rang chín trộn với lòng đỏ trứng gà, thịt bò xoay nhuyễn, thuốc bổ….sấy khô rồi mới cho chúng ăn.
Chào mào hay bất cứ một loài chim nào khác, khi đã thuần rồi có thể đưa tay vào lồng bắt chúng khá dễ dàng. Tuy nhiên, nếu chưa thuần, chim rất dễ phá lồng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Thậm chí, chúng không ăn mà tuyệt thực.
Ngoài chào mào bạch, thì chào mào thường, đít đỏ, má đỏ cũng có giá khá đắt.
Người Có “Siêu Năng Lực” Dẫn Dụ Chim Yến, Kiếm Tiền Tỷ Đồng Mỗi Năm
Chị Hằng đã dẫn dụ chim yến về làm tổ với số lượng lên đến hàng chục ngàn con, khai thác “vàng trắng” kiếm hàng tỷ đồng/năm.
Khi đó tôi đã chứng kiến có người xây được ngôi nhà nuôi yến rất khang trang nhưng yến không vào hoặc vào rồi lại bỏ đi. Và cũng có người vội vã xây nhà yến tưởng chừng dễ kiếm ăn nhưng rồi yến chỉ tới lác đác, chẳng bao nhiêu con. Vì vậy, nuôi yến trong nhà là một nghệ thuật và đặc biệt sự may mắn luôn song hành mới dẫn đến sự thành công.
Nghe thì có vẻ… mê tín nhưng chính là lời tâm sự của chị Đặng Thị Thanh Hằng, một người nuôi yến trong nhà được đánh giá là thành công ở Khánh Hòa. Hiện gia đình chị đang sở hữu 3 nhà yến, với số lượng đàn không thể nào đếm xuể, chỉ ước lượng đã lên đến hàng chục ngàn con và không ngừng tăng đàn theo từng năm.
Kể về những ngày đầu đến với nghề nuôi yến, chị Hằng tâm sự, năm 2005, khi gia đình chị phát hiện đàn yến khi vào chiều tối thường bay lượn trước nhà như muốn tìm nơi trú ẩn, từ đó vợ chồng chị đã mạnh dạn đầu tư xây nhà nuôi. Sau khi được Cty Yến sào Khánh Hòa hướng dẫn kỹ thuật và lắp đặt thiết bị, chị đã thả chim mồi, vài hôm sau đàn yến lần lượt kéo về và không ngừng tăng lên.
“Việc gia đình tôi dẫn dụ yến về nhà làm tổ được Cty Yến sào Khánh Hòa đánh giá thành công và bền vững, vì đàn yến đã không ngừng tăng lên và xem ngôi nhà tôi là nơi cư ngụ lý tưởng. Sáng sớm chúng đi kiếm ăn, chiều lại kéo về. Thật ra, tôi thấy mình là người may mắn chứ chẳng có tài giỏi gì trong nuôi yến cả. Bởi lẽ, nói thẳng ra mình đâu có nuôi chúng mà tất cả là ở ngoài tự nhiên, chúng tự đến rồi chúng tự đi ăn. Thế nhưng, một khi chúng đến trú ngụ thì chắc chắn nhận thấy môi trường thích hợp và yên tĩnh. Vì thế, tôi nói mình may mắn là thế được chim yến đến nhà làm tổ”, chị Hằng bộc bạch.
Chung tình, chung nghĩa
Nhắc đến yếu tố môi trường thích hợp để dẫn dụ chim yến, chúng tôi thật sự tò mò nên đã “mục sở thị” nhà nuôi yến của chị Hằng. Và, theo cảm nhận của tôi đúng như lời chị Hằng chia sẻ, vị trí ngôi nhà nuôi yến “có một không hai”, lợi thế hơn hẳn các nhà nuôi yến khác. Cụ thể, nhà được thiết kế 3 tầng, diện tích 120 m2, đầu tư hàng trăm triệu đồng/nhà yến nằm trong khuôn viên đất rộng đến 10.000 m2, lại giáp bên bờ sông, hướng nhìn ra biển, xung quanh dân cư thưa thớt nên rất yên tĩnh.
