Cập nhật thông tin chi tiết về Mỗi Con Chim Yến Ở Trong Nhà Bạn Cógiá Bao Nhiêu Tiền. mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tại sao nói nghề dẫn dụ chim yến là nghề đào vàng trắng?
Mỗi con chim yến dẫn dụ được có giá bao nhiêu?
Bài viết này chủ yếu nói về giá trị của từng con chim yến mang lại cho bạn, nó không phải là con số chính xác và chỉ là một bài toán cho chúng ta cùng định giá trị mà thôi.
Theo tìm hiểu thì chim yến nếu sống tốt, sống khỏe sẽ có tuổi thọ trên dưới 10 nằm, nên cứ làm tròng là 10 năm cho dễ tính.
Khối lượng 1 tổ yến trong khoảng từ 4 đến 10 gr, nhưng tổ yến có giá trị thì cũng phải từ 8gr trở lên. Vì vậy, đã mơ thì mơ cho cao là tổ yến trung bình có khối lượng 8 gr. Mà 8gr tổ yến này phải do 2 con chim (1 cặp) làm.
Mỗi năm chim yến sinh sản trung bình khoảng 3 mùa, chúng ta cứ thu tổ 2 lần 1 năm còn 1 mùa dưỡng chim.
1 kg yến là 1000gr có giá 20.000.000 vnđ vậy 1 gr yến có giá 20.000 vnđ ( 8gr yến có giá là 160.000 vnđ), vậy 1 con yến 1 mùa tạo ra 80.000 vnđ. Một năm thu hoạch 2 lần vậy 1 con yến làm ra 160.000 vnđ một năm. Chúng sống 10 năm trong nhà yến vậy mỗi con chim yến mang đến cho chúng ta 1.600.000 vnđ.
Từ một bài toán đơn giản chúng ta có thể thấy được giá trị của một con yến dẫn dụ được trong nhà yến là khoảng 1.600.000 vnđ. Đó là giá trị của 1 con chim yến ở lại, ngoài ra con chim yến này có thể sinh sản, rủ rê thêm những con khác nên giá trị của nó phải hơn 1.600.000 vnđ.
Chính vì lý do đó mà rất nhiều người ví việc dẫn dụ chim yến như khai thác vàng trắng. Một cặp chim yến làm ra 3.200.000 vnđ trong vòng đời của nó. Trước đây khi giá vàng ở mức 30 triệu một lượng thì mỗi cặp chim các anh chị đã có trong tay một chỉ vàng.
Vì vậy, hãy chân trọng từng con chim yến chúng ta dẫn dụ được. (Dù ít hay nhiều).
Cảm ơn các anh chị đã đọc bài viết và chúc anh chị thành công trong nghề dẫn dụ nuôi chim yến.
Chim Yến Ăn Gì? Sống Ở Đâu? Giá Bao Nhiêu Tiền? Mua Ở Đâu Rẻ
Trong các giống chim hiện nay thì Chim Yến là loài chim có giọng hót điêu luyện bậc nhất. Ngay cả những giống chim mau mồm mau miệng như Chích Chòe, Họa mi cũng không thể nào so bì được.
Trải qua bốn thập kỷ tồn tại và phát triển, giọng hót của Chim Yến vẫn được người đời ngưỡng mộ và giữ được vị trí độc tôn của mình.
Chim yến sống ở đâu? Chim Yến ( tên tiếng anh là Canario) vốn là giống chim Rừng sống chủ yếu ở Đại Tây Dương. Xét về vóc dáng thì giống Yến rừng có thân hình to lớn hơn Yến nhà rất nhiều.
Phần cánh và hai bên sườn chim có màu nâu sẫm và có điểm vạch xanh mờ…
Chim Yến là loài chim có giọng hót có thể làm say đắm lòng người. Tuy nhiên, giọng hót lại không thể bù đắp được bộ lông quá xấu của mình.
Có lẽ chính vì lý do này mà nhiều người chơi chim luôn tìm cách để lai tạo giống Yến để tạo ra được màu lông khác.
