Xem Nhiều 6/2023 #️ Lạ Lùng Chuyện Mua Chim Trên Cây Ở Quảng Bình # Top 8 Trend | Topcareplaza.com

Xem Nhiều 6/2023 # Lạ Lùng Chuyện Mua Chim Trên Cây Ở Quảng Bình # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Lạ Lùng Chuyện Mua Chim Trên Cây Ở Quảng Bình mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Người chơi chim thường thích từng loại khác nhau. Vì thế chim cảnh được chia làm 3 nhóm: Chim nghệ sĩ như: họa mi, sơn ca, chích chòe lửa, chích chòe than, chim vành khuyên..; Chim bình dân như: khướu, chào mào, cu gáy,… và chim thô tục là các loài biết nói: yểng, sáo, cà cưỡng…

“Tuyển” chim

Chơi chim mỗi người có mỗi sở thích, nhưng để có một con chim hay thì thường là chim bẫy, bắt từ rừng già. Những con chim non nuôi sinh sản hay bắt tổ nuôi lên ít có tố chất như những con chim trưởng thành từ rừng.

Ở thị trấn Đồng Lê (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình), nhà anh H, một đại lý thu mua chim nằm bên đường Quốc lộ 12, ngay đầu thị trấn. Cái biển “Bán chim cảnh” to tướng án ngữ trước cửa nhà. Khuôn sân rộng nhà anh H bày treo chim để bán, có hơn 70 lồng nhỏ nuôi đủ các loại chim, còn có lồng vuông to nhốt chim chào mào và chòe lửa mới thu mua về.

Anh H cho biết, con chim bẫy từ rừng mua giá rẻ hơn chim non nuôi lên, bởi công chăm sóc đến khi nghe được tiếng hót dạn người, hay thi đấu thì mất rất nhiều thời gian và rủi ro.

“Càng ngày người nuôi, chơi chim cảnh càng nhiều và phổ biến, nuôi nhiều thì rủi ro chết cũng nhiều, nên khách hàng mua cũng đều, không kể mùa nào trong năm”, anh H kể.

Vợ chồng anh H ngoài việc thu mua chim của các thợ bẫy ở Tuyên Hóa về nuôi, khi vào cám rồi thì bán sỉ, lẻ cho khách thì còn cung cấp dịch vụ bán lồng, chuồng nuôi và thức ăn tươi (sâu, dế, cào cào..) và khô (cám) cho các loại chim.

“Chim bẫy về xong được chụp hình rồi đăng lên các trang nhóm trên mạng rao bán. Khách ở xa chỉ bán được chim thuần và gửi qua nhà xe quen. Nếu con nào có đặc điểm lông khác tí hay móng chân trắng… thì để bán cho người quen, sau xem có tố chất gì đặc biệt không.

Chim mua của thợ bẫy về nhập thì giá cũng tùy con, tùy loại, chủ yếu chim chưa “vào cám”. Chim mua về được nhốt chung loại với nhau, rồi tuyển các con có tố chất nhốt lồng nhỏ để chăm riêng”, anh H cho biết.

Ở đại lý chim anh H thì chim chào mào bán ra dao động từ 100-150 ngàn/con, nhưng nếu con nào dáng to con, dài đòn và sổ giọng thì được nuôi thuần và có giá từ 1,5-3 triệu/con. Những chú chim hay thường được chủ nhân giữ lại để dượt tập rồi mang đi thi lấy tiếng rồi mới bán để được giá cao.

Nhờ đăng trên mạng, nên có ngày anh H gửi hàng chục con chim theo xe ô tô ra Hà Nội hay vào Đà Nẵng.

“Khách mua chim khắp cả nước, họ thích mua bao nhiêu mình cung cấp bấy nhiêu, nếu không đủ thì phải gom rồi mới gửi 1 lần” vợ anh H kể.

