Xem Nhiều 3/2023 #️ Làm Sao Để Giử Chim Yến Non Trong Nhà Yến Của Bạn Yến Sào. # Top 9 Trend | Topcareplaza.com

Xem Nhiều 3/2023 # Làm Sao Để Giử Chim Yến Non Trong Nhà Yến Của Bạn Yến Sào. # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Sao Để Giử Chim Yến Non Trong Nhà Yến Của Bạn Yến Sào. mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tại sao vào nhà yến thấy 1 con đã mọc lông còn 1 con thì đỏ hỏn.

Chim yến thường đẻ hai quả trứng trong một tổ yến sào, mỗi quả trứng cách nhau khoảng vài ngày nên mới có hiện tượng khi vào nhà yến thấy một con đỏ hỏn một con đã mọc lông hoặc 1 con bám ngoài thành tổ, 1 con nằm ở trong tổ.

Video chim yến tập bay trong nhà yến Lộc Bụt.

Sau khi các cánh của chúng đủ cứng cáp, thì vào một ngày đẹp trời nào đó chúng sẽ mạnh mẽ rời khỏi tổ và không bao giờ trở lại (điều này là điều chắc chắn, khi chúng đã rời khỏi tổ là không bao giờ quay về cái tổ đó nữa, còn chúng đi đâu thì không thể lý giải được, chỉ có những nhà nghiên cứu yến sào có đầy đủ thiết bị có lắp định vị gps thì mau ra biết được, nhưng chưa ai làm điều này cả).

Và thêm một điều nữa Lộc Bụt chia sẻ đến các bạn, chim yến non có tính độc lập rất cao, khác hẵn với những con chim non khác là khi tập bay hoặc khi học cách săn mồi luôn được bố mẹ kề bên, còn chim yến non thì không, mọi thứ chúng đều tự học lấy (bản năng) và chúng phải một mình ra đời ngay khi rời khỏi tổ. Lộc Bụt đã quan sát chim yến qua camera rất nhiều lần, chim bố mẹ thường đi kiếm ăn từ rất sớm và để con chim non ở lại một mình, đến một khoảng thời gian nào đó trong ngày, con chim yến non đủ tự tin sẽ tự mình rời khỏi tổ, lúc đầu những bước bay khá khập khiểng, yếu ớt, chúng cần một nơi để bám sau khi rời khỏi tổ yến (vì thế mà các bức tường dưới thanh đà tổ chúng ta không nên làm láng để chim yến non dễ dàng đu bám). Sau đó chúng sẽ theo luồng ánh sáng bay ra ngoài khám phá một vùng trời mới bao la ngoài kia.

Vậy làm cách nào để giử chim non sinh ra trong nhà yến.

Khi bay ra ngoài ngôi nhà yến mà nó sinh ra, chim yến non sẽ tìm một nơi để đu bám mới và chúng cũng phải đi kiếm ăn để sinh tồn.

Chim yến con không đi kiếm ăn cùng chim yến bố mẹ đó là điều lộc bụt quan sát được từ chính ngôi nhà yến của mình (còn anh chị có ý kiến khác là tùy anh chị), nếu chim yến con đi kiếm ăn cùng cha mẹ chúng thì nói thật là 100 con yến ra ràng thì gần như 100 con chim yến sẽ quay lại, vì chúng được dẫn dắt, chăm sóc từ cha mẹ của chúng. Nhưng chim yến con không đi kiếm ăn cùng cha mẹ, tự lực cánh sinh khi rời khỏi tổ nên tỷ lệ chúng quay lại nhà yến là cực kỳ thấp.

Theo suy nghĩ của Lộc Bụt chim yến có thể quay lại nếu nhà yến của anh chị là độc nhất vô nhị trong khu vực, chim yến non ra ngoài kiếm ăn và chỉ có duy nhất nhà yến của anh chị phát tiếng kêu thì nhiều khi chúng sẽ quay lại. Nhưng hiện nay ở đâu mà chẳng có nhà yến đã ra là khỏi về, hehe.

Chính vì tập tính này của chim yến mà những người nuôi chim yến có kinh nghiệm sẽ có xu hướng xây hai nhà yến sát nhau để con chim yến non của nhà yến này, khi rời khỏi tổ có thể bay vào chú ngụ ở nhà yến bên cạnh. Và những chủ nhà yến mới cũng rất thích xây sát một nhà yến đã thành công để đón nhận những con chim yến non của nhà yến bên cạnh.

Vì vậy, theo quan điểm của Lộc Bụt các anh chị đừng cố giử những con chim yến đã sinh ra từ nhà yến của mình (vì điều này cực khó do tập tính của chim yến), nhà yến của anh chị sẽ tăng đàn đón nhận những con chim yến từ nhà khác (đó cũng là một hiện tượng bình thường trong chọn lọc tự nhiên để tránh đồng huyết, cận huyết thống).

