Xem Nhiều 3/2023 #️ Loài Chim Kiêu Hãnh Chỉ Đứng Hót Trên Cành Cây Cao # Top 9 Trend | Topcareplaza.com

Xem Nhiều 3/2023 # Loài Chim Kiêu Hãnh Chỉ Đứng Hót Trên Cành Cây Cao # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Loài Chim Kiêu Hãnh Chỉ Đứng Hót Trên Cành Cây Cao mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chích chòe than ( Copsychus saularis ) còn gọi với cái tên chim chìa vôi, là một loài chim dạng sẻ nhỏ trước đây là phân loại như là một thành viên của họ hoét (Turdidae ), nhưng bây giờ được xem là Đớp ruồi cựu thế giới (Old World) nó là các loài chim đặc biệt màu đen và trắng, với một cái đuôi dài được giữ thẳng đứng khi kiếm thức ăn trên mặt đất.

Phân bố

Chích chòe than, phân bố ở nhiều vùng nhiệt đới Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả ở Việt Nam.

Chích chòe than gần như sinh sống phổ biến trong các khu vườn đô thị cũng như ở những vùng rừng nhiệt đới, khu rừng thưa, đất canh tác, những nơi gần gũi với con người. Chúng được biết đến nhiều bởi giọng hót rất hay, và có thể bắt chước được nhiều giọng hót của loài chim khác.

Một đặc tính khá lạ làm nên sự khác biệt của chim Chích Chòe than với các loài chim khác đó là khi hót không bao giờ đậu cành thấp. Chúng thường chọn cành cao nhất của cây rồi đậu đó một khoảng thời gian dài và hót. Giọng hót của chim Chích Chòe than rất bài bản, không thể lầm lẫn được với giọng của các loài chim khác. Chính vì chúng khá bản lĩnh lại có giọng hót hay nên được rất nhiều người chuộng nuôi làm cảnh.

Kích thước chiều dài cơ thể khoảng 19cm, bao gồm cả cái đuôi dài thường dựng thẳng đứng. Bộ lông chim trống có màu đen ở phần phía trên cơ thể, kể cả phần dưới cổ trước ngực và phần rìa cánh. Màu trắng xuất hiện ở dưới bụng, một phần lông cánh và phần dưới của đuôi. Bộ lông của chim mái xám màu hơn. Chích chòe than mang một bộ lông rất sạch sẽ tươm tất vì vậy chúng gần như không có nét trùng với các loài chim khác.

Chích chòe than chủ yếu được nhìn thấy ở gần mặt đất, nhảy dọc theo cành cây hoặc tìm kiếm thức ăn trên lớp lá rụng ở mặt đất. Chế độ ăn uống chủ yếu là côn trùng và các loài động vật không xương sống, đôi khi chúng cũng ăn cả mật hoa, và cả tắc kè, rết và thậm chí còn ăn cả cá. Nó kiếm ăn suốt cả ngày và kể cả những buổi chiều muộn.

Sinh sản

Mùa sinh sản thường diễn ra từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm ở Ấn Độ và từ tháng 1 đến tháng 6 ở khu vực Đông nam Á. Chúng làm tổ trong các hốc trên cây, bên trong được lót bằng cỏ rác nhỏ, công việc chuẩn bị tổ hoàn tất trong khoảng 1 tuần và hầu hết là do chim mái làm.

Bốn hoặc năm trứng màu xanh lục kèm theo các đốm nâu, được đẻ trong khoảng 24 giờ. Thời gian ấp kéo dài trong khoảng từ 8 đến 14 ngày, và lúc này tổ có một mùi khá đặc trưng. Chim mái dành khá nhiều thời gian cho việc chăm sóc chim non, còn chim trống rất tích cực trong việc bảo vệ lãnh thổ, chống lại kẻ xâm phạm.

Hiện trạng

Chích chòe than được xem là loài chim có ít mối quan tâm trên toàn cầu, nhưng ở một số khu vực chúng đang trên đà suy giảm mạnh.

Tuổi thọ

Tuổi thọ của chim chích chòe than chỉ khoảng 7 năm.