“Môi trường dẫn dụ nuôi yến ở Khánh Hòa khó hơn các tỉnh khác vì môi trường yến sống ở ngoài đảo rất tốt. Vì vậy để dụ được yến về nhà làm tổ, người nuôi phải tạo ra môi trường sống tốt hơn trên đảo mới có thể thu hút chúng. Vì vậy một ngôi nhà nuôi yến để kích thích chim yến chú ý, ngoài các yếu tố là biết cách quan sát hướng bay của yến để thiết kế mở lỗ ra vào và các lỗ liên phòng, liên tầng phù hợp, quanh nhà không nên có cây cao chắn tầm nhìn và vòng lượn của yến; chỉ trồng những cây thấp thu hút côn trùng”, chị Hằng chia sẻ.
Cũng theo chị Hằng, sau nhiều năm dẫn dụ chim yến về nhà làm tổ, chị nhận thấy bản tính của loài chim này rất “chung tình, chung nghĩa”. Và, sở dĩ chị Hằng khẳng định như thế là vì nhiều đời chim yến đã trú ngụ trong ngôi nhà chị dựng lên làm tổ, sinh sản, phát triển không ngừng và chúng chẳng bao giờ bỏ đi.
“Một khi chim yến đã ưng với chỗ ở trong nhà mình thiết kế và đã làm tổ thì chúng không bao giờ bỏ đi, trừ khi mình làm động tổ hay phá nhà trú ngụ của chúng. Chính vì vậy, dù một nhà nuôi yến khác được dựng lên bên cạnh có khang trang và đẹp hơn dẫn dụ chúng vẫn không vào. Nhưng những nhà nuôi yến mới sẽ dẫn dụ được những con khác từ đảo bay vào trong đất liền kiếm ăn không may gặp mưa gió, bão tố bị lưu lạc không về được tổ nên tìm chỗ trú ngụ mới. Đàn chim yến nhà tôi dẫn dụ về nhà làm tổ lúc ấy cũng như thế mà có được từ đó”, chị Hằng tiết lộ.
Hưởng lộc
Việc chim yến về nhà làm tổ đã giúp gia đình chị Hằng nhiều năm qua hưởng lộc từ khai thác “vàng trắng” có giá trị kinh tế cao hiện nay trên thị trường.
Để gìn giữ và phát triển đàn chim yến bền vững, gia đình chị đã tạo điều kiện môi trường tốt nhất để chim trú ngụ và sinh sản như một sự trân trọng và biết ơn loài chim quý. “Nuôi chim yến trong nhà không hề đơn giản, phải kiên trì và chịu khó mới có thể thành công. Khi chim yến vào nhà làm tổ rồi, chúng ta không vội thu hoạch sớm, mà sau 2 năm người nuôi mới có thể bắt đầu. Tuy nhiên có không ít người không nắm được bí quyết hoặc quá kỳ vọng vào mức doanh thu cao trong thời gian ngắn nên khi chim yến vẫn còn trong giai đoạn thăm dò, mới làm tổ thì đã khai thác khiến chúng sợ hãi, bỏ đi”, chị Hằng nói.
Do vậy gia đình chị Hằng rất cẩn trọng trong việc này nên không dám khai thác triệt để mà đợi đến sang năm thứ 3 mới bắt đầu thu hoạch 1 năm 2 vụ, rồi sau đó tăng dần lên 3 vụ chính. Bên cạnh đó việc khai thác của gia đình chị cũng tuân thủ nhiều nguyên tắc như: không khai thác những tổ còn chim non chưa rời tổ và khai thác ở thời điểm thích hợp là lúc cả đàn bay đi sạch để kiếm ăn. “Để quan sát được quá trình hoạt động của chim yến, hiện gia đình tôi có lắp một camera theo dõi trong nhà yến để nhìn”, chị Hằng cho biết thêm.