Mua chim trên cây

Ngoài thu mua chim, anh H cũng thường xuyên đi bẫy chim khắp các vùng Tuyên Hóa, Minh Hóa và cả bên Lào. Khác với anh Th bẫy chim bằng lưới để bắt số lượng lớn, anh H thường bẫy đấu bằng chim mồi. Chim bẫy đấu chủ yếu bắt chim bổi trống và con chim bổi cũng được đánh giá cao hơn chim bẫy lưới.

“Trong lúc đi bẫy thì gặp ai bán chim thì mình mua luôn. Mua cả chim họ đã bẫy và chim chưa bẫy đang trên cây” anh H kể.

Chim được bán trên cây chủ yếu các loại chích chòe lửa, khướu, và họa mi. Giá chim trên cây cũng tùy loại chim như chích chòe lửa giá thường một trăm ngàn, chim họa mi giá năm trăm ngàn.

“Khi nhìn thấy chim thì dân họ gọi điện thoại báo, nếu lúc mình đến nhìn đúng có chim thật thì gửi tiền mua rồi tìm cách bẫy. Mua chim kiểu này rẻ, nhưng rủi ro cao, vì mua được chim rồi, tìm cách bẫy bắt về thì không đơn giản” anh H cho biết.

“Có lần, tôi cùng một người bạn phải mất 3 ngày để bẫy thành công được một chú họa mi ở trên xã Thanh Hóa (huyện Tuyên Hóa). Chú chim họa mi ấy về mới nuôi được mấy ngày thì lăn ra chết, uổng công sức lắm” anh H tiếc nuối.

Ngày trước, người dân chỉ nuôi chim cu gáy bởi thức ăn chủ yếu là thóc, đậu xanh dễ kiếm, các loại chim khác khó tìm được thức ăn để nuôi. Giờ công nghiệp chế biến phát triển, thức ăn cho chim đủ loại theo yêu cầu cho người chơi. “Chim gì cũng nuôi được, nếu có người mua đặt hàng thì một thời gian sẽ có chim, kể cả loại khó kiếm như đại bàng hay chim ưng” anh H cho biết.

Nhiều người chơi chim đã thử nghiệm mô hình nuôi chim sinh sản, nhưng thành công không đáng kể và chim không “hay” bằng chim đánh bắt từ rừng.

Hàng ngày, hàng chục người thợ bẫy vào rừng, giăng lưới đặt bẫy khắp các khu vực để bắt chim. Rừng cạn kiệt, chim chóc đang bị tận diệt để phục vụ thú chơi của con người.

“Chúng ta cần có quy định và biện pháp thích hợp cụ thể để bảo vệ các loài chim tự nhiên trước khi quá muộn. Xử phạt và áp thu thuế cũng nên áp dụng với mặt hàng “chim” mang tính đặc thù này’, vị này nói.

Theo Thanh Hà (Infonet)

Quảng Bình: Lạ Lùng Chuyện Mua Chim Trên Cây

Những con chim rừng ở Quảng Bình được thợ bẫy, đánh mang về nhập và bán lẻ cho khách. Người mua chim để buôn bán, để chơi. Khách mua cả những chú chim trên cây ngoài tự nhiên, khi người dân phát hiện thấy.

“Tuyển” chim

Người chơi chim thường thích từng loại khác nhau. Vì thế chim cảnh được chia làm 3 nhóm: Chim nghệ sĩ như: họa mi, sơn ca, chích chòe lửa, chích chòe than, chim vành khuyên..; Chim bình dân như: khướu, chào mào, cu gáy,… và chim thô tục là các loài biết nói: yểng, sáo, cà cưỡng…

Chơi chim mỗi người có mỗi sở thích, nhưng để có một con chim hay thì thường là chim bẫy, bắt từ rừng già. Những con chim non nuôi sinh sản hay bắt tổ nuôi lên ít có tố chất như những con chim trưởng thành từ rừng.