Bên cạnh giọng hót thì nhiều người còn quan tâm tới hình thức cũng như màu sắc lông của Chim Yến cảnh. Lông của Yến thuần chủng thường khá nhợt nhạt.
Chim Yến hoang dã và Yến nuôi có 3 màu nổi bật nhất: Là Vàng, đen, trắng.
Tổ yến được làm từ nước dãi của Yến chứ không phải sử dụng cành cỏ khô, lá cây như các loài chim khác.
Khi nước dãi của Yến khô cứng lại sẽ kết dính thành một tổ hợp rất vững chắc.
Thời gian làm tổ của chim yến thường khá dài. Thông thường, sẽ phải mất khoảng hơn 1 tháng để chiếc tổ hoàn thành kể từ khi chim trống và chim mái lựa chọn được vị trí xây tổ phù hợp.
Tùy vào từng loài yến khác nhau mà chúng sẽ có những phương pháp xây tổ khác nhau. Có loài xây bằng lông, rơm rạ,…
Hiện nay, trên thế giới chỉ có 2 loài yến duy nhất xây tổ bằng nước bọt và tổ của chúng được sử dụng để chế biến ra rất nhiều món ăn hấp dẫn.
Là loài chim bé nhỏ, khả năng tự vệ kém, vì vậy chim yến thường có rất nhiều kẻ thù khiến chúng cảm thấy sợ hãi.
Ngoài ra, chim yến cũng rất sợ một số loài côn trùng như: Gián, mối, mọt, kiến,….
Những loài này tuy không làm hại đến chim yến trưởng thành nhưng chúng thường phá hoại tổ và ăn trứng chim.
Thậm chí, chim yến non, mới chào đời cũng được xem là con mồi ưa thích của chúng.
Mặc dù, sở hữu hương vị thơm ngon, đem lại rất nhiều công dụng về sức khỏe cho con người. Tuy nhiên, việc khai thác tổ chim yến đang được xem là hành vi vô nhân đạo, bị những người yêu động vật lên án.
Chim yến có tập tính sống thành đôi, cả đời chỉ sống trong 1 chiếc tổ duy nhất.
Điều này cũng khiến chim trống chọn cách quyên sinh theo vì không chịu nổi nỗi đau mất vợ. Đa phần chim trống sẽ chọn cách gieo mình ngay cạnh chỗ chim mái chết.
Ngoài ra, nếu không phải vào mùa sinh sản, việc lấy tổ một cách quá mức sẽ khiến yến bị thổ huyết và chết do không đủ nước dãi để xây lại tổ.
Kích thước lồng sử dụng để nuôi chim yến thường là lồng gỗ lưới kẽm. Tùy thuộc vào số lượng Yến nuôi mà kích thước lồng sẽ to nhỏ khác nhau.
Nếu bạn có hoa tay cũng có thể tự đóng một chiếc lồng vừa đẹp lại tiết kiệm chi phí.
Nếu bạn chọn mua lồng kim loại thì các loài ký sinh trùng, rận, bọ sẽ không có chỗ trú ngụ. Từ đó sức khỏe của chim cũng vì vậy mà tốt hơn.
Lồng đơn nuôi một 1 chú Yến rơi vào khoảng 30 phân. Bề ngang của lồng nên rộng một chút để chim dễ dàng bay nhảy trong lồng. Để chim không cảm thấy bị tù túng, giam cầm.
Cần đậu của chim Yến hót nên làm bằng tre, đường kính chỉ khoảng 1 phân là đẹp.
Món ăn khoái khẩu của chim Yến hót chính là các loại thức ăn hạt như mè đen, hạt kê… Vậy nên bạn có thể sử dụng chén nhựa hoặc đựng trong một chiếc hộp nhỏ.
Lồng chim yến hót nên đặt ở nơi thoáng mát, có ánh nắng nhẹ chiếu qua. Không nên để lồng chim ở nơi có gió lùa trực tiếp vào.
Chim Yến hót là giống chim nhỏ và rất dễ mắc bệnh nên quá trình chăm sóc cần đặc biệt cẩn thận.