Cũng theo chị Hằng, với số lượng đàn yến như hiện nay, mỗi vụ chính gồm tháng 2, 6 và 12 chị khai thác trên 100 kg tổ yến, chưa kể hàng tháng thu hoạch tỉa, bán với giá từ 38-50 triệu đồng/kg, kiếm hàng tỷ đồng/năm. “Đây là hưởng lộc của trời cho chứ nhiều người tôi quen biết, họ bỏ ra hàng tỷ đồng xây dựng nhà to như khách sạn hạng sao nhưng chim yến vẫn không đến ở. Thế nhưng nhà nuôi yến của tôi yến làm tổ ngày càng đông, chật kín nên phải xây dựng thêm nhà để dẫn dụ”, chị Hằng tâm sự.
Để nâng cao giá trị sản phẩm thu hoạch từ yến hiện gia đình chị Hằng đã đăng ký thương hiệu với tên gọi cơ sở yến sào Ngọc Thảo Khánh Hòa. Cộng đồng chim yến của cơ sở sáng sớm bay từng đàn ra biển khơi và các vùng rừng núi, sông nước Khánh Hòa để sinh hoạt, kiếm mồi và chỉ bay về khi chiều tối để trú ngụ. Do vậy, yến sào khai thác từ cơ sở là yến sào hoàn toàn thiên nhiên và đạt giá trị dinh dưỡng cao.
Cơ sở khai thác yến sào Ngọc Thảo Khánh Hòa tự hào có nhà yến được công nhận là mô hình nhà yến thiên nhiên kiểu mẫu đạt chuẩn tuyệt đối tại ở Khánh Hòa và là cơ sở duy nhất được chọn để đón tiếp đoàn đại biểu các nhà khoa học nghiên cứu về chim yến và yến sào đến tham quan, nghiên cứu.
Nguồn tin: Báo Nông nghiệp Việt Nam
Ngắm Những Chú Chim Giá Trăm Triệu
Nhiều người yêu thích chơi chim sở hữu những con chim trị giá cả trăm triệu đồng.
Từ lâu, chim cảnh vốn được coi là thú chơi dân dã, phù hợp với nhiều đối tượng. Số lượng loài chim cảnh khá đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, người ta chia chúng thành 3 loại chính: chim cảnh, chim hót và chim đá.
Chim cảnh được mệnh danh là chim “người mẫu”. Chúng có vẻ ngoài “bảnh chọe”, dáng vẻ ưa nhìn, bộ lông sặc sỡ, mượt mà. Đại diện cho “phe” này là hoàng yến, yến phụng, thanh tước, hỏa tiễn, chích chòe…
Qua một số người chơi chim lâu năm giới thiệu, chúng tôi có mặt tại ngôi nhà số 51, phố Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. Chủ nhân của ngôi nhà này là anh Tuấn Anh, một người “chịu chơi” trong việc sưu tầm các loài chim quý hiếm. Tại tư gia, anh Tuấn Anh sưu tập rất nhiều loài chim quý, trong đó phải kể tới chích chòe than trắng, chào mào trắng, chào mào be, chào mào mơ,… trị giá lên đến hơn 1 tỷ đồng.
Những chú chim đắt tiền thường được chủ nhân đựng trong những chiếc lồng không dưới chục triệu đồng/chiếc
Là người chơi chim đã được 7 năm, nhưng số tiền anh Tuấn Anh bỏ ra chơi chim không hề nhỏ. “Chơi chim thường có 2 loại: Chim màu và chim đấu. Sở thích của tôi thiên về chim màu. Tuy nhiên, tôi chỉ chơi tại gia đình, rất ít mang chim ra thi đấu nên giới chơi chim Hà Nội thường ít người biết tôi”, anh Tuấn Anh cho biết.