Chuồng ô vuông để thuần khướu của gia đình anh H, (huyện Tuyên Hóa)

Ở thị trấn Đồng Lê (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình), nhà anh H, một đại lý thu mua chim nằm bên đường Quốc lộ 12, ngay đầu thị trấn. Cái biển “Bán chim cảnh” to tướng án ngữ trước cửa nhà. Khuôn sân rộng nhà anh H bày treo chim để bán, có hơn 70 lồng nhỏ nuôi đủ các loại chim, còn có lồng vuông to nhốt chim chào mào và chòe lửa mới thu mua về.

Anh H cho biết, con chim bẫy từ rừng mua giá rẻ hơn chim non nuôi lên, bởi công chăm sóc đến khi nghe được tiếng hót dạn người, hay thi đấu thì mất rất nhiều thời gian và rủi ro.

“Càng ngày người nuôi, chơi chim cảnh càng nhiều và phổ biến, nuôi nhiều thì rủi ro chết cũng nhiều, nên khách hàng mua cũng đều, không kể mùa nào trong năm”, anh H kể.

Vợ chồng anh H ngoài việc thu mua chim của các thợ bẫy ở Tuyên Hóa về nuôi, khi vào cám rồi thì bán sỉ, lẻ cho khách thì còn cung cấp dịch vụ bán lồng, chuồng nuôi và thức ăn tươi (sâu, dế, cào cào..) và khô (cám) cho các loại chim.

Chim được bày bán dạo trên vỉa hè ở Đồng Hới.

“Chim bẫy về xong được chụp hình rồi đăng lên các trang nhóm trên mạng rao bán. Khách ở xa chỉ bán được chim thuần và gửi qua nhà xe quen. Nếu con nào có đặc điểm lông khác tí hay móng chân trắng… thì để bán cho người quen, sau xem có tố chất gì đặc biệt không.

Chim mua của thợ bẫy về nhập thì giá cũng tùy con, tùy loại, chủ yếu chim chưa “vào cám”. Chim mua về được nhốt chung loại với nhau, rồi tuyển các con có tố chất nhốt lồng nhỏ để chăm riêng”, anh H cho biết.

Ở đại lý chim anh H thì chim chào mào bán ra dao động từ 100-150 ngàn/con, nhưng nếu con nào dáng to con, dài đòn và sổ giọng thì được nuôi thuần và có giá từ 1,5-3 triệu/con. Những chú chim hay thường được chủ nhân giữ lại để dượt tập rồi mang đi thi lấy tiếng rồi mới bán để được giá cao.

Nhờ đăng trên mạng, nên có ngày anh H gửi hàng chục con chim theo xe ô tô ra Hà Nội hay vào Đà Nẵng.

“Khách mua chim khắp cả nước, họ thích mua bao nhiêu mình cung cấp bấy nhiêu, nếu không đủ thì phải gom rồi mới gửi 1 lần” vợ anh H kể.

Mua chim trên cây

Ngoài thu mua chim, anh H cũng thường xuyên đi bẫy chim khắp các vùng Tuyên Hóa, Minh Hóa và cả bên Lào. Khác với anh Th bẫy chim bằng lưới để bắt số lượng lớn, anh H thường bẫy đấu bằng chim mồi. Chim bẫy đấu chủ yếu bắt chim bổi trống và con chim bổi cũng được đánh giá cao hơn chim bẫy lưới.

Anh M ở xã Xuân Trạch (huyện Bố Trạch) đang vào rừng bẫy chim.

“Trong lúc đi bẫy thì gặp ai bán chim thì mình mua luôn. Mua cả chim họ đã bẫy và chim chưa bẫy đang trên cây” anh H kể.

Chim được bán trên cây chủ yếu các loại chích chòe lửa, khướu, và họa mi. Giá chim trên cây cũng tùy loại chim như chích chòe lửa giá thường một trăm ngàn, chim họa mi giá năm trăm ngàn.