Như đã phân tích phía trên, Yến rất thích ăn các loại hạt. Hiện trên thị trường cũng đang bày bán rất nhiều các loại thức ăn được đóng gói sẵn trong các túi.
Cũng như không ảnh hưởng tới sức khỏe của Yến.
Ngoài ra chim Yến cảnh cũng rất thích ăn các loại thức ăn bột: Cách làm rất đơn giản chỉ cần nghiền nát bánh bích quy thành bột là chim Yến có thể tự ăn được.
Để đảm bảo chất dinh dưỡng các nghệ nhân thường kết hợp với bánh mì, bột gạo và lòng đỏ trứng gà.
Chim Yến khi có thể phân biệt được giống đực cái thì nên nuôi riêng ở 2 nơi khác nhau. Khi đến mùa sinh sản ta sẽ tiến hành ghép đôi cho chúng.
Quá trình ghép đôi có thể tiến hành như sau:
+ Để 1 trống , 1 mái vào chung một tổ. Nói thì có vẻ đơn giản nhưng để cho chúng làm quen và sinh sản chắc cũng phải mất 4-5 tháng.
Nếu giọng hót của Chim Trống có thể cuốn hút được chim Mái thì cho chung lồng thì một vài hôm chim sẽ thụ thai.
Thường thì 1 chú chim trống có thể phối được với 3 chú chim mái trong một mùa.
Chim Yến hót hiện có khá nhiều mức giá. Giá chim Non sẽ rẻ hơn rất nhiều so với chim trường thành và hót hay. Giá bán giao động từ 400.000 VNĐ- 900.000 VNĐ
13. Mua, Bán Chim Yến ở đâu tại Hà Nội, Tp Hcm
Hiện tại, trên toàn quốc đang có rất nhiều cơ sở nuôi yến, đặc biệt là các tỉnh thành thuộc khu vực ven biển.
Tại các thành phố trung tâm như Hà Nội, Nha Trang, Cần Thơ, Ninh Bình hay chúng tôi thì việc tìm các địa chỉ mua chim yến sẽ khó khăn hơn một chút.
Tuy nhiên, để mua được chim chất lượng, đem lại giá trị cao về mặt kinh tế, bạn nên lựa chọn các địa chỉ nuôi chim uy tín, có giấy tờ đầy đủ, đảm bảo chim khỏe mạnh, khả năng sinh sản tốt, không bị nhiễm bệnh.
Kiếm Nhiều Tỷ Đồng Mỗi Năm Nhờ Nghề Nuôi Chim Yến Trong Nhà
Nuôi chim yến trong nhà để lấy tổ là một nghề khá mới mẻ ở Việt Nam, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao vì sản phẩm này có giá trị khá lớn. Nếu như tổ yến ( yến sào ) xưa kia được xem là loại thực phẩm cao cấp và quý hiếm, chỉ được dùng trong yến tiệc của vua chúa, quan lại, thì nay các sản phẩm chế biến từ yến sào đã được đa dạng hóa, đôi lúc trở nên bình dân.
“Mỏ vàng trắng” trong nhà
Những mẩu chuyện từ hơn mười năm trước về việc chim yến vào làm tổ một cách tự nhiên ở một số ngôi nhà: 155 Thống Nhất, thành phố Nha Trang (Khánh Hòa); 21-23 Trần Hưng Đạo, thành phố Tuy Hòa (Phú Yên); Nhà hát Thanh Bình, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận)… nay đã trở thành những tư liệu trong các công trình nghiên cứu về phát triển nghề nuôi chim yếntrong nhà. Trong thực tế, nghề này nay đã tạo nên một làn sóng mới về đầu tư sản xuất đầy triển vọng, có sức lan tỏa khá lớn.
Trong lúc đang hoàn thiện nhà thì có nhiều chim yến bay đến đập vào cửa kính. Nhiều con bay được vào nhà thì bám lên trần tường, khiến chủ nhà quyết định dành 80m2 nhà cho chim đến ở. Từ đó, hằng năm, nhà yến này đã thu được một lượng tổ yến khá đều. Sự may mắn này phần nào cho thấy không chỉ có những tỉnh vốn rất giàu “tiềm năng” để nuôi yến, tiêu biểu như Khánh Hòa, mà ngay cả những vùng đất mới, nếu lành, chim yến cũng có thể tụ về trú ngụ.