Nếu thực sự muốn giử lượng chim yến này thì vẫn có cách nhưng đòi hỏi chuyên môn của các bạn phải cao và phải là chuyên gia trong ngành yến, vốn lớn. Cách ấp nở trứng nhân tạo, nuôi chim yến non và cho chúng ăn như một số nước indonesia, malaysia. Ở Việt Nam thì theo Lộc Bụt biết thì chỉ có công ty yến sào khánh hòa làm việc này (còn hiệu quả thế nào thì Lộc Bụt không biết).

Đường Bay Lượn Của Chim Yến Sào Trong Nhà

Để chim yến có thể bay lượn khắp nơi không gian trong nhà. Thì người nuôi chim yến sào trong nhà cần chú ý đến đường bay của chim yến.

Chim có 3 đường bay: đường bay thẳng, đường bay dạo và đường bay lên xuống. Đường bay thẳng của chim yến không quan trọng lắm nhưng đường bay dạo và đường bay lên xuống là rất quan trọng.

Hai đường bay này phải có bán kính ít nhất là 2m với diện tích tối thiểu là 4x4m mới đảm bảo cho chim yến bay thuận lợi. Đường bay dạo từ sân đi vào lỗ ra-vào như thế nào thì chim yến cũng sẽ theo đường bay đó bay bên trong nhà.

Chim yến bay đến nhà từ phía bên trái thì đường bay bên trong nhà cũng từ phía bên trái. Để chim đổi hướng phía bên phải thì kích thước phòng phải lớn hơn 4x8m nếu không chim sẽ gặp khó khăn khi chuyển hướng và chim không thể bay vào các phòng kế tiếp được. chim yến có thể sử dụng được tất cả các phần của tấm ván tổ, vì bên trong nhà yến dạng mở không có các lỗ ra-vào giữa các phòng, mặc dù có sự phân chia phòng giả.

Người nuôi chim yến cũng cần nên quan tâm một số vấn đề sau đây:

Lỗ thông sàn tối thiểu là 4x4m, nếu nhỏ hơn chim yến sẽ gặp khó khăn khi bay vào bên trong lỗ ra-vào để đến các phòng ở bên trên hay bên dưới. Bố trí lỗ thông sàn ở vị trí gần tường để buộc chim phải chuyển hướng và bay lên hay bay xuống, vì nếu không có bức tường cản trở chim sẽ bay thẳng, không bay lên-xuống, do hệ thống định vị bằng âm thanh dội của chim hoạt động không hiệu quả trong trường hợp này. Trong dạng nhà chim yến mở rộng, chim có thể bay đến tất cả các phần của nhà yến và chim có xu hướng bay thẳng đến các phòng kế tiếp.

Hướng cửa hang: Đều hướng theo 3 hướng là Đông, Nam và Bắc, trong đó số lượng hang cửa hướng đông chiếm 55,6% tổng số hang khảo sát, hướng Nam và hướng Bắc chiếm 44,4%.

Để thu lại lợi thuận cao nhất từ tổ yến. Bạn cũng cần nên chú ý đến hệ thống làm ẩm, hệ thống loa, âm thanh sao cho hợp lý, tạo điều kiện tốt nhất cho chim yến, cũng như các hoạt động khác trong nhà nuôi yến.

Bài viêt được Siêu thị yến sào sưu tầm và chia sẻ cùng các bạn. Siêu thị yến sào sẽ luôn đồng hành cùng mọi người, những ai có nhu cầu tìm hiểu về cách nuôi yến sào.

Chim Yến Non Dụ Được Khoảng Bao Lâu Thì Làm Tổ Trong Nhà Yến.

Sau khi xây dựng nhà yến mới cho dù nhà yến được xây dựng với chi phí thấp hay chi phí cao, có dùng những thiết bị nhà yến mắc tiền hay rẻ tiền thì chủ đầu tư nhà nuôi yến luôn mong muốn dẫn dụ được nhiều chim yến non đến nhà yến của mình và từ đó bắt cặp, làm tổ, sinh sản và sau đó bạn sẽ thu được những tổ yến sào có giá trị.

Có nhiều anh chị thắc mắc là chim vào nhà ở rồi mà sao vào không thấy quẹt tổ?

Con chim quẹt tổ cả tháng, hai tháng mà mới được có chút xíu.

Hay sao tháng này anh vừa thu hoạch tổ xong đã thấy quẹt lại còn tháng khác khai thác yến sào xong mãi không thấy làm tổ mới?

….

Vậy thì một con chim yến non dẫn dụ được trong nhà yến mới xây dựng thì sau bao lâu chúng bắt đầu quẹt tổ, bao lâu chúng đẻ trứng, nuôi con và tiếp tục chu kỳ sinh sản mới. Hôm nay, với kiến thức hạn hẹp của mình Lộc Bụt xin đưa ra một chu kỳ hay vòng đời của một con chim yến từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành.