“Khi nhìn thấy chim thì dân họ gọi điện thoại báo, nếu lúc mình đến nhìn đúng có chim thật thì gửi tiền mua rồi tìm cách bẫy. Mua chim kiểu này rẻ, nhưng rủi ro cao, vì mua được chim rồi, tìm cách bẫy bắt về thì không đơn giản” anh H cho biết.

“Có lần, tôi cùng một người bạn phải mất 3 ngày để bẫy thành công được một chú họa mi ở trên xã Thanh Hóa (huyện Tuyên Hóa). Chú chim họa mi ấy về mới nuôi được mấy ngày thì lăn ra chết, uổng công sức lắm” anh H tiếc nuối.

Ngày trước, người dân chỉ nuôi chim cu gáy bởi thức ăn chủ yếu là thóc, đậu xanh dễ kiếm, các loại chim khác khó tìm được thức ăn để nuôi. Giờ công nghiệp chế biến phát triển, thức ăn cho chim đủ loại theo yêu cầu cho người chơi. “Chim gì cũng nuôi được, nếu có người mua đặt hàng thì một thời gian sẽ có chim, kể cả loại khó kiếm như đại bàng hay chim ưng” anh H cho biết.

Những chú chim chích chòe than trong một ngày đi bẫy đấu của Th (huyện Tuyên Hóa)

Nhiều người chơi chim đã thử nghiệm mô hình nuôi chim sinh sản, nhưng thành công không đáng kể và chim không “hay” bằng chim đánh bắt từ rừng.

Hàng ngày, hàng chục người thợ bẫy vào rừng, giăng lưới đặt bẫy khắp các khu vực để bắt chim. Rừng cạn kiệt, chim chóc đang bị tận diệt để phục vụ thú chơi của con người.

“Chúng ta cần có quy định và biện pháp thích hợp cụ thể để bảo vệ các loài chim tự nhiên trước khi quá muộn. Xử phạt và áp thu thuế cũng nên áp dụng với mặt hàng “chim” mang tính đặc thù này’, vị này nói.

Chim Rừng “Khóc” Trên Phố Quảng!

Những con chim bị nhốt trong lồng nhảy đạp liên tục và cất lên những “tiếng khóc” muốn trở về với đồng loại của chúng ở núi rừng. Là động vật hoang dã cấm săn bắn, vậy mà những chú chim có nguồn gốc từ các vùng rừng núi cao vẫn được bày bán công khai ngay trên các đường trong TP. Tam Kỳ và các huyện khác thuộc tỉnh Quảng Nam…

Nhiều xe máy chở chim rừng nối đuôi nhau vào TP. Tam Kỳ để bán cho dân chơi chim.

Chim rừng vào lồng son…

Một vài năm trở lại đây, thú chơi chim cảnh của người Quảng Nam trở thành phong trào cũng đồng nghĩa với việc mua bán chim rừng trên các cung đường TP Tam Kỳ, Quảng Nam trở nên sôi động hơn hẳn và luôn luôn đông khách.

Trong vai người khách mới tập chơi chim, tôi làm quen và bắt chuyện với anh T.Đ.V. (quê Nông Sơn, Quảng Nam), một người bán chim có thâm niên, được biết: chỉ cần đi vài ngày vào rừng kèm theo cái bẫy con chim mồi và cây sào dạo quanh trong rừng, ngày có thể bẫy được cả chục con chim mồi, đang bẫy thì mình tranh thủ đi tìm các tổ chim con để bắt thêm về bán, nếu bắt được chim quý đem xuống Tam Kỳ hay một số nơi khác là bán được. Hiện nay, người dân thích chơi chim quý lắm, chẳng hạn như nhồng, cà cưỡng, chìa vôi (chích chòe – PV) và các loại chim khác…

Tính tất cả chi phí dọc đường, mỗi chú chim bắt được trong núi, trong rừng khoảng bốn, năm chục ngàn đồng. Nhưng mà khi lên TP bán thì cả trăm hay cả triệu đồng lận, bán cao hơn gấp 5 lần so với mua từ các em nhỏ bán lại. Anh V. vừa nói vừa chỉ: “Như con nhồng này, tôi mua từ các em học sinh chỉ có vài chục ngàn, nhưng xuống đây tôi bán 300.000 đồng một con, không chỉ có chim nhồng mà nếu có chim cà cưỡng thì đắt gấp bội” – anh V. cho biết.