Theo số liệu điều tra vào thời điểm tháng 6/2014, cả nước có 30 tỉnh, thành phố nuôi chim yến trong nhà với tổng số lượng trên 2.610 nhà yến, chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố: Tiền Giang, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh…
Ba năm sau đó, theo phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Lân Hùng Sơn (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) và thạc sĩ Hồ Thị Loan (Viện Hàn lâm và Khoa học công nghệ Việt Nam), đến tháng 3/2017, cả nước đã có 36 tỉnh, thành phố phát triển nghề nuôi yến trong nhà, với tổng số trên 5.060 nhà yến.
Các địa phương thuộc khu vực phía Nam như: Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang mỗi nơi có từ 550-700 nhà yến. Miền Trung mạnh nhất là các tỉnh: Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận, khi mỗi tỉnh đều có trên 200 nhà yến và đây là những địa phương đã quy hoạch vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở để phát triển nghề trong tương lai.
Điều đáng ghi nhận là thời gian gần đây, các tỉnh, thành phía Bắc như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, kể cả các tỉnh Tây Nguyên gồm: Kon Tum, Gia Lai cũng đã bắt đầu hình thành nghề nuôi yến trong nhà.
Nắm bắt cơ hội này, với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước duy nhất được giao trách nhiệm quản lý, khai thác yến sào trên các đảo tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa, cũng là địa phương có số lượng hang yến tự nhiên và sản lượng yến sào cao nhất nước, nhiều năm qua, Công ty yến sào Khánh Hòa đã đầu tư triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, phục vụ quá trình nuôi yến trong nhà.
Gia đình chị Đặng Thị Thanh Hằng, tổ dân phố Ngọc Thảo, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa là một ví dụ. Năm 2005 gia đình chị xây dựng nhà yến, sau khi được các chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật và lắp đặt thiết bị, chị đã thả chim mồi, chỉ thời gian ngắn đàn yến lần lượt kéo về và không ngừng tăng lên. Hiện gia đình chị mở rộng và sở hữu ba ngôi nhà yến, đều thành công khi hàng chục nghìn con chim yến liên tục nhả “vàng trắng,” để mỗi năm chị Hằng thu về trên 300kg tổ yến, trị giá nhiều tỷ đồng.
Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Lân Hùng Sơn-Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, người dành không ít thời gian cho nghiên cứu khoa học về chim yến, nói: “Sau hơn mười năm phát triển, nghề nuôi yến trong nhà ở Việt Nam từ chỗ phải mò mẫm tìm hiểu, tự thử nghiệm hoặc nhập khẩu công nghệ, vật liệu từ nước ngoài đã dần nghiên cứu hoàn chỉnh cơ sở khoa học, công nghệ để chủ động phát triển nghề này trên quy mô rộng, phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng địa phương.”
Hướng nào cho nghề nuôi yến tương lai?
Tuy đạt được một số kết quả khả quan nhưng số lượng nhà yến ở Việt Nam còn khá khiêm tốn, ít hơn nhiều lần so với các nước đi đầu trong phát triển nghề nuôi chim yến trong khu vực, như 200.000 nhà yến tại Indonesia, 10.000 nhà yến ở Thái Lan và 60.000 nhà yến ở Malaysia.
Nhìn vào bản đồ các nước Đông Nam Á, các vùng có chim yến sinh sống phần lớn nằm ven biển Andaman (một vùng nước ở Đông Nam vịnh Pengal), vịnh Thái Lan và Biển Đông. Lợi thế này cho thấy một thời gian dài Việt Nam đã “chối bỏ” món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng.