Tổ Chim Siêu Nhỏ Trên Cành

Yến mào ria có tên khoa học là Hemiprocne comata , sống ở các khu vực có cây ọối rậm rạp và thường được tìm thấy ở Châu Á, cụ thể là ở Brunei, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore và Thái Lan.

Chiều dài cơ thể khoảng 15-17cm, Lông có màu nâu sẫm toàn thân ngoại trừ đầu và cánh, cánh có màu xanh đậm, chiều dài cánh cũng khác thường hơn so với đuôi,

đầu có màu xanh đậm cộng thêm 2 viền trắng song song kéo dài từ mỏ ra đến sau ót, chim trống có thêm 1 chấm màu hạt dẻ phía sau mắt.

Yến mào ria ăn chủ yếu là côn trùng, nó bắt mồi từ nơi nó có thể quan sát được toàn diện môi trường xung quanh, khi phát hiện ra con mồi, nó chuyển động vô cùng nhanh bay đuổi theo con mồi.

Mùa sinh sản thường diễn ra vào giữa tháng 2 và tháng 8, cả chim bố và mẹ cùng nhau xây dựng tổ, tổ được làm cách mặt đất từ 8 đến 40 met và thường được làm ở mặt trên của một cành cây nhỏ,

tổ làm xong nếu đứng không đủ gần rất khó có thể quan sát thấy và tổ giống như một phần của nhánh cây.

Nguyên liệu làm tổ là từ nước bọt, một ít lông và các cành cây nhỏ được nhúng thêm vào nước bọt, các vật liệu khác có thể được thêm vào trong quá trình ấp trứng.

Tổ của loài chim này có thể nói là siêu nhỏ, chỉ đủ chỗ cho vỏn vẹn 1 quả trứng duy nhất. khi ấp trứng chim bố mẹ sẽ đứng 1 bên tổ và cái tổ gần như nằm gọn trong lòng chim mẹ, chim bố mẹ sẽ ấp trứng trong khoảng thời gian 3 tuần,

chim non rời tổ khá sớm trong vòng 1 tuần sau khi nở, chim mẹ nuôi con bằng cách để chim non rút vào miệng mình lấy thức ăn ra, màu lông của chim non được xem là vô cùng tốt cho việc nguỵ trang. bộ lông này sẽ phát triển hoàn chỉnh trong vòng 50 ngày.

Quảng Bình: Lạ Lùng Chuyện Mua Chim Trên Cây

Những con chim rừng ở Quảng Bình được thợ bẫy, đánh mang về nhập và bán lẻ cho khách. Người mua chim để buôn bán, để chơi. Khách mua cả những chú chim trên cây ngoài tự nhiên, khi người dân phát hiện thấy.

“Tuyển” chim

Người chơi chim thường thích từng loại khác nhau. Vì thế chim cảnh được chia làm 3 nhóm: Chim nghệ sĩ như: họa mi, sơn ca, chích chòe lửa, chích chòe than, chim vành khuyên..; Chim bình dân như: khướu, chào mào, cu gáy,… và chim thô tục là các loài biết nói: yểng, sáo, cà cưỡng…

Chơi chim mỗi người có mỗi sở thích, nhưng để có một con chim hay thì thường là chim bẫy, bắt từ rừng già. Những con chim non nuôi sinh sản hay bắt tổ nuôi lên ít có tố chất như những con chim trưởng thành từ rừng.

Chuồng ô vuông để thuần khướu của gia đình anh H, (huyện Tuyên Hóa)

Ở thị trấn Đồng Lê (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình), nhà anh H, một đại lý thu mua chim nằm bên đường Quốc lộ 12, ngay đầu thị trấn. Cái biển “Bán chim cảnh” to tướng án ngữ trước cửa nhà. Khuôn sân rộng nhà anh H bày treo chim để bán, có hơn 70 lồng nhỏ nuôi đủ các loại chim, còn có lồng vuông to nhốt chim chào mào và chòe lửa mới thu mua về.

Anh H cho biết, con chim bẫy từ rừng mua giá rẻ hơn chim non nuôi lên, bởi công chăm sóc đến khi nghe được tiếng hót dạn người, hay thi đấu thì mất rất nhiều thời gian và rủi ro.