Chăm sóc chim cũng lắm kì công, phải lo cho chim ăn, ngủ, tắm rửa đầy đủ. Bên cạnh thức ăn công nghiệp, còn có thức ăn chế biến riêng rất cầu kì như châu chấu tươi, sâu, dế,… đặc biệt là phải có cám hạt để chim không bị mất màu.
Chú chào mào trắng (chân hồng, mỏ hồng, mắt hồng) có nguồn gốc từ Thanh Hà (Hải Dương) được định giá 200 triệu
Khi được hỏi, nếu có người trả giá thật cao cho những chú chào mào “độc nhất vô nhị” anh có ý định bán không, anh Tuấn Anh cho biết, muốn mua thêm còn không được nữa là bán đi. Nếu gặp những con chim hay và thực sự có “duyên” với mình, anh sẽ tiếp tục mua.
Tổng giá trị của những chiếc lồng chim quý hiếm…
… và những con chim đắt tiền có giá khoảng 1,5 tỷ đồng
Trí tò mò tiếp tục thôi thúc chúng tôi tìm tới “đại bản doanh” của anh Hùng nằm trên phố ngõ Gạch, Hoàn Kiếm, HN để chiêm ngưỡng những con chim có giá trị lên tới cả trăm triệu đồng. Căn nhà mặt tiền là địa điểm anh Hùng huấn luyện những đứa con cưng của mình. Không khó để nhận ra, tiếng chim thánh thót đang cất lên từ những lồng chim treo trước nhà.
Sáng giá nhất trong bộ sưu tập hơn 10 con chim là chú hoàng khuyên được anh “rước” về cách đây một năm tại Quy Nhơn (Bình Định). Anh kể, lần đó anh móc hầu bao gần 5.000 USD (khoảng 100 triệu đồng) để mua chú chim này. Thấy chúng tôi thắc mắc về mức giá “siêu khủng” của chú hoàng khuyên này, chủ nhân của nó giải thích: “Mức giá này không phải do tôi tự đặt ra mà do những “cao nhân” nhiều năm chơi chim định giá. Cách đây không lâu, một “đại gia” đã trả tôi mức giá 120 triệu nhưng tôi không bán. Đối với tôi, “em nó” là vô giá”.
Cũng theo lời anh Hùng, sở dĩ chú hoàng khuyên này trở lên vô giá bởi nó không phải khuyên thường mà là dòng biến đổi gen. “Hoàng khuyên toàn thân phủ một bộ lông vàng óng như hoàng đế. Điểm đặc biệt khác, mắt và chân của hoàng khuyên đều có màu đỏ. Nhìn chung, màu sắc khuyên càng “độc” thì người chơi càng thích, càng dị biệt và không “đụng hàng” thì giá càng khủng”.
“Những con chim quý, qua mỗi tay nuôi thường được đẩy giá lên, tuy nhiên giá trị của chim thường nằm trong khoảng nhất định. Tôi thường mua chim đẹp và hót hay nên giá của bộ sưu tập chim rất cao. Mỗi chú vành khuyên bé bằng… hạt cau có giá từ 30-40 triệu đồng chẳng phải là chuyện hiếm”, anh Hùng khẳng định.
Bên cạnh đó, anh Hùng cũng sở hữu một số loài chim quý hiếm như sáo trắng, chào mào mơ. Mỗi chú chim này cũng có giá từ vài chục triệu tới cả trăm triệu đồng.
Chú hoàng khuyên lông vàng, mắt đỏ, chân đỏ…
… có trị giá khoảng 120 triệu đồng
Do những chú chim này có nguồn gốc từ tự nhiên… … nên việc chăm sóc tốn rất nhiều thời gian và công sức
Bạn đang xem bài viết Người Sở Hữu Những Chú Chim Độc Nhất Có Giá Vài Tỷ Đồng Ở Vn trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!