Điều kiện sinh cảnh lý tưởng cho yến sinh sống và phát triển bầy đàn là trong vùng có nhiều rừng (vườn) cây, có diện tích lớn mặt nước, có đồng lúa, bụi cây thấp và khí hậu nóng ẩm. Theo các nhà nghiên cứu, các tỉnh Nam Trung bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế hơn cả, bởi điều kiện tự nhiên ở các vùng này rất thuận lợi, hội đủ các yếu tố cho chim yến phát triển, có khả năng nhà yến cho năng suất cao.
Tuy vậy, nghề nuôi yến có mức đầu tư ban đầu khá lớn, lên đến hàng tỷ đồng và phải có thời gian để chim phát triển bầy đàn mới có thể thu hoạch tổ. Chúng phụ thuộc nhiều vào nhà đầu tư, yếu tố tự nhiên, kỹ thuật công nghệ và cách quản lý, khai thác. Trong bối cảnh số lượng nhà yến đang gia tăng, việc quy hoạch phát triển bền vững nghề nuôi chim yến cũng như quần đàn chim yến nhà là điều cần phải tính đến, trong đó nhất thiết phải có sự quản lý của nhà nước.
Tuy nhiên, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ mới ban hành Thông tư 35/2013/TT-BNN&PTNT, quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến bảo đảm vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm. Do đó không ít nhà khoa học, doanh nghiệp và cả người nuôi yến cho rằng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần ban hành văn bản chính thức, quy định cụ thể về quản lý nghề nuôi chim yến tại Việt Nam.
Thạc sỹ Lê Hữu Hoàng – Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Yến sào Khánh Hòa, gợi mở khi đã xác định rõ định hướng phát triển ngành nghề nuôi chim yến mang quy mô quốc gia, các địa phương trong toàn quốc cần phối hợp thực hiện trên cơ sở quy hoạch chặt chẽ ở mỗi tỉnh, tránh hiện tượng xây nhà yến theo lối tự phát, không tuân thủ quy hoạch, có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của ngành nghề nói chung và lợi ích của mỗi thành viên.
Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Lân Hùng Sơn lưu ý thêm việc quy hoạch các vùng nuôi yến cần tách biệt khu vực xây dựng nhà yến ra khỏi khu dân cư nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Với các tỉnh hiện có số lượng nhà yến lớn như: Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang cũng nên phát triển ở mức độ vừa phải, bởi lẽ sự cân bằng giữa nguồn thức ăn tự nhiên cho chim yến và chất lượng, năng suất tổ yến cũng là vấn đề cần tính đến.
Với những vùng nuôi yến ở phía Bắc mới hình thành, như: Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình gặp phải trở ngại về thời tiết mùa đông giá lạnh. Làm thế nào để trong mùa Đông, chim yến vẫn kiếm được mồi với đặc điểm sinh thái vừa bay vừa bắt mồi, là một vấn đề tiếp tục được nghiên cứu.
Đi sâu vào một vấn đề chi tiết, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa Tào Anh Tuấn nêu lên yêu cầu cụ thể, cần phải tích cực trồng cây, khôi phục rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, nhất là rừng cây phòng hộ ven biển, trên các đảo, rừng ngập mặn để tạo ra một lượng côn trùng là thức ăn chính cho chim yến. Có như vậy mới từng bước kết nối để hình thành những vùng sinh cảnh phù hợp với các bầy đàn và quần thể chim yến đến kiếm ăn và làm tổ sinh sống lâu dài.
Ngoài ra, các cơ quan chuyên môn tiếp tục tiến hành các công trình nghiên cứu khoa học để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nghề nuôi chim yến, kể cả lĩnh vực chế biến, nhằm tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm yến sào.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh mạnh, việc bảo hộ thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm yến sào của từng địa phương, từng doanh nghiệp cũng cần được chú trọng để đảm bảo uy tín, chất lượng cho các sản phẩm yến của Việt Nam, vốn được thị trường quốc tế lâu nay đánh giá cao./.
Theo Tiên Minh
Vietnam+
Giá Chim Nhồng (Yểng) Non Con Biết Nói Bao Nhiêu Tiền 2022? Mua Bán Ở Đâu?