Hãy cứ mặc định vòng đời của một con chim yến non là khi chúng chào đời, tức là khi đúng mới nở (hay chúng vừa chui từ vỏ trứng ra ngoài). Thông thường chim mẹ thường để 2 trứng (thỉnh thoảng có 1 trứng, 3 trứng hoặc 4 trứng).

Sau khi nở, chim yến non sẽ được cha mẹ nuôi dưỡng trong 45 ngày. Trong thời gian này thì cả chim yến bố và chim yến mẹ đều có nhiệm vụ cung cấp thức ăn cho chim yến con.

Khi đến 45 ngày những chú chim yến non đã đủ lông đủ cánh có thể bay được, thì trước tiên nó sẽ đậu ở tổ yến và đập cánh liên tục nhiều lần, sau khi đã có lực nâng chúng sẽ bắt đầu bay quanh nơi tổ nơi chúng được sinh ra trước khi rời khỏi nhà yến đến với không gian bao la ngoài kia.

Sau khi rời khỏi nơi được sinh ra nó sẽ tìm cho mình một nơi ở mới, sau 30 ngày sau đó anh ta sẽ bắt đầu vào thời kỳ kết đôi.

Sau khi đã tìm được ý chung nhân của mình thì hai con sẽ cùng nhau xây dựng tổ yến mới.

Hai con chim yến sẽ kết những dãi nước dẽo từ tuyến dưới lưỡi, thông thường con chim yến đực sẽ quẹt tổ trước và tìm bạn tình (nó có thể tiếp tục quẹt tại vị trí đo hoặc quẹt một vị trí khác là do con cái quyết định). Thời gian quẹt hoàn thành một chiếc tổ phụ thuộc vào mùa trong năm, vào mùa mưa thời gian quẹt tổ khoảng thường là 40 ngày còn vào mùa khô thời gian làm tổ sẽ lâu hơn có khi lên đến 80 ngày. Vì thế những nhà yến đưa vào hoạt động trong khoảng thời gian này (đầu màu mưa) sẽ nhanh có tổ hơn những nhà yến đưa vào hoạt động vào mùa khô.

Sau khi chiếc tổ đã hoàn thành và sẵn sáng cho chim yến cái đẻ trứng, thì con chim yến cái sẽ đẻ khoảng 2 trứng trong khoảng thời gian 8 ngày.

Khi đã đẻ trứng xong, nhiệm vụ của chim yến là sẽ ấp trứng trong 21 ngày, nếu không có gì bất lợi thì trứng sẽ nở ra hai con chim yến non và được bố mẹ chăm sóc.

Cứ vậy tiếp tục một vòng đời chim yến non mới.

Chim Yến Làm Tổ Yến Sào Như Thế Nào ?

– Môt điều chắc chắn đó là tổ yến được con chim yến xây bằng dịch tiết ra từ miệng chim yến chứ không phải xây bằng gân sò, dịch cá như nhiều người lầm tưởng. Yến sào, Tổ yến là gì? Tổ yến sào là sản phẩm dinh dưỡng làm từ dãi chim yến, được nhiều người ưa chuộng sử dụng nhờ khả năng bổ sung đầy đủ các thành phần tốt cho sức khỏe. Quá trình làm ra tổ chim yến cũng không đơn giản mà là cả một quá trình dài.

Tổ yến được làm từ dãi của chim yến Quá trình làm tổ của chim yến đảo

Chim yến đảo làm tổ trong những hang động, vách đá, có giá trị kinh tế và dưỡng chất cao. Ban đầu khi bước vào mùa làm tổ, chim yến thường chọn cho chúng một vị trí cố định trong nhiều năm. Khi tuyến nước bọt phát triển thì là lúc chim yến xây tổ. Nước bọt được tiết ra, chúng dùng lưỡi đẫy nước bọt ra khỏi miệng và quẹt qua quẹt lại trên thành vách hang để định hình. Nước bọt của chim yến sẽ khô sau 2 đến 3 tiếng. Cụ thể các bước làm tổ của chim yến đảo như sau:

1. Chim yến chọn nơi làm tổ: Chim yến thích làm tổ ở những nơi có cường độ ánh sáng khoảng 2 lux nhằm tránh kẻ thù như cú mèo, dơi,… Chúng thường làm tổ ở những nơi đã từng có tổ chim yến bởi chúng tin tưởng nơi đó an toàn. Chim yến đảo thường chọn hang động, vách đá có lòng rộng, thoáng, điều kiện tự nhiên phù hợp với sự hình thành tổ yến.

2. Chim yến làm tổ như thế nào?

Vào mùa sinh sản, những đôi chim yến chọn cho mình vị trí thích hợp trên vách đá trong hang động để làm tổ.