Dạo quanh các tuyến đường trong TP. Tam Kỳ, nhất là đường Hùng Vương, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu và khu vực chợ Tam Kỳ sẽ thấy đầy rẫy chim rừng. Các chú chim được nhốt trong lồng nhiều ngăn và hàng chục các lồng nhỏ bu bám đầy xe…

Ngoài anh V. ra, khu vực ngã tư đường Huỳnh Thúc Kháng và Hùng Vương còn có nhiều người bán chim nuôi cảnh khác, họ chủ yếu là những người ở miền núi cao xuống bán. Người nào bán ít cũng có 4 – 5 lồng chim. Mỗi lồng như thế có đến 15 – 20 con. Chủng loại thì đủ cả, từ chích chòe lửa, khướu bạc má, sơn ca, họa mi, vành khuyên, trà mi cho tới những con chim cắt, vẹt…

Đang tâm sự với anh V. thì có một người khách ăn mặc bảnh bao đến hỏi mua cặp chim vẹt, vừa ngắm ngía vừa săm soi hai chú vẹt, vị khách đó hỏi giá bao nhiêu, anh V. nói: “Cặp vẹt đó có người trả 300.000 đồng rồi mà tôi chưa bán!”. Khách hỏi tiếp: “Chứ anh bán bao nhiêu thì bán cho em? – “350.000 đồng có mua không?”, anh V. nói dứt khoát! – Thôi anh bỏ vào lồng cho em đi. Nói xong, người khách đưa tiền và xách hai chú vẹt về nhà.

Tôi quay sang hỏi anh V.: – Cặp vẹt đó anh bắt ở đâu vậy? – Cặp vẹt đó tui đi núi 3 ngày mới bẫy được đó, về nuôi cả tháng trời chúng mới dạn, chứ mới bắt về nó nhát lắm.

Một bé trai, con của bà chủ quán nhậu nằm trên đường An Hà, TP. Tam Kỳ đang vặt lông hàng chục con chim quốc. Được biết chim quốc là một loài chim quý hiếm.

Theo quan sát, tôi được biết, ở khu vực ngã tư đường Hùng Vương – Huỳnh Thúc Kháng, TP. Tam Kỳ không chỉ có bán chim bẫy và chim bắn mà bán cả chim con và mới nở. Những tổ chim chào mào non và đặc biệt là chim chích chòe có nhiều nhất, chúng còn nằm trong tổ, chưa thể cất cánh, mới biết ăn “bột” tổng hợp được ra giá gần 100.000 đồng/con; họa mi, sơn ca lông óng mượt có giá từ 200.000 – 500.000 đồng/con… Theo các chủ quầy bán chim, toàn bộ số chim quý trên được họ thu mua lại từ những thương lái chim chuyên đi gom của dân săn bắt chim ở các ngọn núi cao và mua lại từ các em học sinh bắt.

… Và lên “thớt” của các quán nhậu!