Bạn thích nuôi một chú chim biết nói cho vui nhà vui cửa, muốn nuôi thú cưng là một loại chim thì không nên bỏ qua loại chim nhồng, vậy giá chim Nhồng ( Yểng) non con tập nói bao nhiêu tiền hiện nay và có thể mua ở đâu sẽ nội dung chia sẻ hôm nay của Gianongsan.org
Thông tin về chim Nhồng ( Yểng)
Chim Nhồng hay còn gọi là chim Yểng hay có người gọi là sáo đá chim có tên khoa học là Gracula religiosa thuộc họ nhà Sáo. Đây là loại chim có nguồn gốc từ vùng Nam Á và Đông Nam Á, phát hiện đầu tiên ở khu vực núi Hymalaya Ấn Độ.
Đặc điểm chim Nhồng:
Kích thước lớn, chim trưởng thành dài từ 20 – 25 cm
Cơ thể chắc chắn, màu sắc chủ đạo là đen bóng pha thêm vệt trắng trên cánh ở một vài chiếc lông
Có mỏ lớn màu vàng cam, bộ lông đen tuyền nhưng có màu chân có màu vàng bóng đều
Trên đầu có vệt màu vàng gần mắt và tai rất dễ nhận biết
Tiếng kêu tự nhiên rất lớn và khá ồn ào
Loài chim này có thể huấn luyện được
Sống theo cặp trống mái, cả 2 cùng nhau ấp trứng và nuôi chim non cho đến khi trưởng thành
Chim Yểng có biết nói không
Sự thật là loài chim này có tài bắt chước và ghi nhớ như một số loài vẹt vậy nếu được huấn luyện và nuôi đúng kỹ thuật. Vậy nên không khó để bắt gặp khi bạn vào nhà một ai đó và chúng cứ nói luyên thuyên, không chỉ bắt chước tiếng người mà chúng còn bắt chước được tiếng các loài vật khác một cách nhanh chóng.
Nhưng không phải loại nào cũng biết nói như mọi người nghĩ, việc để chim nhồng nói bắt buộc phải luyện tập ngay từ khi còn chim non, bên cạnh huấn luyện hàng ngày thì mọi người còn phải có cách chăm sóc khác biệt đặc biệt là các kỹ thuật khác. Nếu bạn không thể huấn luyện thì có thể mua loại đã được huấn luyện sẵn trước đó như thế khi về nuôi nó sẽ biết nói và nhanh bắt chước hơn.
Giá chim Nhồng ( Yểng) non con tập nói bao nhiêu tiền
Chính vì đây là loại chim vui vẻ, hoạt bát có thể nói được và bắt chước nhanh nên nó khá được nhiều người săn đón và tìm kiếm. Hiện nay do viêc săn bắt ngoài tự nhiên quá lớn nên số lượng ngày càng hạn chế nhưng ở các vườn chim thì họ có thể nhanh giống thành công loại này, nó khá dễ nuôi chỉ khó trong việc huấn luyện.
Mỗi nơi sẽ có một mức giá bán khác nhau, tùy vào độ nói chuyện và tiếng nói phát ra như thế nào mà người mua có thể mua với giá tiền lớn. Thì như mọi người biết thì với thú chơi chim cảnh, cá cảnh…thì quan trọng ớ nhu cầu sở thích còn giá có thể trao đổi.
Chim nhồng con tập nói: Giá từ 1 – 1,2 triệu đồng/ con
Chim nhồng đã biết nói: Giá từ 1,3 – 1,7 triệu đồng/ con
Cách lột lưỡi chim Nhồng
Để chim Nhồng có thể nói và phát ra âm thanh chuẩn không bị mờ hay không rõ thì trước hết mọi người phỉa biết cách lột lưỡi him nhồng. Việc lột lưỡi không ảnh hưởng đến chim mà qua đó cách phát ra tiếng của chim tròn và trong hơn.