Chim yến thường kiếm ăn ban ngày, làm tổ về đêm và do con đực đảm nhiệm.

Đêm đến, tuyến nước bọt của chim yến phát triển, cơ hàm ép nước bọt tiết ra, yến dùng lưỡi đẩy nước bọt lên mép tổ.

Yến tiếp tục đu mình trên mép tổ, chúc đầu xuống dưới tiếp tục tiết nước bọt để làm tổ

Cấu trúc tổ yến dần hình thành, lúc đầu thưa như xơ mướp, sau đó được dệt chặt chẽ

Tổ yến hoàn thành cũng là lúc chim yến sắp đẻ

Sau nhiều đêm thì tổ yến sẽ được hình thành. Bình quân mỗi đêm chim yến xây được khoảng 1mm tổ yến. Khi tổ chim yến lớn vừa đủ thì chim yến sẽ quẹt nước bọt lên mép tổ, rồi đu lên vách hay mép tổ để quẹt vào lòng tổ để tạo nơi đặt trứng chim. Nếu tổ có lớp xơ mướp thì có thể cho rằng yến sắp đẻ trứng.

Quá trình làm tổ của chim yến nhà

Chim yến nhà có đặc tính sinh trưởng và phát triển giống với yến đảo, chỉ khác địa điểm làm tổ là trong nhà yến do đó hình thức tổ yến cũng khác với yến đảo do hình thành trong môi trường được đảm bảo tránh thiên tai

1. Chim yến chọn nơi làm tổ

Chim yến nhà được dẫn dụ về làm tổ trong nhà yến qua các phương tiện hỗ trợ như âm thanh. Các nhà yến thường được làm ven biển, đảm bảo an toàn cho chim yến có thể trú ngụ vào ban đêm. Tổ yến đảo thường có chân yến không chắc chắn, tổ yến cong hình cánh cung chứ không khum như chiếc chén giống yến đảo.

2. Quá trình làm tổ của chim yến nhà

Ban ngày, chim yến kiếm ăn ngoài biển đảo như bình thường

Ban đêm, chim về nhà yến và bắt đầu công việc làm tổ trên vách nhà, vị trí này được cố định trong suốt cuộc đời làm tổ của chim yến

Khi tổ hoàn thành là lúc chim yến sinh đẻ, trong quá trình đẻ vẫn có thể tiếp tục xây thêm tổ từ 1-2mm

Chim yến làm tổ lần đầu có thể mất đến 4 tháng, tuy nhiên những lần tiếp theo chỉ mất từ 1 tháng.

Theo ghi nhận của những chuyên gia chuyên nghiên cứu về yến, tổ yến được làm ra là kết quả của quá trình rất khó khăn, vất vả của con chim yến. Mỗi khi chim yến tiết nước bọt xây tổ thì nó phải nhắm mắt, xù lông trông rất vất vả. Tổ yến sào điển hình có dạng như cái tai nên thường được gọi là tai yến, nặng từ 7 – 15gr (tổ làm lần đầu) và 5 – 10gr(tổ làm lần thứ 2), các lần sau tổ càng nhỏ. Yến sào có các màu như: màu trắng, màu hồng, màu đỏ hay còn gọi là yến huyết rất quý hiếm và có giá trị dinh dưỡng cao.

Tổ yến ở đâu có chất lượng tốt nhất?

Tại Việt Nam, tổ yến được hình thành và phát triển ở rất nhiều tỉnh thành với nhiều thương hiệu nổi tiếng khác nhau như yến sào Khánh Hòa, yến sào Bình Định, yến sào Cần Giờ, yến sào Hội An,… trong đó, yến sào SAO MAI được đánh giá có chất lượng tốt và đảm bảo nhất hiện nay.

Sản phẩm yến sào tại SAO MAI có yến sào tự nhiên và yến nhà . Yến tự nhiên được khai thác từ các đảo yến ngoài biển , đây là đặc trưng rất riêng của yến Khánh Hòa khi bảo tồn, lưu giữ được những hang yến lâu dài. Yến tự nhiên Khánh Hòa có chất lượng tốt, khai thác khó khăn, sản lượng không nhiều đặc biệt là yến huyết, yến hồng nên có giá thành cũng không nhỏ.

Ngoài yến tự nhiên, tại Khánh Hòa cũng phát triển nhiều Nhà Yến, được làm ven biển, chim yến về làm tổ rất nhiều. Lại áp dụng kỹ thuật di đàn, dẫn dụ tốt nên đảm bảo mỗi nhà yến có số lượng chim yến chuẩn, chất lượng tổ yến rất tốt.

Bạn đang xem bài viết Làm Sao Để Giử Chim Yến Non Trong Nhà Yến Của Bạn Yến Sào. trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!