Không chỉ có việc săn, bẫy chim rừng về bán cho dân nuôi, mà thời gian gần đây, trên địa bàn Quảng Nam đã mọc lên nhiều quán nhậu với các món chim đồng dân dã. Những quán nhậu này chỉ cách TP. Tam Kỳ, Quảng Nam chưa đầy 3km, chạy dọc xuống đường An Hà, phường An Phú, TP. Tam Kỳ, nhưng có đến gần 20 quán nhậu, toàn là mồi chim đồng, thú rừng mọc lên. Không chỉ có ở đường An Hà mà ngay tại TP. Tam Kỳ cũng mọc lên rất nhiều quán nhậu chim đồng nằm ở phía sau thư viện tỉnh Quảng Nam và đường Trần Quý Cáp…

Được biết, chim Cuốc là loại chim có tên trong Sách đỏ của Việt Nam, cần được bảo vệ, nhưng với những gì đang xảy ra với loài chim này, tại các quán nhậu cho thấy tình trạng kêu cứu ở mức báo động đỏ đối với loài chim này. Ngoài ra, các loại chim khác cũng đang trên đà bị tận diệt, theo đó đa dạng tự nhiên đang bị đe dọa là điều dễ nhận thấy. Các loại chim này được xem là “thiên địch” bảo vệ mùa màng cho nhà nông, việc chúng đang mất dần khiến sâu bệnh phát triển làm hại mùa màng và nhiều hệ lụy khác nữa mà hôm nay mỗi chúng ta chưa thể hình dung được.

Một đĩa chim rừng được làm xong bày trên bàn nhậu.

Một thực tế đáng lo ngại là số lượng chim rừng ngày càng giảm, một phần do con người tàn phá rừng, môi trường sinh sống của chim, phần khác con người lại nhẫn tâm săn bắt kể cả chim con. Cho nên, để bảo vệ chim rừng khỏi họa tuyệt chủng thì rất cần ý thức của mỗi người trong việc không săn bắt, không mua bán và không chơi chim…

Để bảo tồn cho sự sống và sinh tồn của loài động vật này không bị cạn kiệt, đề nghị cơ quan chức năng Quảng Nam và lực lượng kiểm lâm cần kiên quyết thực hiện những biện pháp ngăn chặn việc săn bắn chim rừng và sớm vào cuộc giải thoát cho các động vật trên và trả lại môi trường sống cho chúng.

Bài, ảnh: Trương Hồng Phong (SKĐS).

Độc Và Lạ Với Những Chiếc Lồng Chim Có Giá “Trên Trời”

Con chim quí phải ở lồng son

Với chim khuyên, chúng không cần biết cái lồng chúng đang ở trị giá bao nhiêu. Chúng chỉ biết tập hót, thi hót và không muốn mình trở nên kém cạnh so với đồng loại.

Tuy nhiên, người chơi chim thì không chỉ dừng lại ở việc nuôi và luyện những chú chim líu hay, líu khỏe. Họ bắt đầu đua theo câu nói xưa: “Con chim quí phải ở lồng son”. Mặc dù chiếc lồng đắt tiền này để trưng bày là chính. Những cuộc thi chim là dịp để những chiếc lồng đẹp, lồng quí được trưng ra.

Hiện nay, những chiếc lồng đắt tiền nhất thường được làm bằng ngà voi, có giá từ 200 đến 700 triệu đồng. Những chiếc lồng được làm bằng tre già và chạm trổ tinh tế cũng khá đắt tiền, từ 50 triệu đến 120 triệu đồng.

Việc độ lồng cũng được dân chơi ưa chuộng như tậu thêm những bộ cóng (đựng thức ăn cho chim khuyên) bằng sừng, đồi mồi hoặc ngà voi tùy theo túi tiền của mình. Đắt tiền nhất là độ bằng ngà voi. Một chiếc rọ đựng châu chấu cho chim ăn nhỏ xíu (dài khoảng 8 cm, rộng chừng 2 cm) bằng ngà voi cũng có giá tới 5 triệu đồng. Vì vậy, một bộ cóng (khoảng 4-5 chiếc) bằng ngà sẽ lên tới 20 – 25 triệu đồng.