Hướng dẫn lột lưỡi chim nhồng để tập nói mà không làm chim chết:
Sờ vào lưỡi của chim mọi người sẽ cảm nhận được lớp da lưỡi dày phía dưới lưỡi và nhám, dùng ngón tay có móng gỡ và lột nhẹ lớp đó ra
Nhiều người chỉ cách cho chim ăn ớt quả, an từ từ thì lưỡi sẽ bị lột do sức nóng của ớt nhưng cũng nhiều người cho rằng không cần lột chim vẫn nói được bình thường cho nên nếu như bạn thấy chim của mình không nói rõ và tròn thì có thể lột còn nếu chúng nói rõ thì không cần thiết. Nhớ là sau khi lột lưỡi chim đôi khi bị chảy máu nên sẽ ăn uống khó khăn.
Kỹ thuật nuôi chim Yểng
Trước khi tính đến chuyện luyện nói như thế nào thì mọi người nên học cách chăm sóc chim như thế nào để chúng phát triển tốt không bệnh tật.
Lồng chim: Chim là loại lanh lẹ, hoạt đồng nhiều suốt ngày nên lồng cần lớn, có gắn thêm nhiều thanh gác để chim bay nhảy thoải mái. Trong lồng luôn gắn đồ đựng thức ăn và nước uống, mùa hè bỏ thêm cốc lớn để có nước tắm
Thức ăn: Có thể mua bột chim, bên cạnh đó thường xuyên tìm sâu và châu chấu để chim có thức ăn tươi, nên bỏ thêm các loại trái cây cho chim ăn hàng ngày
Nước uống là nước lọc, thường xuyên cung cấp các loại thuốc hay vitamin để chim có sức đề kháng tốt
Thường xuyên vệ sinh lồng, nước uống nên thay hằng ngày và cệ sinh cốc uống sạch sẽ
Khi nuôi nên đặt lồng ở nơi thoáng mát, sạch sẽ và treo cao. Nếu có thể ban ngày nên treo lồng ở nơi có cây xanh, tán cây lớn giúp chung hít thở không khí thiên nhiên
Màu đông và khi có nhiều gió nên để chim ở nơi kin gió vì loại này khá nhạu cảm nên dễ bị lạnh.
Cách luyện chim Nhồng ( Yểng) nói
Điều quan trọng khi nuôi chim Nhồng chủ yếu là nói, đây là loại chim vui vẻ khiến người tiếp xúc thấy thoải mái vui vẻ mà không quá đâu đầu. Đây cũng có thể là người bạn khá thân thiết với con người. Nhưng để chim nói được không phải đơn giản.
Để huấn luyện chim Yểng nhanh nói và phát âm trong và tròn mọi người nên:
Để huấn luyện nói bạn phải chọn chim Nhồng từ 3 – 4 tháng tuổi trở lên là huấn luyện vì bắt đầu qua tháng thứ 6 là chim bắt đầu nói
Vậy nên qua tháng thứ 5, 6 thì nên tập nói từ những từ cơ bản nhất sau đó mới tập câu nói.
Mỗi tháng lột lưỡi 1 lần cho nó
Trong thời gian luyện nói nên để chúng ở trong không gian yên tĩnh và chỉ nghe tiếng người bởi nếu không thì chúng sẽ bị ảnh hưởng bởi các âm thanh khác.
Lưu ý khi luyện nói nên sử dụng những câu mà bạn thích, không dùng những từ khó nghe hay từ ngữ thiết tế nhị vì chúng sẽ bắt chước đặc biệt là việc la hét.
Chim Nhồng mua ở đâu giống tốt
Để có giống chim nhồng tốt thì mọi người nên chọn loại chim trống, nên mua chim non từ 3 – 4 tháng tuổi vì giai đoạn còn non rất khó nuôi. Hiện nay chim Nhồng cũng khá phổ biến nên không khó để tìm mua, ở những vườn chim khu vực Miền Trung thường nhiều hơn so với các khu vực còn lại.
Mọi người có thể đặt mua ở các vườn chim hay cửa hàng chim cảnh, đa phần loại này đều có bán hoặc có thể mua chim con ở những người đi săn bắt chim.
Bạn đang xem bài viết Mỗi Con Chim Yến Ở Trong Nhà Bạn Cógiá Bao Nhiêu Tiền. trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!