“Càng ngày người nuôi, chơi chim cảnh càng nhiều và phổ biến, nuôi nhiều thì rủi ro chết cũng nhiều, nên khách hàng mua cũng đều, không kể mùa nào trong năm”, anh H kể.

Vợ chồng anh H ngoài việc thu mua chim của các thợ bẫy ở Tuyên Hóa về nuôi, khi vào cám rồi thì bán sỉ, lẻ cho khách thì còn cung cấp dịch vụ bán lồng, chuồng nuôi và thức ăn tươi (sâu, dế, cào cào..) và khô (cám) cho các loại chim.

Chim được bày bán dạo trên vỉa hè ở Đồng Hới.

“Chim bẫy về xong được chụp hình rồi đăng lên các trang nhóm trên mạng rao bán. Khách ở xa chỉ bán được chim thuần và gửi qua nhà xe quen. Nếu con nào có đặc điểm lông khác tí hay móng chân trắng… thì để bán cho người quen, sau xem có tố chất gì đặc biệt không.

Chim mua của thợ bẫy về nhập thì giá cũng tùy con, tùy loại, chủ yếu chim chưa “vào cám”. Chim mua về được nhốt chung loại với nhau, rồi tuyển các con có tố chất nhốt lồng nhỏ để chăm riêng”, anh H cho biết.

Ở đại lý chim anh H thì chim chào mào bán ra dao động từ 100-150 ngàn/con, nhưng nếu con nào dáng to con, dài đòn và sổ giọng thì được nuôi thuần và có giá từ 1,5-3 triệu/con. Những chú chim hay thường được chủ nhân giữ lại để dượt tập rồi mang đi thi lấy tiếng rồi mới bán để được giá cao.

Nhờ đăng trên mạng, nên có ngày anh H gửi hàng chục con chim theo xe ô tô ra Hà Nội hay vào Đà Nẵng.

“Khách mua chim khắp cả nước, họ thích mua bao nhiêu mình cung cấp bấy nhiêu, nếu không đủ thì phải gom rồi mới gửi 1 lần” vợ anh H kể.

Mua chim trên cây

Ngoài thu mua chim, anh H cũng thường xuyên đi bẫy chim khắp các vùng Tuyên Hóa, Minh Hóa và cả bên Lào. Khác với anh Th bẫy chim bằng lưới để bắt số lượng lớn, anh H thường bẫy đấu bằng chim mồi. Chim bẫy đấu chủ yếu bắt chim bổi trống và con chim bổi cũng được đánh giá cao hơn chim bẫy lưới.

Anh M ở xã Xuân Trạch (huyện Bố Trạch) đang vào rừng bẫy chim.

“Trong lúc đi bẫy thì gặp ai bán chim thì mình mua luôn. Mua cả chim họ đã bẫy và chim chưa bẫy đang trên cây” anh H kể.

Chim được bán trên cây chủ yếu các loại chích chòe lửa, khướu, và họa mi. Giá chim trên cây cũng tùy loại chim như chích chòe lửa giá thường một trăm ngàn, chim họa mi giá năm trăm ngàn.

“Khi nhìn thấy chim thì dân họ gọi điện thoại báo, nếu lúc mình đến nhìn đúng có chim thật thì gửi tiền mua rồi tìm cách bẫy. Mua chim kiểu này rẻ, nhưng rủi ro cao, vì mua được chim rồi, tìm cách bẫy bắt về thì không đơn giản” anh H cho biết.

“Có lần, tôi cùng một người bạn phải mất 3 ngày để bẫy thành công được một chú họa mi ở trên xã Thanh Hóa (huyện Tuyên Hóa). Chú chim họa mi ấy về mới nuôi được mấy ngày thì lăn ra chết, uổng công sức lắm” anh H tiếc nuối.