Những chiếc lồng độc đáo

Hà Chí Hùng, biệt hiệu Hùng xiếc vì anh vốn là diễn viên xiếc, được coi là người sở hữu nhiều chiếc lồng chim đắt tiền, trong đó chiếc lồng Ngũ Long tranh châu (năm con rồng tranh ngọc). Gia tài lồng chim của Hùng có tới gần 20 chiếc với các tích khác nhau như Cửu Lanh châu, Ngũ Phúc, Thập bát La Hán, Mai điểu…

Chiếc lồng Ngũ Long tranh châu được nhiều người ngưỡng mộ và trả giá hơn 50 triệu đồng, nhưng Hùng không bán. Chiếc lồng này Hùng đã mua cách đây 10 năm với giá 7 triệu đồng, tương đương 1 cây vàng. Tính đến nay, chiếc lồng đã có tuổi đời 15 năm.

Dù là công tử con nhà giàu, thích gì được nấy, nhưng với số tiền đó, Hùng cũng phải dành dụm một thời gian mới có được. Hùng tự hào khoe, chiếc lồng này càng để lâu càng đỏ, lúc ra nắng trông đỏ au “như màu của thời gian”.

Có lẽ, niềm vui sướng nhất của Hùng là có nhiều người cùng chia sẻ sự ngưỡng mộ với chiếc lồng này. Thỉnh thoảng, không thấy Hùng mang lồng Ngũ Long ra hội quán chim, bạn bè trong giới lại hỏi thăm.

Hùng cũng là một người nghiện độ lồng. Không bằng lòng với cái đẹp nguyên bản, chiếc lồng Ngũ Long tranh châu được Hùng lược bớt các chi tiết rườm rà. Thêm vào đó là chiếc cầu xinh xắn bằng ngà voi có hình hai con rồng chầu hai bên cho khuyên leo trèo. Một số chi tiết khác bằng ngà voi cũng được độ thêm.

Sở dĩ Hùng có nhiều lồng cũng chỉ vì có cái nọ, lại phải thêm cái kia. Vì có chiếc lồng chạm trổ theo tích Mai điểu (Chim hoa), Hùng lại phải tậu thêm bộ cóng theo tích Mai điểu bằng ngà voi. Hùng khoe với tôi chiếc rọ châu chấu theo tích Mai điểu bằng ngà voi chạm trổ cầu kỳ. Chú chim như đang lạc vào rừng mai, chiếc mỏ vươn lên như đang tìm mồi, đôi cánh như đang chấp chới muốn bay lên.

Hùng cho biết, những người thợ đã mất gần ba tháng trời mới hoàn thành chiếc rọ này. Dù nó nhỏ xíu nhưng các chi tiết được chạm vô cùng tinh xảo khiến cho con chim rất sống động. Rồi cũng vì có bộ cóng cá chép hóa rồng rất đẹp có giá chỉ 500.000 đồng, Hùng lại đặt một chiếc lồng theo tích đó với giá 100 triệu đồng.

Hôm rồi, Hùng lại khoe đang mê hai chiếc lồng, nhưng chưa đủ tiền. Một chiếc bằng tre được chạm khảm tinh vi có giá 130 triệu đồng, một chiếc khảm ngà giá 90 triệu đồng. Và tôi đoan chắc, số lượng lồng chim của Hùng sẽ không chỉ dừng lại ở con số 20. Ngoài thú chơi chim và lồng chim, Hùng còn có nhiều thú chơi xa xỉ khác như chơi xe phân khối lớn, bộ sưu tập cần câu, chó sói Thái, gà rừng Tân Châu…

Trước khi chơi lồng chim, anh Huy đã từng nổi tiếng trong giới vì sở hữu nhiều con chim líu hay và con hoàng khuyên (màu vàng mơ) có giá 50 triệu đồng.

Danh Mục Khác

Liên Quan Khác

Bạn đang xem bài viết Lạ Lùng Chuyện Mua Chim Trên Cây Ở Quảng Bình trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!