Ngày trước, người dân chỉ nuôi chim cu gáy bởi thức ăn chủ yếu là thóc, đậu xanh dễ kiếm, các loại chim khác khó tìm được thức ăn để nuôi. Giờ công nghiệp chế biến phát triển, thức ăn cho chim đủ loại theo yêu cầu cho người chơi. “Chim gì cũng nuôi được, nếu có người mua đặt hàng thì một thời gian sẽ có chim, kể cả loại khó kiếm như đại bàng hay chim ưng” anh H cho biết.

Những chú chim chích chòe than trong một ngày đi bẫy đấu của Th (huyện Tuyên Hóa)

Nhiều người chơi chim đã thử nghiệm mô hình nuôi chim sinh sản, nhưng thành công không đáng kể và chim không “hay” bằng chim đánh bắt từ rừng.

Hàng ngày, hàng chục người thợ bẫy vào rừng, giăng lưới đặt bẫy khắp các khu vực để bắt chim. Rừng cạn kiệt, chim chóc đang bị tận diệt để phục vụ thú chơi của con người.

“Chúng ta cần có quy định và biện pháp thích hợp cụ thể để bảo vệ các loài chim tự nhiên trước khi quá muộn. Xử phạt và áp thu thuế cũng nên áp dụng với mặt hàng “chim” mang tính đặc thù này’, vị này nói.

Kỹ Thuật Trồng Ớt Chỉ Thiên Năng Suất Cao, Lợi Nhuận Khủng

– Đất trồng ớt: yêu cầu phải tơi xốp, thoát nước tốt

– Làm sạch cỏ, rải vôi bột, cày ải phơi đất từ 10-15 ngày

– Lên líp: chiều rộng từ 1 – 1,2m, cao từ 20 – 30cm, khoảng cách giữa 2 líp từ 0,4 – 0,5m

– Bón lót trước khi trồng: sử dụng cho 1.000 m2 (1 công)

· 100 kg vôi (rải trước khi cày, xới đất)

· 1 tấn phân hữu cơ ủ hoai

· 50 kg Super Lân

· 10-15 kg NPK 16-16-8

· 3 kg Kali (KCL)

· 2 kg Canxi Nitrat (CaNO3)

– Sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh hại, giảm thất thoát phân bón, nước tưới.

2. Gieo hạt, trồng cây:

– Hạt giống đem ngâm bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (52oC) trong khoảng 30 phút, sau đó vớt ra hong khô dưới ánh sáng mặt trời. Đem gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để phòng ngừa sâu, bệnh hại. Khi cây có từ 4-5 lá thật (28-32 ngày sau gieo) thì đem cây con ra trồng.

– Khoảng cách trồng : cây cách cây 30 – 40 cm, hàng cách hàng 50 cm (tương đương 3.500 – 5.000 cây/1.000 m2).

Chú ý: Nên trồng vào chiều mát, rải thuốc hạt Vibasu 10H (0,5 – 1 kg/1.000 m2) ngay lỗ trồng để phòng ngừa dế và côn trùng gây hại cây con.

3. Tưới nước

Giai đoạn đầu tưới nước đủ ẩm, ớt cần nhiều nước khi ra hoa rộ, đậu trái. Nếu trồng trên chân đất lúa thì tưới thấm là tốt nhất, có thể tưới từ 3 – 5 ngày/lần. Mùa mưa cần thoát nước tốt, không để nước ứ đọng lâu ngày, dễ bị bệnh hại.

4. Tỉa nhánh:

Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân nhánh để ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng. Nên tỉa cành lúc trời nắng, ráo để tránh lây nhiểm bệnh cho ớt.

5. Làm giàn:

· Giàn được làm bằng cây hay dây ni-lông, giàn giữ cho cây đứng vững. dễ thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế sâu bệnh hại.

· Mỗi hàng Ớt cắm 2 trụ cây lớn 2 đầu, dùng dây căn dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.

6. Bón phân:

Phân nên chia làm 4 lần bón:

· Lần 1: 20 – 25 ngày sau trồng:

o 4 kg Ure + 3 kg Kali + 10 kg NPK (16-16-8) + 2 kg Canxi Nitrat (Ure sữa) + 2 kg NASA – Super HUMIC (hoặc 1 kg NASA – Roots).

· Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều:

o 6 kg Ure + 5 kg Kali + 10-15 kg NPK (16-16-8) + 2 kg Canxi Nitrat + 2 kg NASA – Super HUMIC (hoặc 1 kg NASA – Roots)

· Lần 3: Khi bắt đầu thu hoạch trái:

o 6 kg Ure + 5 kg Kali + 10-15 kg NPK (16-16-8) + 3 kg Canxi Nitrat + 2 kg NASA – Super HUMIC (hoặc 1 kg NASA – Roots)

· Lần 4: Khi thu hoạch trái rộ:

o 4 kg Ure + 4 kg Kali + 10-15 kg NPK (16-16-8) + 3 kg Canxi Nitrat + 2 kg NASA – Super HUMIC (hoặc 1 kg NASA – Roots)

Cách bón phân: Vén màng phủ lên rải phân 1 bên hàng ớt hoặc đục lỗ màng phủ giữa 2 gốc Ớt. Nơi chủ động được nguồn nước có thể rải phân theo rãnh, kết hợp với tưới thấm.

*** Lưu ý:

· Bộ rễ cây ớt chủ yếu phát triển trên bề mặt líp, cây Ớt cho thu hoạch nhiều đợt trái, vì vậy bà con cần bổ sung các loại phân hữu cơ hoặc các hợp chất hữu cơ giúp bộ rễ phát triển tốt, tăng hấp thu phân bón: Các loạt phân bón như NASA – Super HUMIC, hoặc NASA – Roots… dùng để trộn với phân hóa học để rải gốc hoặc pha nước tưới

· Trong giai đoạn nuôi trái, Ớt thường bị rụng trái, trái méo mó, cong trái, thối đuôi trái do thiêu vi lượng BO và Canxi, vì vậy bà con cần phun định kỳ các loại phân bón qua lá có nhiều BO và Canxi như: NASA – Canxi BO, Canxi Rong biển, Canxi Clorua, phân vi lượng Chelate – chúng tôi định kỳ 7-10 ngày /lần

7. Sâu, bệnh hại Ớt

· Bọ Trĩ: Sống tập trung trong đọt non, mặt dưới lá non. Dùng các loại thuốc để phòng trị: Regent, Confidor, Admire…

· Bọ Phấn trắng, Sâu ăn tạp: Dùng thuốc Decis, Confidor, Abate, …

· Bệnh héo cây con: Gây hại chủ yếu vào giai đoạn vườn ươm, cây con mới trồng. Ớt bị bệnh sẽ thối rễ, cây chết hàng loạt. dùng các loại thuốc như: Validacin, Aliete, Ridomil, Anvil, Roral…đẻ phòng trị.

· Bệnh héo xanh: Bệnh do vi khuẩn gây hại, chủ yếu vào giai đoạn mang trái, cây thường bị héo vào buổi trưa, tươi lại vào buổi chiều. Với bệnh này cần phải nhỏ bỏ cây bị bệnh tiêu hủy, rải vôi bột, phun thuốc: New Kasuran, Copper Zin, Staner,… có thể phun ngừa bằng thuốc Kasumin, Copper B…

· Bệnh thán thư (Nổ trái): bệnh gây hại trên trái, lá thân và hoa, gây thiệt hại nặng cho năng suất. Có thể sử dụng các loại thuốc sau để phòng trị: Antracol, Ridomil, Mancozeb, Nativo, Score…

· Bệnh vàng lá chân, rụng trái…: Bệnh gây hại do thời tiết bất lợi, lá bị vàng, trái non bị rụng hàng loạt, giảm năng suất. Phòng ngừa, hạn chế bệnh bằng cách: khi thấy thời tiết bất lợi (mưa nhiều, sáng sớm và đêm lạnh, có sương, và sương muối…) cần tiến hành phun ngừa các loại thuốc như: Ridomil, Antracol, Mancozeb…không nên để ruộng quá ẩm, không nên trồng dày, phun các loại phân bón có chứa Canxi, vi lượng để tăng sức đề kháng.

Bạn đang xem bài viết Loài Chim Kiêu Hãnh Chỉ Đứng Hót Trên Cành Cây Cao trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!